logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 08:45:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” được đón nhận ở Việt Nam như thế nào?

UserPostedImage
“Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” đầu tiên là ngày 22/08/2019. Courtesy: vncrp.org


Chuẩn bị cho ngày tưởng niệm đầu tiên
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Tổ chức BPSOS vào ngày 20 tháng 8 cho đài RFA biết Việt Nam đã bỏ phiếu đồng thuận trong việc Đại hội đồng LHQ quyết định chọn ngày 22 tháng 8 trở đi sẽ là “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin”.
Theo ghi nhận của BPSOS, một tổ chức vận động cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam thì “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” lần đầu tiên trong năm 2019 được các cộng đồng và cơ sở tôn giáo ở Việt Nam đón nhận rất phấn khởi và đa dạng. Một số cộng đồng tôn giáo hưởng ứng trong ngày 22 tháng 8 tới đây có thể kể tên bao gồm Cao Đài, Phật Giáo, Công Giáo cùng cộng đồng người Hmong và người Thượng Tây Nguyên…
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết sau khi nhận được thông tin này, nhiều tôn giáo tại Việt Nam đã lên kế hoạch để cử hành những lễ cầu nguyện hoặc những sinh hoạt để tưởng niệm các nạn nhân trong tôn giáo của mình và những nạn nhân thuộc các tôn giáo khác.
Chủ tịch Tổ chức BPSOS liệt kê một số thông tin cụ thể:
“Chẳng hạn bên Cao Đài thì chúng tôi biết có ít nhất 13 địa điểm mà họ cho biết sẽ tổ chức lễ tưởng niệm vào đúng ngày 22 tháng 8. Bên Công Giáo thì Ủy ban Công lý & Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra một thư ngỏ để kêu gọi toàn thể cộng đồng giáo dân, các giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu cũng như các chủng viện hãy tham gia cầu nguyện cho các nạn nhân của sự bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin vào ngày thứ Năm tới đây.”
Từ trong nước, Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại cho RFA biết ngay sau khi thư ngỏ của Ủy ban Công lý & Hòa bình được phổ biến, ông ghi nhận có rất nhiều thông báo từ website của các giáo phận tại Việt Nam về việc tổ chức các lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin nhân dịp lần đầu tiên này.
Sẽ bị chính quyền gây trở ngại?
Chủ tịch Tổ chức BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng còn nhấn mạnh với RFA rằng:
“Mới cách đây hai hôm thì Tổng thư ký LHQ đã ra một thông điệp để kêu gọi toàn thế giới hãy hưởng ứng và Việt Nam cũng là một quốc gia đã bỏ phiếu thông qua. Cho nên, tôi mong rằng Chính quyền Việt Nam sẽ không gây khó khăn gì hết cho các cộng đồng và cơ sở tôn giáo hoặc các tổ chức xã hội dân sự đứng ra hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ. Thêm nữa, qua những sinh hoạt này, tôi cầu mong rằng sẽ nâng được ý thức của người dân nói chung về thế nào là tự do tôn giáo hay niềm tin, cũng như đây là một phép thử đối với Chính quyền Việt Nam để xem họ có thực sự tôn trọng những cam kết của họ với quốc tế hay không?”

UserPostedImage
Người Hmong, hồi tháng 5/2018 kêu cứu trước trụ sở Cao ủy Tị nạn LHQ, ở Thái Lan cứu xét cho họ mà đa số là nạn nhân vì lý do tôn giáo và niềm tin. RFA

Trong khi đó không ít các vị chức sắc thuộc các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam bày tỏ họ rất ủng hộ và hưởng ứng ngày tưởng niệm này, tuy nhiên họ cũng không thể không dè dặt liệu rằng sẽ gặp phải những trở ngại từ phía chính quyền địa phương khi họ tổ chức buổi tưởng niệm hay không. Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại chia sẻ:

“Tôi thấy là họ vẫn luôn luôn gây trở ngại chứ không đảm bảo là không gây khó dễ đâu. Bởi vì rất nhiều những ngày quốc tế của LHQ được ký kết, nhưng ở Việt Nam mà tổ chức thì vẫn bị sách nhiễu. Đến ngày 22/08 thế nào thì cũng bị ngăn chặn…chứ họ không dễ gì dám để cho người ta tổ chức đâu. Họ luôn luôn tỏ thái độ sợ hãi và dè chừng. Thấy tình hình không khả quan đối với Nhà nước này.”
Đài RFA ghi nhận từ bên ngoài Việt Nam, tổ chức BPSOS hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo ở trong nước hưởng ứng “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” bằng hình thức thiết lập một trang mạng dành riêng cho sự kiện này. Tại đây, có các hướng dẫn và gợi ý về sinh hoạt tiêu biểu cho ngày tưởng niệm đầu tiên, ngày 22/08/2019. Bên cạnh đó, qua theo dõi của chúng tôi, trên trang mạng vừa đăng tải một “Bức tường Tưởng niệm” online với thông tin của hàng chục tín đồ tôn giáo tại Việt Nam đã và đang là nạn nhân vì lý do tôn giáo hay niềm tin, gồm: nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị chết khuất tất tại đồn công an hồi năm 2017 mà chính quyền địa phương thông báo ông Tấn đã dùng dạo rọc giấy cắt cổ tự vẫn; hay như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từng 2 lần bị giam tù và hiện đang bị giam giữ tại gia và bị cấm thuyết pháp…
Từ Thái Lan, anh Nhiang Sen, một trong số cả ngàn người Thượng Tây Nguyên và người Hmong, là nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin trốn chạy khỏi Việt Nam nói với RFA rằng, bản thân anh và cộng đồng các nạn nhân tôn giáo người Thượng và người Hmong vô tổ quốc phần nào được an ủi vì họ không bị thế giới lãng quên. Một trong những mong ước mà họ muốn chia sẻ nhân “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” đầu tiên là:
“Tôi muốn chia sẻ rằng tại quê hương Tây Nguyên, chúng tôi từng bị tra tấn và không có tự do tôn giáo. Ước mơ của tôi mong muốn LHQ có thể can thiệp những thành viên trong nhà thờ (tại quê nhà) đang bị bắt trong tù. Hiện tại ở đây, chúng tôi không có gì ngoài lời cầu nguyện cho những người bị bạo hành vì tôn giáo ở Việt Nam thôi.”
Hồi cuối tháng 4 năm 2019, trong báo cáo của Ủy Hội Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế Giới (USCIRF) có nêu Việt Nam vẫn là một đất nước thiếu tự do tôn giáo và USCIRF đề nghị Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, là danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.
Trước đó vào tháng 3 năm 2018, Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo-Tiến sĩ Ahmed Shaheed, trong một cuộc phỏng vấn với RFA đưa ra nhận định rằng Việt Nam là một trong năm quốc gia có số lượng thông báo vi phạm tự do tôn giáo cao nhất trên thế giới trong suốt thập niên qua.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.