logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 09:13:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bên rạch Bà Bướm có hai vợ chồng ông Tư Cậy thui thủi sống với nhau bao nhiêu năm nay. Không biết hai người có con cái gì không mà chẳng bao giờ thấy chúng viếng thăm, mặc dù nghèo nhưng hai vợ chồng hết sức hiền đức và thương người. Ông thường đắp đất, vác đá vá con lộ chạy cặp mé rạch để cho người và xe cộ khỏi bị sụp ổ gà. Ông còn hạ cây sao bên hông nhà để bắc cây cầu qua cồn Chim, giúp người qua laị dễ dàng. Trước hiên nhà lúc nào cũng có cái lu nước và cái gáo dừa để cho người lỡ đường đỡ khát. Một hôm nọ có người lạ với giọng miền ngoài đến xin gáo nước, ông bà bảo:
 - Cứ uống thoải mái đi, có đói thì vào đây làm chén cơm.
 Người ấy tuy e ngại nhưng đói quá nên không còn sĩ diện nữa, quất luôn mấy chén với khô sặc kho keo. Ông bà hỏi:
 - Cậu ở đâu mà lặn lội tới đây cho cực vậy?
 Người ấy thưa:
 - Thưa ông bà, tôi vì nghèo đói nên tha phương cầu thực. May nhờ ông bà hiền đức cho ăn laị có lòng tử tế. Tôi rất biết ơn!
 Ông bà Tư Cậy xua tay:
 - Thôi đi cậu ơi, ơn nghĩa gì đâu mà kể công cho tui bắt mắc cỡ! nếu cậu không có nơi tá túc thì ở laị đây với vợ chồng tui.
 Nửa đêm hôm ấy, ông bà Tư Cậy cùng nằm mộng thấy một vị thần to lớn uy nghi hiện ra:
 - Ông bà hiền đức, ăn ở thuỷ chung laị có lòng thương người nên cảm đến đất trời. Ta, thực ra không phải người lỡ đường, chẳng qua là đến thử xem lời đồn đaị ấy thực hư ra sao. Nay ta đã rõ, ta báo cho hai người biết. Kể từ sáng mai, cái lu nước của hai người sẽ thành cái lu gạo, ăn bao nhiêu thì nó sẽ tự đầy laị bấy nhiêu.
 Sáng hôm sau, mặt trời chưa dậy. Bà Tư Cậy đã lui cui nướng mấy củ khoai lang để ăn  sáng và  nấu nước sôi chế bình trà cho chồng. Ông Tư Cậy ngồi vấn điếu thuốc rê, nói:
- Đêm qua tui nằm mơ thấy có vị thần bảo cái lu nước nhà mình sẽ thành cái lu gạo.
 Bà Tư Cậy giật mình:
 - Ông nói sao? Lu nước biến thành lu gạo? tui cũng nằm mơ thấy như vậy đó!
 Nghe thế cả hai bèn ra hiên nhà giở nắp xem, thì ra một cái lu gạo đầy ắp. Hai ông bà duị mắt nhìn nhau không biết rằng mình tỉnh hay mê. Thế rồi từ đó ngày ngày hai ông bà xúc gạo đi cho khắp nơi, nhưng hễ cứ múc vơi đi thì sáng hôm sau nó laị đầy ắp laị. Cũng từ đó người ta bảo nhau đó là cái lu thần.
 Bẵng đi mấy thế kỷ, rạch bà Bướm ngày trước giờ thành một thành đô to lớn và đồ sộ.  Người bốn phương tụ hội về ngày càng đông đúc, khổ nỗi quan laị thành đô chẳng biết cai trị thế nào mà dân ta thán thấu trời xanh. Cứ mỗi khi mưa xuống là nước lên lai láng, mưa nhỏ ngập nhỏ, mưa lớn ngập sâu, thậm chí không mưa cũng ngập nốt. Cồn Chim ngày xưa thì quan bán hết ráo cho gian thương rồi. Chúng đuổi dân ra khỏi đất ấy, mặc cho mồ mả tổ tiên và nhà cữa , ruộng vuờn đã có bao đời. Một hôm mưa lớn, nước ngập quá xá luôn. Tể tướng đi kinh lý bị kẹt laị, nhìn thấy nước hứng chí quá lo to:
 - Thế nước đang lên!
 Bang trưởng nghe vậy cũng sanh hào sảng, tuyên bố:
 - Rạch Bà Bướm, có bao giờ được như thế này chưa?
 Bọn nhân sĩ, trí thức thì cười chua chát:
 - Thủ dâm tinh thần hay tinh thần AQ đây?
 Riêng đám bợm nhậu thì cười té ghế, đàn bà con nít cười rụng rốn luôn:
 - Trời đất, tấu hài vậy thì anh hài chuyên giả gái kia thất nghiệp như chơi!
 Bọn dân đen ngày đêm sống với nước đen lênh láng ngập tới háng, kêu trời như bộng nhưng chẳng ăn thua gì. Quan đập bàn quát:
 - Ông gô cổ chúng mày laị bây giờ, chỉ có chút nước ngập mà dám bêu xấu triều đình, làm mất mặt quan nha!
 Bấy giờ có một vị nữ dân biểu (Nghe đâu gốc gác con cháu mấy đời của cư dân rạch Bà Bướm xưa), vừa là phó giáo sư kiêm tiến sĩ, laị là chủ tịch một cái hội: cờ lờ mờ vờ… gì đấy đăng đàn dạy dân:
 - Xưa xứ mình có cái lu thần, giờ mọi người sắm một cái lu để trước nhà có thể sẽ hết ngập!
Lập tức mọi người từ trí thức đến dân đen đều bật ngửa ra cả, người ta không ngờ bà ấy laị thong manh đến như vậy. Dân thành đô thì nghi ngờ:
 - Cái lu dồn được hết nước mưa sao?
 Mấy ông già nhiều chữ nghĩa thì nhắn tin:
 - Lu công may ra chịu nổi chứ lu riêng chịu sao thấu?
 Mấy anh sinh viên thì láu cá:
 - Hay là nhờ bà ấy nhập khẩu mấy cái lu Mông…cổ về chứa nước mưa chứ lu cồn chim xứ mình nhằm nhò gì!
Mấy anh kỹ sư và dân kỹ thuật thì có vẻ chuyên nghiệp hơn:
 - Đề nghị chị tiến sĩ cho tụi em làm thử mấy cái lu điện có thể giúp ích cho chị nhiều đấy!
Một nhóm văn sĩ thì khuyên:
- Nhân tiện đây chị làm luận cái luận án đại tiến sĩ hay siêu tiến sĩ về cái đề tài: “Lu mộng chống ngập nước cồn chim”
 Không biết bọn con nít ai dạy cho bài đồng dao mà chúng chạy chơi khắp nơi hát:
 Lu lú lù lu
 Lu còi ốm o
 Lu mo sợ lộ
 Lu cô tiến sĩ
 Lu Mỹ lu lào
 Lu cao lu thấp
 Lu cập lu căng
 Lu măn lu mọc
 Nước ngập thành đô
 Mua lu dù địa
 Lu động lu đàng
 Lu màng lu mửa
 Lu mút lu may
 Lu cay lu cú
 Nước lũ vô lu
 Nước triều cũng rút
 Lu lú lù lu
….
 Cũng may hổm rày trời không mưa, nước triều cũng chưa lên nên thành đô bớt ngập. Chị tiến sĩ mu, người gốc rạch bà Bướm năm xưa cười nắc nẻ:
 - Đấy, mọi người thấy chưa? Nhờ tôi mà lu tồn kho bán chạy, thành đô bớt ngập. Tôi đề nghị mỗi nhà phải mua lu bé còn tập thể phải có lu công! Các lu ấy vậy mà hữu dụng lắm, ngaỳ xưa rạch bà Bướm có lu thần, nay thành đô ta thì lu cần biết bao.
 

7/2019
Tiểu Lục Thần Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.