logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 09:19:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong ít ngày qua, khi kiểm điểm và sắp xếp lại sách vở, thư từ , tài liệu để sửa soạn về cõi, khỏi làm phiền con cháu, người viết tình cờ tìm lại được thư của một người bạn thân viết cho từ một trại tị nạn Đông Nam Á.  Người bạn đó là nhà giáo kiêm nhà báo Nguyễn Quốc Hùng, bút danh là Thày Khóa Tư của tờ Diều Hâu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon thời trước năm 1975. Bạn tôi xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Anh là con một vị huấn đạo, một học quan trong chế độ xưa nên rất giỏi chữ Hán và chuyên dạy Quốc Văn cho các trường trung học ở Miền Nam với nhiệm sở chính là Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Nhưng khác với các giáo sư Quốc Văn khác, anh không chỉ chuyên dạy Quốc Văn mà còn viết văn, viết báo, dịch truyện cổ từ chữ Hán sang tiếng Việt như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, chưa kể tới Từ Điển Hán Việt...

Mặt khác, anh cũng giỏi nhạc và chơi đàn lục huyền cầm Hạ Uy Di rất điêu luyện.  Chính anh là người đã giúp cho tôi biết ít nhiều về nhạc mới Việt Nam, đặc biệt là nhạc tiền chiến mà cho tới khi biết anh, vì chỉ lo học hành, tôi hoàn toàn mù tịt, cũng giống như một bạn nhà giáo khác trước học cùng lớp với tôi, Giáo Sư Sử Địa Nguyễn Khắc Ngữ, người đã đưa tôi vào con đường nghiên cứu và xuất bản sách. Chưa hết, trong các lối văn anh viết, bạn tôi rất giỏi về các thể văn cổ như thơ Đường, phú, văn tế, câu đối... mà anh viết một cách trôi chảy, dễ dàng không khác gì các nhà Nho ngày xưa với niêm, luật, đối âm, đối ý... rất chỉnh, khó có ai thời thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước và sau này có thể làm được. Chính vì vậy hồi trước năm 1975, tôi đã thu thập một số thơ văn anh để giúp anh phổ biến nhưng không thành. Như một cơn hồng thủy, Biến Cố 30 Tháng Tư 1975 đã xóa đi tất cả.

Trong thư viết cho tôi, Thày Khóa Tư có gửi kèm cho tôi bài viết nhan đề “Giai Thoại Thi Ca Thời Đại” và yêu cầu tôi phổ biến. Bài viết nói về bài thơ nhan đề Đề Miếu Hưng Đạo Vương truyền tụng là do Hồ Chí Minh làm khi ông này viếng thăm Đền Kiếp Bạc hồi đầu kháng chiến chống Pháp. Thư bạn tôi viết đã lâu, ngót bốn thập niên trước, chữ rất mờ nhưng giá trị vẫn còn, nay tìm lại được, thể theo lời bạn, tôi xin sao lục gửi tới các quý vị thân hữu quen biết anh, đồng thời cũng xin gửi tới quý vị yêu lối thơ xướng họa của cổ nhân, có dịp nhớ lại sinh hoạt một thời, nay chỉ còn là vang bóng. Bài viết nguyên văn như sau:


Giai Thoại Thi Ca Thời Đại
Thầy Khóa Tư

Khóa tôi lúc mới ở trại tập trung cải tạo ra, được một anh bạn nhà văn đọc cho nghe một bài thơ của Hồ Chí Minh. Khóa tôi nghe xong bài thơ mà tay chân bủn rủn cổ họng tắc nghẹn, vì nó thuộc loại cực mất dạy, tối mất dạy, có lẽ do tên “phản động” nào làm rồi gán cho “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại” để tuyên truyền bậy chăng. Anh bạn tôi tức quá, tìm cho bằng được số tạp chí Văn Học Nghệ Thuật có đăng bài thơ đó dí vào mũi tôi.
Thì ra, hồi Việt Minh đánh Pháp, họ Hồ đi ngang đền thờ ­Đức Trần Hưng Đạo, ghé lại đề thơ như sau:
  
Suy ra tôi bác cũng anh hùng,
Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi giặc Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công.
  
Thật là giấy trắng mực đen, Khóa tôi hết ý kiến. Anh bạn nhà văn phạt Khóa tôi bằng cách bắt làm bài họa. Kể ra, đây là bài thơ niêm luật chỉnh tề, vần đối chững chạc. Hay nhất là hai câu thực, từ ngữ sống động, hình ảnh hào hùng. Nhưng không phải vì thế mà khó làm bài họa. Lấy thơ để họa thơ là chuyện thường tình, khó là ở chỗ lấy ý mà chọi ý. Về vụ này, với bài thơ của họ Hồ thì Khóa tôi xin chịu thua trước. Họ Hồ coi Đức Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc Đại Nguyên Soái Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là chỗ bạn bè quen biết, xưng hô “tôi tôi bác bác” thì Khóa tôi phải gọi họ Hồ bằng đại danh từ gì cho tương xứng? Họ Hồ lại còn tự khoe là trên cơ Đức Hưng Đạo, vì họ Hồ ở tầm vóc quốc tế, còn Đức Hưng Đạo có tầm vóc quốc nội, thì Khóa tôi phải so sánh cách gì cho xứng?
Thôi thì, thật thà là cha quỷ quái, Khóa tôi cứ chuyện mình mà nói, cứ đem mình ra so sánh với họ Hồ. Khóa tôi với họ Hồ có chỗ giống nhau là trước sau cùng vượt biên, chỉ khác nguyên nhân và mục đích là khác (về kết quả thì họ Hồ đã vượt biên thành công, nhờ làm cu ly bồi tầu cho Pháp, còn Khóa tôi thì chưa thành công mà thôi).
Bài học của Khóa tôi như sau:

Đề Lăng Hồ
Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,

Tao thẹn cùng mày một núi sông.
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng.
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
 Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công.
  
Tất nhiên, như đã thưa trước bài họa còn thua xa bài xướng, phê bình từng chi tiết là phần quyền của độc giả. Khóa tôi chỉ cầu xin Đức Hưng Đạo Đại Vương mỉm một nụ cười thôi.
Thầy Khóa Tư
  
Mặc dù quá trễ, nhiều người lẽ ra tôi phải chuyển bài này tới tận tay ngay khi nhận được theo ý Thày Khóa, trong đó có nhiều người không còn nữa, tôi vẫn xin được sao lại ở đây để gửi chung tới quý vị độc giả, đặc biệt để quý vị nào còn yêu lối thơ xướng họa của người xưa có thêm một giai thoại liên hệ tới lịch sử nước nhà.

Phạm Cao Dương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.