logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/08/2019 lúc 09:08:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lớp lớp người đội sớ ngồi chật sân tràn ra cả ngoài đường, xe cộ chạy không được bóp coì inh ỏi, tiếng quát tháo, la hét chát chúa:
 - Tiên sư nó! Cúng sao mẹ gì mà cản trở giao thông thế này!
 Tiếng loa xướng danh oang oang, khói nhang mù mịt… một cảnh tượng đầy âm thanh sắc tướng vô cùng quái lạ. Một đoàn khách du lịch phương Tây trố mắt nhìn và hỏi anh thông dịch chuyện gì vậy. Anh ta giải thích:
 - Hằng năm sau tết âm lịch, người ta tổ chức dâng sớ cúng sao để giải hạn. Họ tin các ngôi sao xấu như: La Hầu, Kế Đô…sẽ chiếu mạng họ, làm cho họ đau yếu, xui xẻo… nếu không chịu cúng để hoá giải cái hạn của năm tuổi.”
 Cả đoàn phì cười, một vị trung niên nói:
- Các ngôi sao trong vũ trụ xa xăm kia làm sao mà có thể làm cho họ may mắn hay xui xẻo được cơ chứ? 
 Anh thông dịch bảo:
 - Nhưng dân ở đây họ tin vậy!
  Trong đoàn có vị giáo sư về hưu, ông ta cãi:
 - Tôi có đọc qua sách vở về đạo Phật, giáo lý của ngài chỉ dạy rất rõ ràng. Cuộc đời bạn nó lệ thuộc ở hành vi tác ý, ngôn ngũ, hành động của chính bạn! không có ai hay bất cứ vật gì có thể làm cho bạn thăng  hay đọa cả. Những ngôi sao vốn là vật chất vô tri xa tít tắp kia làm sao có thể gây họa cho bạn được? Một Phật tử chân chính không thể tin xằng bậy như vậy được! Tôi còn nhớ đức Phật từng tuyên bố: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
 Anh thông dịch không ngờ ông khách thông hiểu đến vậy. Anh ta cũng không biết ăn nói thế nào nên phân vân lắm. Ông giáo sư laị tiếp tục:
 - Trăng sao là những hành tinh không có sự sống, năm xưa người Mỹ đã đổ bộ lên nguyệt cầu. Neil Amstrong đã đi bộ trên ấy, khiến cả thế giới khâm phục: “Những bước đi nhỏ nhưng là bước tiến vĩ đaị của loài người.”. Năm nay người ta cho xe tự hành đổ bộ sao hoả, chụp hình và lấy mẫu vật về xét nghiệm…Người ta còn dự tính tổ chứa tua du lịch không gian nữa kia, hà cớ gì các bạn còn quì gối đội sớ cầu cúng những ngôi sao kia?
 Anh thông dịch viên giơ hai tay lên trời tỏ vẻ chịu thôi, không biết nói gì thêm. Đoàn khách còn có một người gốc Việt , anh ta rành cả mấy thứ tiếng nhưng nãy giờ im lặng lắng nghe, chừng như có vẻ sốt ruột nên mới lên tiếng:
 - Thưa ông, chuyện cúng sao chỉ có ở các chùa thuộc Phật giáo  Bắc Truyền mà thôi, các chùa Nam Tông tuyệt đối không có việc này!
 Vị giáo sư kia hỏi taị sao thì vị khách gốc Việt giải thích:
 - Việc dài dòng lắm, tôi vắn tắt vài lời thôi nhé! Khi Phật giáo truyền đến Tàu thì giới tu sĩ bên ấy vốn nặng tính tự tôn và nặng tính dân tộc chủ nghĩa nên đã thêm thắt những thứ vốn của bản địa từ đaọ giáo, đạo lão, tín ngưỡng dân gian như: cúng sao, đốt đèn thất tinh, treo phan tục mạng…Rồi khi người Tàu đô hộ nước tôi họ du nhập Phật giáo mang màu sắc Trung Hoa vào, một phần khác chính từ các tăng sĩ của chúng tôi rập khuôn theo lối của Tàu. Đời này sang đời khác lâu dần thì càng ngày càng tệ và chưa bao giờ mà tệ cúng sao và những tệ trạng khác biến tướng kinh khủng như hôm nay.
 Vị giáo sư kia laị hỏi:
 - Các vị chức sắc trong giáo hội không biết sao?
 Anh ta nói:
 - Cũng có nhiều người thao thức đau lòng đã lên tiếng nhưng tiếng nói của họ không được lắng nghe. Họ cũng không có vị thế để làm việc. Những người có vị thế thì laị im lặng hoặc làm ngơ, vì sợ mất Phật tử, mất sự cúng dường cung phụng vật chất. Có nhiều người được sự nâng đỡ của thế tục họ  đứng ra tổ chức và khuếch trương cho rầm rộ hơn, đặt ra giá cả hẳn hoi. Ai không đóng đủ tiền thì không được xướng tên. Ngài đọc sách Phật nhiều chắc ngài còn nhớ câu này chứ: “Sư tử trùng phàm thực sư tử nhục”. Họ chính là những con vi trùng trong thân thể sư tử đó! 
 Dường như những chất chứa trong lòng đã lâu, hôm nay có dịp thổ lộ nên anh ta nói một hơi. Moị người còn im lặng thì anh ta laị tiếp tục:
 - Ông biết không? Các vị danh văn lợi dưỡng mang hình tướng tăng ấy còn kết hợp với phỉ quan gian thương phá cả ngàn mẫu rừng, bạt cả núi non xây dựng những ngôi chùa to lớn như Tử Cấm Thành để… bán vé tham quan, đặt thùng phước sương trục lợi, chiếm đất đầu tư. Những ngôi chùa cổ kính thì phá bỏ để xây mới, sơn đỏ loè loẹt, trang trí tượng bồ Tát Tàu, sư tử Tàu, pháp khí Đài Loan… Quanh năm cúng đám, cầu an, cúng sao, tế lễ, du lịch tâm linh… Trọn chẳng thấy nói pháp, giảng kinh hay tu học chi cả! thân sư tử bị cả bầy vi trùng đục khoét mà chưa có thuốc đặc trị.
 Anh ta dứt lời thì vị giáo sư già bảo:
 - Thật ra tôi cũng hiểu vấn đề, tôi thấy Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Nguyên Thuỷ tuy có tính bảo thủ nhưng cũng chính nhờ vậy mà giáo pháp còn tương đối nguyên chất. Họ tu học giống như thời đức Phật còn tại thế, cứ tuân thủ theo kim chỉ nam: “Tứ Diệu Đế”, “Tứ niệm xứ”, “Bát chánh đạo”… mà đi. Họ không đi sai lệch, giữ giới nghiêm ngặt, không dễ duôi rồi ngụy biện bằng chữ “phương tiện”…Anh biết không? Tôi còn nhớ có lần đức Dalai Lama trả lời các học giả rằng: “Phật giáo Ấn Độ bị suy tàn có nhiều nguyên nhân: thế gian vạn pháp vốn vô thường, sanh- trụ- dị- diệt, thành- baị- hoại- không… thì Phật giáo cũng không ngoaị lệ. Ngoài nguyên nhân chính là sự tàn sát và phá huỷ của các đạo quân Hồi giáo còn có nguyên nhân nội taị như: các tăng sĩ dễ duôi, phá bỏ giới luật, tích trữ đất đai tài sản quá nhiều…việc đó góp phần đẩy nhanh sự suy tàn vậy!
 Vị khách gốc Việt trả lời:
 - Tôi cũng có nghe qua, tôi còn có thêm thông tin này về Phật giáo nuớc tôi và nó cũng có chút tương đồng với vấn đề ngài vừa nêu: Dưới vương triều Trần, phật giáo nước tôi phát triển đến mức cực thịnh, tăng chúng đông đảo, chùa chiền khắp nơi, tích trữ nhiều của cải. Đặc biệt như chùa Quỳnh Lâm có đến một ngàn mẫu ruộng…Phật giáo gắn kết chặt chẽ với triều đình và giới quý tộc. Khi vương triều suy tàn thì Phật giáo cũng suy tàn theo, hậu quả kéo dài đến mấy trăm năm về sau.
 Cuộc đối thoaị bị cắt ngang, mọi người giãn ra cho ba đoàn lân tiến vào sân chùa cùng với tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng phèn la…đinh tai nhức óc. Cả đoàn chịu không nổi tiếng ồn bèn kéo đi. Họ nghiêng thân, khép mình để tránh xe dựng trên lề, bàn ghế và đồ đạc của các hàng quán… Đi một quãng xa rồi mà tiếng loa xướng danh, tiếng trống lân cùng bao âm thanh khác vẫn còn nghe rõ mồm một. Trước mắt họ dòng xe cộ hối hả chen lấn lao vun vút, sau lưng lớp lớp người đội sớ qùy ngồi lô nhô tràn ra cả mặt đường.
 Ất Lăng thành, 2/2019
Tiểu Lục Thần Phong

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.