Càng lớn nó càng đẹp trai chi lạ, tướng người cao ráo, thanh tú, mặt mũi khôi ngô mà laị có nét Tây rất đậm. Ba mẹ thuần Việt mà nó thì như vậy, nhiều người thắc mắc thậm chí có kẻ còn đặt điều này nọ. Nó về hỏi ba nó thì ổng bảo:
- Năm ấy khi mẹ con mang thai và bị băng huyết mất máu nhiều mà máu mẹ con laị hiếm, trong lúc thập tử nhất sinh thì có một vị bác sĩ người Mỹ có cùng nhóm máu. Ông ấy tình nguyện hiến, ông ấy hiến nhiều đến nỗi ngất luôn, có lẽ thế trong người con có cái gene của người Tây.
Nghe được những lời ấy Sam rất bối rối và suy nghĩ nhiều về vị bác sĩ người Mỹ đáng kính. Trong tâm nó cứ mường tượng nếu không có ông ấy thì có lẽ nó đã không được sinh ra. Nó muốn cùng ba nó đi tìm ông bác sĩ người Mỹ ấy để noí một lời cảm ơn nhưng tiếc rằng ông ấy đã di cư từ lâu rồi, bây giờ chẳng biết dạt về chân trời góc bể nào. Thời gian thấm thoát qua mau. Nó trưởng thành nhưng laị nghe bạn bè rủ rê bỏ học dở chừng. Nó vốn ngoan nhưng cái tánh ngang tàng, phóng khoáng đã thắng. Nó ra riêng để tự do như nó muốn. Ngày đầu vào hãng cơ khí làm, nó mới biết thế nào là cực khổ, thế nào là giá trị của đồng tiền; giờ giải lao nó ra bãi cỏ nằm dài không thiết ăn uống cả. Công việc nặng học Cứ thế kéo dài một tuần, cuối tuần nhận cái check với đồng lương tối thiểu nó cay đắng vô cùng. Nó lẩm bẫm:
- Cày như trâu mà lương như vậy sao sống nổi? thảo nào người lao động phải cày hai job mới đủ chi tiêu!
Nó xin vào một tiệm Nail để làm. Thơì gian đầu cẫm giũa làm móng nó cập rập lắm, nhưng riết rồi cũng quen. Công việc không nặng nhọc và cũng chẳng cần học vấn gì, miễn chịu khó và chăm chỉ là được. Nó thấy cũng tạm ổn về mặt tiền bạc nhưng việc này quả là đáng chán với nó. Có lần nó noí với người ta:
- Suốt ngày gằm mặt với mấy cái móng chán thật!
Đã thế trong tiệm suốt ngày kèn cựa với nhau, tranh nhau từng người khách, từng đồng tiền típ. Hôm qua con Jenny Tran chửi con Elizabeth N:
- Đồ bullshit! mầy giựt khách của tao!
Con nhỏ kia đâu có vừa, cũng chửi laị:
- Đồ ranh con, cứ lựa khách cho típ nhiều mà làm.
Cuộc cãi cọ inh ỏi, bao nhiêu đồ này nọ tung ra hết, chủ tiệm nói không xong bèn dọa tống cổ cả hai, bấy giờ mới chịu im lặng. Việc chưa lắng xuống thì hôm sau Kenny L cầm tờ một đồng xé làm hai đưa cho con nhỏ Tammy Ly:
- Tao làm tay, mầy làm chân mà nó cho có một đồng; vậy mày năm mươi tao năm mươi!
Con nhỏ nghẹn:
- Đồ bần tiện!
Không biết nó chửi khách hay chửi thằng kia. mấy người thợ ngồi không cười khúc khích còn người khách giận tím mặt, quay quả đi ra và nói:
-Tụi bay chỉ chăm chăm nhìn tiền mà không tôn trọng khách hàng. Tao sẽ không đến tiệm này nữa!
Chủ tiệm cũng giận lắm vì mất khách nhưng chưa dám đuổi thằng Kenny L vì nó là thợ giỏi, đem laị lợi nhuận nhiều. Sam thấy ngao ngán quá. Nó không ngờ con người ta trở nên nhỏ nhen và thực dụng một cách thô bỉ như vậy. Nó thường nghe người ta bảo người Mỹ thực dụng nhưng nó thấy chính đồng hương của nó mới là thực dụng. Phàm việc gì có lợi là tranh giành. Việc gì không có lợi là họ không rớ vào đâu! Biết nó ngán ngẩm nên con bồ nó cứ rủ rỉ:
- Ráng đi cưng, cũng vì tiền nên phải chung đụng như vậy!
Sam ngần ngừ chưa bỏ đi, nó cố gắng không để d1nh vào những cuộc cãi vã, tranh giành vậy mà cũng không yên chuyện. Có đứa bang quơ:
- Bày đặt làm tuồng rảnh, đi làm nail thì ai cũng như ai thôi!
Sam thấy nóng mặt nhưng cố không thèm phân bua làm gì. Lúc ấy có người khách bước vào, lẽ ra là đến lượt Sam làm nhưng cái đứa vừa noí bâng quơ bèn chạy lên đưa khách vào bàn của nó rồi phân bua:
- Tuần rồi đi casino thua mấy xấp, giờ tui phải cày bù!
Sam lẩm bẩm:
- Bòn đứa daị đãi đứa khôn.
Tối hôm đó Sam và đám bạn nhậu tưng bừng, nó tuôn hết những bực tức ra cho mọi người nghe. Cả đám cười:
- Chuyện thường ngày mà bạn, bực làm gì! Ấy chưa kể mấy cái đám bóng xà bang ngày nào lên tiệm cũng se sua đồ hiệu, khoác lên người nào là: LV, Prada, Channel… rượu vào lời ra, tiếng karaoke nhừa nhựa cho đến quá hai giờ sáng mới tan.
Sáng hôm sau Sam không đến tiệm, rồi cả tuần cũng không đến luôn. Sam quyết định quay về nhà. Ba mẹ sam mừng lắm và càng mừng hơn nữa khi biêt nó có ý định đi học trở laị. Mẹ nó bảo:
- Con cứ học đi, học phí mẹ sẽ lo cho con!
Sam thấy mắt nó cay cay. Mẹ nó suýt chết khi mang thai. Mẹ nó luôn lo lắng cho nó, giờ đã lớn mà mẹ nó vẫn sẵn sàng bảo bọc cho nó ăn học. Quả là những người mẹ Việt mới có sức chịu đựng và hy sinh lớn như thế! Ba mẹ nó còn noí:
- Con ráng học kiếm cái bằng bốn năm, sau này đi làm kiếm sống đỡ cực nhọc hơn!
Tối hôm ấy nó ăn cơm với ba mẹ sau nhiều năm ăn vật vạ ngoài đường.
Steven N