Lãm Thúy, một hồn thơ độc đáo trong nền thi ca Viêt Nam ở hải ngoại. “ Còn Nguyên Nỗi Ngậm Ngùi”, tập thơ đầu tiên của Lãm Thúy xuất hiện trên thi đàn vào năm 2000, đến nay gần 20 năm, được thử thách qua thời gian, thơ của Lãm Thúy luôn có mặt trong những cuôc hành trình thơ của cộng đồng người Việt tị nạn.
Đọc thơ Lãm Thúy như nhìn lại chinh minh đã một lần trên con thuyền vượt biển:
Đến từ một cơn mộng dữ/Chốn đây cũng có một phần đời/Có thương đau, có nước mắt/Hình như cũng có nụ cười./…Và những cơn say váng vất/ Sóng nào vọng mãi hư thinh/Ta cũng sợ mình chìm mất/ Vào trong lòng biển vô tình…(Sóng Vỗ Bên Thuyền-Tr. 15)
Qua ba tác phẩm thơ của Lãm Thúy: Còn Nguyên Nỗi Ngậm Ngùi (2000) - Thâm Tình (2014) - Từ Mẫu (2014)- dù đi vào nhiều chủ đề lớn của cuôc sống xã hội, của lich sử đất nước hay trở về trong cõi riêng tư của chính mình- thơ của Lãm Thúy là tư tưởng của Lãm Thúy, là tình yêu của Lãm Thúy, là day dứt, gắn bó, trung thực của tâm hồn Lãm Thúy… Chất thơ chủ đạo của Lãm Thúy luôn là tinh yêu, làm nên những bài thơ tình đạt được đinh điểm trong nền thơ của cộng đồng người Viêt tỵ nạn ở hải ngoại. Những bài thơ tình của Lãm Thúy sẽ đi cùng năm tháng qua nhiều thế hệ mai sau.
“Chân bước trên thềm lá/Hồn rưng niềm tàn phai/Nắng chiều soi bóng ngã/Hoa cúc vàng sân ai/
Bay giữa trời buốt giá/Bầy chim mỏi cánh. Buồn!/Hoàng hôn buông vội vã/Ai oán tiếng kêu thương
Hàng cây trơ cành. Đợi/Mùa đông phủ tuyết lên/Nhánh khô gầy yếu đuối/Lặng lẽ chờ oan khiên/ Dẫu trời im, đứng gió/Lá khô từ thiên cổ/ Tàn Thu. Sầu mông mênh… (Tàn Thu-CNNNN)
Vốn dĩ là Cô Giáo, tốt nghiêp đai học sư phạm Viêt Hán-Cần Thơ, quê ở Phong Điền vùng Chợ Nổi- Hậu Giang, Lãm Thúy đã từng dạy học từ Phong Điền- Hậu giang đến Phủ Hà- Huế. Chồng Lãm Thúy là một sỹ quan của Quân Đội Viêt Nam Cộng Hòa, hoc tập cải tạo tai miền Bắc XHCN. Gia đình Lãm Thúy định cư tại tiểu bang Maryland Hoa Kỳ-từ năm 1992 Lãm Thúy đã công tác với các báo Làng Văn (Canada), Đẹp, Trầm Hương, Kỷ Nguyên Mới, Tiền Phong…
Do vậy thơ của Lãm Thúy có nhiều cung bậc, cảm xúc dạt dàu đã khiến tâm hồn nàng trở nên sầu muộn, lãng mạn, trữ tình, uẩn ức rồi đưa đến chỗ tự mâu thuẫn, lo âu ,khắc khoải. Càng lo âu,càng sầu muộn, càng khắc khoải thì càng yêu thương da diết, mù quáng, nhiều khi không hiểu được người, không hiểu được mình…
Ngồi trong bóng tối âm u/Bập bùng đốm lửa sang từ chiêm bao/Đầu Thu đêm bỗng nặng sầu/ Nghe như tiếng thở dài, thâu đêm/Ta về ngút bóng cô thôn/ Tưởng như muôn dậm những hồi phân ly/Những đêm cũng giống đêm này/ Ta không ngủ, tưởng rằng ai vẫn chờ/Với người, đời cũng như xưa/Ừ ta vẫn biết mà chưa đành lòng/Biết đâu chẳng có một lần/Gió gây hương nhớ, phải không, thưa người?/Dù sao thì cũng chia phôi/Nói chi rồi cũng e đời dỡ dang/ Nghìn trùng từ thuở vừa quen/ Mai đi, đành cũng mang theo dáng người…”… (Viết cho những ngày lên đênh trên biển Thuyên Tr. 15- 24/8/1978)
Bên canh môt nhà thơ, Lãm Thúy con một nạn nhân của chiến tranh. Cho đến giờ phút này, Lãm Thúy vẫn thiết tha đặt lại vấn đề, Tinh Yêu và con người trong thời hậu chiến…Có nhiều hoàn cảnh, tai biến xảy ra ngoài ý muốn trên thân phận của người đàn bà trong thời hậu chiến…Xin đừng ngộ nhận…
Tay người làm sự sống
Tay ta dệt sầu đời
Gặp trong cơn ác mộng
Tỉnh ra là chia phôi
Có gì đâu mà nói
Vực sâu và đèo cao
Mặt trời và bóng tối
Bao giờ cũng xa nhau
Chỉ tại đêm buồn quá
Cơn mưa làm bâng khuâng
Có gần thêm chút nữa
Mai mốt cũng muôn trùng
Từ những bài thơ cũ
26-8-1978
Sept-11-2019
Đào Như