logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/09/2019 lúc 11:38:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
1.
Khi còn là chú bé rong chơi trong xóm, tôi hay ghé chòi hớt tóc của chú Chín để xem các chú thương phế binh đánh cờ tướng. Chú Chín cũng là thương phế binh VNCH, nhưng có nghề hớt tóc nên sau khi giải ngũ thì chú cất cái chòi lá ven sông để hành nghề. Từ đó, các chú thương phế binh khác hầu như có mặt tại chòi hớt tóc của chú Chín từ sáng tới tối.
Sự rong chơi khi còn nhỏ ở xóm làng Mậu thân, Mùa Hè đỏ lửa đâu ngờ lại thành cà phê, thuốc lá về sau khi tôi đánh cờ với bạn bè ở chung phòng trọ, ký túc xá vào thời đi học xa nhà. Cứ mỗi lần hạ thủ bất quờn với các cờ thủ muôn phương, tôi thường nhớ đến các chú thương binh ở chòi hớt tóc của chú Chín. Nhớ khi một ván cờ kết thúc, mấy chú bên thua phải ra tiền cho tôi đi mua cho các chú chai rượu đế. Sau đó là mấy ổng nhậu, có hôm nhậu sớm thiếu điều chỉ sau ly cà phê với tô cháo lòng, tô hủ tíu sáng là mấy ổng đã nhậu tới tối mò.
Rồi một hôm, tôi quyết đi thật xa… như lời bài hát nào đó. Tôi cũng ra chòi chú Chín, nhưng không xem cờ, không đi đá banh ny-lon với đám bạn nhỏ ngoài lộ đỏ, không đi mua rượu cho các chú như thường ngày. Tôi ngồi dựa gốc dừa ngoài bờ sông. Mọi ngày, lục bình trôi là chuyện của lục bình, không mắc mớ gì tôi. Nhưng hôm đó ngồi nhìn lục bình trôi, tôi đã khóc, khi hình dung ra đời tôi từ nay y chang như khóm lục bình trôi… Hồi đó chưa hiểu biết về sự vô định, nhưng đã có cảm nghĩ một đi không trở lại. Chuyến này cất bước chân đi là vĩnh biệt quê nhà…
Chú Chín đi tè bậy ngoài gốc dừa nên mới thấy tôi khóc. Chú hỏi: “Mày bị ở lại lớp hay sao mà khóc vậy Mập?”
“Dạ không. Con bị mẹ con đuổi con đi…”
“…rồi mày tính đi đâu?”
“Con đi lính… chứ biết đi đâu bây giờ, chú?”
“…”
Ổng cười quá chừng, vừa lôi tôi vô chòi vừa nói cho mấy chú thương binh khác nghe. Tôi nhớ chú Sến nói, “…lính không nhận mày đâu, vì lính đâu đủ gạo nuôi cái thây mập của mày. Thôi bây giờ dzầy đi! Mày làm một chung “nước mắt quê hương” với mấy chú, là buồn nào cũng qua…”
Mấy chú khác còn nhao nhao lên cản chú Sến không được cho tôi uống rượu. Nhưng tôi đang buồn mà, lại từng có lần đi mua rượu cho mấy chú nhậu, trên đường về chòi hớt tóc, tôi đã nhấm thử qua rượu đế. Tại nó dở quá nên tôi không thèm uống, chứ không phải sợ nó. Nên lần này tôi làm cái ót hết một chung.
Bớt ồn, mấy chú cãi nhau là sao cho tôi uống rượu, rồi thì mấy ổng chơi cờ tiếp. Tôi ngồi coi như mọi khi nhưng hôm đó phải dựa vô chú Sến. Chú là người Tàu – Chợ Lớn nên béo phị, da thịt mát rượi, cũng đi lính và bị thương nên giải ngũ như những chú thương binh khác. Chú lấy vợ người Việt nên mới sống hoà đồng bên quê vợ. Chú vui tính, chơi thân với tôi lắm. Chú Sến thua cờ nên tới người khác chơi. Chú ngồi qua cái sập tre, đặt đầu tôi lên đùi chú rồi xoa đầu cho tôi ngủ. Chú tỉ tê với tôi, “mày muốn đi lính thì trước hết phải biết uống nước mắt quê hương. Bây giờ mày ngon rồi, làm cái ót hết một chung là được cấp thẻ bài rồi đó! Nhưng đi lính thì phải xâm mình cho ngầu cho Việt cộng sợ, biết chưa? Để chú xâm cho mày nha?”
Tôi đồng ý nên chú Sến xâm lên cánh tôi hàng chữ, “sương gió phủ đời trai” bằng viết big. Tôi không còn thấy đắng và cay ở miệng như sau khi uống chung rượu. Nhưng cảm giác muốn ói, chóng mặt, nhức đầu quá nên không phân biệt được người này với người khác, người bên ngoài và người trong tấm kính hớt tóc khá to trên vách. Thế giới như đảo lộn. Tôi chỉ tỉnh táo nhất là rất tự hào với hàng chữ “sương gió phủ đời trai” trên cánh tay tôi.
Hồi tôi thức dậy, rất nhức đầu. Nhưng cũng biết là tôi đang nằm trên bộ ván ở nhà tôi. Rồi tỉnh hẳn khi thấy cây chổi lông gà để sẵn ở góc bộ ván! Đương nhiên là chỉ còn một cách duy nhất là giả ngủ vì trời bên ngoài đã nhá nhem tối. Mọi hy vọng dồn vào một mối là sáng sớm mai, sẽ chuồn êm, đi học sớm…
Nhưng nằm toan tính càng chi li để thoát trận đòn thì lại bị cái bụng làm khó dữ hơn, đói sùi bọt mép đắng nghét mùi rượu đế. Nên bản năng sinh tồn phát ra vô thức, “đói quá vậy ta…”
Bỗng tiếng thằng em tôi la lớn, oang oang cả căn nhà ngoại ô của gia đình tôi… “Mẹ ơi! Thằng Mập ngủ giả. Con thấy nó mở mắt, rồi nhắm mắt lại. Ngủ giả. Nó đang kêu đói bụng…”
Vậy là tôi phải đứng khoanh tay, cái đèn dầu hắt bóng tôi lên tường buồn bã đối diện với mẹ tôi huơ huơ cây chổi lông gà mới té đái trong quần hơn là quất thì quất đại đi cho người ta bõ công nín thở, cắn răng. Bao nhiêu nội công cũng tiêu tan với cây chổi lông gà huơ huơ, vì cứ vận công cho đỡ đau thì mẹ không quất, hồi nội lực tiêu tan thì lại ra đòn bất tử, lại hiệu lệnh uy nghi sau khi ra chiêu ba thử một thật mới tím tái linh hồn, “Con đứng thẳng lên cho mẹ. Con coi con đã mười tuổi đầu. Con nhà người ta đã phụ giúp cha mẹ được bao nhiêu việc. Con thì chỉ rong chơi, đánh lộn trong lớp, phá làng phá xóm… không ngày nào hàng xóm không tới nhà mắng vốn; vài hôm cô giáo lại có thơ mời phụ huynh vì con đánh lộn trong trường… Con mới bây lớn mà đã la cà làng trên xóm dưới, tựu tập cờ bạc rượu chè ngoài tiệm hớt tóc… Ở đó đâu phải chỗ chơi cho trẻ con.
Con nhìn lại con đi, mới mười tuổi đầu mà uống rượu say tới hàng xóm cõng về nhà. Mười tuổi đầu đã xâm mình như dân đâm thuê chém mướn…”
Gặp thằng em tôi như nó có thù không đội trời chung với tôi vậy đó! Tôi làm bất cứ việc gì nó cũng đi mách mẹ để tôi bị đòn. Thậm chí mình trộm trái, trộm trứng của nhà hàng xóm cho nó ăn. Luộc trứng bằng lon sữa bò, đốt đèn cầy để luộc đâu phải dễ. Nó ăn xong là đi mách mẹ tôi luộc trứng trên lầu. Thế là tôi ăn đòn tội “con muốn đốt nhà hả con?”
Nay nó đã rình nên mới biết tôi ngủ giả sau cơn say, nó không thông cảm lại còn la toáng lên cho mẹ tôi bỏ việc khâu vá để xử án nghiêm trọng là tội uống rượu khi chưa qua tiểu học. Nó nghe mẹ nói tôi xâm mình như dân đâm thuê chém mướn, là nó tơm tớp hớt lời mẹ, “Mẹ. Nó xâm bên tay trái là sương gió phủ đời trai; còn bên tay phải nó xâm là… là… mưa lai rai lạnh thấy mẹ.”
Thế là tôi ăn liên hoàn chổi lông gà, không có chiêu thử nào nữa mà toàn là chiêu thật, chỉ còn biết lết qua nhà hàng xóm để cầu cứu bà ngoại bên nhà hàng xóm xức dầu cho con… Nên hết đời không quên được nét mặt mẹ tôi đánh con vì tức giận thằng con quá trời quá đất, nhưng mẹ phải nín cười… Nay xa nhà đã lâu, đã giỗ mẹ nhiều năm rồi, sao lần nào tàn nhang tôi cũng uống ly rượu cúng. Cụm từ “nước mắt quê hương” của mấy chú thương phế binh ngày xưa thật hiển linh vì nhấm môi vào chung rượu thì nước mắt thương quê nhớ mẹ đã trào ra trước cả rượu nuốt vào.
2.
Nước mắt quê hương không mùi không vị nên cũng không cầm được nước mắt với tin sét đánh ngang tai. Hồi cuối năm lớp 12 tới rồi. Biết rằng bạn bè từ nay muôn phương vạn ngã, dễ gì gặp lại nhau. Nhưng người thầm thương trộm nhớ trong lòng tôi lại đúng lời bài thơ bài hát, “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Huỳnh Mai cứ rụt rè, lỏn lẻn đúng chân quê. Tôi chơi liều một chiều giáp tết là đạp xe theo sau để biết nhà, nhưng tính toán thật kỹ để không bạn bè nào biết! Tôi tính chỉ thua Mai vì Mai biết nhưng không nói ra thôi, vì về tới gần nhà Mai thì Mai lượn một vòng xe đạp vô nhà dì của Mai, làm cho tôi mất giấu. Rồi bọc hậu mình, cười khúc khích chọc quê. Quê thật là quê, quê đỏ mặt. Nhớ lại măt đứa nào cũng đỏ như nhau… “thì thôi, ghé nhà chơi cho biết nhà. Ăn cơm rồi về chứ xa quá mà… đói bụng thì làm sao đạp nổi…”
Thì thôi một liều ba bảy cũng liều. Hên là được ông ngoại Huỳnh Mai khen hết lời cho thằng nhỏ lễ phép, sáng láng… Tự thấy ông uống rượu đế thì cũng uống với ông một chung kính lão đắc thọ trong bữa cơm chiều. May sao hên tiếp nối hên. Uống xong chung rượu liền khen ông ngoại nấu rượu ngon quá! Ông ngoại trúng đài nên cao hứng….
“Ở Sài gòn người ta thích uống rượu tây, dưới quê này, ông ngoại uống rượu trắng, tự nấu tự uống thôi con. Mà sao con uống vô là biêt liền rượu nhà nấu?”
“Dạ. Thỉnh thoảng con cũng có uống ly rượu trắng khi đi đám tiệc, đám giỗ trong xóm con. Nhưng rượu mua chua lòm hà ông ngoại. Không giống rượu nhà nấu, uống vô biết liền. Chậm nhứt là nuốt rồi thì cũng còn cái hậu của nó ngọt thơm trong cuống họng…”
“Thằng còn nhỏ mà biết ghê ha. Uống rượu đế là uống cái ót, cạn chung. Chịu nóng cổ họng thì mới thấm được vị ngọt của rượu, nhưng không pha đường như rượu chợ trên thành phố. Uống rượu đế mà nhấm nháp thì như uống giấm…”
Tôi biết nói lời cần do bản năng hay bẩm sinh thì tôi không biết! Tôi nói với ông ngoại, “Vậy hôm nào ông ngoại nấu rượu thì nhắn con nha. Con muốn thấy qua để biết!”
“Ông ngoại nói, “Thiệt uổng quá xá đi. Ông ngoại mới làm xong tức thì… Thôi để ông ngoại nói lại cho con nghe: Trước hết là chà mười lít nếp lức, chà bằng cối đá ở nhà cho còn cám chứ không đem ra nhà máy chà được đâu. Rồi nấu cơm nếp bằng nồi gang ngon hơn nồi nhôm. Sau đó trải nếp lên phên tre cho nguội. Hồi thiệt nguội rồi thì rắc men. Men rượu mua ngoài chợ không ngon nên phải quen biết người chuyên ủ men rượu để mua được men ngon. Đem về nhà. Men trước khi trộn phải phơi nắng cho giòn để giã nát. Sau khi rắc men, trộn đều với cơm nếp rồi đem ủ trong vô khạp sành, để ngoài hè là được.
Chừng ba ngày thì châm nước vào khạp ủ cho xăm xắp. Khi đó mở khạp đã nghe mùi rượu thơm lừng. Châm nước xong chờ thêm ba hay bốn ngày nữa mới cất rượu là tùy trời nóng hay mát, tùy đợt men mua ngon hay dở, rồi còn tùy kinh nghiệm gia truyền mỗi nhà mỗi khác…
Thiệt là tiếc không biết con xuống chơi nên ông ngoại làm xong hết hồi chiều rồi, không chỉ cho con biết được. Giờ, để ông ngoại tính coi… Ba bữa nữa thôi vì trời chưa mát, con theo con Mai về đây hen. Ăn cơm chiều rồi đi ngủ sớm, sáng dậy sớm để cất rượu với ông ngoại…”
Trời ơi! Tôi chỉ còn biết kêu trời để tạ ơn hậu hĩnh của trời ban cho… Nhìn Mai lung linh ánh mắt trong ánh đèn dầu vừa thắp lên đến mê hồn. Tôi tạm biệt ông ngoại… như thằng cháu ngoại ruột của ngoại, thằng cháu ngoại được ông thương mến mới đã đời làm sao. Ngoại gởi tặng cha tôi chai rượu nhà nấu, (ngoại không hiểu giọt nước mắt tôi rơi vì cha tôi đã chết trong tù). Ngoại sai má con Mai đi bắt cặp vịt gởi tặng sui trai đi má con Mai ơi…
Tôi dắt xe đạp ra đầu ngõ nhà Mai, miệng nói cảm ơn nhiều lần lắm rồi, tạm biệt cũng đôi lần rồi mà sao chân không muốn bước đi…
Lần đầu chúng tôi nắm tay nhau sau mấy năm chung lớp từ khi lên cấp ba. Đường về không xa như lúc đi, trăng trong veo trên trời trong vắt…
Đợi chờ ba hôm dài như một tháng… Bỗng tôi thích nhạc sến lạ vì mấy năm trung học tôi chỉ nghe (lén) nhạc Trịnh, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An… Hôm đó sau giờ ra chơi, tôi trở vô lớp học, giở quyển tập đang chép bài của tôi để trên bàn thì thấy mảnh giấy nhỏ kẹp ngay trang đang chép bài, “Ông ngoại nói sáng mai ông ngoại cất rượu sớm… nhưng tối nay đừng xuống nhà. Sáng mai xuống sớm tốt hơn. Chừng ba giờ sáng là ông ngoại cất rượu…”
Không có ai ký tên trên mảnh giấy nhắn tin, không ai ngờ được tuồng chữ viết bằng tay trái của người hiền nhất lớp! Không ai hạnh phúc hơn tôi khi có một người hiểu còn ai cũng không hiểu…
Mười hai giờ đêm tôi thức dậy, ra khỏi nhà không lâu sau đó để có mặt đúng ba giờ sáng. Vừa lúc ông ngoại đang sửa soạn cất rượu. Cái nồi nhôm lớn đậy kín nắp, đặt trên lò củi. Trên nắp nồi gắn ống thông hơi bằng tôn thiếc cuộn, cỡ bắp tay. Đường ống dẫn qua chậu sành chứa nước lạnh, đặt cao hơn nắp nồi nấu không nhiều. Đường ống nhỏ dần về đường kính và sà xuống thấp tới miệng chum hứng rượu.
Sau khi trút hết cơm rượu trong khạp vào nồi thì nổi lửa. Ông ngoại thấy hơi-nước-rượu khi bắt đầu sôi bị xì ở nắp nồi nấu thì đi trộn cám với cơm nếp nhão để trét, bịt kín như trét nắp quan tài. Tôi nhanh tay giúp ông ngoại một cách xuất sắc vì tôi vốn giỏi chuyện bếp núc sau 75. Nhà không có chó thì bắt mèo mèo ăn cứt, nhà tôi không có chị em gái nên thằng Mập thành bếp trưởng khi cha anh tôi đi tù cải tạo hết trơn, mẹ tôi dãi nắng giầm mưa ngoài chợ để nuôi sấp nhỏ ở nhà, thăm nuôi sấp già là cha chú tôi, sấp lớn là đàn anh tôi… đi tù có gia phả đông vui vậy mới thích.
Tôi canh lửa khỏi chê dù là lửa củi, cứ giữ lửa liu riu mới đượm rượu hơn là lửa đùng đùng hay lửa quá yếu. Thỉnh thoảng lại nhanh tay đi thay nước lạnh cho cái chậu sàng để đặng rượu được nhiều… Ông ngoại chịu quá thằng nhóc thành phố sao rành bếp núc, nên bên bếp lửa hồng những ngày giáp tết ấm áp nhất đời tôi từ sau hoà bình lập lại khi ngoại kể tôi nghe chuyện chiến tranh và hoà bình trên quê hương tôi khi tôi còn quá nhỏ nên không hiểu biết! Chuyện cha của Huỳnh Mai là lính Nghĩa quân, đã hy sinh vào ngày cuối cùng của cuộc chiến vì không nghe lệnh tổng thống, không chịu buông súng. Sau đó bị họ lôi ra bắn chết trước đồn Nghĩa quân, trước mặt vợ con…
Cả lịch sử nhỏ giọt đầy chum này tới chum khác, mà chum nào cũng cay đắng như nhau. Đêm nấu rượu để uống cả đời vì ngọt ngào từ ánh mắt đến nụ cười của người pha cà phê khi trời còn tối, nấu cháo ếch khi đã tỏ mặt người, nắm tay nhau đến trường buổi sáng, không nói nên lời mà như đã nói hết một đời chia chung…
Nhưng sau bốn mươi năm chỉ gặp được nhau trong nỗi nhớ không biết già, khắc khoải không niên đại. Một hôm thằng bạn học là anh em cô cậu với Mai báo tin sang… “Chia buồn với mày, con Mai đã chết vì ung thư thanh quản do nó giảng dạy quá nhiều. Hai đứa con của nó cũng còn đi học. Tao sẽ lo cho cháu tao. Mày đừng bận tâm vì tao có khả năng chứ không khách sáo với bạn bè, nhất là mày.
Rất buồn cho tụi bay kiếp này.
Hết lòng thương mến tụi bay.
Bạn 12 D”
Chai rượu trắng từ quê nhà bay sang đã nhiều năm, chai rượu cuối cùng ông ngoại cất vẫn yên vị trong vô giá tìm về. Nhưng bồng một hôm, không có thiệp hồng báo tin sang mà tự chai rượu cũng biết buồn nên mò ra ngắm trăng, biến thành nước mắt quê hương. Uống ngụm nào nghe dạt dào tim đập qua bàn tay nắm xa xưa, ngụm trong veo thôi hãy hoãn môi mời, ngụm chia tay không nói nên lời, ngụm chia xa không mùi không vị như nước mắt quê hương…
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.