logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/09/2019 lúc 09:13:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khu băng đá Pasterze, lớn nhất ở Áo, nhìn từ núi Hohe Tauern, tỉnh Carinthia, ngày 14/08/2011. REUTERS/Lisi Niesner

Liên Hiệp Quốc gióng tiếng chuông báo động"cần khẩn cấp hành động" cứu hành tinh. Các số báo của Libération trong tuần này đều dành rất nhiều hồ sơ vì một hành tinh "Xanh".
Một tuần lễ "quyết định" đối với môi trường, La Croix đề xuất ba biện pháp để giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá ngưỡng 2 °C. Ba giải pháp đó khá đơn giản : dùng ít năng lượng hơn, thay đổi thói quen về ăn uống và tính lại về các phương tiện giao thông của hơn 7 tỷ con người trên hành tinh.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres kêu gọi quốc tế hãy "bắt tay hành động" và ông đã mất một năm để chuẩn bị cho hội nghị khai mạc hôm nay ở New York. Libération lo ngại thành công sẽ không bao nhiêu. Bởi lãnh đạo các nước gây ô nhiễm nhất, như Trung Quốc hay Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ đều vắng mặt. Ngay cả Nhật hay Canada vốn đã cam kết rất nhiều về quyết tâm phát triển năng lượng sạch cũng không tham dự hội nghị về môi trường mở ra chiều nay tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Pháp không có chiếc đũa thần
Về phần nước Pháp, tờ báo thiên tả Liberation nhắc lại : năm ngoái Chương Trình vì Môi Trường của Liên Hiệp Quốc đã tặng cho nguyên thủ Pháp danh hiệu "nhà vô địch của Trái Đất", vinh danh những nỗ lực của Paris trong công cuộc chống biến đổi khí hậu. Lần này, trong buổi làm việc đầu tiên tại New York sáng nay, tổng thống Emmanuel Macron sẽ chủ trì một cuộc họp nhằm huy động vốn trồng lại rừng Amazon thường được mệnh danh là lá phổi của hành tinh. Cũng tại New York, nguyên thủ Pháp sẽ "khẳng định lại những mục tiêu đầy tham vọng của Pháp về môi trường"... Có điều Libération dự báo, ngoài những tuyên bố chung chung, tổng thống Macron sẽ không đưa ra thêm những cam kết cụ thể nào. "Pháp phô trương các mục tiêu về môi trường nhưng lại không làm gương cho những quốc gia khác".
Công nghệ cao và khí hậu
Bức ảnh người máy robot tay cầm một hai chiếc lá xanh tươi minh họa cho hồ sơ trên Le Figaro mang tựa đề "Công nghệ cao trong thế tiến thoái lưỡng nan trước những thách thức về môi trường". Công nghệ tin học vừa tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, vừa là giải pháp cho phép tiết kiệm năng lượng. Thí dụ cụ thể là mỗi lần dùng Google tìm kiếm thông tin, chúng ta thải ra 0,2 gr CO2. Khối lượng đó không nhiều so người dùng xe hơi để di chuyển. Hiềm nỗi mỗi tháng, trung bình trên thế giới có tới 13 tỷ lượt truy cập vào Google, lượng khí carbon thải ra như vậy tương đương với mức tiêu thụ điện của 4300 hộ gia đình Mỹ trong một tháng. Đó là chưa kể ở đầu bên kia máy điện toán của chúng ta, Google phải tích trữ không biết bao nhiêu dữ liệu để cung cấp cho người sử dụng. Việc tích trữ dữ liệu đó cũng rất tốn năng lượng. Nhưng bù lại, cũng nhờ có các phương tiện tìm kiếm như Google hay những ứng dụng mà chúng ta tiết kiệm được không biết bao nhiêu điện, xăng ... Thí dụ như tại Pháp, người ta thường dùng ứng dụng của Blablacar để đi quá giang xe, chia sẻ tiền xăng với tài xế ... nhờ vậy, tiết kiệm được đến 1,6 triệu tấn CO2 thải ra một năm
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 23/09/2019 lúc 09:29:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cách xử lý vi phạm môi trường ở Mỹ

Thời gian vừa qua ở Việt Nam việc gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho người dân đã không được xử lý một cách minh bạch nên dân chúng có nhiều bất mãn với cách hành xử của chính quyền.
 
Năm 2016 nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh thải chất độc làm ô nhiễm mấy trăm cây số bờ biển và gây thiệt hại đến đời sống của hàng vạn ngư dân. Chỉ ít lâu sau đó công ti Formosa đã thỏa thuận với nhà nước Việt Nam để bồi thường 500 triệu đôla và phủi tay.
 
UserPostedImage
Hội thảo của lãnh đạo trẻ về môi trường ở các nước Đông Nam Á tổ chức tại Đại Học Berkeley hôm 19/9/2019 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
UserPostedImage
Lãnh đạo trẻ từ 11 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có ba bạn đến từ Việt Nam, đang trao đổi với sinh viên và giới nghiên cứu trong hội thảo về môi sinh tại Đại Học Berkeley hôm 19/9/2019 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
 
 
Cho đến nay việc bồi thường cho dân vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Vùng biển bị ô nhiễm mấy năm qua vẫn chưa trở lại bình thường với hệ sinh thái trước khi sự cố xảy ra và vẫn còn tiếp tục bị làm độc bởi Formosa, theo như cáo buộc của nhiều người dân trong khu vực. Trong khi đó không có những thông tin khoa học chính xác và độc lập để xác minh mức độ ô nhiễm trong nước còn ở ngưỡng nguy hại hay đã trở lại bình thường.
 
Thật là điều khôi hài là chỉ không lâu sau khi thấy cá chết hàng loạt trôi vào bờ biển ở nhiều nơi quanh Hà Tĩnh, truyền thông trong nước đưa lên hình ảnh quan chức rủ nhau ra tắm biển, đi ăn hải sản trong khu vực như để chứng minh nước biển vẫn trong lành và hải sản không bị nhiễm độc. Việc này chính ra phải để cho các cơ quan có chức năng khoa học trong việc kiểm soát môi sinh làm khảo sát và công bố kết quả chứ quan chức bơi lội trên biển hay ăn hải sản không nói lên được điều gì, khi mà người dân đa phần không còn tin những gì nhà nước nói.
 
Vì chính quyền không quan tâm giải quyết thiệt hại một cách minh bạch và công bằng cho người dân nên mới đây một tổ chức mang tên “Công lý cho Nạn nhân Formosa” được ra đời tại hải ngoại để giúp hàng nghìn người dân ven biển miền Trung đứng ra kiện công ti Formosa tại những toà án bên ngoài Việt Nam. Hôm tháng Sáu vừa qua tổ chức đã chính thức nộp đơn kiện Formosa và những công ti liên hệ tại toà án ở Đài Loan, ở Hoa Kỳ và kiện ra Liên Hiệp Quốc.
 
Mới tuần qua có vụ cháy công ty bóng đèn Rạng Đông ở Hà Nội, nằm trong khu vực đông cư dân đã gây hoang mang cho dân bị ảnh hưởng vì giới chức chính quyền dường như vô cảm trước những yêu cầu muốn biết rõ thông tin về sự nguy hại của thủy ngân trong sự cố này.
 
Vì vụ cháy công ti chế bóng đèn và phích nước, trong đó có dùng nguyên liệu thủy ngân nên dư luận lo sợ độc tố đã lan ra trong không khí hay ngấm vào đất sẽ có thể gây nguy hại lâu dài cho những ai tiếp cận.
 
Đọc báo trong nước thấy có người nói ở cách nơi cháy 500 mét và cảm thấy an toàn, trong khi có người ở xa cả cây số lại nói có những dấu hiệu không tốt cho sức khoẻ. Trong khi chính quyền không có những đồng thuận về ảnh hưởng của sự cố, không có những xác minh dựa trên căn bản khoa học để có thể đưa ra những biện pháp bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người dân. Vì thế dân không còn biết tin vào đâu.
 
Bài viết này đưa ra một số vụ việc làm độc môi trường ở Mỹ và cách giải quyết, như những tham khảo cho ai quan tâm, cho nạn nhân có hiểu biết hơn về quyền lợi của họ. Dù trình độ khoa học và điều kiện pháp lý ở Việt Nam có những khác biệt với Hoa Kỳ, nhưng nhà nước ở đâu cũng phải có trách nhiệm bảo vệ người dân.
 
Hai vụ gây ô nhiễm lớn nhất ở Mỹ là khi dầu thô bị tràn ra biển ở tiểu bang Alaska năm 1989 và ở vùng vịnh Mexico, tiểu bang Louisiana năm 2010.
 
Khi có những sự cố như thế, trách nhiệm của chính quyền trước hết phải tìm hiểu ngay xem có gây hại cho sức khoẻ con người, dựa vào những mẫu khảo sát khoa học tại chỗ để từ đó đưa ra quyết định di tản hay giới hạn đi lại trong khu vực. Sau đó chính quyền điều tra tìm xem nguyên nhân sự cố và đưa công ti ra tòa về tội bất cẩn hay cố ý gây thiệt hại để định mức phạt tài chánh cho công ti hay phạt hình sự đối với những ai gây ra tai nạn. Sau cùng là lo tẩy rửa cho sạch những chất độc hại trước khi cho phép cư dân trở lại sinh hoạt bình thường.
 
Vì sự cố do công ti tư nhân gây ra nên chuyện bồi thường thiệt hại cho những ai bị ảnh hưởng không phải là việc làm của nhà nước. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, người dân trong khu vực nếu bị ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ thì đi bác sĩ hay cần thì vào bệnh viện điều trị. Sau đó có các văn phòng luật sư đứng ra để lập hồ sơ đưa công ti trách nhiệm ra tòa đòi bồi thường. Chính quyền không can thiệp vào chuyện kiện tụng giữa nạn nhân và công ti.
 
Trong vụ tai nạn tàu Exxon Valdez mắc cạn, đổ 41 nghìn mét khối dầu ra vùng biển Prince William Sound, tiểu bang Alaska, làm ô nhiễm hơn 2 nghìn kilômét bờ biển, công ti đã bỏ ra 1 tỉ đôla bồi thường cho nạn nhân qua các vụ kiện tập thể (class action lawsuit). Ngoài ra công ti cũng đã bỏ ra 2 tỉ đôla để làm sạch môi trường biển của Alaska.
 
Còn chuyện công ti có vi phạm luật về kiểm tra an toàn hàng hải khi sự cố xảy ra hay không thì được xử trong một phiên toà khác, giữa phía công tố là cơ quan thi hành luật của tiểu bang hay liên bang kiện công ti. Nếu công ti cố ý phạm luật để xảy ra sự cố thì sẽ bị xử phạt tài chánh rất nặng vì đó là cách bảo vệ môi sinh và an toàn cho công chúng.
 
Năm 2010 giếng khoan dầu Deepwater Horizon trong vùng Vịnh Mexico bị rò trong gần ba tháng và đã thải ra vùng biển gần tiểu bang Louisiana 780 nghìn mét khối dầu thô, làm thiệt mạng 11 người. Công ti mẹ là BP chịu trách nhiệm bồi thường cho khoảng 100 nghìn dân và chủ cơ sở thương mại hơn 4 tỉ đôla. Chí phí làm sạch môi trường biển tốn 65 tỉ đôla. Ngoài ra chính phủ Hoa Kỳ còn đưa công ti BP ra toà vì tội bất cẩn nghiêm trọng để gây ra thảm hoạ môi trường và đã xử phạt BP 18.7 tỉ đôla.
 
Ở vùng vịnh San Francisco, cách đây 30 năm có vụ cháy nhà kho của tập đoàn siêu thị Safeway do tài xế bất cẩn khi trục xe hàng lên, đụng vào dây điện nên phát hoả. Đám cháy bắt đầu từ 10 giờ tối, đến 3 giờ sáng lực lượng cứu hoả mới dập tắt được. Khói tro bay mịt mù phủ cả một khu vực rộng lớn.
 
Thiệt hại cho công ti trong vụ cháy là 60 triệu đôla hàng hoá. Sau đó có những vụ kiện tập thể của cư dân khu vực cháy đòi Safeway bồi thường. Kết quả 11,800 hồ sơ đã đứng đơn kiện được bồi thường trung bình 5 nghìn đôla một người.
 
Với kết quả được công bố, khi luật sư đại diện thân chủ và đại diện công ti mời nạn nhân đến nhận tiền bồi thường, công ti còn bồi thường tượng trưng từ 200 đến 500 đôla cho những ai không nộp hồ sơ kiện mà chứng minh được, qua bằng lái xe, là đã sống gần khu vực cháy vài cây số.
 
Công ti dầu khí Chevron có nhà máy lọc dầu ở thành phố Richmond, vùng Vịnh San Francisco. Một vài lần đã có sự cố xảy ra gây cháy và khói độc bay phủ cả khu vực.
 
Mỗi lần như thế là lại có những vụ kiện tập thể của nhiều nghìn cá nhân. Những ai bị ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ được bồi thường nhiều, có người đến vài chục nghìn đôla. Bị ảnh hưởng nhẹ như ho, ngứa da, đỏ mắt sơ sơ thì vài trăm đến hơn một nghìn. Chính quyền không can thiệp vào những vụ kiện dân sự này mà chỉ điều tra xem công ty có theo đúng những tiêu chí an toàn đã được cấp phép. Nếu không theo đúng sẽ bị xử phạt tài chánh rất nặng.
 
Tuy Việt Nam có những khác biệt về hệ thống luật với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, nhưng nạn nhân người Việt cũng cần được bảo vệ khi các công ti quốc tế gây ra sự cố.
 
Nếu người Việt đã có thể kiện các công ti Mỹ liên quan đến thiệt hại do Độc chất Da Cam thì họ cũng có quyền kiện Formosa trong vụ thải độc ra biển Hà Tĩnh.
 
Người dân Việt sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa ba năm trước cần được sự bảo vệ của luật pháp và họ phải được quyền đòi công lý cho mình. Chính phủ Việt Nam nếu không bảo vệ được quyền lợi của người dân thì cũng không nên ngăn cản việc họ đi tìm công lý.
Bùi Văn Phú/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.