logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/10/2019 lúc 10:19:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Mahatma Gandhi - lãnh tụ của con đường tranh đấu bất bạo động - tại Madras (Chennai), miền nam Ấn Độ, khoảng 1915.© Keystone-France/Gamma-Keystone via Getty Images
Tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng Gandhi đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng độc tôn tôn giáo, bài ngoại, đang nở rộ tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có đất nước Ấn Độ, quê hương ông (1). Nhân dịp 150 năm ngày sinh của Gandhi, nhà sử học Ấn Độ Ramchandra Guha công bố cuốn sách “Gandhi : Years That Changed The World” (Penguin, 2018) (tạm dịch là “Gandhi: Những năm tháng thay đổi thế giới”).
Đây là tập thứ hai của một dự án lớn thuật lại cuộc đời của nhân vật lịch sử phi thường, mà sự nghiệp của ông là nơi giao thoa của các hoạt động chính trị, cải cách xã hội và tâm linh. Với độ dày hơn 1.000 trang, cuốn sách mới - tập trung với thời kỳ ở Ấn Độ của Gandhi – cho thấy những chiến lược khôn khéo kết hợp với sức mạnh của tinh thần bất bạo động đã cho phép giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân.
Sau đây là phần phỏng vấn tác giả do nhà báo Tirthankar Chanda, đài RFI, thực hiện (2). Tác giả trở lại với một khoảng trống quan trọng trong cuộc đời nhân vật, bước ngoặt nhận thức của Mahatma Gandhi, những lý do khiến ông có được ảnh hưởng lớn lao…
***
Năm 1914, Gandhi 45 tuổi. Văn phòng luật sư của ông tại Nam Phi đang hoạt động rất thuận lợi. Vậy mà Gandhi lại quyết định bỏ lại tất cả và trở về Ấn Độ. Tại sao vậy ?
Tư liệu về tất cả các phương diện trong cuộc đời Gandhi đã được thu thập đầy đủ, nhưng đúng là những lý do khiến ông rời khỏi Nam Phi còn là một mảng trống. Chưa từng có ai tiếp cận được với một tư liệu cụ thể nào giải thích về một quyết định như vậy. Trong những điều kiện này, với tư cách là một nhà biên soạn tiểu sử, tôi chỉ có thể nêu ra một số giả thiết, dĩ nhiên là những giả thiết có nhiều khả năng là sự thực. Theo ý tôi, Gandhi đã rời bỏ Johannesburg, bởi ông cảm nhận là tại đây ông đã đạt đến những giới hạn trong khả năng hành động. Ông đã trở thành một lãnh đạo không ai thay thế nổi trong cộng đồng. Thế nhưng, tại Nam Phi, chỉ có một cộng đồng nhỏ bé người gốc Ấn, với khoảng 160.000 dân. Trong những điều kiện này, ở lại Nam Phi, nhà hoạt động Gandhi sẽ khó mà có được một sự nghiệp chính trị tầm cỡ. Tuy nhiên, những trải nghiệm của một đời tranh đấu đã khiến ông thay đổi rất nhiều trong tư tưởng, cả về chính trị cũng như về khía cạnh con người riêng tư.
UserPostedImage
Logo chính thức kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Mahatma (Thánh Gandhi) của chính phủ Ấn Độ.@gandhi.gov.in
Như vậy, Gandhi quyết định : Đã đến lúc đưa cuộc tranh đấu lên một tầm cỡ lớn hơn. Gandhi không thiếu những khao khát về chính trị. Giống như các lãnh đạo chính trị đương đại như tổng thống Mỹ Trump, thủ tướng Ấn Độ Modi hay tổng thống Pháp Macron, Gandhi là người nhiều khát vọng. Ông muốn mình trở thành nhà chính trị Ấn Độ có ảnh hưởng nhất thời đại. Bởi vì chắc chắn ông không bao giờ có thể thực hiện được giấc mơ này tại Nam Phi, ông đã trở về Ấn Độ.
Khi ông nói là tư tưởng của Gandhi đã thay đổi, cụ thể là ông muốn nói về chuyện gì ?
Trong khi sống tại các cộng đồng người Ấn ở hải ngoại, Gandhi hiểu rõ tính đa dạng phi thường về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ. Khách hàng đầu tiên của ông là một người theo đạo Hồi ở bang Gujarat, người trợ tá của ông là một người thuộc cộng đồng Parsi, theo Hỏa Giáo (…), và cũng có nhiều người Tamul trong số các Ấn kiều. Họ đến đây với tư cách là người lao động theo hợp đồng, trước khi quyết định ở lại lâu dài tại quốc gia tiếp nhận. Chính sự tiếp xúc với các cộng đồng người Ấn ở hải ngoại này đã dọn đường cho tư tưởng đa nguyên của Gandhi, được khẳng định khi ông về lại Ấn Độ. Gandhi hiểu rằng, một ngày nào đó, nếu như ông dấn thân vào vũ trường chính trị ở quê hương, thành công của ông chắc chắn sẽ phụ thuộc vào việc khẳng định một cách dứt khoát và mạnh mẽ tính chất đa dạng này. Chính những năm tháng Nam Phi đã cho phép Gandhi tạo lập một nhãn kiến rộng mở và đa nguyên về bản sắc Ấn Độ. Đối với ông, bản sắc Ấn Độ là tổng hợp của một số giá trị dân chủ nền tảng, và không nhất thiết phải thuộc về cộng đồng Ấn Giáo mới có thể là người Ấn Độ. Tôi không chắc là Gandhi đã có được tinh thần cởi mở như vậy, nếu ông làm việc suốt đời tại Bombay, Ấn Độ. Giai đoạn trung gian ở Nam Phi đã mở rộng tầm nhìn về đạo lý và chính trị của người cha tương lai của nước Ấn Độ hiện đại.
UserPostedImage
Học sinh một trường học ở Chennai, với mặt nạ và trang phục Hồi Giáo, kỷ niệm 150 năm ngày sinh Gandhi theo kiểu của mình, 30/09/2019.ARUN SANKAR / AFP
Một khi trở về Ấn Độ, Gandhi sẽ lãnh đạo đảng Quốc Đại, vốn là một đảng của tầng lớp những người có địa vị. Làm thế nào mà ông có thể biến cái câu lạc bộ nhỏ hẹp của giới tinh hoa này thành một công cụ giải phóng đất nước?
Đảng Quốc Đại, như tôi đã viết, là một đảng phái của giới danh gia vọng tộc, đã đô thị hóa. Các thành viên của đảng này thảo luận với nhau bằng tiếng Anh. Gandhi đã biến câu lạc bộ nói tiếng Anh nhỏ hẹp này thành một đảng của toàn Ấn Độ, bắt rễ vào các vùng thôn quê, tỉnh lẻ và các khu vực đông dân. Gandhi sẽ dân chủ hóa việc tham gia, khiến cho những người Ấn Độ bình thường cũng có thể gia nhập đảng. Kết quả không phải đợi lâu, hàng triệu người Ấn gia nhập đảng Quốc Đại. Sức hấp dẫn phi thường của “Bapu” (tức người Cha, trong tiếng Ấn Độ) gắn liền với ảnh hưởng ngày càng lớn của đảng Quốc Đại trong quần chúng. Kể từ giờ các cuộc thảo luận được tiến hành bằng các ngôn ngữ bản xứ. Chỉ trong vòng ba năm, từ 1919 đến 1922, Gandhi đã làm thay đổi hoàn toàn đảng Quốc Đại.
Bất chấp các chiến dịch bất tuân dân sự rất được lòng dân, mà ông khởi sự từ những năm 1920, Gandhi đã không buộc được chính quyền Anh nhanh chóng cởi bỏ ách thống trị. Phải chăng đây là giới hạn của chiến lược Gandhi ?
Ba chiến dịch phản kháng lớn mà Gandhi huy động - trước hết là chiến dịch bất hợp tác những năm 1920, tiếp theo đó là cuộc "Hành Trình Muối" vĩ đại (Salt March) năm 1930 (chống chính sách độc quyền muối của chế độ thực dân) và các cuộc huy động dân chúng trong những năm 1940 xung quanh lời kêu gọi “Quit India / Rời Ấn Độ” - đã khiến người dân ngày càng hướng đến đảng Quốc Đại. Việc hàng trăm nghìn thanh niên nam, nữ tham gia vào đời sống chính trị, sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước, là một bằng chứng.
UserPostedImage
Một trường học ở Chennai (Madras) : Trở lại "Hành Trình Muối" (năm 1930) với Gandhi, ngày 02/10/2010ARUN SANKAR / AFP
Được những lời giảng của Gandhi soi sáng và gây cảm hứng, giới trẻ dốc lòng cho việc xây dựng sự hài hòa trong cộng đồng, giữa người theo Ấn Độ Giáo với người theo Hồi Giáo, hủy bỏ sự kỳ thị đối với những người bị coi là thuộc “tầng lớp tiện dân”, giải phóng phụ nữ. Cho dù các chiến dịch do Gandhi thúc đẩy đã không mang lại độc lập ngay tức khắc, chúng sẽ tham gia vào việc phổ biến sâu rộng các tư tưởng dân chủ, đa nguyên, công bằng trong lòng xã hội Ấn Độ.
Việc Ấn Độ bị chia tách sau đó có thể là thất bại lớn nhất của Gandhi (với sự phân chia Đế chế Ấn Độ thuộc Anh thành hai, Ấn Độ và Pakistan, năm 1947). Ông giải thích như thế nào về việc Gandhi đã không hiểu được là người Hồi Giáo khao khát có một quốc gia độc lập?
Theo tôi, cần phải tìm kiếm lý do của việc này trong sự khác biệt về cảm nhận, giữa những Ấn kiều như Gandhi tại Nam Phi và những người dân tộc chủ nghĩa, chưa từng khi nào rời khỏi Ấn Độ. Trong nội bộ các cộng đồng Ấn Độ ở hải ngoại, những khác biệt về tôn giáo bị xóa nhòa. Những kiều dân Ấn Độ sống ở Nam Phi tự coi mình trước hết là người Ấn, rồi sau đó mới là người theo Ấn Giáo, Hồi Giáo hay thuộc cộng đồng Hỏa Giáo. Sống lâu năm bên ngoài Ấn Độ, Gandhi có thể đã đánh giá thấp mức độ phức tạp của tình hình trong nước. Như vậy, tôi nghĩ cách đặt vấn đề của ông là không đúng hướng. Không một cá nhân nào, bất kể người đó là ai, có thể một mình chống lại các xu thế lớn của Lịch sử.
UserPostedImage
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại đài tưởng niệm Thánh Gandhi, New Delhi, ngày 02/10/2019. Ông Modi thường xuyên bị lên án là người kích động chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, cổ vũ cho Ấn Giáo, kỳ thị Hồi Giáo.@PRAKASH SINGH / AFP
Trở lại với hiện tại, trong một đất nước Ấn Độ do người theo Ấn Độ Giáo thống trị, Gandhi và những tư tưởng của ông về sự hài hòa cộng đồng và sự thống nhất của nhân loại, vượt qua các chủng tộc và đẳng cấp, phải chăng đã bị chôn vùi trong quên lãng?
Điều đầu tiên cần thấy về chủ đề Gandhi, đó là Gandhi không thuộc riêng Ấn Độ. Tư tưởng của ông đã trở thành một bộ phận trong di sản chung của nhân loại. Cụ thể là tư tưởng bất bạo động, hài hòa cộng đồng và phát triển bền vững được hưởng ứng trên toàn thế giới. Về phần một bộ phận những người Ấn Độ, giờ đây rất có thể là họ sẵn sàng trục xuất Gandhi ra khỏi ký ức của mình, bởi trong lịch sử, người Ấn cũng đã từng trục xuất Phật ra khỏi Ấn Độ (Nhà sử học Ramchandra Guha lưu ý thêm : Ngược lại với Nehru, De Gaulle, Churchille hay Roosevelt, trước hết là các lãnh đạo quốc gia, trong khi đó Mahatma Gandhi - "Mahatma" trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là bậc Thánh - là một biểu tượng chính trị mang tầm cỡ nhân loại).

(Phần biên dịch do Trọng Thành thực hiện)
Theo RFI
_______________
Ghi chú
1 - Trang mạng chính thức của chính phủ Ấn Độ kỷ niệm 150 năm ngày sinh Gandhi.
2 - Mục "Sur les traces de Gandhi" (tạm dịch : Trên những ngả đường Gandhi đã đi qua) của RFI.

Thông điệp “thông hiểu lẫn nhau, bình đẳng” của Gandhi
Nhân ngày sinh lần thứ 150 của Mahatma Gandhi, cũng được Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Bất bạo động (2/10 hàng năm), Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem mang thông điệp “thông hiểu lẫn nhau, bình đẳng” của biểu tượng hòa bình Gandhi.
“Trái đất, không khí, đất đai và nước không phải là một tài sản mà tổ tiên chúng ta ban cho ta, mà là những gì mà chúng ta nhận thay cho con cháu chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ trao truyền lại cho chúng, ít nhất cũng như khi ta nhận lãnh”.
Mahatma Gandhi
Phát biểu trong buổi kỷ niệm ngày sinh Gandhi, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói : “Sức mạnh tưởng tượng của ông vẫn tiếp tục tỏa sáng khắp nơi trên thế giới, trong đó có các hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng, phát triển bền vững, trao quyền cho thanh niên và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”. Biểu tượng Gandhi lại càng mang giá trị cấp thiết hơn “trong thời kỳ rối ren hiện nay, khi bạo lực mang nhiều hình thức: từ những tàn phá do tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đến những hủy diệt do xung đột vũ trang; từ tình trạng nghèo đói khốn cùng đến những bất công do các xâm phạm nhân quyền, những tác động tàn bạo của ngôn từ thù hận”.
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh : “Tầm nhìn và triết lý của Gandhi là những trụ cột cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Cái thiên tài của Gandhi là khả năng nhận ra được sự kết nối mật thiết và sự thống nhất của vạn vật”. Với chủ trương hòa bình, yêu thương và chính trực, Gandhi đã dẫn dắt phong trào tranh đấu chấm dứt chế độ thực dân tại Ấn Độ, nhưng tổng thư ký LHQ khẳng định: “tầm nhìn của Gandhi vượt xa khỏi lĩnh vực chính trị nói riêng để bao chứa cả nhân quyền và phát triển bền vững”.
UserPostedImage
Bộ tem của Liên Hiệp Quốc về những thông điệp hòa bình, thông hiểu và bình đẳng của Mahatma Gandhi (2019)@ONU/Liên Hiệp Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.