logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/10/2019 lúc 09:49:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh tư liệu: Ngày 20/06/2010, Tập Cận Bình (lúc đó là phó chủ tịch nước) khai trương Học Viện Y Học Khổng Tử đầu tiên của Trung Quốc tại đại học RMIT, Melbourne, Úc. AFP PHOTO/William WEST

Vào lúc mà các hành động của Trung Quốc để buộc các cá nhân hay tập thể nước ngoài phải ép mình theo quan điểm của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, điều được nhật báo Anh Financial Times gọi là « chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc đang bành trướng ra bên ngoài biên giới », tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 15/10/2019 đã nêu bật trường hợp cụ thể của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc được cắm vào trong các trường đại học Phương Tây. Bài phân tích mang tựa đề không thể rõ ràng hơn : « Tuyên truyền của Trung Quốc không có chỗ đứng trong khuôn viên trường đại học ».
Đối với tác giả là Andreas Fulda, thuộc Viện Nghiên Cứu Châu Á của Đại học Nottingham tại Anh Quốc, vấn đề đã nghiêm trọng đến mức mà Nhà nước phải can thiệp vào vấn đề hợp tác giữa các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc với các trường đại học của nước mình, chứ không thể để cho các đại học tự xử lý.
Đà bành trướng của các Học Viện Khổng Tử đang bị khựng lại
Ghi nhận đầu tiên của nhà nghiên cứu Fulda là trong 15 năm gần đây, với đà bành trướng ngày càng mạnh của các Học Viện Khổng Tử Trung Quốc, một vấn đề đã luôn luôn được gợi lên : Vai trò của các Học Viện Khổng Tử, do Nhà nước Trung Quốc tài trợ và điều hành, trong việc mở rộng quyền kiểm duyệt của Bắc Kinh trên các trường đại học phương Tây.
Kể từ năm 2004, đã có khoảng 550 Học Viện Khổng Tử đã được mở ra trên toàn thế giới, với gần 100 ở Mỹ và 29 ở Vương Quốc Anh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giới lãnh đạo các trường đại học trên khắp thế giới đã bớt nhiệt tình hẳn đối với việc đón nhận các Học Viện Khổng Tử. Bên cạnh đó, số lượng các viện này bị đóng cửa ngày càng tăng.
Theo tác giả bài phân tích, có hai nguyên nhân giải thích hiện tượng khựng lại kể trên. Một là phản ứng địa chính trị ngày càng tăng chống lại một đảng Cộng Sản Trung Quốc càng lúc càng độc đoán dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và hai là chính các Học Viện Khổng Tở cũng phải chịu làn sóng đàn áp chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc tương tự như mọi định chế khác của Trung Quốc, kể cả khi ở ngoài nước.
Vai trò quảng bá tư tưởng, đường lối của Bắc Kinh
Đối với ông Fulda, các Học Viện Khổng Tử trong các trường đại học phương Tây đóng một vai trò kép, vừa là một cơ quan văn hóa, vừa là một tổ chức chính trị.
Các Học Viện Khổng Tử đã bị chỉ trích vì liên tục đi chệch ra ngoài nhiệm vụ chính được tuyên bố công khai của họ là giúp đào tạo tiếng Quan Thoại, để lao vào lãnh vực tư tưởng và ý thức hệ.
Đã có những bằng chứng cho thấy là các tài liệu học tập của Viện đã bóp méo lịch sử Trung Quốc đương đại và ém nhẹm các thảm họa nhân đạo do đảng Cộng Sản gây ra như cuộc Đại Nhảy Vọt (1958-1961) và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976).
Tại các sự kiện của Học Viện Khổng Tử, các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn cũng không thể được thảo luận công khai. Ví dụ như vào năm 2014, một hội nghị tại Braga, Bồ Đào Nha, với sự đồng tài trợ của cả trụ sở trung ương của Học Viện Khổng Tử lẫn Hiệp Hội Tưởng Kinh Quốc vì Trao Đổi Học Giả Quốc Tế có trụ sở tại Đài Loan, đã bị bà Hứa Lâm (Xu Lin), lãnh đạo Học Viện Khổng Tử làm gián đoạn một cách thô bạo.
Và căn cứ theo các điều kiện của chỉ thị gọi là « Bảy Điều Không Được Nói », thì khi ở nước ngoài, các cán bộ giáo dục Trung Quốc bị cấm không được nói về các giá trị phổ quát, quyền tự do ngôn luận, xã hội dân sự, dân quyền, các lỗi lầm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giới tư sản của chế độ và quyền độc lập của tư pháp.
Bài viết của tạp chí Foreign Policy còn ghi nhận là ngay cả giới nghiên cứu Trung Quốc cũng đang tự kiểm duyệt.
Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy rằng trước chế độ kiểm duyệt ngày càng tăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giới nghiên cứu đã sử dụng một số chiến thuật ứng phó. Gần một nửa - khoảng 48% - số người được hỏi đã thích nghi cách họ mô tả dự án để tiếp tục thực hiện, 25% thay đổi trọng tâm của dự án và 15% đã ngừng dự án vì lo ngại về tính chất nhạy cảm - hoặc tính chất khả thi - vì khả năng không được phép tham khảo các tài liệu lưu trữ ở Trung Quốc làm cho nhiều dự án không thể thực hiện được.
Theo nhà nghiên cứu Fulda, các Học Viện Khổng Tử còn mang đến một yếu tố khác : Hy vọng được tài trợ và nỗi lo sợ bị mất nguồn tài chánh.
Tranh chấp với đại học tại chỗ : ví dụ đại học Lyon tại Pháp.
Khi thảo luận về vai trò gây tranh cãi không kém của các hiệp hội sinh viên Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với các đại sứ quán Trung Quốc, học giả người Anh Martin Thorley gần đây đã dùng thuật ngữ « mạng lưới tiềm ẩn » để chỉ các công cụ mà Nhà nước Trung Quốc dùng để gây áp lực ra bên ngoài.
Các tổ chức trong mạng lưới đó không nhất thiết bị đảng Cộng Sản Trung Quốc kiểm soát trực tiếp trong các công việc hàng ngày của họ, nhưng họ phụ thuộc vào sự bảo trợ của Đảng và do đó, chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Số phận của Học Viện Khổng Tử Lyon (LCI), đặt tại trưởng Đại Học Lyon ở miền đông nam nước Pháp nêu bật nguy cơ mà các Học Viện Khổng Tử trong tư cách là mạng lưới tiềm ẩn gây ra.
Vào mùa thu năm 2012, viên giám đốc được Bắc Kinh cử qua phụ trách Học Viện Khổng Tử Lyon đã đòi áp dụng tại viện này một chương trình giảng dạy theo kiểu Trung Quốc. Tranh chấp đã nổ ra với phía lãnh đạo người Pháp. Khi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Viện Lyon là ông Gregory Lee thành công trong việc chống lại chương trình theo kiểu Trung Quốc mà giám đốc học viện người Trung Quốc muốn áp đặt, quan hệ giữa Đại Học Lyon với Hán Biện (Hanban), trụ sở trung ương của các Học Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đã xấu hẳn đi, với kết quả là Học Viện Khổng Tử Lyon đã bị đóng cửa.
Đối với ông Fulda, bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới hiện đang hợp tác với các Học viện Khổng Tử, trong tương lai đều có thể chia sẻ số phận của Lyon.
Chính quyền sở tại nên can thiệp
Tất cả điều này chỉ ra một sự thật quan trọng : Quyết định tổ chức các Học viện Khổng Tử trong các trường đại học phải do Nhà nước đưa ra.
Theo ông Fulda, trừ phi họ sẵn sàng chấp nhận sự kìm kẹp của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với các tổ chức của chính họ, các chính phủ trên toàn thế giới nên cấm các Học Viện Khổng Tử hoạt động trong các khuôn viên trường đại học. Đây không phải là một kiểu chống cộng cực đoan, mà là một biện pháp bảo vệ quyền tự chủ học thuật và tự do ngôn luận, chống lại việc đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng tiền làm sức mạnh để khống chế các đại học.
Sự can thiệp của Nhà nước như vậy cũng sẽ cung cấp vỏ bọc cần thiết giúp các trường đại học chấm dứt các thỏa thuận hợp tác hiện có với các Học Viện Khổng Tử mà không bị buộc tội bài xích Trung Quốc.
Ông Fulda cũng đưa ra một giải pháp là bên ngoài các trường đại học, các Học Viện Khổng Tử hoàn toàn có thể đăng ký hoạt động như bất kỳ một tổ chức văn hóa nào khác hoạt động ở nước ngoài. Đây là chính là cách các tổ chức văn hóa phương Tây như Viện Goethe của Đức, British Council của Anh và Viện Văn Hóa Pháp hoạt động trên toàn cầu..
Và nếu thấy rằng Trung Quốc quan trọng, vì lý do an ninh quốc gia hay xã hội và văn hóa, các nước phương Tây cần đầu tư đúng mực, bù đắp cho việc mất doanh thu hạn chế bằng cách tài trợ đầy đủ cho ngành học tiếng Hoa và nghiên cứu Trung Quốc đương đại.
Các nhà giáo dục phương Tây vẫn có trách nhiệm chủ động thu hút các sinh viên và học giả Trung Quốc với tư cách cá nhân và đi đầu trong việc giới thiệu sinh viên của mình qua học tại Trung Quốc, thay vì để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc và các cơ quan ngoại vi của họ độc quyền thao túng.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.