logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/07/2013 lúc 10:09:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú. Courtesy tracuupl.info


Hạn chế quyền công dân
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật cư trú theo đó vẫn qui định chặt việc nhập

khẩu vào các Thành phố Trung ương. Điều này càng gây khó khăn cho những người dân tỉnh tìm kế

mưu sinh tại những nơi đó, và hạn chế quyền của công dân.

Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm

2001 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ

nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, Bộ công an đã đề xuất sửa đổi một số điều luật trong luật di trú được Quốc hội thông qua

vào ngày 20/6/2013, và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp

luật phát biểu, mục đích việc sửa đổi vài điều trong Luật di trú là chủ yếu tập trung vào một số vấn đề

nổi cộm, vướng mắc như tình trạng di dân tự phát vào nội thành của các thành phố lớn, gây quá tải về

hạ tầng, an sinh xã hội, quản lý trật tự an toàn xã hội.
Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân
Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, quy định thời gian tạm trú là hai năm đối với trường hợp đăng ký

thường trú vào địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương là phù hợp. Theo quan điểm cá

nhân của Luật sư Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết vì sao chính quyền Việt Nam vẫn bắt buộc quản lý

công dân Việt Nam theo chế độ hộ khẩu và hạn chế quyền mưu sinh đi lại trên lãnh thổ Việt Nam của

công dân:
UserPostedImage
Bìa sách Luật cư trú, Hộ tịch và Hộ khẩu. Photo courtesy of XBLĐ
“Nhà nước quản lý người dân chặt chẽ vì nhà nước không muốn bỏ vấn đề hộ khẩu, ván đề hộ khẩu

hạn chế một số các quyền của công dân, quyền tự do đi lại, quyền tự do sinh sống, vì giữa các vùng

miền ở Việt Nam giữa nông thôn và thành thị còn nhiều bất bình đẳng, về điều kịên văn hóa y tế, giáo

dục, công ăn việc làm. Người dân có nhu cầu muốn di chuyển đến nơi, địa phương có điều kiện tốt

hơn nơi người ta đang ở, vì sự di chuyển ấy nhà nước sợ không quản lý được, làm xáo trộn xã hội,

nhà nước vẫn đặt ra vấn đề hội khẩu để duy trì sự ổn định đạt được mục tiêu quản lý của nhà nước,

không tính đến việc đề cao lợi ích của người dân.”

Trong khi các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực họ chỉ quản lý người dân bằng một cái thẻ

chứng minh thư, những quốc gia như Việt Nam vẫn quản lý công dân bằng hộ khẩu gây nên biết bao

phiền toái, khổ sở cho người dân. Những người ở tỉnh muốn ở, tìm việc làm tại Sài Gòn, Hà Nội… thì

phải đi đăng ký tạm trú tại công an phường, hết hạn phải đi đổi, muốn sử dụng các dịch vụ như điện

thoại trả sau thì không được, trả tiền điện thì cao gấp đôi người thành phố. ..mọi thứ đều rất khó khăn,

Anh Mẫn, người Quảng Nam vào Sài Gòn hơn 10 năm, cho chúng tôi biết trong tâm trang bức xúc:

“Vấn đề hộ khẩu nhà nước thích quản lý bây giờ như kiểu ngăn sông cấm chợ như thời bao cấp, nó

làm cho bất tiện đủ thứ, ví dụ như đăng ký kinh doanh tại thành phố, thì sở kế hoạch đầu tư đòi hộ

khẩu này nọ, mình không có hộ khẩu thành phố nên rất phiền đủ thứ hết, điều này nó như cái xích,

xiềng không cho mình có thể phát huy xa hơn được, không thể tự do được, mình không có thể làm

hết khả năng mình được, đây là một bước lùi, sự khuyết điểm, kìm hãm hầu hết các nước trên thế

giới người ta đã bỏ chính sách hộ khẩu rồi, trong khi đó Việt Nam vẫn còn giữa lại. Về vấn đề y tế

nữa, mình không thể nào sử dụng bảo hiểm y tế được, vì nếu mình ở tỉnh thì phải khám bệnh ở đó.

Còn nếu có công ty làm bảo hiểm cho mình thì mình mới được khám bệnh ở thành phố được, điều

này bất công và thiệt thòi cho người ở tỉnh rất là nhiều.”

Không đem lại lợi ích cho dân
Những quy định bổ sung luật di trú mới đã trái với Hiến Pháp, trái với quyền cơ bản của công dân, đã

không đem lại những lợi ích cho người dân, mà nó giống như sợi dây thòng lọng siết vào cổ dân kìm

hãm sự phát triển của đất nước, Luật sư Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết:
“Theo Hiến pháp năm 1992, người Việt nam được phép tự do đi lại, tự do sinh sống mọi nơi trên lãnh

thổ Việt Nam, nên các điều luật pháp nào mà hạn chế quyền của công dân thì nó điều trái hiến pháp.

Tất cả những điều gì của pháp luật mà trái với Hiến pháp năm 1992, và trái với những điều công ước

quốc tế về quyền dân sự chính trị và tuyên ngôn nhân quyền của liên hiệp quốc thì những điều luật nó

trái, hay thực tế, nhà nước thực hiện không đúng luật thì tôi xem đây tất cả là một hình thức cũng có

thể gọi những cái thòng lọng mức độ khác nhau đối với người dân.”

Các nước Asean đang thảo luận việc cho các công dân trong khu vực được đi lại, tìm việc làm vào

năm 2015. Hiện tại thì Việt Nam đang gia tăng phát triển kinh tế, trên đà hội nhập văn hóa với các

nước láng giềng và quốc tế, cùng với sự dịch chuyển lao động sang các quốc gia Asean, thế nhưng

vẫn sử dụng hộ khẩu để kiểm sóat quyền tự do đi lại của người dân, như vậy sẽ hạn chế việc hội

nhập. Tuy nhiên, Luật sư Hà Huy Sơn lạc quan cho chúng tôi biết:

“Tôi nghĩ quá trình hội nhập khu vực, quốc tế nó sẽ thúc đẩy tiến bộ trong nước, những gì cản trở sẽ

phải xóa bỏ, có điều nhà nước nhận thức được những điều đó thì xã hội sẽ thu được nhiều lợi ích

hơn, còn nếu đi ngược lại với xu hướng của cuộc sống, trước sau thì nhà nước đó cũng sụp đổ,

nhưng cái giá mà xã hội, người dân phải trả thì sự tiến bộ xã hội sẽ chậm.”

Hộ khẩu là hệ quả của thời bao cấp, thời kỳ mà mọi thứ chính quyền ban xuống cho người dân, có hộ

khẩu mới có sổ gạo, mới có miếng ăn, nhưng nay đã hơn 38 năm mà nhà nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn siết chặt người dân bằng hộ khẩu.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.