logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/11/2019 lúc 09:07:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn. (Hình: Trích xuất từ báo Thanh Niên)

Có những câu nói bị xua đuổi, những câu nói bị phỉ nhổ, và cả những câu nói bị cho là thiểu năng nhưng khi ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn nói nền Văn học nghệ thuật của miền Nam đáng bị “đóng đinh” thì nó trở thành câu nói bị khinh bỉ nhiều nhất từ xưa tới nay.
Sự khinh bỉ đến từ người dân cả hai miền Nam Bắc, từ cán bộ đến nhân viên quèn trong công sở, từ thị dân tới người nông phu căng mình dưới ruộng bởi nó dính liền tới ý thức cảm nhận cái đẹp của con người. Khi nói đến Văn học nghệ thuật người ta nghĩ ngay đến sự hoàn thiện của cái đẹp trong thể loại nó chuyên chở. Văn chương phải mang tới người đọc một chân trời mới đầy sáng tạo. Hội họa phải dẫn người xem vào từng ngóc ngách của tưởng tượng và hòa mình vào nội dung mà tác giả miêu tả. Âm nhạc phải đồng hành cùng người nghe, hay ít ra nó dẫn người nghe vào thế giới của cái đẹp, cái thiết tha trầm bổng của cung bậc để từ đó người thường thức thuộc lòng từng note nhạc suốt cả cuộc đời mình.
Văn học nghệ thuật miền Nam đã làm được điều đó và vì vậy nó tồn tại trong trí nhớ người dân miền Nam để sau này lan tỏa, chính phục cả nước.
Trong suốt 20 năm chiến tranh trong khi miền Bắc cổ súy dòng nhạc hào hùng, gây căm phẫn để chiến thắng thì miền Nam lại ung dung vuốt ve những hình ảnh của tình yêu đôi lứa, những bức tranh chia tay giữa người hậu phương và tiền tuyến, những tâm tư người lính xa nhà, nhớ hàng cau quanh vườn, nhớ người mẹ chờ con bên nồi bánh chưng cuối năm…những hình ảnh đó khó làm chiến tranh tiếp tục lan rộng mà trái lại nó khiến con người trong khoảnh khắc nào đó gần với chính mình hơn bởi trái tim không thể đập theo điệu quân hành mà nó đập theo nhịp điệu của riêng nó, nhịp điệu của yêu thương và chia sẻ.
Những yếu tố mà người văn nghệ sĩ miền Nam lấy làm nguồn cảm hứng không đến từ đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng hay Cục Tâm lý chiến mà nó được chắt lọc ra từ niềm đau của chiến tranh để lại trên đất nước này. Nó chảy máu chung với những bà mẹ, những em thơ trên cánh đồng chết chóc. Nó trăn trở kêu gào phản đối sự tàn bạo của chiến tranh để rồi sau hai mươi năm, nó bị chấm dứt vào một ngày mà dòng thác cách mạng có màu đỏ chói của máu lửa tràn ngập thành phố Sài Gòn cuốn đi mất dạng những gì mà trong hai mươi năm người văn nghệ sĩ miền Nam chắt lọc.
Nhưng lạ lùng, tác phẩm của những người đầy tài năng ấy không hề mất trong tâm trí người miền Nam, nó vẫn nằm ẩn mình một góc nào đó trong trí nhớ của người dân và bổng một ngày đẹp trời nó nở rộ khắp nơi trên mọi ngả đường đất nước.
Bắt đầu là dòng nhạc vàng, rồi nhạc Bolero, một thể loại âm nhạc mà giới “nhạc sĩ cung đình” xuất thân từ miền Bắc cho là sến súa, đơn điệu là thương vay khóc mướn. Họ tập trung những câu chữ bỉ bôi nhất để chống lại Bolero nhưng đề trả lời cho họ là hàng triệu người khắp nước cùng háo hức căng tai lên nghe mỗi khi có dịp. Nhiều chương trình ca tụng dòng nhạc Bolero công khai xuất hiện trên các kênh truyền hình của nhà nước để từ đó dập tắt luôn mọi trù dập nhỏ mọn của những nhạc sĩ thiếu tài năng nhưng thừa đố kỵ.
Rồi văn chương, hội họa được giới trí thức miền Bắc sưu tập, lưu giữ như những kỷ vật một thời vàng son của anh em miền Nam. Sự trân trọng của họ đối với nhiều lứa tuổi, giới tính, tài năng trong một quảng thời gian ngắn ngủi 20 năm cho thấy sự thành tựu của nền Văn học nghệ thuật miền Nam không đến từ một phía mà nó đến từ tinh túy của những trái tim, khối óc.
Vậy tại sao ông Trần Long Ẩn, một nhạc sĩ có chút tiếng tăm qua các ca khúc Tình Đất Đỏ Miền Đông, Đi Qua Vùng Cỏ Non, Mừng Tuổi Mẹ…Một Đời Người Một Rừng Cây…lại tỏ ra cay cú đến gần như mất trí khi nói đến nền Văn học nghệ thuật của vùng đất này nơi mà trước đây ông ta được nuôi lớn lên, được học hành tới nơi tới chốn ngay giữa lòng Sài Gòn tại một trung tâm đào tạo văn chương nghệ thuật lớn nhất miền Nam là Đại học Văn khoa?
Trong Hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11 ông Trần Long Ẩn cho biết: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”
Ngay câu đầu tiên ông Ẩn xác định miền Nam Việt Nam bị xâm lược “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược” nhưng khi nói “Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa” thì ông Trần Long Ẩn dính vào lỗi ngụy biện.
Văn học, nghệ thuật của miền Nam bị miền Bắc xâm lược nhưng không hề độc hại, trái lại nó đã và đang được gìn giữ một cách trân trọng trong từng gia đình Việt Nam qua câu hát, quyển sách hay chí ít một bài thơ của tác giả nào đó mà cái hay của tác giả đó đã trực tiếp chinh phục trái tim khối óc người gìn giữ chúng. Làm sao tẩy xóa được sự thật khi phải dùng tới thủ thuật ngụy biện và áp đặt của công an văn hóa?
Rất trùng hợp, người dân bây giờ đã tận dụng khả năng chế lời hát như ngày xưa miền Nam vẫn thường làm khi một vấn đề nào đó gây cười cho công chúng. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi công an quận Đông Anh tập trung biểu tình tại Hà Nội chống lại sự cướp đất của “đồng chí” thì xuất hiện tác phẩm mang tên “Năm anh em căng một chiếc băng rôn” chế từ ca khúc “kinh điển” Năm anh em trên một chiếc xe tăng.
Tính nhạy bén và mẫn cảm của văn học nghệ thuật miền Nam đã làm cho người dân thêm sức mạnh. “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” nên yên nghỉ vì nó đã làm tròn trách nhiệm tuyên truyền của nó rồi. Cũng như ông vậy, nên yên nghỉ vì ông cũng đã hết ý tưởng sáng tác lẫn sinh lực phục vụ cho Đảng, đừng nên bốc đồng mà làm sụp đổ cả một sinh mệnh chính trị luôn cúc cung tận tụy với Đảng của chính ông.
Nhà báo Mặc Lâm (VOA)

Sửa bởi người viết 15/11/2019 lúc 09:34:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 15/11/2019 lúc 09:35:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiếc cho Trần Long Ẩn, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần

Ông Trần Long Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành Hồ - đúng là một nhạc sĩ thiên tai nên phát biểu của ông mới “có khả năng” gây nên trận cuồng phong ném đá như mưa từ tứ phương tám hướng thiên hạ ném vào mặt ông trên mạng. Riêng người viết bài này thì chỉ tiếc cho Trần Long Ẩn một điều, là, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần.

Lý do tại sao lại có sự “gắn bó hữu cơ” giữa một người đàn ông Miền Nam, trình độ học đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975 nay đã bạc đầu lại “có sự gắn bó hữu cơ” với mớ quần cùng “nội y” của một người đàn bà Bắc Kỳ “sinh ra ở Thái Bình, sống nhiều năm ở Hà Nội. Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất, bà đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên. Bà là một trong bốn người trong đoàn sống sót trở về.”? (1)

Câu trả lời cũng dễ thôi: Chỉ cần so sánh “phát biểu” của Trần Long Ẩn với của Dương Thu Hương.

Trong khi ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành Hồ “lên lớp”: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa.”

Thì cô thanh niên xung phong phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó là Bình Trị Thiên, sau khi “giải phóng” được Miền Nam: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải” (2).

Nói “Tiếc cho Trần Long Ẩn, Dương Thu Hương đã có máy giặt quần” là chủ quan.

Biết đâu, không có máy và phải thuê nhờ người khác giặt quần, chắc gì cô gái văn công bộ đội cụ Hồ ngày nào nay là bà cụ đang tị nạn CS tại Pháp, đã chịu để cho kẻ mớ ngủ “giữa ban ngày” như Trần Long Ẩn...

15/11/2019
Nguyễn Bá Chổi
____________
Ghi chú:

1. http://nguoikesu.com/nhan-vat/duong-thu-huong
Trích từ Ký 2, Đinh Quang Anh Thái, trang 178

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.