logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/07/2013 lúc 08:08:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Con hùm xám” Đặng Văn Việt thời trai trẻ, và lúc về già. Courtesy Congly.com
Đợt góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp từ ngày 2 tháng giêng cho đến ngày 31 tháng 3 vừa qua đã kết thúc và những ý kiến của những nhóm và tổ chức trong xã hội vẫn không được lắng nghe; thế nhưng hồi ngày 8 tháng 5, một công dân đảng viên 93 tuổi, từng là một trung đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một cán bộ với chức vụ cao nhất là Cục trưởng- ông Đặng Văn Việt, lại có thư ngỏ góp ý về sửa đổi hiến pháp Việt Nam kỳ này.

Bức thư ngỏ của ông nhận được nhiều phản hồi tích cực cả trong và ngoài nước.

Điểm không tiến bộ của hiến pháp

Gia Minh hỏi chuyện ông Đặng Văn Việt về một số ý chính trong thư ngỏ góp ý của ông. Trước hết ông cho biết nhận xét về những điểm tích cực trong hiến pháp đầu tiên của Việt Nam so với hiến pháp 1992:
UserPostedImage
Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam
Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không đi sâu vào vấn đề chính trị nhưng tôi có đọc bản hiến pháp đầu tiên của Việt nam và thấy thế này: thời kỳ đó Bác Hồ và một số người nghiên cứu soạn ra hiến pháp đó và thông qua quốc hội; hiến pháp đó có đặt vấn đề một cách sâu sắc về vấn đề đảng can thiệp vào nội bộ của hiến pháp. Nhưng từ năm 1992 trở đi vai trò của đảng ở trong nước càng mạnh, cho nên những nhà lãnh đạo đảng cộng sản thêm điều 4 vào hiến pháp, và đặt quốc hội dưới sự kiểm soát của đảng.

Điều nghiêm trọng của hiến pháp năm 1992 có điều nghiêm trọng ở chỗ: tự nhiên hiến pháp của một nước là luật chung cho cả một thời đại của cả một nước ở một giai đoạn dài lại có một đảng chen vào và khống chế mọi hoạt động của quốc hội. Đó là điểm không tiến bộ của hiến pháp sau so với hiến pháp đầu là ở chỗ ấy.Trong bài tham luận của tôi vừa rồi tôi có nói: bỏ điều 4 đi vì điều 4 không hợp hiến và không hợp pháp. Vì lòng thành thực đối với chế độ và tương lai của đất nước mà tôi đã góp ý cho sửa đổi hiến pháp.

Gia Minh: Theo ông vì sao người ta lại đưa ra lời kêu gọi mọi người dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này?
Ông Đặng Văn Việt: Về mặt bề sâu tôi không rõ; nhưng theo tôi nghĩ đây là một chủ trương của đảng và nhà nước khi mà tình hình trong nước có những thay đổi, biến động, nhiều dư luận trong quần chúng, cho nên những người lãnh đạo nhà nước đặt vấn đề bổ sung và sửa đổi hiến pháp. Vấn đề chính là thế thôi: vấn đề chính trị đòi hỏi phải có những thay đổi trong hiến pháp.

Gia Minh: Nhưng sau một thời gian thu thập ý kiến đóng góp, bản dự thảo sửa đổi trình cho quốc hội đợt vừa rồi không có gì thay đổi hết, thậm chí còn có những điểm còn bị cho là lạc hậu hơn hiến pháp cũ. Vậy theo ông, chuyện thực tâm nghe ngóng các ý kiến đóng góp là thế nào?

Ông Đặng Văn Việt: Theo tôi dân chủ, một đất nước có dân chủ là rất quan trọng. Dân chủ tức lấy ý kiến của đông đảo mọi người, những trí tuệ lớn nhất của dân tộc góp ý cho sửa đổi hiến pháp. Những người lãnh đạo phải có đầu óc sáng suốt nghiên cứu và tiếp thu vận dụng. Còn nếu như góp hằng triệu ý kiến mà đâu lại vào đấy thì thật là vô duyên, làm một việc lãng phí vô ích, không coi trọng cá ý kiến. Tất nhiên, đa số những người không biết gì vẫn không biết gì; nhưng đối với thiểu số những người có trí tuệ nhất phải suy nghĩ cái nào đáng tiếp thu, cái nào không đáng tiếp thu.
Nếu nói ý kiến của đa số đồng ý như cũ, mà đa số đó là những công nhân, nông dân. Họ là những người không có kiến thức gì mấy về hiến pháp. Nếu kết luận ý kiến đa số đồng ý như cũ; không nên làm việc này làm gì; vừa mất thì giờ, vừa tốn tiền, tốn của, tốn sức!

Sự tồn tại của chế độ này là có biết tiếp thu tiến bộ để sửa đổi hay không. Nếu không tiếp thu nổi, tự mình đi vào con đường tiêu hủy, diệt vong. Xã hội có qui luật chứ không phải ai muốn gì cũng được đâu. Những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn đều có những ông vua khai quốc công thần là những vị anh hùng hào kiệt; đến cuối triều đại do những người thừa hưởng không qua rèn luyện, không qua thử thách, rồi hưởng thụ nhiều quá, biến chất thoái hóa.

Chế độ càng thoái hóa, càng suy sụp và đi đến chỗ sụp đổ. Như nhà Lê, nhà Lý rất thịnh vượng, nhân dân rất sùng bái. Nhưng cuối triều Lê, Lê Chiêu Thống mời quân Thanh sang xâm lăng đất nước; thì Quang Trung phất cờ giải phóng dân tộc; nhân dân quay sang ủng hộ Nguyễn Huệ mà không ủng hộ nhà Lê nữa. Đó là qui luật, và thời đại ngày nay cũng vậy. Chế độ cộng sản có nhiều công trong việc giải phóng dân tộc; nhưng hiện nay có nhiều điều lạc hậu và thoái hóa; nhân dân góp ý để đảng sửa đổi những điều lạc hậu để giữ được vai trò lãnh đạo; chứ không phải tự rời vai trò, ‘ghế’ lãnh đạo. Nếu những người lãnh đạo có ý thức muốn giữ vai trò lãnh đạo thì phải nghe những ý kiến đúng, tiếp thu những ý kiến đúng để sửa đổi. Và là một cơ hội cho đất nước Việt Nam từ lạc hậu thành một nước tiền tiến về chính trị và đưa đất nước tiến lên.

Gia Minh: Xin cám ơn ông.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.