logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/12/2019 lúc 09:04:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mới đây, tôi có nghe nhắc đến một ca khúc cũ có tựa đề “ When will I be loved?”( Khi nào tôi mới được yêu?). Tuy Anh ngữ của tôi vẫn còn trong tình trạng “ăn đong”, tôi vẫn nghe và hiểu được chút đỉnh ca từ của bài hát. Nhờ ông Google mách bảo, tôi mới biết tác giả của ca khúc này là ca nhạc sĩ Phil Everly thuộc ban nhạc The Everly Brothers. Nhưng với ca khúc này người được nhắc nhớ nhiều hơn cả lại là nữ ca sĩ Linda Ronstadt. Được đưa vào danh sách 10 ca khúc hay nhứt trong năm 1960, nhưng bài hát này đã lên tới hạng nhì vào năm 1975 qua tiếng hát của Linda Ronstadt. Danh tiếng của người nữ ca sĩ 73 tuổi này vẫn còn tiếp tục vang dội cho đến ngày nay, thành ra mới có chuyện để nói.
Số là tối thứ Bảy ngày 7 tháng Mười Hai vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổ chức tại Trung tâm Kennedy một bữa tiệc để vinh danh một số nhân vật nổi tiếng. Và một trong những người nổi tiếng ấy là bà Linda Ronstadt. Không rõ vì cớ sự nào mà đương kim Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại chú ý đến bà Ronstadt một cách đặc biệt. Thật vậy, trong bài diễn văn khai mạc, Ngoại trưởng Pompeo nhắc đến ca khúc “When will I be loved” và nói riêng với người ca sĩ già: “Thưa bà Ronstadt, xin cám ơn và chúc mừng bà. Và tôi muốn nói: công việc của tôi là đi khắp thế giới. Tôi muốn biết “bao giờ tôi mới được thương?”
Trong bữa tiệc, khi được trao “micrô”, bà Ronstadt mới trả lời cho Ngoại trưởng Pompeo. Trước hơn 200 khách dự tiệc, vốn là một người ăn nói bộc trực và đã từng chỉ trích chính phủ của Tổng thống Donald Trump, người nữ ca sĩ cao niên này đã đứng lên và nhìn thẳng vào ông Pompeo rồi nói: “Tôi muốn được nói với ngài Pompeo, người đã thắc mắc không biết bao giờ mình mới được thương rằng: khi nào ông thôi ủng hộ ông Donald Trump”.
Trong những năm gần đây, nhứt là trong các liên hoan nghệ thuật, việc các tài tử giai nhân bày tỏ lập trường chính trị của mình đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Trong số những nữ ca sĩ tỏ rõ lập trường chính trị của mình, rất nhiều người trẻ hơn bà Ronstadt nhiều. Như trường hợp các cô Adele, Rihanna hay Taylor Swift. Nhưng hầu hết đều lên tiếng chống lại ông Trump trong những sinh hoạt nghệ thuật hơn là trong các cuộc tập hợp chính trị.
Việc bà Ronstadt “lên lớp” Ngoại trưởng Pompeo ngay trong một bữa tiệc do chính Bộ Ngoại giao đứng ra tổ chức quả là chuyện không bình thường. Trong giới nghệ thuật, bà Ronstadt nổi tiếng là một người khó tánh. Bà nói và làm điều bà muốn chớ không chịu làm theo điều người khác muốn hay ra lệnh cho bà phải làm. Nói cho cùng, như câu điệp khúc trong bài “When will I be loved?” dường như muốn nhấn mạnh, bà Ronstadt luôn muốn bày tỏ tinh thần độc lập của bà: bà không màng đến chuyện được người khác thích hay không thích, thương hay không thương !
Tạm gác chuyện chính trị sang một bên, câu hỏi “Bao giờ tôi mới được thương?” được Ngoại trưởng Pompeo đã tự đặt ra cho chính mình hơn là cho bà Ronstadt không thể không gợi lên cho tôi một câu hỏi khác quan trọng là: yêu và được yêu, điều nào quan trọng hơn?
Tất cả mọi người, từ lớn chí bé, ai cũng đều cảm thấy khao khát mãnh liệt được yêu thương. Đó là nhu cầu cơ bản nhứt của con người. Tất cả mọi cuộc nghiên cứu đều cho thấy rằng sau khi sinh ra, nhứt là trong 6 tháng đầu tiên, những đứa trẻ sơ sinh nào thiếu sự ôm ấp vỗ về đều sẽ bị chấn thương về tâm lý.
Vì được yêu thương là nhu cầu cơ bản nhứt cho nên hầu hết đều tin rằng được yêu thương và được quan tâm tới là yếu tố quyết định cho hạnh phúc của con người. Hầu như ai cũng đều xem quan hệ tốt đẹp với người khác là điều tối cần để có được một cuộc sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu được yêu, còn có một nhu cầu căn bản khác song song với nhu cầu này mà có lẽ nhiều người không muốn nhìn nhận: đó là nhu cầu yêu thương và quan tâm đến người khác. Nhu cầu này cũng mãnh liệt như cầu được yêu. Tỏ tình yêu thương, cư xử tử tế hay cảm thông với người khác không những làm cho họ được hạnh phúc mà cũng mang lại hạnh phúc cho chính mình.
Nếu phải trả lời cho câu hỏi của Ngoại trưởng Pompeo “Bao giờ tôi mới được thương?”, có lẽ tôi sẽ khuyên ông nên nghĩ đến việc phục vụ và yêu thương hơn là nghĩ đến chuyện người khác có yêu thích mình hay không. Trên đời này chẳng có ai được mọi người yêu thích cả. Con người ta vốn khó tính. Ca dao Việt Nam đã đưa ra nhận xét thật chí lý: ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười ở hẹp người chê. Chẳng có ai làm vừa lòng mọi người và được mọi người yêu thương cả. Hiền lành và yêu thương ngay cả kẻ thù như Chúa Giêsu mà còn bị thù ghét huống chi là người trần. Nhưng được yêu thương cũng chưa hẳn là thước đo của hạnh phúc đích thực. Tướng cướp nào cũng có kẻ đi theo. Bạo chúa nào cũng có người sống chết cho. Có ai được dân chúng Đức yêu thương cho bằng bạo chúa Hitler hay có ai được tôn thờ tại Trung Cộng cho bằng bạo chúa Mao Trạch Đông. Chính trị gia tráo trở nào cũng có khối người phục lụy. “Hội chứng Stockholm” vốn là điều rất thường xảy ra trong quan hệ giữa người với người: người ta vẫn có thể thương kẻ đang bắt giữ mình làm con tin! Tôi nghĩ đến hội chứng ấy khi nhìn cả nước Bắc Hàn khóc lóc thảm thiết trước cái chết của nhà độc tài Kim Jong Il hồi năm 2011. Có lẽ chẳng có nguyên thủ quốc gia nào được dân chúng yêu thương cho bằng ông. Ngày nay có lẽ dân chúng Bắc Hàn cũng tiếp tục bày tỏ một sự “yêu thương” như thế đối với con của ông là đương kim Chủ tịch Kim Jong Un. Nhà độc tài hay bất cứ một chính trị gia giảo hoạt lưu manh nào mà chẳng rung đùi thích chí khi được người dân tung hê và sẵn sàng hy sinh mọi sự vì mình.
Được yêu quả là một nhu cầu cơ bản của con người. Nhưng con người có thực sự hạnh phúc hay không là khi nhu cầu yêu thương và quan tâm đến người khác được thỏa mãn.
Về nhu cầu này, tôi nghĩ Ngoại trưởng Pompeo nên tìm đọc lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng này nói: “Lời khuyên của tôi là nếu bạn cần phải ích kỷ thì hãy ích kỷ một cách khôn ngoan. Người khôn ngoan phục vụ người khác một cách chân thành, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của mình. Có như thế cuối cùng bạn sẽ hạnh phúc hơn. Thứ ích kỷ khiến phải đấu đá, giết người, trộm cướp, nói những lời độc địa, quên phúc lợi của người khác sẽ chỉ dẫn đến mất mát cho chính bạn mà thôi”.

Chu Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.