Chủ Bí Nguyễn Phú Trọng hôm 30/12/2019 đã vô cùng hồ hởi dẫn lại lời đánh giá của Ngân hàng Thế giới “Mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam”.
Thế mà cũng chính ngay hôm ấy, bà Shuli Ren, chuyên gia chứng khoán các thị trường châu Á lại cho rằng: “Việt Nam chỉ trông đẹp trên giấy tờ” trong một bài bình luận đăng trên Bloomberg và Washington Post (1).
Bà Shuli Ren giải thích thêm, sở dĩ VN gần đây được đánh giá cao, vì đó là nước hưởng lợi nhiều nhất khi Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh thương mại khiến các hãng lớn, nổi tiếng đang dần dần rời bỏ TC, điển hình như Google đang chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel sang VN, Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng của họ ở TQ... nhưng trên sàn chứng khoán đã chứng minh ngược lại:
“Giờ là thời điểm vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng trên thực tế, Chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ đầu năm đến nay chỉ tăng vỏn vẹn 7,3%, thua xa mức tăng 32% của chỉ số CSI 300 trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến. ”(2)
(Chỉ số Index -Hoặc quốc tế thì sẽ có Chỉ số Dow Jones hoặc Nasdaq- là biểu hiện tổng hợp giá thị trường các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng hay là đang giảm. Khi Chỉ số Index tăng thì hầu hết các cổ phiếu đều tăng, và ngược lại.)
Về nguyên do khiến thị trường chứng khoán (TTCK) VN không khởi sắc, bà Shuli Ren đã chỉ ra có sự méo mó trong “rổ hàng hóa” của TTCK VN, phụ thuộc vào các yếu tố:
a. Các dòng vốn nước ngoài trong đó có Quỹ giao dịch ngoại hối (Exchange Traded Fund - ETF);
b. Sự chi phối bởi các ngân hàng;
c. Một nhà phát triển bất động sản, đó là tập đoàn Vingroup JSC.
Xin đi vào chi tiết:
a. Các Quỹ giao dịch ngoại hối (Exchange Traded Fund - ETF) đang trở thành một nguồn vốn nước ngoài quan trọng, năm 2019 các quỹ ETF đóng góp 44% dòng vốn ngoại vào VN. Các đợt tăng mạnh của TTCK VN vừa qua đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF này. Tài chính phát triển nhưng đồng thời nó sẽ kéo theo vô số hiện tượng tiêu cực như làm tăng giá trị thực, bùng nổ tiêu dùng, bong bóng bất động sản... nôm na là “Phồn vinh giả tạo” để giải thích cho chuyện giá cả bất động sản tại VN nhiều nơi hiện nay đang bị đẩy cao không thua gì tại Hoa Kỳ hay Châu Âu.
Rồi chỉ một thời gian sau đó, quá trình này lại bị đảo ngược hoàn toàn: Tỷ giá thực bị thổi lên quay lại làm giảm độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn ra, dẫn đến các bong bóng tài sản, đầu tư đều bị vỡ, tạo ra áp lực vật giá bị lạm phát, dẫn tới rủi ro tài chính vỡ nợ. (3)
b. Nói đến hệ thống ngân hàng VN là phải kể đến tổng các khoản cho vay của ngân hàng VN hiện nay đã vượt quá mức GDP của quốc gia, ngân hàng lại không có vốn dự phòng theo quy định là 8 % để đối phó cho các vấn đề nợ xấu (Nợ không có khả năng hoàn trả.) Cần phải nhấn mạnh ở đây, nợ xấu của ngân hàng VN hiện nay ước đoán lên đến vài chục ngàn tỷ, đa phần phát sinh là do các doanh nghiệp nhà nước (sân sau của các quan chức), do tham nhũng làm thất thoát qua hàng loạt các dự án, công trình kém hiệu quả...
Nên chỉ có hai kết cục cho tương lai VN: Hoặc là bị khủng hoảng nợ giống TC, hoặc là phải giảm quy mô cho vay doanh nghiệp càng ít càng tốt.
c. Riêng Tập đoàn Vingroup và các công ty con, chiếm gần 15% trong chỉ số chứng khoán, cũng đang có vấn đề, vì Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô và điện thoại thông minh. Ai cũng biết, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Vingroup vẫn là bất động sản. Nhưng đất đai VN gần đây lại trở nên khan hiếm, cạn kiệt, do đó Vingroup cũng không còn cơ hội để thực hiện các dự án xây khu đô thị thông minh rầm rộ như trước đây nữa. Vingroup đã mở ra và đóng lại không biết bao nhiêu dự án: VinDS (hệ thống cửa hàng quần áo, giày dép trong trung tâm thương mại Vincom), Vinlink, VinExpress (lĩnh vực logistics), Emigo (công ty thời trang VinFashion) hay mới nhất là VinPro và Adayroi... Cổ phiếu Vingroup tụt giá kéo theo chứng khoán giảm mạnh.
Nữ chuyên gia chứng khoán của Bloomberg, Washington Post Shuli Ren kết luận: "Việt Nam thực sự đang đi theo con đường Trung Quốc, đó là gieo hạt giống cho một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng mang đầy nợ nần và không có các cổ phiếu của các ngành công nghệ gắn với nền kinh tế mới. Đến lúc đó, sẽ không ai quan tâm đến một hệ thống bị hỏng, một điều mà Trung Quốc đã biết rất rõ. Vì vậy, trước khi người nước ngoài mất hứng thú, giờ là lúc Việt Nam cần gỡ bỏ các chính sách bảo hộ và mở cửa kinh tế thực sự."
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang lúc sinh thời có viết bài “Mặt trời đen quá đen, đen như đời ta/ Cuộc đời như chó hoang, lang thang về đêm”, ngẫm lại sao mà như đang mô tả tâm trạng của Chủ Bí hiện nay quá. Bà chuyên gia chứng khoán của Bloomberg, Shuli Ren đâu phải thế lực thù địch, bà ấy phân tích hoàn toàn trung thực nền kinh tế VN đang rơi vào tình trạng bế tắc, mặc cho ĐCS cứ mang ra tô hồng theo đúng chính sách một nhà nước cộng sản: Đó là chuyên môn báo cáo láo để che đậy khuyết điểm hòng củng cố vai trò lãnh đạo của đảng!
Đầu năm, có vài câu khai bút gửi đến ĐCS:
Mây đen bao phủ toàn cầu
Mặt trời mờ mịt trên đầu cộng nô
Chân Như
______________
Chú thích:1.
https://www.bloomberg.co...-the-u-s-china-trade-war 2.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-5095350 3.
https://ditiep.com/tac-d...-cac-nuoc-tiep-nhan-von/