Phát triển nền Kinh Tế Số Hóa là yếu tố quan trọng để hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nền Kinh Tế Số Hóa phát triển vượt biên giới, kết nối toàn cầu. Một quốc gia nếu không phát triển nền Kinh tế số hóa, không thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì nền kinh tế số hóa có khả năng kết nối qua mạng, giới thiệu công ty, sản phẩm, dich vụ, cung cấp thông tin cho mọi quốc gia. Vì tầm vóc quan trong của nền kinh tế số hóa, chúng ta thử tìm hiểu và nghiên cứu bản chất của nền kinh tế này như thế nào?
Nền Kinh Tế Số Hóa còn được gọi tắt: Nền Kinh Tế Số hay là Kinh tế Internet (Internet Economy), nền Kinh tế Mạng (Web Economy). Nền kinh tế số có một cấu trúc đặc biệt gồm các thành phần chủ yếu:
1- Kiến trúc hạ tầng kỹ thuật gồm có mạng viễn thông, trang thiết bị với hệ thống mạng, nguồn nhân lực về Công nghệ Thông tin.
2- Kinh doanh điện tử, qui mô giao dịch hàng hóa được thông qua mạng, sử dụng máy tính.
3- Thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử và…Chính phủ điện tử!
Các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị đều thực hiện qua mạng: Facebook, Instagram; giải trí thì qua mạng Netflix, Pinterest- Vận tải thi có Uber, Grab- Bán sỉ bán lẻ thì có Alibaba, Amazone, Lazarda- Về Giáo dục có Giáo dục từ xa- Giáo dục điên tử qua mạng như Coursera, KHAN Academy. Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) thì có Airbnb (Airbed&Breakfast) cung cấp hàng trăm ngàn phòng ngủ, nhà cửa qua mạng mà không sở hữu bất kỳ bất động sản nào.. Kinh tế số có tác động đến mọi lãnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, gia đình, cá nhân.
Cơ quan FORBES ước lượng kinh tế số thế giới năm 2016 đạt được 3000 tỷ USD và tăng rất nhanh sau đó. Trong tình hình hiện tai, ASEAN cũng có kế hoạch tăng kinh tế số hiện nay 150 tỷ USD lên 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Theo bản xếp hạng của AT Kearney năm 2017 về kinh tế số, cho thấy Viêt Nam xếp sau ThaiLan, Malaysia, Brunei…
VN hiện nay vẫn còn tệ trạng nhiều nền kinh tế hộ gia đình, buôn thúng bán bưng ở lề đường không có chính sách đăng ký minh bạch. Để thật sự chuyển sang nền kinh tế số, rất cần chính sách chuyển khối kinh tế hộ gia đình thành các doanh ngiệp đăng ký theo luật doanh nghiệp và hoat động theo luật pháp, kết nối theo chuỗi giá trị. Cần thực hiện công khai minh bạch, cắt giảm hẵn chi phí ngoài pháp luật, thay vì đầu tư vào “quan hệ thân hữu”,”doanh nghiệp sân sau”,“công nghệ phong bì”; đầu tư vào khoa hoc công nghệ thì nền kinh tế số hóa mới thật sự xâm nhập vào nền kinh tế VN.
Từ năm 2008, VN đã có ‘ví điện tử ‘ (Mo Mo) và hiên nay chỉ có 9 doanh nghiệp triển khai dịch vụ thanh toán điện tử, nhưng có đến 90% thanh toán ở VN vẫn bằng cách trả tiền mặt khi nhận hàng.(COD-Cash On Delivery)
Theo bản xếp hạng của LHQ, thì Chinh phủ điên tử của VN còn quá thắp, chỉ được xếp thứ 89 trên 193 nền kinh tế, xếp hạng thứ 6 trong 11 nước ASEAN, sau Singapore(4), Malysia(60), Philippines(71) và Bru-nei(83)
Việc xây dựng kho dữ liệu tương thích giữa các bộ, nghành và đia phương, tính công khai minh bạch, khung pháp luật như chữ ký điện tử v.v…còn cần rất nhiều nỗ lực. Chữ ký điên tử tuy đã được công nhận nhưng thanh tra, kiểm toán vẫn đòi hỏi chữ ký “tươi”, các doanh nghiệp vẫn phải in cả núi hóa đơn, chứng từ để trình duyệt xét.
Chính phủ VN từ năm 2015 đã đề ra nghị quyết về Chính Phủ Điên Tử (E.Government), đặt mục tiêu đến năm 2917 nâng cao tất cả chỉ số dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Nhưng không có chương trình hành động cụ thể, thiếu trách nhiêm giải trình. Ngày 14-5-2018 Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc của Chính phủ về chính phủ điên tử, quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điên tử do Thủ tướng đứng đầu, khẩn trương triển khai các mặt công tác về xây dưng chính phủ điên tử. Hy vong với quyết tâm này VN sẽ có bước tiến mới trong phát triển nền kinh số hóa với Chinh phủ điên tử. Tuy nhiên ngày 27-9-2019 –Bộ Chính Tri đề ra nghị quyết 52 đánh giá:
”Mức độ chủ động tham gia các cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ tư, 4.0, của nước ta còn thắp. Thể chế, chính sách, còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lương về nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình chuyển đổi số của quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi kinh tế số còn nhiều hạn chế…”.
http://tiasang.com.vn/-d...ien-kinh-te-so-hoa-12463 Nghị quyết 52 năm 2019 của BCT đánh giá đúng mức với thực tiển lịch sử:
VN và hầu hết các nước châu Á đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:-
CMCN1-với Động cơ Hơi nước-thế kỉ 18. Và
CMCN2 với Điện lực vào thế kỷ thư 19. Vào thời kỳ này, chỉ có Nhật Bản mở cửa học tâp Tây phương, châu Âu suốt 45 năm dưới thời Minh Trị (1852-1912) Khi cuộc
CMCN2 diễn ra thì Nhật Bản vươt lên như một cường quốc quốc tế.
CMCN3 diễn ra giữa thế kỷ 20 với máy Điện tử, máy tính và sau là Internet. Từ năm 1955-1973 là giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhât Bổn. Hàn Quốc phát triển mạnh từ năm 1982-1995 và Trung Quốc từ năm 1983-2011-hai quốc gia này đã có những buớc tiến vượt bực
CMCN4- (4.0) diễn ra váo thập niên cuối thế kỷ 20 và đâu thế kỷ 21 với cuôc cách mạng, phát triển trên 4 lãnh vưc: 1-Lãnh vực Kỹ Thuật số (trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, lưu trữ và xử lý những dữ liêu lớn…)
2-Lãnh vực Vật lý (in 3D, robot cao cấp-Xe tự lái…)
3-Lãnh vực công nghệ sinh học4-Lãnh vực năng lượng tái tạoNhưng những phát triển trên 4 lãnh vực trên vẫn còn trong giới hạn như những hình mẫu, trong phòng thí nghiệm, chưa được phổ biến rộng rãi trong đời sống
CMCN5- 5.0: Nhật Bản đã hứa vào năm 2020 sẽ đem tất cả thành quả của cuộc CMCN4-4.0 áp dụng ra ngoài đời, phục vụ xã hội như AI, Xe tự lái, Robot cao cấp…đánh dấu cuộc CMCN5-5.0 ra đời.Như vậy VN gần như đứng ngoài hầu hết 4 cuộc CMCN, do đó trong tình hình hiện tại sự tham gia vào cuôc CMCN 4.0 của nước ta còn thắp, thiếu chủ động, tích cực, còn nhiều hạn chế, còn nhiều bất cập là lẽ tất nhiên.
Tuy nhiên, nhờ tự do hóa và chấp nhận canh tranh trong công nghệ thông tin và truyền thông, giá cước phí lại thắp, năm 2017 VN đã có 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân số. Trong 65 triệu người sử dụng Internet, có đến 60% chưa biết vận dụng Internet vào kinh doanh.
Nhưng dù sao đi nữa, cuộc CMCN 4.0- đã đem đến cho những quốc gia không có truyền thống công nghiệp như VN, cơ hội phát triển nên kinh tế số với nông nghiêp thông minh, du lich thông minh, dich vụ số, tài chánh, thương mại điện tử…Nền kinh tế số phát xuất từ cuộc CMCN 4.0, gồm ba yếu tố quyết đinh thành công là CON NGƯƠI-THỂ CHẾ VÀ CÔNG NGHÊ. Yếu tố đầu tiên vẫn là con người. Yếu tố quyết định khả năng phát triển của con người là tư do cá nhân.
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và quản lý Kinh tế Trung ương, cũng thẳng thắn thừa nhận Quyền Tự Do Kinh Doanh vẫn còn bị hạn chế bởi một số ngành vẫn áp dụng nguyên tắc” Positive List”-doanh nghiệp chỉ làm những gì do Nhà nước cho phép- ví dụ như các ngành tài chánh, Ngân hàng, Tư vấn pháp lý…Cốt lõi của tư duy này chính là sự hạn chế trong việc mở ra mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm, dich vụ mới trong thời đại 4.0 Hệ quả của nguyên tắc “positive list” đã khiến Viêt Nam không bắt kịp quá trình kinh tế số. Theo ông Cung quyền Tư Do Kinh Doanh còn bị hạn chế bởi các quy hoạch bất hơp lý của các bộ, ngành, các địa phương. Bên canh đó quyên Tư Do KInh Doanh chỉ chủ yếu trong phạm vi kinh doanh cái gì-Còn kinh doanh như thế nào-Kinh doanh bao nhiêu….thì vẫn còn bỏ ngỏ…
http://reatimes.vn/thuc-...g-20191118220858244.html Hệ quả của các sự kiện trên đã khiến Việt Nam không bắt kịp quá trình Kinh Tế Số với cộng đồng quốc tế tiến bộ.
Nếu thông điêp cải cách là cần thiết cho năm mới 2020 thì đột phá thể chế sẽ là sự lựa chọn cần thiết để chinh phủ điện tử VN tiến hành nền kinh tế số hóa đem lại vô vàn cơ hội để phát triển kinh tế VN và nâng cao giá trị hiểu biết của con người…/.
4/1/2020
Đào Như