logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

3 Trang123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:03:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...d4-b5ca-d494c68e0e84.mp4]https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2020/01/9/90/9064fc1b-5c9f-4bd4-b5ca-d494c68e0e84.mp4

Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
UserPostedImage
Bà Virginie Battu-Henriksson.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh".
“Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm.
“Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...-ef7351e41c4e_mobile.mp4]https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2020/01/c/ca/cadb4ad7-9cf0-4008-bff1-ef7351e41c4e_mobile.mp4]

Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong.
Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
UserPostedImage
Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV
Hiện chưa rõ là phía Việt Nam hồi đáp như thế nào về yêu cầu này, cũng như thứ trưởng nào của Bộ Công an sẽ gặp đại diện của Liên minh châu Âu.
Hôm 14/1, 5 ngày sau cuộc đụng độ gây tranh cãi, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có buổi họp báo mà truyền thông trong nước đăng tải chi tiết, trong đó cáo buộc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, “cầm lựu đạn”, nhưng không trích dẫn ý kiến của thân nhân người được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của làng Đồng Tâm.
Trong một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây, đúng ngày gia đình tổ chức lễ tang cho ông Kình, bà Dư Thị Thành, vợ ông, kể lại chuyện bà bị "bắt phải khai cầm lựu đạn" lúc bị công an tạm giữ: “Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”. VOA tiếng Việt chưa rõ bà Thành bị thẩm vấn ở đồn công an nào.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...-ef7351e41c4e_mobile.mp4]https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2020/01/b/bb/bbc85529-c685-442f-b4c7-9895373059e2.mp4

Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng “EU cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới”.
“EU và Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách thức toàn cầu, thương mại và phát triển”, thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có đoạn. “Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế”.
UserPostedImage
Quan chức Việt Nam và EU tại lễ ký Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư.
Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”.
Tin cho hay, các hiệp định này cần phải được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU thông qua trước khi có hiệu lực.
Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.

Theo VOA

Sửa bởi người viết 15/01/2020 lúc 09:04:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:06:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dân lập nhóm ‘Hành Động Vì Đồng Tâm’ để ‘mưu cầu sự thật

UserPostedImage
Thông báo thành lập của nhóm "Hành Động Vì Đồng Tâm".

Một nhóm các nhà báo, nhà hoạt động, nạn nhân mất đất… tại Việt Nam vừa công bố thành lập nhóm “Hành Động Vì Đồng Tâm” với mục tiêu thu thập, kiểm chứng và công bố các thông tin liên quan đến vụ đụng độ ở Đồng Tâm hôm 9/1. Hậu quả của vụ này là ít nhất 3 công an và 1 người làng Đồng Tâm thiệt mạng.
Một trong những người sáng lập nhóm, nhà báo-blogger Phạm Đoan Trang, nói với VOA rằng kể từ khi xảy ra vụ việc, toàn bộ thông tin đưa ra trước công luận đều chỉ xuất phát từ phía công an và điều này “vi phạm rất nhiều nguyên tắc báo chí”.
Bà nói: “Công an chiếm độc quyền cung cấp thông tin. Tất cả thông tin đều từ công an ra hết, thì đương nhiên nó không đảm bảo tính công bằng, trung thực, khách quan của báo chí. Hoàn toàn không có một chút nào công bằng, khách quan ở đây cả. Rất thiếu nhân văn. Vi phạm rất nhiều nguyên tắc của báo chí. Thế nên chúng tôi mong muốn có một nhóm để cung cấp thông tin chính thức từ phía những người không thể lên tiếng, là những người yếu thế trong cuộc chiến với hệ thống cả một guồng máy như thế này”.
Ngoài ra, trong thông báo thành lập, nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm cho biết nhóm sẽ hoạt động trên cơ sở trung tâm điều phối các hoạt động về thông tin của các bên liên quan, cả trong nước lẫn hải ngoại, trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm “mưu tìm sự thật và công lý cho tất cả các bên liên quan”, kể cả người dân làng lẫn nhân viên công lực.
Vụ việc ở Đồng Tâm diễn ra vào đêm khuya tới rạng sáng 9/1 khi lực lượng hàng trăm công an ập vào làng Đồng Tâm để “bảo vệ công trình từ xa” (tức việc xây dựng tường rào quanh sân bay Miếu Môn khi việc xây dựng chưa tiến hành đến khu vực này) vì “biết được nhóm quá khích chuẩn bị vũ khí để đốt trụ sở UBND xã Đồng Tâm”, theo lời Tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an – thông tin cho báo chí ngày 14/1.
Theo thông tin từ người dân có liên lạc trực tiếp với người làng Đồng Tâm cung cấp cho VOA, cho đến nay, Đồng Tâm vẫn trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Các nhà báo độc lập hay người dân bên ngoài đều chưa thể tiếp cận trực tiếp với người dân làng.
Một số tổ chức quốc tế và các nhà hoạt động kêu gọi Việt Nam cho phép các cuộc điều tra độc lập được diễn ra trong bối cảnh xuất hiện quá nhiều thông tin mâu thuẫn giữa nguồn tin chính thức đưa ra từ Bộ Công an và thông tin từ phía người dân đưa lên mạng xã hội.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định với VOA rằng: “Chúng ta không biết chi tiết chuyện gì đã xảy ra ở đó. Cũng có thể là người dân ở Đồng Tâm đã tấn công bạo lực và nếu là như vậy thì chúng tôi cũng lên án chuyện đó. Nhưng thực tế cho thấy là người dân làng đã bị dồn vào đường cùng và họ không có lựa chọn nào khác. Đây mới là vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải trả lời”.
“Để xảy ra đối đầu như thế là một thất bại của chính quyền Việt Nam”, Phó giám đốc HRW nói với VOA, vì theo ông,“luôn luôn có cách để thương lượng một cách ôn hòa” và chính quyền “không nên để bất cứ người nào thiệt mạng chỉ vì tranh chấp đất đai”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết, chỉ một ngày sau khi thành lập, nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ người dân. Từ những nguồn tin trực tiếp và “hàng kilogam tài liệu” mà người dân làng cung cấp.
Nhà báo này cho biết nhóm sẽ công bố bản báo cáo đầu tiên về vụ này vào ngày mai (16/1).
“Thông tin mà chúng tôi thiếu nhất là thông tin từ phía chính quyền, từ phía công an. Không bao giờ những người làm báo cáo hay nghiên cứu độc lập ở Việt Nam có thể có đầy đủ thông tin từ phía chính quyền, nhất là phía công an cả. Nói chung, chúng ta rất khó biết họ đang làm gì, họ mưu tính gì và họ định làm gì tiếp theo”.
Ngoài việc kêu gọi tham gia, gửi thông tin, nhóm còn kêu gọi các thành viên tham gia bảo vệ các nhân chứng còn sống sót và chưa bị bắt, cũng như đóng góp sáng kiến để bảo vệ các nạn nhân và đòi công lý cho họ.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:16:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm: Tổ chức ‘học tập’ nhưng để sót… anh hùng

UserPostedImage
Lễ tang ông Lê Đình Kình, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đột kích vào Đồng Tâm, diễn ra hôm 13/1/2020.

Bộ Công an Việt Nam vừa “trang trọng phát động trong toàn lực lượng Công an nhân dân phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của Đại tá - liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy - liệt sĩ Phạm Công Huy, Thượng úy - liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân vì kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân đã anh dũng hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” (1).
“Phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” được phát động cùng lúc với việc một Trung tướng là Thứ trưởng Bộ Công an, khai báo lại với công chúng, cả ba liệt sĩ tử nạn do rớt xuống “hố kỹ thuật sâu bốn mét” khi công an nhân dân đột kích vào tư gia cụ Lê Đình Kình lúc rạng sáng 9 tháng 1.
Do phản ứng dữ dội của công chúng, từ khi phát lệnh tấn công đến nay, Bộ Công an đã nhiều lần phải thay đổi “lời khai”. Song “lời khai” nào cũng có nhiều điểm phi lý, không thể che đậy được sự càn rỡ của lực lượng bảo vệ - thi hành pháp luật và Bộ Công an càng tỏ ra “thành khẩn” thì càng bộc lộ nhiều điểm đáng ngờ, nên công chúng vẫn tiếp tục “tra khảo” hệ thống công quyền bằng vô số thắc mắc.
Cứ quan sát mạng xã hội, các diễn đàn điện tử và những website Việt ngữ, dẫu vô tâm cũng có thể nhận ra ngay lập tức, công chúng nghĩ gì về công an Việt Nam, muốn gì trong điều tra về cuộc tấn công vào làng Hoành? Chắc chắn những thông tin, nhận định ấy tác động rất mạnh mẽ đến nhận thức và sẽ chi phối hành động của cán bộ, chiến sĩ công an khi “thi hành công vụ” trong tương lai.
Do vậy, có thể hiểu tại sao Bộ Công an Việt Nam “trang trọng phát động” việc “học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” của ba sĩ quan công an đã tử nạn khi tấn công vào thôn Hoành “trong toàn lực lượng Công an nhân dân”! Tuy nhiên với những gì đã xảy ra, đặc biệt là khi nhân tâm, dân ý như đã thấy, chẳng ai dám khẳng định nỗ lực này có thể giúp “phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân” hay không?
***
Cứ cho là Bộ Công an thành thật khi khai báo về cuộc bao vây xã Đồng Tâm, tấn công vào thôn Hoành… Cứ cho là quan điểm về “chiến công” của công an nhân dân nói riêng, lực lượng vũ trang của Việt Nam nói chung, tuy khác hẳn thiên hạ nhưng vẫn hết sức đúng đắn, thành ra ba sĩ quan công an đã tử nạn do “rơi” xuống “hố kỹ thuật sâu bốn mét”, thật sự xứng đáng với “Huân chương Chiến công Hạng Nhất”…
Cứ cho là dù có đến ba sĩ quan công an cùng tử nạn trong cuộc đột kích vào một khu dân cư mà “kẻ thù” chỉ vũ trang bằng những vũ khí thô sơ như Bộ Công an đã trưng bày dưới dạng “chiến lợi phẩm, song kế hoạch tác chiến, khả năng chỉ huy thực hiện kế hoạch vẫn “hoàn hảo” (nói theo kiểu “Công an nhân dân” là có thể viết thành “sách”) và không cần tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, truy cứu trách nhiệm vì để xảy ra tử thương…
Thì nỗ lực xiển dương chính mình của Bộ Công an vẫn còn có… sơ sót đáng kể!
Ai hoặc những ai đã vượt qua được… “hố kỹ thuật sâu bốn mét”, lọt vào tư gia “đối tượng Lê Đình Kình” đập gãy chân, bắn xuyên tim, vô hiệu hóa “đối tượng” 84 tuổi và tàn tật này? Ai hoặc những ai vừa “dũng cảm” xông đến, vừa “khéo léo” gỡ được trái lựu đạn mà theo hình ảnh Bộ Công an từng công bố về “chiến lợi phẩm”, rõ ràng đã bị rút chốt, cần bẩy có thể bật ra bất kỳ lúc nào rồi phát nổ (2)?
So với ba sĩ quan công an đã “anh dũng hy sinh”, đã được tặng “Huân chương Chiến công Hạng Nhất”, giờ đang được Bộ Công an xem là những “tấm gương” để “toàn bộ lực lượng Công an nhân dân học tập”, rõ ràng những cá nhân trực tiếp “tiêu diệt” cụ Lê Đình Kình xứng đáng hơn nhiều cả về… kỹ năng tác chiến, lẫn sự… dũng cảm và hiệu quả khi “làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn Hoành”.
Tại sao Bộ Công an lại phớt lờ, không những không tặng gì cho cá nhân hoặc những cá nhân này mà còn không tổ chức cho “toàn bộ lực lượng Công an nhân dân học tập”?
***
Nhìn một cách tổng quát, “Phong trào học tập tấm gương dũng cảm hy sinh” của ba sĩ quan công an tử nạn khi tấn công vào thôn Hoành mà Bộ Công an vừa “trang trọng phát động” chính là một… cú hích, buộc công chúng phải chú ý, thúc họ chất vấn mạnh mẽ hơn: Tại sao lại giết cụ Kình? Tại sao không điều tra và trả lời một cách rạch ròi, “tiêu diệt” cụ Kình là chính đáng hay lạm sát để răn đe?
Ông Trần Hữu Dũng, người tổ chức và điều hành websites viet-studies.net (chuyên lựa chọn, giới thiệu những thông tin, ý kiến đáng chú ý đến Việt Nam) đã dẫn tin “Phát động phong trào học tập tấm gương anh dũng hy sinh của 03 cán bộ, chiến sỹ trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm” từ trang web của Bộ Công an, kèm thắc mắc như một tiếng thở dài: Bạn không tin vào mắt mình ư? Bạn vẫn tưởng sự độc ác và ngu xuẩn là có đáy?
Chắc chắn ông Dũng không đơn độc, có nhiều người cũng thắc mắc và thở dài như thế nhưng chẳng lẽ lại tiếp tục thắc mắc và thở dài rồi… thôi?
Trân Văn (VOA)
_______________
Chú thích
(1) http://www.bocongan.gov....dong-tam-d17-t27147.html
(2) https://baovephapluat.vn...ieu-doi-tuong-81396.html

song  
#4 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:19:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm: Có một huy chương từ nhân dân

UserPostedImage
Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV

Khi lực lượng chính phủ tấn công vào làng Đồng Tâm vào khuya ngày 9 tháng 1, người dân khắp nước nghe tin với tâm trạng hoang mang. Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một vụ cưỡng chế đất bình thường như xưa nay vẫn xảy ra trên khắp mọi miền đất nước nhưng tới khi nghe tin có người chết và nhất là lực lương tấn công cũng có ba công an tử thương thì dư luận vỡ ra những đồn đoán chung quanh những cái chết này. Không ít người cho rằng công an bị người dân Đồng Tâm tấn công khi bị bao vây nhưng nhiều người chứng minh ngược lại khi cho rằng không có người dân nào dám tấn công lực lượng công an đông đào và hùng hậu như vậy ngoại trừ họ bị lâm vào đường cùng như vụ án anh em Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng với “trận đánh đẹp” của Đại tá công an Đỗ Hữu Ca.
Cho tới sáng cùng ngày thì người dân bên ngoài Đồng Tâm biết thêm một ít thông tin nhờ… hệ thống Công an. Mọi tờ báo không có tin tức riêng mà được một bản tin do Bộ Công an phát ra và vì vậy người dân lại càng bị bao vây giữa bốn bức tường thông tin. Bất kể lực lượng đông đảo của người sử dụng Facebook chăm chăm vào Đồng Tâm, chính quyền tỏ ra rất cao tay khi phong tỏa mọi con đường vô hình lẫn hữu hình để thâm nhập vào bên trong Đồng Tâm nơi có gần 9.000 người sinh sống và làm việc.
Rồi báo chí được thêm tin từ Bộ Công an cho biết có ba công an tử thương trong trận tấn công này. Tên tuổi của cả ba người được công khai và sáng ngày 11 tức hai ngày sau khi tử thương cả ba được truy thưởng huân chương chiến công hạng nhất từ Chủ tịch nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công an về việc phong liệt sĩ, truy thăng quân hàm trước thời hạn cho 3 người đã hy sinh.
Ba người được truy tặng Huân chương gồm: đại tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động); trung úy Dương Đức Hoàng Quân (cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô) và thượng úy Phạm Công Huy (cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an Hà Nội).
Theo thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết quyết định này dựa trên đề xuất của Bộ Công an. Trước hết là truy thăng quân hàm vượt cấp với 3 chiến sĩ. Hai là công nhận 3 người hy sinh là liệt sĩ. Ba là đề nghị truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất. Và bốn là tổ chức lễ tang 3 chiến sĩ theo nghi thức Công an nhân dân tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Cùng lúc đó là cái xác của cụ Lê Đình Kình được cơ quan công an giao trả về cho gia đình.
Khi những cơn sóng bất mãn về các tấm huân chương trao đi thì cái chết của cụ Kình tiếp tục làm chúng trở thành sóng thần, ít ra trên mạng xã hội, hầu như không ai là không biết đến cái tên Lê Đình Kình cùng hình ảnh của ông tràn ngập hệ thống mạng xã hội Việt Nam. Người ta công khai buồn bã, khóc than và nhất là lên án kẻ đã bắn vào ông, một cụ già 84 tuổi đời với 58 tuổi đảng. Một cụ ông minh mẫn đến kỳ lạ, nhớ và kể vanh vách những diễn biến về Đồng Tâm từ bao nhiêu năm qua mà không cần liếc qua một trang giấy nào. Có xem video của ông Andre Menras khi về chính ngôi nhà của cụ quay lại những gì mà cụ nói người ta khó tin đây là một con người của bạo loạn. Trong từng lời từng chữ, cụ khẳng định việc làm của mình là chống lại bất công, sai trái của những ai cố tình lèo lái vụ Đồng Tâm vào ba chữ “tranh chấp đất”. Cụ khẳng định ý đồ của nhiều người chức quyền muốn lấy đất Đồng Tâm vì nó liên quan tới tập đoàn Viettel, nơi từng có một sĩ quan làm việc cho Viettel khẳng định với cụ là đất Đồng Tâm đã được chính quyền huyện Mỹ Đức bán cho tập đoàn này.
Dưới cái nhìn của rất nhiều người quan tâm tới vụ Đồng Tâm thì cụ Lê Đình Kình là một anh hùng thực sự. Anh hùng vì cụ dám đứng ra chống lại cả hệ thống. Vời gần 60 năm sinh hoạt đảng cùng với những chức vụ nhỏ nhất là Chủ tịch Hợp Tác xã, rồi Trưởng công an, rồi Bí thư UBND Xã Đồng Tâm cụ Kình không lạ gì tâm ý của đảng trước các vấn nạn gai góc về đất đai. Biết nhưng cụ không sợ hãi, cụ đứng lên trước người dân Đồng Tâm năm lần bảy lượt bị khủng bố, bắt giữ, đánh đập, thương tồn thân xác đến tàn tật nhưng cụ không chùn chân. Đã vậy cụ còn cho phép cả nhà mình từ con đến cháu, quây quần chung quanh cụ như những con chim nhỏ bé núp dưới đôi cánh đại bàng để cùng nhau sống còn với miếng đất của mình và của nhân dân.
Cái chết của cụ kéo theo sự tù tội của con cháu cùng hệ lụy không đếm hết của người dân Đồng Tâm. Có lẽ đây là cái chết của một đảng viên gây thương tổn xã hội nhiều nhất. Nó khiến người dân thương cảm bao nhiêu thì hệ thống đảng lại bị dằn xóc bấy nhiêu. Người đứng trong đảng còn lương tri thì chắt lưỡi tiếc cho một hành động được họ đánh giá là “nông nỗi’. Người có chức phận lên án cụ là kẻ phản động chống đảng… cũng không hiếm người nhanh chóng bị cào vào làn sóng dư luận viên cho rằng cụ bị mua chuộc…Mọi biểu hiện đều cho thấy hình ảnh của cụ không những sẽ biến mất sau cái chết như chính quyền mong đợi mà nó lại bùng lên như ánh đuốc trong đêm tối soi rọi những góc khuất nhất của vụ án Đồng Tâm.
Người dân nhắc tới cụ Kình luôn đi kèm tới lời lẽ không hay về ba công an tử thương trong vụ tấn công Đồng Tâm. Có người nhắc tới như một sự đáng tiếc vì dù sao ba người cũng thi hành công vụ mà chết, có người giận cá chém thớt cho rằng hành vi tấn công nhân dân vào đêm tối sẽ chuốc hậu quả không thể khác hơn, nhưng một luồng dư luận khác lại công phẫn với người ký quyết định trao tặng huân chương mà không để ý tới sự bất mãn của nhân dân trước cái chết của cụ Kình.
Ba cái huân chương này không khác gì là vật hối lộ cho một quyết định nông nỗi. Nó chứng tỏ hành vi chữa cháy, an tâm những người có mặt trong trận càn Đồng Tâm và nhắn nhủ với lực lượng vũ trang rằng dù gì đi nữa thì họ cũng sẽ được đảng bao che nếu họ biết vâng lời đảng.
Cụ Lê Đình Kình là một nỗi đau của đảng vì cụ không vâng lời đảng và vì vậy cụ được nhân dân tôn kính. Không có bất cứ thứ huân chương nào đáng tôn quý bằng những cái cúi đầu thinh lặng tưởng nhớ của người dân. Cụ được người dân cả nước đồng lòng nhớ tới và vì vậy cụ vĩnh viễn là một biểu tượng nhân cách trong thời đại mà sự luồn cúi được tôn vinh trong cả hệ thống.
Nhà báo Mặc Lâm (VOA)
song  
#5 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:22:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm: Khi nào có thể tin được chính quyền?

UserPostedImage
Hình trích xuất từ video trên trang YouTube của Việt Mai Sau.

Cuộc tấn công vào Đồng Tâm được thực hiện vào lúc đêm hôm, internet bị cắt, điện thoại bị phá sóng và các quan sát viên độc lập trong đó có các luật sư của dân Đồng Tâm bị cấm vào làng.
Hiển nhiên chính quyền đã cố tình dựng lên bức tường ngăn thông tin khách quan lọt ra bên ngoài. Vậy khi nào chúng ta có thể tin vào những gì chính quyền nói?
Câu trả lời là chúng ta không thể nào tin vào những gì họ nói mà chỉ có thể tin khi có những hình ảnh và video quay lại những gì họ đã làm. Đó là những video phải còn nguyên các dữ liệu về ngày tháng, máy quay nào được sử dụng và những góc quay khác nhau của cùng một sự kiện. Để kiểm chứng ảnh, người ta chỉ việc tải lên trang http://fotoforensics.com/ và lấy thông tin kỹ thuật của ảnh. Đối với video, công cụ mang tên InVID - http://bit.ly/kiem_tra_video - sẽ giúp xác định địa điểm, ngày giờ quay video nếu người ta chưa xoá những thông tin đó đi. Những ảnh không có ngày giờ và địa điểm đều khó có thể kiểm chứng dù không phải là không thể.
Hơn nữa, do chính quyền đã chọn tiến hành cuộc bố ráp vào ban đêm, các hình ảnh quay được, nếu họ có quay, sẽ khó rõ ràng ngoại trừ họ dùng camera đặc biệt.
Cho tới khi có những hình ảnh thu từ những góc độ khác nhau mà chúng ta có thể kiểm chứng, tất cả những gì chính quyền đưa ra chỉ là lời bao biện cho một cuộc tấn công tàn ác nhưng được thực hiện kém cỏi tới mức có ba quân chính phủ thiệt mạng. Ngay cả chi tiết ba cảnh sát thiệt mạng cũng vẫn cần phải có hình ảnh động xác thực mới có thể chứng minh hoàn cảnh họ qua đời.
Trong thời đại 4.0 mà chính quyền Hà Nội đang muốn tận dụng triệt để các lợi thế, việc ghi lại các hình ảnh của cuộc tấn công là chuyện rất dễ dàng. Cũng không loại trừ trường hợp họ đã có những thước phim đó nhưng không thể sử dụng công khai vì chúng bất lợi cho chính quyền.
Tương tự, những lời khai của các thành viên gia đình đảng viên xấu số Lê Đình Kình mà VTV đưa đều vô giá trị. Chỉ có các video quay lại hành động họ làm mới có thể làm bằng chứng.
Các tù nhân Việt Nam từng khai bị cảnh sát đánh đập dã man, thậm chí gí cả roi điện vào dương vật rồi treo ngược họ lên đánh. Để bảo toàn tính mạng, người ta sẽ cứ đọc những gì công an viết sẵn để rồi ra toà sẽ phản cung. Có những người nhận tội giết người trong quá trình điều tra và bị ở tù nhiều năm như ông Nguyễn Thanh Chấn dù có phản cung về sau này. Nhiều trường hợp được cho là “tự tử” ngay trong quá trình tạm giam, có những trường hợp còn được cho là tự đút tay vào ổ điện để tự sát.
Chuyện những người bị bắt ở Đồng Tâm có gương mặt thâm tím khi lên truyền hình cũng có thể là sự cố tình của phía công an và những người làm tuyên giáo hòng làm hả dạ bộ phận dân chúng bực tức vì chính quyền kém cỏi khi để ba cảnh sát thiệt mạng.
Những người làm tuyên giáo cũng dùng tiểu xảo để đánh lừa dư luận một cách tinh vi. Chẳng hạn họ dùng một đoạn video mà người dân kể lại kế hoạch bảo vệ Đồng Tâm hồi năm 2017 để nói rằng đó là âm mưu họ sẽ thực hiện trong năm 2020.
Đoạn từ giây thứ 44 trong video của VTV1 có tại đường dẫn này - http://bit.ly/vtv_tieu_xao - chính là đoạn phỏng vấn ông Bùi Viết Hiểu đã có trên YouTube ở 52’36’’- http://bit.ly/dong_tam_2017 - nhân kỷ niệm hai năm diễn biến ông Lê Đình Kình vô cớ bị đánh gãy chân khiến dân làng bắt giữ một nhóm cảnh sát. Ông Hiểu, người là cánh tay phải của ông Lê Đình Kình, được cho là hiện vẫn đang nằm tại Bệnh viện Quân y 103 nhưng gia đình không được phép vào thăm. Trong lần ông Kình bị đánh què chân, ông Hiểu cũng bị bắt dẫn ra xe công an nhưng vùng chạy thoát.
Để hình dung ra đôi chút cách lực lượng cảnh sát cơ động đối xử với ông Lê Đình Kình ra sao vào lúc mờ tối ngày 9/1, hãy nghe chính ông kể lại lần đầu họ tẩn ông hồi tháng 4/2017 sau khi lừa ông ra khỏi làng:
“Khi đến đấy một cái là một anh cảnh sát cơ động nhưng họ toàn mặc quần bò áo thun đen…, một anh nhảy xuống, đứng vào cái góc tường ở đấy và nổ hai băng đạn chỉ thiên và ngay lúc đó là Trần Thanh Tùng đá tôi một cái, Trần Thanh Tùng đứng đằng sau tôi, mà Trần Thanh Tùng là về công tác tại xã Đồng Tâm này nhiều lần rồi, mà ngay hôm đấy và cách đấy mấy hôm vẫn gặp tôi, vẫn cứ làm việc.
“Đá tôi một cái tung tên và trôi một mét rưỡi. Cái đá của một công an mà họ đang sung sức thì có thể nói nó là một cái đá mà mục đích là tiêu diệt mình cho nên một cái đá họ không thương tiếc. Thì tôi tung lên một cái rồi ngã ngửa, đập đầu xuống đường bê tông nhưng mà hôm ấy tôi đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ bảo hiểm thì hôm ấy có thể vỡ đầu ngay tại chỗ ấy, và chết ngay tại chỗ ấy.
“Thế sau đó là ba anh cảnh sát, thì một anh tức là nó nổ chỉ thiên để nó nhảy lên sau, còn hai anh nó ẩn cái đít xe lên thì mỗi anh đứng một bên nó cầm một chân một tay tôi nó tung lên như một con vật, tung lên xe…
“Khi lên, thì tôi biết là gãy chân tôi rồi, thì tôi xin lỗi tôi chửi một câu “ĐCM chúng mày, chúng mày đá gãy chân bố mày rồi” thế thì lập tức lấy tay, còng tay số tám tôi và lấy giẻ đút nút chặt vào mồm tôi và lấy một mũ len ba lỗ kéo kín mít thế này.”
Lần này ông Lê Đình Kình, vẫn còn là đảng viên vào rạng sáng ngày 9/1, đã bị những viên đạn găm thẳng vào người. Ông cũng không còn có thể mô tả lại được họ đã giết ông ra sao và tất cả những nhân chứng đang nằm trong tay của những người giết ông. Sự thật về những gì diễn ra sáng hôm đó có thể sẽ không bao giờ được biết tới vì không loại trừ khả năng những người chứng kiến sẽ bị kết án tử hình.
Nguyễn Hùng (VOA)
song  
#6 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:24:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi công dân tra khảo công an: Vài ngày có một lời khai mới

UserPostedImage
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.

Lời khai của Trung tướng Lương Tam Quang hôm 14 tháng 1 đã phủ nhận lời khai của Thiếu tướng Tô Ân Xô hôm 10 tháng 1. Trước đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô đã từng phủ nhận thông báo của Bộ Công an hôm 9 tháng 1.
Sáng 9 tháng 1, Bộ Công an thông báo, vừa có một số “đối tượng chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn khiến ba cán bộ chiến sĩ công an hy sinh (1)…
Ngày hôm sau, ông tướng một sao là Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ Công an, khai rằng, chuyện không xảy ra ở công trường xây dựng sân bay Miếu Môn, công an trấn áp làng Hoành vì “tổ công tác đi vào làng” thì bị tấn công bằng “lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, khiến “ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh” (2). Lời khai ấy rõ ràng bất lợi cho Bộ Công an, ít nhất nó cũng chứng tỏ Bộ công an “khai báo gian dối”!
Tuy nhiên mới đây, ông tướng hai sao, chức vụ cao hơn (Thứ trưởng Bộ Công an), tiếp tục khai lại, lời khai còn nguy hại hơn lời khai của tướng Xô: Không có “tổ công tác” nào đi vào làng Hoành mà ngược lại, làng Hoành bị các “tổ công tác” bao vây bởi rất nhiều “chốt”. Cuộc tấn công vào làng Hoành xảy ra vì “chốt 16” bị “ném lựu đạn”, khiến “lực lượng chức năng phải tiến hành các biện pháp cần thiết”.
Cứ như lời tướng Quang thì dù đã khai lại, thành khẩn hơn so với Bộ Công an, tướng Xô vẫn còn gian dối”: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh” không phải vì “lựu đạn, bom xăng, dao phóng” mà do cùng té xuống “hố kỹ thuật”. Tướng Quang cũng chính thức xác định, “lời khai” của nhiều cá nhân, nhóm ủng hộ công an, bảo vệ đảng về chuyện các đối tượng chống đối đào hầm, cắm chông, bẫy các cán bộ, chiến sĩ công an là… thất thiệt (2).
Tại sao Bộ Công an, Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ Công an, Thứ trưởng Công an liên tục thay đổi lời khai? Ai cũng thấy đó là vì phản ứng dữ dội của công chúng. Những thắc mắc, nhận định về hàng loạt yếu tố phi lý trong các lời khai của Bộ Công an và đại diện cho bộ này, rồi những thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ tấn công mà Bộ Công an không thể ngăn chặn đã buộc Bộ Công an phải khai đi, khai lại!
***
Tuy tướng Quang đã… thành khẩn hơn nhưng cuộc tấn công vào lành Hoành lúc rạng sáng 9 tháng 1 vẫn còn nhiều thắc mắc mà công chúng đã truy vấn vẫn chưa được trả lời: Tại sao lại bao vây một xã khi dân chúng trong xã chỉ thắc mắc – khiếu nại đòi giải quyết thỏa đáng việc thu hồi đất? Luật pháp Việt Nam có cho phép hệ thống công quyền tùy tiện cắt điện, cắt dịch vụ điện thoại, Internet, phá sóng, cấm đi lại, kể cả buộc trẻ con phải nghỉ học để gây áp lực lên những cá nhân và cộng đồng có cá nhân thắc mắc – khiếu nại hay không? Luật pháp Việt Nam có cho phép sử dụng các đơn vị tinh nhuệ tấn công vào một khu dân cư, nơi cư trú của công dân lúc rạng sáng?
Vì sao Bộ Công an hết sức lập lờ về sự “hi sinh” của “ba cán bộ, chiến sĩ công an”. Ban đầu, cố tình dẫn dắt công chúng, khiến họ ngộ nhận rằng cả ba thiệt mạng vì “lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, giờ mới thừa nhận nhận cả ba thiệt mạng do cùng té xuống “hố kỹ thuật” sâu bốn mét. Kế hoạch tác chiến đã được soạn thảo như thế nào để ba sĩ quan cùng thiệt mạng do “té” xuống “hố kỹ thuật”? Ai lập, ai phê duyệt kế hoạch tác chiến và có truy cứu trách nhiệm những cá nhân này với tình tiết tăng nặng là vi phạm pháp luật (tổ chức tấn công ngoài khung thời gian luật định), trở thành nguyên nhân (trời tối) gây hậu quả nghiêm trọng hay không?
Khi lời khai của Bộ Công an hết sức bất nhất, chứng tỏ Bộ Công an thiếu trung thực khi khai báo với công chúng về cuộc tấn công làng Hoành, tại sao không tổ chức điều tra riêng để xác định: Có thực là các đối tượng chống đối đã sử dụng lựu đạn, đổ xăng thiêu sống cùng lúc “ba cán bộ, chiến sĩ công an” hay không? Vào lúc đó, hàng ngàn “cán bộ, chiến sĩ công an” khác đang ở đâu để các đối tượng chống đối có thể thực hiện hành vi phạm tội? Luật Quản lý, Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (có hiệu lực từ tháng 7 năm 2018) cấm nổ súng vào người già trừ trường hợp sự chống trả của họ đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác (4).
Không ai tin cụ Lê Đình Kình đã tử thương mà còn có thể nắm chặt trong tay một trái lựu đạn rút sẵn chốt để công an thu giữ như bằng chứng “chống trả” vì trái với lẽ tự nhiên. Ai sẽ trưng cầu, ai sẽ giám định thực – hư? Ai sẽ tổ chức điều tra xem ai hoặc những ai nổ súng vào cụ Kình? Qui định nào của luật pháp Việt Nam cho phép công an thay mặt hệ thống bảo vệ pháp luật tước đoạt sinh mạng của một công dân, chỉ vì công dân đó bị cáo buộc là “cầm đầu một nhóm chống đối”? Khi đã xác định tình tiết “cụ Kình chết mà còn có thể nắm cứng một trái lựu đạn đã rút chốt nên lựu đạn không nổ”, si sẽ xem xét, truy cứu trách nhiệm những cá nhân tham gia vào việc che đậy hành vi giết cụ Kình?
***
Cho dù một số cá nhân, nhóm chủ động “giải độc dư luận” ngay sau khi Bộ Công an tấn công vào làng Hoành, dẫu các đợt tấn công vào một số trang facebook, tài khoản trên You Tube, diễn đàn điện tử, website,… cung cấp thông tin, hình ảnh, ý kiến trái với “quan điểm chính thống” hết sức dữ dội, thậm chí hệ thống công quyền Việt Nam còn bắt ngay – thông báo lập tức về việc tạm giữ hình sự ông Chung Hoàng Chương vì “đăng nhiều bài viết mang tính chất xuyên tạc, làm mất uy tín của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang trong vụ ‘chống người thi hành công vụ’ xảy ra tại xã Đồng Tâm” nhằm răn đe công chúng (5) nhưng áp lực từ dư luận vẫn tiếp tục tăng.
Chính áp lực có tính chất tra khảo đó đã buộc Bộ Công an nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung phải liên tục phân bua và cứ vài ngày, Bộ Công an lại khai thêm một tình tiết mới. Đây có lẽ là lần đầu tiên hệ thống công quyền Việt Nam bị động đến như vậy. Chẳng riêng Bộ Công an, Bộ Thông tin – Truyền thông cũng hết sức vất vả và có thể vì thế mà nổi đóa, công khai chỉ trích Facebook “phản ứng rất chậm, quan liêu, tự làm theo ý mình” nên hiệu quả “ngăn chặn, gỡ bỏ”…. rất thấp. Trong mắt Bộ Thông tin – Truyền thông, chỉ có Google và You Tube đủ thiện chí “rút ngắn thời gian xử lý khi nhà nước Việt Nam gửi yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm”. (6)!
Ít nhất là từ trung tuần tháng này đến nay, cả Facebook lẫn You Tube, Google,… đang phải đối diện với áp lực tăng vọt từ chính quyền Việt Nam lẫn khách hàng. Chắc chắn những doanh nghiệp này đã nhận ra, chính quyền Việt Nam có quan hệ mật thiết với vô số báo cáo láo khiến họ phải đóng hay xóa nhiều trang facebook, nhiều tài khoản trên You Tube,… và phải xử lý vô số khiếu nại.
Chính quyền Việt Nam có thể dùng “lợi” để thúc ép những doanh nghiệp như Facebook, You Tube, Google nhưng những doanh nghiệp này không thể vì “lợi” mà vứt bỏ các giá trị phổ quát vốn đã được các xứ sở văn minh sử dụng luật pháp để bảo vệ. Người Việt cả trong lẫn ngoài Việt Nam có thể yêu cầu các tổ chức quốc tế, các chính khách ở nhiều quốc gia hỗ trợ nỗ lực tra khảo công an, tìm kiếm công lý cho đồng bào của mình.
Chưa kể những cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do mà chính quyền Việt Nam từng ký kết không chỉ hạn chế đáng kể khả năng “trừng phạt” những doanh nghiệp như Facebook, You Tube, Google mà còn có thể đẩy chính quyền Việt Nam vào vị thế hết sức bất lợi do không tôn trọng những nguyên tắc mà Việt Nam cam kết sẽ thực thi để không gây tổn hại cho bất kỳ doanh nghiệp nào của các bên có liên quan.
Trân Văn (VOA)
_____________
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/tho...-o-dong-tam-1169993.html
(2) https://tuoitre.vn/khoi-...am-20200110160836281.htm
(3) https://news.zing.vn/vu-...the-nao-post1035946.html
(4) https://thuvienphapluat....-ho-tro-2017-320097.aspx
(5) https://anninhthudo.vn/c...that-bop-meo/839540.antd
(6) https://anninhthudo.vn/c...that-bop-meo/839540.antd

song  
#7 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:32:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Tiền hậu bất nhất’ trong lý do đưa quân đến Đồng Tâm của Bộ Công an

Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang khi phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí hôm 14/1/2020, cho biết, cảnh sát cơ động vào thôn Hoành lúc rạng sáng 9/1 để ‘kịp thời bảo vệ người dân’ trước lời đe dọa của nhóm chống đối.
Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, sở dĩ rạng sáng Công an Hà Nội đưa quân vào lập các chốt an ninh trong xã, vì theo kế hoạch, ngày 9/1, tường rào sẽ xây đến khu vực Đồng Sênh của xã Đồng Tâm. Tường rào này bắt đầu xây từ khu vực giáp ba xã của huyện Chương Mỹ, kéo dài tới xã Đồng Tâm.
Ông Quang dẫn nguồn tin từ Bộ Công an thông báo ‘khi đi đến làm nhiệm vụ cách cổng thôn Hoành khoảng 50 mét, cán bộ của chốt số 16 bị ném quả nổ, bom xăng và bị phi dao phóng lợn’. Khi bị cảnh sát truy đuổi, hơn 20 người chạy vào các căn nhà nằm sát nhau của Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, ném chai xăng từ tầng 2-3 xuống dưới.
Đây là lần thứ 3 Bộ Công An đưa ra kịch bản khác nhau để nêu lý do đưa lực lượng cảnh sát cơ động, tấn công vào thôn Hoành, rạng sáng 9/1/2020.
Trả lời RFA hôm 14/1, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định:
“Tôi gọi đó là khủng hoảng về truyền thông. Đó là bước khởi đầu để đảng cộng sản Việt Nam và bộ chính trị phải đối diện cuộc khủng hoảng toàn diện không tránh khỏi. Và có thể nói, cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện này là tồi tệ nhất trong suốt 45 năm qua, khởi phát từ Đồng Tâm.”
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, việc Bộ công an đã ra những phát ngôn như vừa nêu, là một cách tiền hậu bất nhất, điều đó phản ánh một điểm rất dễ thấy, đó là vì họ nói sai sự thật. Theo ông, một trong những nguyên tắc khi điều tra, đó là luôn luôn là sự thật, vì khi nói thật thì có nói 100 lần vẫn vậy, vì cốt lõi ở đây đó là nói láo, nên dẫn đến tình trạng tiền hậu bất nhất.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, dưới góc độ người dân cho rằng, việc chính quyền cố che đậy mọi thông tin, để độc quyền đưa tin về sự việc Đồng Tâm là không công bằng, và cũng vi phạm quyền được thông tin của người dân. Ông nói tiếp:
“Lẽ ra những chuyện như vậy nên để báo chí tham gia một cách hết sức bình thường, khi như vậy thì mỗi tờ báo sẽ đưa tin theo tin họ thu thập và theo đánh giá của họ, thì công chúng sẽ biết sự thật là như thế nào. Còn ở đây thì họ lại che đậy hết mọi thông tin, dẫn đến việc người dân rất hồ nghi tất cả thông tin của phía chính quyền đưa ra. So với thông tin ban đầu và thông tin hôm nay họ đưa ra, rõ ràng người dân họ thấy có sự chênh lệch thông tin. Dưới góc độ người dân thì tôi cho rằng, không thể chấp nhận một sự việc mà chính quyền độc quyền thông tin, theo hước đảm bảo việc làm của họ là chính đáng và hợp pháp, đẩy sự thất lợi về phía người dân Đồng Tâm, như vậy là không công bằng.”
Trước đó, vào ngày 10/1, trong thông báo đầu tiên trên cổng thông tin Bộ Công An, cơ quan này nói dân Đồng Tâm tấn công lực lượng chức năng khi đang xây tường rào sân bay Miếu Môn. Tuy nhiên, Bộ công an đã sai sót với cách lập luận này, vì việc xây tường rào lúc 4h sáng là không hợp lý và địa điểm đàn áp dân lại là ở thôn Hoành, cách tường rào sân bay lên đến 3km.
Anh Trịnh Bá Phương, một dân oan mất đất, người thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình Đồng Tâm, nhận định:
“Tôi thấy họ đưa một số thông tin, như lực lượng công an bảo vệ xây tường rào ở đất tranh chấp Đồng Tâm, lúc họ lại nói là đến tuần tra thì bị tấn công… họ dựng lên những kịch bản mà tôi thấy rất sai sự thật. Lúc khác thì họ lại nói đến để cưỡng chế, trong khi khu đất cưỡng chế cách nhà cụ Kình vài cây số. Cho nên đây thật sự là một cuộc đàn áp đẫm máu tấn công nhà cụ Kình, chứ không còn là cưỡng chế nữa. Họ rất mâu thuẫn lời nói.”

UserPostedImage
Ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí, hôm 14/1/2020. Courtesy bocongan.gov.vn


Đến ngày 12/1, qua nhiều kênh thông tin, cơ quan chức năng lại cho rằng dân Đồng Tâm phá tường rào sân bay Miếu Môn, sau đó chạy vào thôn Hoành. Kịch bản này ngay lập tức bị dư luận phát hiện là không thấy hiện trường vụ phá hoại tường rào. Ngoài ra, người dân Đồng Tâm xưa nay luôn ủng hộ quân đội xây tường rào này, vì tách bạch với khu đất 59 hecta đang tranh chấp.
Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa ra ý kiến về mặt pháp lý:
“Về phương diện pháp lý thì một đồng nghiệp của tôi là luật sư Ngô Anh Tuấn, cũng là người trợ giúp pháp lý cho người dân Đồng Tâm, phát biểu rằng mà tôi muốn chia sẻ quan điểm của anh ấy, anh ấy cho rằng không có cơ sở pháp lý nào để đưa quân xuống khu vực Đồng Tâm. Vì nếu cưỡng chế thì phải có quyết định cưỡng chế, hay đưa quân bắt người thì phải có quyết định bắt người, hay khám xét nhà ở. Ngay cả ông trung tướng Quang cũng đã nhìn nhận, khi đưa quân xuống thì hoàn toàn không có lệnh bắt giữ người, không có lệnh khám xét nhà.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, trong khi việc lấn cấn giữa chính quyền và người dân là tranh chấp đất đai, thì giải quyết tranh chấp phải ở đất đai, vì thế việc kéo lực lượng vũ trang tới nhà dân, tức là khu vực không có tranh chấp, tự tiện xông vào với các đơn vị vũ trang có vũ khí, thì rõ ràng đây là hành vi trấn áp dân bất hợp pháp.
Trả lời RFA hôm 14/1, Luật sư Ngô Anh Tuấn, nói:
“Tôi cũng vừa đọc tin đó, tôi cũng hơi bất ngờ việc người ta đưa lý do (đưa quân xuống Đồng Tâm). Trong các vụ án thì cũng có trường hợp người ta đưa thông tin không đúng, để khỏi ảnh hưởng điều tra, tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi nghĩ đây là một cách chữa cháy.”
Cũng tại Hội nghị giao ban báo chí hôm 14/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, trong nửa tiếng trấn áp, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 30 người, thu 8 lựu đạn tại hiện trường, 38 chai bom xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa. Ông Kình ném một quả lựu đạn nhưng không nổ, tay còn cầm một quả khác.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, nhận xét thêm:
“Họ đã không có một kế hoạch thống nhất, mặc dù đây phải gọi là mưu đồ để hãm hại dân Đồng Tâm. Bởi vì tôi tin rằng, khởi phát một cái việc quá lớn như vậy đối với một nhân vật như ông Lê Đình Kình thì Bộ chính trị chắc chắn phải lưu tâm. Điều này cho thấy Bộ chính trị không có sự thống nhất. Phản ánh việc bất nhất này, là ngay lập tức sau khi tấn công người dân tàn nhẫn và man rợ như vậy, ông Nguyễn Phú Trong đã ký ngay tặng thưởng huy chương chiến công hạng nhất. Tôi không tin rằng chuyện này do ông Trọng chủ động mà gần như là hình thức bù nhìn rồi, tức là nó phản ánh giai đoạn của thời phong kiến suy tàn. ”
Xin được nhắc lại, tranh chấp đất ở Đồng Tâm bùng nổ vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành. Khi đó, người dân Đồng Tâm đã gây chấn động dư luận vì bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, chính quyền Hà Nội liên tục có những động thái mà theo người dân Đồng Tâm là toan tính cướp đất của dân như, công bố bản đồ Đồng Tâm không rõ nguồn gốc, bôi nhọ người lãnh đạo tinh thần của dân Đồng Tâm, đem quân đội xuống địa phương…
Gần nhất, vào chiều ngày 4/1/2020, cơ quan chức năng đã huy động một lực lượng quân đội cùng vũ khí, súng ống, thiết bị các loại, bao gồm cả vũ khí đàn áp bằng âm thanh có tên Long Range Acoustic Device (LRAD) đến xã Đồng Tâm.
Và cho đến lúc này, chắc nhiều người chưa hết bàng hoàng về vụ vào sáng sớm ngày 9/1, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối.
Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động vào sáng sớm ngày 9/1/2020.
Theo RFA
song  
#8 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:40:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính phạm giết bác Lê Đình Kình, đảng viên có 60 tuổi đảng lên tiếng cho công bằng và lẽ phải là ai?

Việt Nam cộng sản bây giờ là một tỉnh trực thuộc Tàu cộng không chính thức... VIệt Nam hiện đang bị cai trị bởi các tên thái thú hồn Hoa da Việt do Tàu cộng điều khiển từ xa. Dễ thấy nhất là Tàu muốn đất chỗ nào là bọn tay sai Việt phải giết dân cướp đất dâng cho quan thầy Bắc Kinh của chúng nó.



Ai cũng biết tiền thuế do dân đóng góp để nhà nước phục vụ an sinh xã hội, phục vụ công ích và mua vũ khí cho công an, quân đội bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc.


Vậy mà vũ khí của côn an, quân đội có bằng tiền thuế của dân, chúng lại dùng vào việc đàn áp chống lại nhân dân.


Cụ thể là chúng sử dụng xe bọc thép, súng ống, lựu đạn, dùi cui, roi điện, máy phá sóng đang đêm tấn công vào Đồng Tâm giết dân, giết người cả đời theo đảng, cả họ theo đảng... là giòng tộc Lê Đình...


Đảng, nhà nước csVN không sử dụng khí tài hiện đại vào việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của tổ tiên nòi Việt nghìn đời truyền lại, bỏ mặc cho giặc thù truyền kiếp phương Bắc cưỡng đoạt biển đảo VN, bắn giết ngư dân trên ngư trường truyền thống VN.


Rất trái khuấy, là chúng không sử dụng sức mạnh côn an, quân đội chống lại quân xâm lược phương Bắc mà lại sử dụng sức mạnh quân sự bắn giết nhân dân nói chung và người dân Đồng Tâm nói riêng.


Bấy nhiêu đó đủ cơ sở kết luận đảng csVN là ai?


- Chúng đích thực là đảng cướp, là nguỵ đảng tay sai bán nước cầu vinh.


Nực cười là mấy vạn dân quân đã ngã xuống chống xâm lược phương Bắc ở chiến trường biên giới phía bắc đã hơn 4 thập niên trôi qua, không có chế độ ưu đãi, không có cả huân chương ghi công.


Vậy mà những tên đang đêm bắn phá, tấn công vào thôn Hoành giết dân lại được tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ ra văn bản khen thưởng lẫn ca ngợi công lao tấn công vào thôn Hoành giết người có 60 tuổi đảng đứng về phía nhân dân liều mình giữ đất, với huân chương chiến công hạng nhất (?)


Phản ứng của nhân dân về việc phong tặng huân chương của tổng bí thư, chủ tích nước Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho những công an tự té ngã, bắn nhầm chết ở thôn Hoành khá gay gắt.


Thật ra Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc chỉ là bình phong để Tàu cộng che giấu sự thật là chúng đã kiểm soát và cai trị VN trong thực tế.


Tàu cộng sử dụng tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng để che chắn nội gián của chúng cài cắm thu tóm quyền lực trong bộ chính trị đảng csVN.


Chính phạm giết dân Đồng Tâm, giết người cả đời đi theo đảng để gây xung đột, mẫu thuẫn không thể hàn gắn giữa người dân với nhà nước là 2 tên tình báo Hoa Nam nằm trong bộ chinh trị là Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.


Hiện nay nước Việt cộng của Hồ Chí Minh đang nằm dưới sự cai trị của Tàu cộng qua 2 tên tình báo Hoa Nam Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.


- Trần Quốc Vượng phụ trách mặt nổi để an dân và xoa dịu sự phẫn nộ của cán bộ đảng viên đảng cộng sản VN.


- Phạm Minh Chính công tác bí mật nhằm tiêu diệt người dân và đảng viên yêu nước nhằm thực hiện kế hoạch hán hoá và biến VN thành một tinh của Tàu.


Nguyễn Phú Trọng chỉ còn là cái tên, Nguyễn Xuân Phúc là bù nhìn... Những văn bản mang danh TBT, CTN đều do 2 tên tình báo Hoa Nam này làm ra.


Kẻ thù đã lộ diện không diệt nó thì nó sẽ diệt dân tộc này. Những cán bộ, đảng viên CS có điều kiện tiếp cận 2 tên giặc nằm sau lưng phải khử nó thì dân Việt mới có đường sống.


Noi gương tiền nhân... Không thành công cung thành nhân. Đây là cơ hội ghi danh mình vào lịch sử như tổ tiên nòi Việt đã từng...


15/1/2020
Phương Nguyễn
song  
#9 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:45:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khẳng định luôn!

Ông thủ tướng phát ngôn: "Sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước". Nghe mà rầu thiệt chớ! 


Không ngờ, ông làm đến chức thủ tướng chính phủ mà không hiểu nghĩa từ vựng, không phân biệt được thế nào là hy sinh, thế nào là xả thân, thế nào là bảo vệ đất nước... Cứ mở miệng ra là nói càn nói đại như rứa thì, hoặc là xảo ngôn hoặc là không biết gì. Khổ!



Ông hiểu thế nào là hy sinh? Đó là, người chấp nhận chịu thiệt thòi về phần mình, cống hiến trí tuệ, sức lực, tài sản, thân thể... vì lợi ích chung. Người chiến sĩ chết ngoài mặt trận, người chiến sĩ chết khi đi làm nhiệm vụ, mà nhiệm vụ đó đem lại lợi ích cho toàn dân thì mới gọi là hy sinh. Vậy, các chiến sĩ tử nạn ở Đồng Tâm hy sinh cho ai? 59 héc ta đất Đồng Tâm dù thuộc quân đội hay nhân dân thôn Hoành thì nó cũng nằm trong đất nước này. Vậy, nói sự hy sinh của các anh ấy là hành động bảo vệ đất nước là điều hết sức vô lý! 


Xả thân là gì? Hành động nào được gọi là xả thân? Đó là, người chấp nhận hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Ví dụ: 


- Người chiến sĩ xông pha trong đạn bom của quân giặc, quyết giữ từng tấc đất của tổ quốc hoặc ngăn chặn quân thù tàn sát nhân dân. Dù biết nguy hiểm đến tính mạng, nhưng họ vẫn tiến lên phía trước, chấp nhận hy sinh thân mình để dân tộc, tổ quốc được trường tồn. Hoặc, người chiến sĩ cứu hỏa, quyết lao mình vào đám cháy để cứu người, cứu tài sản quốc gia. Hay là một vài thường dân, họ liều mình khống chế nhóm khủng bố để bảo vệ tính mạng cho đồng bào trong lúc nguy kịch... Trong tất cả số người này không may đều thiệt mạng vì nghĩa lớn. Đó, mới gọi là hành động xả thân nghe ông! 


Theo báo chí nhà nước, 3 chiến sĩ công an chết ở Đồng Tâm vì họ rớt xuống giếng trời của nhà ông Kình và bị bom xăng thiêu rụi. (Cứ cho là vậy đi). Thì chính xác đây là điều rủi ro của các chiến sĩ đó! Bởi vì đêm tối, họ quờ quạng không thấy đường nên mới lọt xuống hố. Đó là vì vô tình hoặc rủi ro mà chết, chứ sao gọi là hành động xả thân bảo vệ đất nước? 


Ông Lê Đình Kình đại diện nhân dân Đồng Tâm tranh chấp đất đai với bên quân đội. Nếu ông Kình thắng thì 59 héc ta đất Đồng Tâm thuộc về nhân dân xã Đồng Tâm và nó cũng nằm trong lãnh thổ đất nước này, chứ ông Kình có mang đi bán được đâu mà nói công an xả thân bảo vệ đất nước? 


Nếu nói người bảo vệ đất nước thì phải là ông Kình và nhân dân Đồng Tâm. Bởi, 59 ha ấy thuộc về nhóm lợi ích, ai dám nói bọn nó không chia lô ra bán cho dân TQ? Mà bọn TQ kéo đàn, kéo lũ qua đây cư ngụ thì coi như khu đất đó mất trắng chứ còn gì nữa! 


Nhà văn khôi hài nổi tiếng nước Mỹ - Samuel Langhorne Clemens 1835 - 1910 có câu như vầy: "Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn mở miệng nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa." 


Thật! Dù là đồng hương, nhưng tui cũng chẳng còn nghi ngờ gì nữa! 


15/1/2020
Ngô Trường An
song  
#10 Đã gửi : 15/01/2020 lúc 09:55:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo South China Morning Post nói về vụ Đồng Tâm

UserPostedImage
Một con đường trong làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngày 20/04/2017. Ảnh minh họa. STR / AFP

Ngày 15/01/2020, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post có bài tổng hợp thông tin về vụ mà một số người Việt Nam nay gọi là “Thảm sát Đồng Tâm”, xảy ra ngày 09/01, khiến 4 người chết, gồm 3 công an và ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm dân khiếu kiện về tranh chấp đất đai với chính quyền.
Theo South China Morning Post, một nhóm độc lập đã yêu cầu chính phủ tiến hành điều tra để làm rõ sự thật về vụ Đồng Tâm, vì cho tới nay có rất ít thông tin về vụ này được công bố.
Tờ báo nhắc lại là hôm 14/01, bộ Công An khẳng định chính dân làng đã gây ra bạo động và nhóm của ông Kình đã ném lựu đạn và phóng hỏa giết chết ba công an, khiến công an phải nổ súng và bắt giữ hàng chục người. Trong số những người bị bắt, 20 người sẽ bị truy tố về tội giết người và có thể lãnh án tử hình vì tội danh này.
Nhưng tờ nhật báo Hồng Kông trích lời nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết lực lượng của chính quyền đã dùng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để tấn công dân Đồng Tâm. Theo các nhà hoạt động, trong thời gian diễn ra cuộc bố ráp, mọi ngả đường đều bị chặn, mạng điện thoại và mạng Internet đều bị cắt. Theo tường thuật live stream của nhà hoạt động Trịnh Bá Tư, ông Lê Đình Kình đã bị bắn hai viên đạn vào đầu, một viên vào ngực và một viên khác vào chân, và bị bắn ở nhà ngay trước mặt vợ.
Trước những thông tin trái ngược nhau như vậy, một nhóm mang tên Luật Khoa Tạp Chí ngày 11/01 đã gởi cho bộ trưởng Công An Tô Lâm nhiều câu hỏi, đề nghị cung cấp thông tin về vụ Đồng Tâm, chẳng hạn như : cơ sở pháp lý của việc sử dụng vũ khí, vũ khí mà hai bên sử dụng, vì sao phải cắt điện thoại và Internet, tổng số thiệt hại nhân mạng là bao nhiêu
Theo RFI
phai  
#11 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 08:44:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TTg Phúc: Vụ việc gần đây khiến lãnh đạo suy nghĩ nhiều về quan hệ với nhân dân

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Tiểu ban Kinh tế Xã hội ở Trụ sở Chính phủ tại Hà Nội hôm 16/1/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 16/1 nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam đang phải “suy nghĩ” về quan hệ của họ với nhân dân sau những vụ việc gần đây, trong lúc vụ việc Đồng Tâm đang khiến công chúng bất bình và hoang mang.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam không nói cụ thể đó là những vụ việc gì nhưng chỉ cách đây một tuần lực lượng an ninh của nhà nước đã tiến hành một cuộc bố ráp tại làng Đồng Tâm sau nhiều năm tranh chấp đất đai, khiến 3 công an và ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của dân làng này, thiệt mạng.
Ông Phúc được báo Nhân Dân trích lời nói tại phiên họp toàn thể thứ 6 của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tại Trụ sở Chính phủ ở Hà Nội hôm 16/1 rằng “Những vụ việc gần đây khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều về quan hệ với nhân dân, xử lý vấn đề trong nhân dân.”
Người dân Việt Nam trong những ngày qua đã trở nên hoang mang và mất niềm tin vào chính quyền trước những thông tin trái chiều về vụ tấn công của lực lượng chính phủ vào làng Đồng Tâm khuya ngày 9/1.
Trong khi Bộ Công An nói rằng người dân Đồng Tâm tấn công lực lượng của chính phủ thì người dân làng này nói lực lượng an ninh của chính quyền dùng vũ lực để đàn áp họ.
Việc đề nghị trao tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và tổ chức lễ tang cho 3 chiến sỹ “hy sinh” trong vụ bố ráp làng Đồng Tâm theo nghi thức Công an Nhân dân tại Nhà tang lễ Quốc gia đang gây ra những cơn sóng bất mãn trong dư luận.
Trong khi đó hình ảnh cụ Kình, người bị Bộ Công an cáo buộc “cầm lựu đạn” với ý định chống đối lực lượng chính phủ, lại được một làn sóng những người dùng mạng xã hội lấy làm avatar và tôn là “anh hùng dân tộc”.
Nguyên nhân của vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trong nhiều năm qua xuất phát từ việc người dân làng này không đồng tình với việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác của họ cho Viettel do quân đội quản lý. Năm 2017, vụ tranh chấp trở nên căng thẳng khi dân làng Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.
Cũng trong bài phát biểu khai mạc phiên họp ở Trụ sở Chính phủ hôm 16/1, Thủ tướng Phúc nói đi liền với việc xử lý vấn đề trong nhân dân là việc “phải giữ kỷ luật.”
Theo VOA
song  
#12 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 08:53:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biến cố Đồng Tâm và tâm tình một số đồng đảng

UserPostedImage
Hình trích xuất từ video trên trang YouTube của Việt Mai Sau.

Đã tròn một tuần từ lúc xảy ra biến cố Đồng Tâm nhưng cuộc tấn công vào làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục là chủ đề thảo luận chính của nhiều triệu người Việt cả ở trong lẫn ngoài Việt Nam.
Cho dù hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức khăng khăng bảo rằng, những thông tin, hình ảnh, ý kiến chỉ trích cuộc tấn công này nếu không phải là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động thì cũng xuất phát từ những cá nhân nhẹ dạ, dễ bị kích động, thành ra công chúng cần cảnh giác đừng để kẻ xấu lôi kéo, tuy nhiên diễn biến trên mạng xã hội cho thấy rất rõ: Càng ngày càng nhiều đảng viên, kể cả lão thành cách mạng, tỏ ra bất bình về cách hệ thống chính trị, hệ thống công quyền sử dụng vũ lực để giải quyết điểm nóng Đồng Tâm, đặc biệt là “tiêu diệt” cụ Kình, cũng như lối hành xử sau cuộc tấn công.
Thiên hạ luận chọn – giới thiệu suy nghĩ của hai facebooker cùng là đảng viên, cùng là giáo viên (giới vẫn được xem như biểu hiện của chừng mực) và ý kiến phản hồi từ thân hữu đối với tâm tình của họ, mời quí vị tham khảo...
***
Sau biến cố Đồng Tâm, facebooker Hà Phi (1) – một giáo viên cư ngụ tại Huế, đồng thời là một đảng viên – liên tục chia sẻ với 5.000 thân hữu những trăn trở liên quan đến “đồng đảng Lê Đình Kình”.
Ở status “Cứ cho rằng tên Kình là tội phạm”, Hà Phi nhấn mạnh sự ngao ngán khi “tên Kình” chính là “đồng chí có 85 tuổi đời, 55 tuổi đảng”, từng là Huyện ủy viên, Bí thư xã, Chủ tịch xã. Hà Phi không đồng tình với lý do tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, nại ra để biến “đồng chí Kình” thành “tên Kình”: Cho dù cụ Kình “không có quyền lợi, không có đất ở, đất canh tác trên cánh đồng Sênh, trong sân bay Miếu Môn” nhưng không thể xem việc cụ phản đối là tội. Một đảng viên đúng nghĩa cần gì phải có quyền lợi mới hành động? Tại sao không nhìn cụ Kình theo cách mà đảng vẫn đòi hỏi đảng viên phải tích cực thực hiện “nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đơn vị”?
Theo Hà Phi, trong trường hợp “đồng chí Kình” có dấu hiệu suy thoái đạo đức, tự chuyển biến, tự chuyển hóa, có dấu hiệu vi phạm “Điều lệ Đảng” thì công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng phải từ: Chi bộ làng Hoành, Đảng bộ xã Đồng Tâm, Đảng bộ huyện Mỹ Đức, Đảng bộ thành phố Hà Nội, thậm chí Ủy ban Kiểm tra BCH TƯ đảng,… Ông thắc mắc, những nơi này đã chỉ đạo giải quyết dấu hiệu vi phạm của “đồng chí Kình” chưa? Nếu có vi phạm thì việc tổ chức kiểm điểm, kỷ luật “đồng chí Kình” đã đến đâu? Hà Phi nhấn mạnh: Cho đến khi bị giết, “đồng chí Lê Đình Kình vẫn đang là đảng viên, đang cần sự bảo trợ đảng viên của Đảng”.
Hà Phi lắc đầu khi một nhóm 30 tên có thể là… bất hảo, nghiện ngập, do các thế lực thù địch ở nước ngoài kích động, mua chuộc, với một bồ vũ khí thô sơ tự tạo mà dám đối đầu Công an Hà Nội thì quả là một đám khỉ bị điếc không sợ súng. Nếu họ vi phạm, chúng ta có hệ thống chính trị, có chính quyền bốn cấp... Dưới sự lãnh đạo của đảng, chúng ta đã đánh 600.000 quân Tàu vượt qua biên giới, buộc chúng phải rút thì… sá gì đám giặc cỏ này? Tại sao không dụ họ đến đồng Sênh, dụ họ phá hàng rào sân bay? Chỉ cần dùng tay không, cả trung đoàn CSCĐ cũng có thể trói gô ‘thằng giặc già và đồng bọn’,… Đến nhà của ông ta làm gì cho khó ăn, khó nói với nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế (1)?
Sau status vừa dẫn, tâm tình thêm với thân hữu, Hà Phi bảo rằng: Cái chết của cụ Kình làm cho nhiều người, trong đó có tôi, không đoán định được điều gì sẽ đến với bản thân mình, không biết lúc nào thì mình trở thành kẻ phản động, khủng bố, không biết lúc nào thì mạng sống của mình bị cướp đi, không biết lúc nào thì danh dự của mình bị vùi dập, bị bôi nhọ... cho dù mình chỉ thành tâm mong muốn điều tốt đẹp cho dân, cho nước.
Mấy hôm nay, trên hệ thống truyền thông, trên mạng xã hội, nhiều người có học vấn cao, có địa vị xã hội lớn nhưng mất dạy đã miệt thị một con người 55 tuổi đảng, 85 tuổi đời dù tổ chức đảng chưa kết luận cụ Kình “có vi phạm”, chưa có bản án nào có hiệu lực.
Facebooker vốn là một giáo viên nghỉ hưu này nhận định: Việc nhiều cá nhân chỉ cỡ con cháu cụ Kình, chửi cụ là thằng này, thằng nọ, minh họa cho năm nguy cơ mà Lê Quý Đôn – một học sĩ uyên bác thời vua Lê, chúa Trịnh – từng cảnh báo là họa mất nước: Trẻ không kính già (vì già không đáng kính). Trò không trọng thầy (vì thầy không ra thầy). Binh kiêu tướng thoái (vì chẳng bao giờ ra trận). Tham nhũng tràn lan (vì không ăn cũng uổng). Sĩ phu ngoảnh mặt (vì nói chẳng ai nghe)! Bên cạnh những facebooker như Dien Hoangchau cám ơn Hà Phi vì “đã nói lên nổi lòng của rất nhiều người”, có những người như Tùng Xuân than: Vô phương cứu chữa rồi anh chị em ơi, đồng chí mình ơi!...
***
Giống như Hà Phi, facebooker Kim Van Chinh (2) cũng đưa ra nhiều suy nghĩ, nhận định về biến cố Đồng Tâm và ngày 16 tháng 1, ông viết một status để nhấn mạnh về lai lịch cũng như quan điểm của mình…
Tôi coi facebook là một diễn đàn rất bổ ích, thân thiện và tiện lợi, giống như môi trường xã hội của Việt nam và loài người có xu hướng ngày càng tiến bộ, văn minh và tiện dụng cho mọi người.
Khi về hưu như tôi, rời bỏ những hoạt động "trần tục", hoạt động trên facbook là mạng ảo và mạng internet nói chung rất bổ ích và lý thú đối với tôi, qua đó tôi có thể đóng góp cho xã hội và học tập thêm nhiều từ cuộc sống thật.
Tôi luôn công khai danh tính trên facebook (như quản trị facebook đòi hỏi). Tôi cũng phải dùng vài công cụ bảo mật để giữ an toàn nhất định cho nick name của mình.
Từ mấy hôm nay, sau vài bài viết về Vingroup và Đồng Tâm, tôi phải thêm một công cụ mà tôi cho là tự bảo vệ nick name facebook: tôi khai thêm mấy điểm ở hồ sơ cá nhân và tự giới thiệu thêm:
Tôi là Giảng viên cao cấp, Phó Viện trưởng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay đã nghỉ hưu). Tôi đã từng dạy rất nhiều các học sinh, các lớp cán bộ Bộ Công an, nhiều người nay là tướng, tá, nắm các chức vụ quan trọng trong ngành công an.
Tôi được cử đi học cũng trường ở Liên Xô (cũ) với TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng. Trong các thế hệ học viên được học trường đó, hiện nay chỉ còn bác Nguyễn Phú Trọng là còn đương chức, làm việc. Mọi người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ quản lý hết rồi.
Tại sao tôi phải viết status này? Đơn giản là vì có một số cháu trẻ người non dạ mà tôi chắc chắn là làm việc cho lực lượng được gọi là DLV nghe lệnh trên thế nào đó hiểu sai ý đồ hoặc nhận thức non kém, văn hóa thấp, không ý thức được hành động và hậu quả việc mình làm, hay vào facebook của tôi quấy phá bằng những công cụ, thủ đoạn bỉ ổi mà tôi không dám nói ra đây, sợ trong status này tôi có nêu cả bác Trọng ra làm vấy bẩn danh của bác ấy. Bác ấy mà đọc được có khi tăng xông lần nữa (4).
***
Bên dưới status vừa dẫn từ facebook của ông Kim Van Chinh có hàng trăm bình luận và có một đoạn đối thoại ngắn giữa ông với một thân hữu có nickname là Tuan Bazota mà nội dung thế này:
- Tuan Bazota: Cháu rất mong bác Trọng đọc được những dòng này
- Kim Van Chinh: Tôi không kết bạn và link với bác ấy, mong ai, nhất là các bạn học cùng trường có link, sao để bác ấy đọc thì tốt.
- Tuan Bazota: Bác Trọng chắc không dám dùng facebook đâu ạ J.
Trân Văn (VOA)
____________
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/hoangtrongphien
(2) https://www.facebook.com...1&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/kim.vanchinh
(4) https://www.facebook.com...7&type=3&theater
song  
#13 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 08:59:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lòng dân và tiền dân

1. Tiền dân


Sáng nay 16/01/2020 tổ chức tang lễ cho 3 chiến sĩ công an chết tại Đồng Tâm sáng sớm ngày 09/01/2019, có Thủ tướng đến viếng. (1) Tang lễ được Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức, có Thủ tướng đến viếng, tất nhiên là chi phí từ ngân sách nhà nước. Từ chi phí tang lễ, đến chi phí viếng tang của quan chức đảng, chính quyền đều từ tiến thuế của nhân dân - nói nôm na là "tiền dân", ngay cả thời gian viếng cũng trong giờ hành chính, để vẫn được hưởng lương.



Tiền dân được xác định qua những con số hữu hình, định lượng được. 


Nhưng tiền dân lại không được sử dụng minh bạch; và chính vì không minh bạch nên từ cán bộ cấp thấp xã phường đến cán bộ cấp cao trung ương cùng nhau vào lò không ít; có cả tướng công an, có cả anh hùng lực lượng vũ trang.


2. Lòng dân 


Trong khi "tiền dân" định lượng được nhưng không minh bạch; thì "lòng dân" - một khái niệm trừu tượng lại được đảng công khai.


Chúng ta thường nghe nói: toàn dân chọn đảng lãnh đạo; nhân dân tin tưởng tuyệt đối; hoặc những tang lễ thì: nhân dân vô cùng thương tiếc; v.v... đảng minh bạch lòng dân chẳng biết từ đâu ra!


Nhiều kẻ viếng tang lim dim, sầu não, đạo mạo, vuốt ve băng tang với dòng chữ: “vô cùng thương tiếc” để quay phim, chụp ảnh xong; rồi sau đó cũng chẳng có ai “thương tiếc vô cùng” đến mức bỏ ăn, mất ngủ; nói chung là không bằng con chó của người nông dân, bỏ ăn lên mộ nằm với chủ.


Tuy “lòng dân” là một khái niệm trừu tượng, nhưng đến nay các nước dân chủ đã biết cách định lượng thành những con số, giá trị cụ thể để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: lựa chọn chính sách, lựa chọn nguyên thủ quốc gia,.... Còn Việt Nam thì chưa có một cơ quan nào thống kê “lòng dân”, ngay cả Luật Trưng cầu ý dân cũng đã có nhưng chưa bao giờ được sử dụng.


Lòng dân, lòng người xuất phát từ tâm thức, từ sự tự nguyện, không phải dùng tiền để thể hiện. Với công nghệ 4.0 thì “thống kê” lòng dân qua một hiện tượng xã hội hoàn toàn không phải là bài toán phức tạp.


Quay lại vụ thảm sát Đồng Tâm sáng sớm ngày 09/01/2020, đám tang cụ Lê Đình Kình ngày 13/01 và hôm nay 16/01 là tang lễ của 3 chiến sĩ công an. 


Từng người có thể khảo sát “lòng dân”; phương thức khảo sát đơn giản là qua thống kê số liệu hình đại diện facebook: trên facebook chọn “Bạn bè”, chọn chức năng “Tìm bạn bè”: xem trên danh sách những người gợi ý kết bạn, hình đại của họ như thế nào?


Có thể phân hình đại diện làm 3 nhóm, 


- Nhóm 1: hình cụ Lê Đình Kình và băng tang có chữ ĐỒNG TÂM;


- Nhóm 2: hình các chiến sĩ công an chết, hình liên quan tới công an.


- Nhóm 3: hình cá nhân; hình không liên quan đến: Đồng Tâm, Nhóm 1, Nhóm 2.


Theo kết quả thống kê của người viết bài; xem clip kèm theo, hình đại diện đề xuất người kết bạn mới: khoảng hơn 50% Nhóm 1; còn lại là Nhóm 3; không thấy có hình đại diện nào thuộc Nhóm 2.






Việc khảo sát này rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian; các anh công an đang tham gia đội ngũ an ninh mạng, các thành viên hội cờ đỏ, dư luận viên ẩn danh, tuyên giáo, báo chí… có sử dụng facebook đều làm được; qua đó tự kết luận “lòng dân hướng về đâu” và tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp sự tiến hóa của con người.


Kết luận của người viết: Dưới một góc độ nào đó thì vụ Đồng Tâm sáng ngày 09/01/2020 có thể gọi là một vụ “thảm sát”. Ai đúng, ai sai không thể kết luận một sớm một chiều, của một thế lực; mà lịch sử và nhân loại sẽ phán xét. Nhưng qua số liệu khảo sát hình đại diện mới trên facebook là mọi người có thể thấy được “lòng dân” hướng về đâu?. Không phải “tiền dân” chảy nhiều về đầu là “lòng dân” cũng lớn và hướng về đó; điều bất hạnh là khi “tiền dân” và “lòng dân” không về một chỗ.


16/1/2020
Đỗ Thành Nhân
___________

Ghi chú:

(1) https://tuoitre.vn/thu-t...tam-2020011606310185.htm


song  
#14 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 09:03:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mặt trái chế độ ở Đồng Tâm

Bộ Công an Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình bản chất dã man, tàn bạo và điêu ngoa của chế độ trong cuộc tấn công vào làng Hoành khoảng 4 giờ sáng ngày 9/01/2020, để thảm sát Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo chống bạo lực và cướp đất của dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Hành động giết người cướp của diễn ra vào dịp Đảng sinh nhật 90 tuổi (02/3/1930 - 02/03/2020) là vết nhơ sẽ bám theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho đến cuối đời ông.

Biến cố Đồng Tâm ngày 09/01/2020 còn chứng minh tuyên truyền Việt Nam hoàn toàn có tự do Báo chí và quyền dân được pháp luật bảo vệ là xảo trá.


Sau đây là những chi tiết dẫn đến ba kết luận trên:


Tin giả-tin thật


Thứ nhất, ngày 09/01/2020, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ra “thông báo về vụ việc gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm.”


Đây là thông tin duy nhất mà Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho tất cả bào đài của đảng phải sử dụng. Thông báo viết: “Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.


Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.”


Nhưng cuộc hành quân hỗn hợp của Công an và Quân đội không diễn ra ở Miếu Môn mà nhắm vào làng Hoành, nơi có gia tộc cụ Lê Đình Kình sinh sống, cách nơi xây tường từ 3 đến 5 cây số, tùy theo góc nhìn trên bản đồ giữa 2 địa điểm.


Đây là mâu thuẫn thứ nhất.


Ngay hôm sau, 10-1-2020, báo chí đảng đồng loạt đưa tin: "Lãnh đạo Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án về 3 tội danh để điều tra vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) vào ngày 9-1-2020. Cụ thể, các tội danh bị khởi tố trong vụ án gồm: “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ”.


Cuối cùng, theo Công an, có 22 người bị khởi tố "về hành giết người" và “chống người thi hành công vụ” gồm:


Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải.


Và hai người bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ gồm: Lê Đình Hiển và Bùi Viết Tiến.


Báo Thanh Niên còn dưa tin: "Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội đang tạm giữ hình sự các đối tượng Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim để làm rõ hành vi giết người và Nguyễn Thị Dung về hành vi chống người thi hành công vụ." 


Chiều 10-1, thông tin từ Bộ Công an cho biết Công an TP Hà Nội đã phối hợp với viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tiến hành khám nghiệm hiện trường, bước đầu thu giữ tám quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, ba hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa.


Tại sao Làng Hoành?


Trong khi cả hệ thống báo chí - truyền thông của đảng, công an và quân đội bao phủ báo in, báo mạng, truyền thanh và truyền hình với thông tin, bình luận và phóng sự đổ hết tội cho những người chống chiếm đất do cụ Lê Đình Kình lãnh đạo thì thông tin của các mạng xã hội dân sự và bloggers từ Việt Nam đã mau chóng đánh bại chiến dịch bịa tin để tuyên truyền và xuyên tạc sự thật để chạy tội của nhà nước.


Sự bất tín của dư luận người Việt trong và ngoải nước đối với thông tin độc quyền và một chiều của Công an đã khiến Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an phải cảnh báo trong cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 10/01/2010.


Nguyên văn trao đổi:


(TTXVN): Qua vụ việc này, Bộ Công an có khuyến cáo gì đối với người dân, nhất là khi tham gia mạng xã hội?


Tô Ân Xô: "Qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an phát hiện, liên quan vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, trên mạng xã hội và một số đài báo nước ngoài xuất hiện thông tin xuyên tạc, kích động làm nóng tình hình, gây hoang mang dư luận, thậm chí lợi dụng vụ việc để kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Bộ Công an khuyến cáo người dân không tin, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nhất là trên các trang mạng xã hội. Mọi thông tin có liên quan Bộ Công an sẽ kịp thời thông báo để nhân dân cả nước biết, đồng hành với lực lượng Công an nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo đảm cuộc sống an toàn, lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân.”


Nhưng dư luận chung ở Việt Nam vẫn nghi ngờ, nhất là khi Công an không minh bạch lý do tại sao phải hành quân ban đêm, giữa lúc dân đang ngủ để giết cụ Kình. Cũng tại sao mà ba Công an đã tử vong trong cuộc đột kích vào nhà cụ Kình. Công an nói cả ba đều rơi xuống hố kỹ thuật (hay còn được gọi là giếng trời) giữ hai nhà và bị tưới xăng đốt theo lệnh của cụ Kình, nhưng không trưng hình ảnh để chứng minh.


Báo chí nước ngoải ở Hà Nội đã không được phép đến Đồng Tâm điều tra trắng đen, trong khi báo đài nhà nước chỉ đăng tin duy nhất do Công an đưa ra.


Vì vậy, bốn ngày sau (14/01/2010) tại hội nghị giao ban báo chí, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Lương Tam Quang đã dựng lên một bản kịch mới với những chi tiết tấn công vào làng Hoành, đích thị mục tiêu là nhà cụ Lê Đình Kình, nhưng hoàn toàn khác với tin ngày 09/01/2020 của Bộ Cộng an.


Từ bạo động đến phản động


Trước hết báo chí Việt Nam trích lời Trung tướng Lương Tam Quang nói: "Theo nguồn tin của trinh sát, số đối tượng "tổ đồng thuận" do nhóm ông Lê Đình Kình đứng đầu tổ chức phản đối kết luận thanh tra, tuyên bố sẵn sàng hy sinh, đổ máu để giữ đất, chống đối việc xây tường rào. Đồng thời chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, vũ khí tự chế với ý đồ bắt cán bộ, gây cháy nổ UBND xã Đồng Tâm, gây cháy nổ cây xăng Đồng Tâm, để gây tiếng vang với dư luận bên ngoài, đồng thời sẽ bắt giữ người già và trẻ em để gây áp lực với cơ quan chức năng."


“Trinh sát” nào, có là con người bằng xương bằng thịt hay chỉ là chuyện bịa trên giấy? Tại sao đã có tin của “trinh sát” về kế hoạch chống phá, hại người nghiêm trọng này mà Công an không đưa ra bằng chứng cho Thanh tra bắt giữ trước để bây giờ mới nói?


Đây là mâu thuẫn thứ hai.


Thứ trưởng Quang kể tiếp rằng: "Từ ngày 31/12, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Việc xây dựng được bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ và ngay từ đầu đã bị những người cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối.


Thậm chí, những người từ "tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình cầm đầu còn tự lột quần áo giữa đường để gây rối. Họ dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, dọa gây nổ cây xăng Miếu Môn, dọa nổ nhà Chủ tịch xã, dọa bắt cóc…”


Ô hay, tại sao biết nhóm cụ Kình “dọa” nhiều thứ có thể gây ra án mạng và thiệt hại tài sản như vậy mà nhà cầm quyền Thành phố Hà Nội nói chung, Công an nói riêng không ra tay hóa giải để vãn hồi trật tự ?


Nhưng “bằng chứng dọa” của nhóm cụ Kình đâu không thấy ông Quang đưa ra, ngoài lời nói buông?


Đây là mâu thuẫn thứ ba.


Bảo vệ hay giết dân?


Hãy nghe ông Quang kể tiếp: "Trước tình hình trên, Bộ Công an lập phương án, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Phương án cao độ nhất là khi tiến hành xây dựng đến phần đất trên đồng Sênh, thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.


Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa.


Trong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác. 


Mặc dù đã dùng loa để tuyên truyền nhưng nhóm đối tượng này vẫn manh động tấn công và cố thủ ở nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình.”


“Trước tình huống đó, tổ công tác buộc phải nổ súng và trong 30 phút đã bắt giữ hơn 30 đối tượng, thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn, 3 súng bắn điện, nhiều côn nhị khúc, dao mác, liềm... Khi lực lượng chức năng tiến vào trên tay Lê Đình Kình vẫn còn một quả lựu đạn.”


Theo lập luận của ông Quang thì lý do Công an “tiến hành triển khai các chốt” là “nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn… cảnh sát phải lập chốt tại thôn Hoành, ngăn "mang vũ khí, lựu đạn đi ra khu vực Đồng Sênh".


Nhưng nhóm cụ Kình có manh động nào hay có lý do gì để sử dụng vũ lực chống “trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn” không? 


Và tại sao nói là bảo vệ các mục tiêu khác mà lại quay súng tấn công vào nhà cụ Kình? Câu hỏi khác cũng muốn biết là nếu không bị tấn công thì liệu nhóm cụ Kình có dám tự ý tấn công lực lượng đàn áp để tự mang họa vào thân không? Bụt không trêu tòa thì có bị gà mổ mắt không?


Đây là mâu thuẫn thứ bốn.


Tường thuật tại chỗ


Nhưng nếu cứ nghe miệng lưỡi Công an “còn Đảng còn mình” nói mãi cũng phát mệt nên hãy đọc diễn biến ở Đồng Tâm, theo lời kể của Blogger Trịnh Bá Phương:


“Lúc 23h40p các xe chở cảnh sát cơ động đang tiến về Đồng Tâm.


Cập nhật: lúc 2h54 sang ngày 9/1, bà con ĐT báo hơn một nghìn CSCĐ đã tập kết tại Ba Thá, gần ĐT.


04h00


Đồng Tâm lúc 4h quân cướp đất bắt đầu tràn vào tấn công bà con Đồng Tâm.


Tiếng kẻng báo động bắt đầu vang lên.


Nhà các thủ lĩnh Đồng Tâm đang bị bao vây, quân cướp với hàng nghìn tên đã phong toả tất cả các lối ra vào làng. Những tiếng khóc thảm thiết của bà con trong cuộc gọi đến.


Lúc 5h13p nhiều người cả phụ nữ bị đánh đập dã man, súng đạn hơi cay vẫn tiếp tục nổ. nhà cụ kình vẫn đang bị vây chặt bởi hơn 1 nghìn tên.


Quân cướp đất không đến khu Đồng Sênh mà tấn công thẳng vào làng


Lúc 5h20 một người bị bắn gãy tay là con anh Lê Đình Công, cháu trai cụ Kình.
CSCĐ bắn khi đang cố phá cửa nhà cụ Kình.


Người dân quanh làng bị cô lập không thể di chuyển đến ứng cứu. Hiện chỉ còn một số cố thủ trong nhà.


Lúc 5h50p quân cướp vẫn đang tấn công nhà...


Tuyên truyền của Bộ Công an, một số báo nhà nước được lịnh đăng nguyên văn. Các phóng viên không được bén mảng vùng Đồng Tâm."


Ngày 12 tháng 1 năm 2020, Facebook mang tên Võ Tuyền Long loan tin, nguồn tin nội bộ của Tổng cục 2 được rò rỉ ra ngoài cho biết, trong đợt tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua để tấn công gia đình cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi đời và gần 60 tuổi đảng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam huy động trung đoàn cảnh sát cơ Động Hà Nội là lực lượng chủ lực.


Theo video clip trên facebook Trịnh Bá Tư được loan truyền vào ngày 11 tháng 1 thì tường nhà cụ Kình chằng chịt các vết lủng do súng đạn của Công an Cộng sản bắn vào. Trong cuộc tập kích này, nhà cầm quyền Cộng sản tuyên bố có 3 Công an đã chết.


Lý do chết


Và nguyên nhân chết được facebook Võ Tuyền Long thông tin như sau: "Sau khi đập vở kính và quăng lựu đạn khói, hơi cay qua đường cửa sổ từ nhà bên cạnh vào nhà cụ Kình. Tiếp đến Công an Cộng sản xâm nhập vào nhà cụ Kình bằng đường sân thượng với nhiều hướng khác nhau. Do thời điểm trời còn tối, cộng với khói mù mịt do đội quân tạo ra đã khiến một viên Công an đã chết vì lọt xuống giếng trời nhà cụ Kình trong lúc nhảy từ cửa sổ sang bên kia không thành công.


Còn công an thứ 2 chết vì trúng nhầm làn đạn đồng bọn của mình bắn ra như mưa trong bối cảnh khói trái nổ mù mịt nên không nhìn ra ai là ai. Công an thứ 3 chết vì trong lúc trèo lên nóc nhà nghiêng thì nghe thấy tiếng nổ từ đồng bọn bắn ra và bị té.


Sau 3 cái chết này, truyền thông nhà cầm quyền đã dựng lên đủ kịch bản về cái chết của 3 viên Công an này, và cho rằng nhà cụ Kinh có hố chông để bẫy người. Nhưng hình ảnh thực tế thì đó là giếng trời, lỗ thông gió nhà cụ Kình.”


Thứ trưởng Lương Tam Quang lại nói khác: "Khi bị nhóm 3 cảnh sát do thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô) chỉ huy truy đuổi, những người chống đối chạy vào nhà Lê Đình Chức, rồi sang nhà Lê Đình Hợi. "Giữa hai nhà có một hố kỹ thuật, sâu khoảng 4 m, không nắp, cảnh sát đã ngã xuống và bị tưới xăng, châm lửa đốt theo chỉ đạo của Lê Đình Kình.” (theo Vietnam Express, ngày 14/01/2020)


Như vậy là cả 3 người đều “ngã xuống hố” một lượt, không phát ra tiếng kêu nào, và không có hình ảnh 3 Công an bị chết thiêu được đưa ra để chứng minh.


Bộ Công an cho biết 3 Công an tử thương trong vụ Đồng Tâm là Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.Hà Nội.

 

Đây là mâu thuẫn thứ năm.


Trong khi đó, BBC tiếng Việt đưa tin ngày 12/01/2020:


“Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.


'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.


"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai".


"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh", người dân ở Đồng Tâm nói.


Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo".


Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ".


"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm".


"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm".


Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ".


"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím", người dân này cáo buộc.”


Lưu vong và cụ Lê Đình Kình


Cuối cùng, bi kịch thảm sát của cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, có gần 60 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ Xã Đồng Tâm đã xẩy ra.


Thông tin từ Đồng Tâm xác nhận cụ bị bắn “cận trực diện” vào tim (1) và 3 phát đạn khác vào đầu (2) và chân (1). Một chân cụ bị gãy lìa. Công an nói khi chết, cụ Kình vẫn còn nắm 1 qủa lựu đạn, nhưng các cựu chiến binh bác lập luận phản khoa học này.


Hôm 13 Tháng Giêng, đám tang ông Lê Đình Kình đã diễn ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, nhưng hàng ngàn công an đã có mặt để phong tỏa, và ngăn cấm người dân quay phim, chụp hình.


Dân xã Đồng Tâm và nhiều làng bên đều đội khăn trắng đưa tang cụ Kình nên Công an sợ hình ảnh này, nếu phổ biến rộng rãi sẽ có hại cho đảng.


Trong khi đó, phía Công an không quên gài nhóm cụ Kình đã cấu kết với thế lực lưu vong bên ngoài để chống đảng và tư lợi.


Theo cáo buộc, nhưng không có bằng chứng của Thứ trưởng Công an, Trung tướng Lương Tam Quang thì “tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động” cho nhóm cụ Kình.


Quang nói: "Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình. Đặc biệt hơn là trong nhóm đối tượng bị bắt giữ không có ai có đất canh tác ở khu vực cánh đồng Sênh. Toàn bộ 14 gia đình có đất ở khu vực đều đã nhận đền bù và sẵn sàng rời đi. Tuy nhiên, các đối tượng trong "tổ đồng thuận" đã thường xuyên ngăn cản, dọa dẫm 14 hộ này di dời khỏi khu vực.”


Tố cáo huyên thuyên như thế nhưng ông Tướng này lại giấu nhẹm bằng chứng “tổ chức lưu vong, phần tử chống đối” đã tiếp tay, giúp tiền cho “tổ đồng thuận”. Ông Quang cũng không cho biết nhóm cụ Kình đã thu được bao nhiêu tiền, và gia đình cụ Kình đã nhận gần một nửa là bao nhiêu?


Chỉ có một điều rõ, nhưng hèn hạ, tàn bạo là cụ bà Dư Thị Thành, vợ cụ Kình, mới đeo khăn tang trắng, đã kể lại chuyện bị công an tra tấn và ép cung.


Một Video tiết lộ ra ngoài ghi bà kể: "Người ta bắt khai là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống chân.”


Sự tàn bạo này, nếu chẳng may xẩy ra cho các bà vợ lãnh đạo đảng và Công an khác thì ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao?


Vậy mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và toàn Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và là đại biểu của dân, vẫn ngậm miệng về vụ Đồng Tâm và hành động thảm sát cụ Lê Đình Kình của Công an.


Do đó, trong Tuyên bố ngày 10/01/2010, các Tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) và cá nhân đã đặt 3 câu hỏi:


1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không?


2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh?


3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”?


Tuyên bố kết luận: "Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Quyết đổ máu để giữ đất!” 


Như vậy thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có còn mặt mũi nào mà không nhớ lời tuyên bố của ông Hồ Chí Minh, tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội), ngày 07 tháng 6 năm 1960? 


Ngày ấy ông Hồ nói rằng: "Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác.”


Nay, qua nhiều cuộc cưỡng chế phi pháp của những lãnh đạo tham nhũng và lợi ích nhóm, vô số công nhân và bà con nông dân đã mất tài sản, ruộng vườn vào tay các cá nhân và tổ chức của đảng.


Vậy thì đảng này có còn xứng đáng lãnh đạo đất nước nữa không, hay mặt trái của chế độ đã phơi ra ở Đồng Tâm hết rồi? -/-


01/020
Phạm Trần
song  
#15 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 09:11:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính phạm giết bác Lê Đình Kình, đảng viên có 60 tuổi đảng lên tiếng cho công bằng và lẽ phải là ai?
Việt Nam cộng sản bây giờ là một tỉnh trực thuộc Tàu cộng không chính thức... VIệt Nam hiện đang bị cai trị bởi các tên thái thú hồn Hoa da Việt do Tàu cộng điều khiển từ xa. Dễ thấy nhất là Tàu muốn đất chỗ nào là bọn tay sai Việt phải giết dân cướp đất dâng cho quan thầy Bắc Kinh của chúng nó.

Ai cũng biết tiền thuế do dân đóng góp để nhà nước phục vụ an sinh xã hội, phục vụ công ích và mua vũ khí cho công an, quân đội bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc.

Vậy mà vũ khí của côn an, quân đội có bằng tiền thuế của dân, chúng lại dùng vào việc đàn áp chống lại nhân dân.


Cụ thể là chúng sử dụng xe bọc thép, súng ống, lựu đạn, dùi cui, roi điện, máy phá sóng đang đêm tấn công vào Đồng Tâm giết dân, giết người cả đời theo đảng, cả họ theo đảng... là giòng tộc Lê Đình...


Đảng, nhà nước csVN không sử dụng khí tài hiện đại vào việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của tổ tiên nòi Việt nghìn đời truyền lại, bỏ mặc cho giặc thù truyền kiếp phương Bắc cưỡng đoạt biển đảo VN, bắn giết ngư dân trên ngư trường truyền thống VN.


Rất trái khuấy, là chúng không sử dụng sức mạnh côn an, quân đội chống lại quân xâm lược phương Bắc mà lại sử dụng sức mạnh quân sự bắn giết nhân dân nói chung và người dân Đồng Tâm nói riêng.


Bấy nhiêu đó đủ cơ sở kết luận đảng csVN là ai?


- Chúng đích thực là đảng cướp, là nguỵ đảng tay sai bán nước cầu vinh.


Nực cười là mấy vạn dân quân đã ngã xuống chống xâm lược phương Bắc ở chiến trường biên giới phía bắc đã hơn 4 thập niên trôi qua, không có chế độ ưu đãi, không có cả huân chương ghi công.


Vậy mà những tên đang đêm bắn phá, tấn công vào thôn Hoành giết dân lại được tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ ra văn bản khen thưởng lẫn ca ngợi công lao tấn công vào thôn Hoành giết người có 60 tuổi đảng đứng về phía nhân dân liều mình giữ đất, với huân chương chiến công hạng nhất (?)


Phản ứng của nhân dân về việc phong tặng huân chương của tổng bí thư, chủ tích nước Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho những công an tự té ngã, bắn nhầm chết ở thôn Hoành khá gay gắt.


Thật ra Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc chỉ là bình phong để Tàu cộng che giấu sự thật là chúng đã kiểm soát và cai trị VN trong thực tế.


Tàu cộng sử dụng tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng để che chắn nội gián của chúng cài cắm thu tóm quyền lực trong bộ chính trị đảng csVN.


Chính phạm giết dân Đồng Tâm, giết người cả đời đi theo đảng để gây xung đột, mẫu thuẫn không thể hàn gắn giữa người dân với nhà nước là 2 tên tình báo Hoa Nam nằm trong bộ chinh trị là Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.


Hiện nay nước Việt cộng của Hồ Chí Minh đang nằm dưới sự cai trị của Tàu cộng qua 2 tên tình báo Hoa Nam Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.


- Trần Quốc Vượng phụ trách mặt nổi để an dân và xoa dịu sự phẫn nộ của cán bộ đảng viên đảng cộng sản VN.


- Phạm Minh Chính công tác bí mật nhằm tiêu diệt người dân và đảng viên yêu nước nhằm thực hiện kế hoạch hán hoá và biến VN thành một tinh của Tàu.


Nguyễn Phú Trọng chỉ còn là cái tên, Nguyễn Xuân Phúc là bù nhìn... Những văn bản mang danh TBT, CTN đều do 2 tên tình báo Hoa Nam này làm ra.


Kẻ thù đã lộ diện không diệt nó thì nó sẽ diệt dân tộc này. Những cán bộ, đảng viên CS có điều kiện tiếp cận 2 tên giặc nằm sau lưng phải khử nó thì dân Việt mới có đường sống.


Noi gương tiền nhân... Không thành công cung thành nhân. Đây là cơ hội ghi danh mình vào lịch sử như tổ tiên nòi Việt đã từng...


15/1/2020
Phương Nguyễn
song  
#16 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 09:32:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo cáo đầu tiên về vụ Đồng Tâm được xuất bản không do chính quyền kiểm duyệt

Một nhóm các nhà báo, nhà hoạt động ở Việt Nam mới đây đã thành lập nhóm Hành động vì Đồng Tâm nhằm thu thập, kiểm chứng và công bố các thông tin liên quan đến vụ đụng độ ở Đồng Tâm.

Nhóm này cho biết sẽ thu thập thông tin từ các bên liên quan nhằm tìm kiếm sự thật và công lý cho các nạn nhân, bao gồm cả người dân lẫn nhân viên công lực.

Hôm 16/1, tiếp theo sau sự thành lập của nhóm Hành Động vì Đồng Tâm, Nhà Xuất Bản Tự Do đã xuất bản Báo cáo Đồng Tâm bằng tiếng Anh với những thông tin mới nhất tổng hợp từ các nguồn bao gồm từ các Facebooker vẫn giữ liên lạc với người dân Đồng Tâm và cả nguồn của báo chí nhà nước.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, một trong những người sáng lập nhóm Hành động vì Đồng Tâm, viết trên trang Facebook cá nhân rằng báo cáo được xuất bản chỉ 7 ngày sau vụ đụng độ, vào khi các thông tin đến từ Đồng Tâm rất hạn chế.

“Suốt từ vụ tấn công đêm mồng 8, rạng ngày 9/1/2020 đến nay, nhà cầm quyền vẫn đang bao vây làng Đồng Tâm, cắt điện, cắt internet… Nguồn thông tin mà chúng tôi có được chỉ từ các facebooker nổi tiến có mối liên hệ với dân Đồng Tâm và một ít sự thật khó khăn lắm mới gạn lọc, cóp nhặt được từ các nguồn chính thống của chính quyền. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thông tin mập mờ và trái ngược nhau, vì ngay cả người dân Đồng Tâm cũng chưa có đủ thông thông tin về người thân của họ, những người đang bị bắt giữ hoặc mất tích”. Nhà báo Phạm Đoạn Trang viết trên Facebook về bản báo cáo.

Báo cáo được cho biết đã và đang được gửi tới các tổ chức nhân quyền quốc tế và đại sứ quán các nước tại Việt Nam, nhằm kêu gọi sự quan tâm và vào cuộc của cộng đồng quốc tế đối vụ việc bi thảm ở Đồng Tâm.


[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=4XsMdlBrBs&feature=player_embedded[/YOUTUBE]

Theo RFA
khi  
#17 Đã gửi : 16/01/2020 lúc 07:48:36(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Vụ Đồng Tâm: ‘Họ không phải kẻ thù, mà là người dân’

UserPostedImage
Lễ tang ông Lê Đình Kình, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đột kích vào Đồng Tâm, diễn ra hôm 13/1/2020.

Đất phía tây Đồng Sênh với diện tích 59 ha “nguồn gốc là 100% của dân;” và cách thức chính quyền Hà Nội bố ráp làng Đồng Tâm rạng sáng 9 tháng Giêng là “hoàn toàn sai trái”, theo nhận định của hai cựu tù nhân chính trị hiện sống tại Hoa Kỳ, là “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải và tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
‘Tây Đồng Sênh là của người dân’
Ông Nguyễn Văn Hải nói rằng ‘có sự nhập nhèm’ của chính quyền đối với hai khu đất riêng biệt, Đông và Tây Đồng Sênh.
Theo ông, khu đất diện tích 47,63 ha phía đông Đồng Sênh là khu đất người dân Đồng Tâm không đòi vì đã có quyết định của Chính phủ thu hồi từ lâu để xây dựng sân bay Miếu Môn. Ông Hải nói rằng người dân Đồng Tâm đã “thể hiện sự ủng hộ hoàn toàn” với mục đích sử dụng cho mục đích quốc phòng đối với khu đất này.
Tuy nhiên, khu đất phía tây Đồng Sênh với diện tích 59 ha “nguồn gốc là 100% của dân,” ông Hải nói và cho biết ông có nhận định như vậy dựa trên video ông Kình nói về nguồn gốc khu đất này.
“Khu đất 59 ha chưa có bất kỳ quyết định thu hồi nào và cũng chưa được đền bù,” ông Hải phân tích.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một cựu tù nhân chính trị, hiện sống tại Virginia, Hoa Kỳ, có nhận định tương tự ông Nguyễn Văn Hải, rằng diện tích đất 59 ha ở phía tây Đồng Sênh “người dân Đồng Tâm có quyền sử dụng hợp pháp.”
Lý do ông Vũ đưa ra là Nhà nước chưa có quyết định thu hồi mảnh đất 59 ha đó cũng như chưa đền bù cho dân trong khi truy về nguồn gốc thì dân làng Đồng Tâm thừa hưởng mảnh đất đó từ hợp tác xã.
“Mảnh đất phía tây Đồng Sênh chưa có quyết định thu hồi, chưa được đền bù thì đất đấy vẫn luôn thuộc về hợp tác xã Đồng Tâm,” ông nói. “Nếu hợp tác xã không còn tồn tại thì nó thuộc về những người nông dân đã góp đất.”
Ông Nguyễn Văn Hải nói đã “có sự nhập nhèm” của chính quyền để “biến hai khu đất này làm một” và gọi đây là đất quốc phòng. “Việc này gây uất ức cho người dân Đồng Tâm và sự uất ức này tích tụ từ lâu.”
Ông Hải dẫn giải thêm: “Đối với khu đất 59 ha này chính quyền không trưng ra được bản đồ và quyết định thu hồi đất thời điểm 1981 (thời điểm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ra quyết định thu hồi đất để xây dựng sân bay Miếu Môn).”
Và, cơ sở để người dân Đồng Tâm có quyền sở hữu (tức là quyền sử dụng đất theo luật pháp Việt Nam) là ở chỗ “người dân Đồng Tâm đã đóng thuế, canh tác trên khu đất đó trong nhiều năm nay.”
Vẫn theo nhận định của ông Hải, khi tranh chấp đất ở Đồng Tâm nóng lên hồi năm 2017, Thanh tra Chính phủ vào cuộc và kết luận rằng toàn bộ đất sân bay Miếu Môn ‘là đất quốc phòng’ theo quy định của pháp luật, tức là “không có phân biệt giữa hai khu đất phía đông và tây Đồng Sênh.”
Tiến sĩ Hà Vũ đưa ra nhận định về khái niệm đất hợp tác xã và đất công: “Có trường hợp chính quyền xã sử dụng quyền quản lý của mình để đưa đất của hợp tác xã thành đất công. Khi đó, các xã viên cũ của hợp tác xã được xã phân phối đất để canh tác và họ được xem như là đang canh tác trên đất công chứ không phải đất đai của họ đã được chia từ cải cách ruộng đất.”
Ông nói trường hợp xã Đồng Tâm “chính quyền xã đã giao đất cho các hộ nông dân trong xã” và “trong sổ bộ có ghi hết… Các hộ nông dân có quyền sử dụng đất theo cơ sở mà họ đã được giao.”
“Ủy ban xã đã giao đất cho nông dân và họ đã canh tác trong nhiều năm thì quyền sử dụng đất thuộc về nông dân. Nếu ủy ban xã muốn lấy lại quyền sử dụng đất thì phải đền bù cho dân,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cả người dân Đồng Tâm lẫn chính quyền đều cho mình là đúng, ông Vũ cho rằng cách giải quyết là “tiến hành đo đạc lại trên thực địa với sự tham gia của Ủy ban nhân dân Hà Nội, Thanh tra Chính phủ và người dân Đồng Tâm” để xác định chính xác diện tích xây sân bay Miếu Môn là bao nhiêu, có phải chỉ là 47,63 ha hay nhiều hơn số đó. Khi đó thì mới minh định được bên nào đúng, bên nào sai.
Chính quyền ‘cướp đất’ và ‘hai phía đều sai’
Ông Nguyễn Văn Hải, từng bị chính quyền Việt Nam kết án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, gọi chiến dịch bố ráp Đồng Tâm của nhà cầm quyền Hà Nội là “giết người diệt khẩu.”
Còn tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nhận định vụ tập kích vào rạng sáng ngày 9/1 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa chính quyền và người dân kể từ khi cuộc nổi dậy chống tham nhũng của người dân Thái Bình,” đồng thời “rõ ràng có cái sai của cả hai phía.”
Tiến sĩ Hà Vũ nói mâu thuẫn giữa hai bên còn một cách giải quyết là “qua con đường tòa án” thay vì phải dùng đến bạo lực. Nhưng chính quyền đã “không hướng dẫn người dân khiếu kiện (quyết định hành chính hay kết luận giải quyết khiếu nại tố cáo) và người dân cũng không biết để tiến hành khởi kiện.”
Ông Nguyễn Văn Hải nhận định hành động đột kích của chính quyền Hà Nội vào làng Đồng Tâm giữa đêm khuya “vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” vì theo đó “không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ mà phải thông qua tòa án.”
“Đây là vụ kiện hành chính chứ không phải hình sự,” ông đặt vấn đề. “Chỉ là người khiếu kiện thôi thì tại sao phải dùng công an, quân đội tấn công?”
Ông lập luận rằng hành động này của chính quyền Hà Nội “không phải là cưỡng chế đất tranh chấp”.
Lý do: “Luật quy định không được cưỡng chế vào ban đêm. Vụ tranh chấp là ở Đồng Sênh chứ không phải ở thôn Hoành, ở nhà ông Kình đâu mà đưa quân vào.”
Cho rằng “con đường tòa án” có thể là giải pháp, Tiến Sĩ Hà Vũ nói ông “ngạc nhiên tại sao các luật sư không hướng dẫn người dân tiến hành khởi kiện.”
“Người dân Đồng Tâm và luật sư của họ đã tự tước đi một khả năng giải quyết xung đột, dẫn đến việc người dân cho rằng mình bị ức chế và không còn cách nào khác để giải quyết xung đột ngoài biện pháp vũ lực.” Vẫn lời ông Hà Vũ.
Ông gọi đó là “thái độ cực đoan” và đưa ra dẫn chứng là “ông Lê Đình Kình tuyên bố sẵn sàng hy sinh tính mạng để chống lại chính quyền.”
“Chính thái độ cực đoan đó đã khiến chính quyền phải dùng vũ lực để đối phó thái độ sẵn sàng tử thủ của người dân Đồng Tâm,” ông phân tích.
‘Đấy không phải là kẻ thù mà là người dân’
Tuy nhiên, luật sư này cho rằng ngay cả khi người dân Đồng Tâm tuyên bố liều chết trước chính quyền thì ‘chính quyền cũng không được phép sử dụng vũ lực’.
Ông nói nếu trong trường hợp xây tường rào sân bay Miếu Môn mà dân làng Đồng Tâm ra cản phá thì chính quyền có thể dùng các biện pháp hành chính như ‘ngăn cản và xử phạt họ tội hủy hoại tài sản’.
“Chính quyền cũng có thể cưỡng chế bắt tạm giam họ (những người phá hoại) để vô hiệu hóa,” ông nói thêm. “Nhưng chính quyền không có quyền sử dụng vũ lực nếu những người phá hoại không sử dụng vũ khí.”
Thông cáo phát đi từ Bộ Công an cho biết trong quá trình xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn đã có những người dùng hung khí tấn công lực lượng xây dựng. Sau đó, chính quyền đã huy động lực lượng hùng hậu tập kích vào làng Đồng Tâm lúc giữa đêm.
Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng nếu những người cản phá “chỉ dùng vũ khí tự chế, thô sơ để tấn công” thì chính quyền “cũng không được dùng vũ khí quân dụng để chống trả trừ phi có sự đe dọa trực tiếp đến tính mạng.”
Ông Nguyễn Văn Hải thì cho rằng chính quyền muốn giết ông Lê Đình Kình để “diệt khẩu:” “Mục tiêu ban đầu của họ là tấn công vào những người trong tổ Đồng Thuận, những người cốt lõi trong vụ Đồng Tâm, để giết người diệt khẩu.”
“Cụ Kình là quản lý nhiều đời ở khu vực đó vẫn giữ nhiều hồ sơ giấy tờ. Đó là lý do họ đưa quân vào nhà cụ Kình, giết chết cụ Kình và cẩu luôn két sắt của cụ.”
Trả lời câu hỏi liệu chính quyền có quyền tập kích phủ đầu hay không nếu đối tượng phản kháng có dấu hiệu có tổ chức, lên kế hoạch để sẵn sàng chống trả lại, Tiến Sĩ Hà Vũ cho rằng “chưa đủ cơ sở.”
“Trong trường hợp này vào ban đêm người dân đang ở trong nhà họ chứ không phải là ở ngoài hiện trường nơi đang xây dựng tường rào mà gọi họ là đối tượng gây rối (để tập kích),” ông nói.
Ông cũng cho rằng hành động tích trữ vũ khí để “tử thủ” không thể được xem là chủ động tấn công. “Họ chỉ dùng đến vũ khí khi cảm thấy bị tấn công và tính mạng mình bị đe dọa phải đánh trả,” ông nói.
“Nếu không có bằng chứng về người dân Đồng Tâm chủ động gây bạo lực thì công an không có quyền nổ súng trước,” ông phân tích. “Cho đến giờ không có bằng chứng cho thấy người dân Đồng Tâm sử dụng vũ khí đấy ra khu đất tranh chấp để phá rối việc xây tường rào.”
Thay vì dùng lực lượng sức mạnh tập kích nhà đối tượng, ông Vũ cho rằng có thể giải quyết bằng cách xin lệnh bắt giữ và cơ quan chức năng “đợi đến sáng đến nhà bắt giữ họ.” Khi đó, nếu họ tiến hành các hành vi bạo lực thì cơ quan chức năng “có quyền vô hiệu hóa.”
Trả lời câu hỏi liệu việc tập kích vào ban đêm có cần thiết để giảm tối thiểu thương vong cho hai phía cũng như người dân vô tội trong làng hay không, ông Vũ không đồng ý và cho rằng “phải tuân thủ quy định của pháp luật.”
“Cho dù khu vực đấy có đông dân đến đâu đi nữa thì vẫn có nhiều biện pháp khác. Chẳng hạn như bắc loa kêu gọi những người không liên quan rời đi khỏi nơi sắp xảy xung đột.” ông nói.
“Chính quyền phải kiên nhẫn. Đấy không phải là kẻ thù mà là người dân.”
Về trường hợp tấn công ban ngày có thể dẫn đến khả năng ông Kình và gia đình “tử thủ” gây thương vong cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình, ông Hà Vũ nói chính quyền có thể “bao vây, cắt điện nước” và “thuyết phục họ từ bỏ sử dụng bạo lực.”
“Ông Kình và gia đình ông sẽ không cam tâm để cho người thân của mình cùng chết với mình. Họ phải đẩy phụ nữ và trẻ em ra hàng,” ông Vũ nói.
Theo VOA
song  
#18 Đã gửi : 17/01/2020 lúc 09:25:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bộ Công an: Phong tỏa tài khoản phúng điếu ông Kình là để ‘ngăn chặn khủng bố’

UserPostedImage
Trung tướng-Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.

Trước làn sóng phản đối và kêu gọi tẩy chay ngân hàng Vietcombank vì đã phong tỏa tài khoản mà người dân đóng góp để phúng điếu ông Lê Đình Kình, một thứ trưởng Bộ Công an nói với báo chí rằng đây là một trong những biện pháp “chống khủng bố” mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Biện pháp chống khủng bố
“Như chúng tôi đã công bố, các đối tượng trong vụ việc này đã khai nhận việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp để mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ và đã dùng để tấn công lại lực lượng chức năng,” Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với báo Pháp Luật Online vào tối 17/1.
“Những việc như vậy có dấu hiệu của khủng bố. Pháp luật Việt Nam và các nước đều rất nghiêm khắc với khủng bố, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền”, vị thứ trưởng nói thêm.
UserPostedImage
Thông báo của Bộ Công an về việc phong tỏa tài khoan "Nguyen Thuy Hanh".

Phát biểu của Trung tướng Lương Tam Quang được đưa ra vài giờ sau khi nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người đứng tên tài khoản nhận tiền phúng điếu, thông báo rộng rãi trên mạng xã hội rằng tài khoản này đã bị phong tỏa cùng với số tiền 528.453.669 đồng mà nhiều người dân đóng góp để thắp hương, phúng điếu ông Lê Đình Kình, người vừa thiệt mạng trong cuộc đột kích của công an vào làng Đồng Tâm hôm 9/1.
Theo lời bà Hạnh, tài khoản trên đã được mở ra từ hơn 4 tháng trước và vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi xảy ra vụ đột kích ở Đồng Tâm khiến cho ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, thiệt mạng, bà Hạnh đã đứng ra nhận quy tụ số tiền mà nhiều người tỏ ý muốn đóng góp để “thắp hương” cho cụ Kình, người được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm.
“Cả một tuần rồi tôi bị canh nên không ra được ngân hàng. Hôm nay hết bị canh thì tôi ra ngân hàng. Cô nhân viên gọi điện đi mấy nơi, đi ra đi vào mãi rồi cô ấy trả lời rằng tài khoản của chị đã bị phong tỏa rồi”, bà Hạnh kể lại với VOA.
Đứng ra nhận trách nhiệm quy tụ tiền thắp hương, phúng điều cụ Lê Đình Kình, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh nói với VOA rằng bà ý thức được những rủi ro, nguy hiểm mà bà đã, đang và sẽ đối mặt. “Nhưng nếu phải làm gì đó cho xã hội, thì tôi cũng chấp nhận đi tù”.
Bà nói: “Tôi cũng biết là rất nguy hiểm, nhưng tôi cũng muốn làm một cái gì đấy để động viên họ trong tình cảnh chồng thì mất, con cháu đều bị đi tù. Tôi rất muốn thể hiện cho gia đình hiểu rằng nhân dân rất đồng tình và rất quan tâm, ủng hộ họ”.
Các nguồn tin liên lạc trực tiếp với người dân Đồng Tâm cho VOA biết cho đến nay, khu vực làng Đồng Tâm vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Nhiều người dân muốn đến thăm hay chia sẻ những mất mát của gia đình đều không thể tiếp cận được họ.
Làn sóng tẩy chay Vietcombank
Hiện trên mạng xã hội nhiều người đang kêu gọi “tẩy chay” ngân hàng này. Trong khi nhiều người khác lên tiếng chỉ trích hành động phong tỏa số tiền và xem đây là một hành động tiếp theo thể hiện sự “phi đạo lý” và “vô pháp” của giới hữu trách.
Tài khoản Facebook tên “Ngoc Vu” nói: “Ngân hàng Vietcombank đã vô pháp phong toả tài khoản và dự định sẽ cướp trắng số tiền hơn nửa tỷ đồng của người dân yêu quí phúng viếng Cụ Kình”, đồng thời tuyên bố sẽ xóa tài khoản và kêu gọi cộng đồng tẩy chay ngân hàng này nếu vụ việc không được giải quyết ổn thỏa trong vòng 1 tuần.
Theo quan sát của VOA, hiện làn sóng kêu gọi “tẩy chay Vietcombank” đang lan tỏa nhanh chóng và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân rằng: “Khi ngân hàng trở thành công cụ của quyền lực chính trị, thì sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ là điều có thể thấy trước”, dẫn từ nhận định trước đây của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm về tội viết “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo nhận định của một số người quan sát tình hình thời sự Việt Nam, chưa có vụ tranh chấp đất đai nào từ trước tới nay lại dẫn đến sự “phân hóa, chia rẽ” công luận và “rạn vỡ” xã hội như trong vụ đột kích vào làng Đồng Tâm hiện nay.
“Từ trong bữa cơm gia đình chồng bênh bên này vợ con ủng hộ bên kia, tới mạng xã hội dàn quân 2 chiến tuyến bàn phím (không kể bên thứ 3 ‘im lặng đáng sợ’), một rừng ‘đao búa súng gươm’ được đôi bên tuốt ra khua lẻng xẻng lạnh người”, Facebook Hung Vu nhận định.
Ngoài ông Lê Đình Kình, vụ đột kích cũng làm cho 3 công an thiệt mạng. Cả ba đều đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Chủ tịch nước, truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và Bộ Công an thăng cấp bậc hàm vượt cấp. Tang lễ của họ cũng được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó, đám tang ông Kình đã diễn ra trong hoàn cảnh bị nhà chức trách giám sát chặt chẽ, việc quay phim, chụp ảnh bị “an ninh chìm nổi” ngăn chặn, theo lời những người tham dự tang lễ kể lại.

Theo VOA
phai  
#19 Đã gửi : 17/01/2020 lúc 10:12:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giới hoạt động lên án Vietcombank phong tỏa tiền phúng viếng ông Lê Đình Kình

UserPostedImage
Bà Nguyễn Thúy Hạnh phản đối Vietcombank phong tỏa tài khoản, 17/1/2020

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh viết trên Facebook cá nhân chiều ngày 17/1 rằng bà “phản đối” Vietcombank vì ngân hàng này “trắng trợn chiếm đoạt” gần 530 triệu đồng bằng cách “phong toả tài khoản” của bà.
Bà Hạnh cho biết thêm đó là “số tiền phúng viếng của nhân dân tới cụ Lê Đình Kình”, người mà giới hoạt động cũng như một phần đông đảo trong công luận xem là đã bị “giết hại” trong cuộc đột kích của cảnh sát vào xã Đồng Tâm hôm 9/1.
Theo tường thuật của bà Hạnh, vào sáng 17/1, sau khi hết bị an ninh nhà nước giám sát nhà, bà ra một chi nhánh của ngân hàng Vietcombank (VCB) để rút số tiền nhiều người chuyển tới để phúng điếu ông Kình, và được nhân viên ngân hàng thông báo rằng tài khoản của bà “đã bị phong toả”.
Phía ngân hàng không đưa ra bất cứ lý do gì, bà Hạnh cho biết thêm. “Tôi sẽ mời luật sư, tiếp tục làm việc với VCB để có được sự giải quyết thoả đáng”, nhà hoạt động viết trên Facebook.
VOA cố gắng liên lạc với VCB để tìm hiểu về vụ việc song chưa kết nối được.
Nhiều nhà hoạt động khác, giới trí thức, luật sư… đang chia sẻ rộng rãi thông tin của bà Hạnh, đồng thời lên án hành động của VCB. Nhiều người cũng kêu gọi tẩy chay ngân hàng này.
Theo VOA
phai  
#20 Đã gửi : 17/01/2020 lúc 10:37:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo cáo về vụ Đồng Tâm được chuyển đến dân biểu Mỹ

UserPostedImage
HÌnh ảnh "thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm" Lê Đình Kình trong lễ tưởng niệm ông hôm 12/1 được đăng trong Báo cáo về vụ tấn công ở Đông Tâm. (Photo courtesy of Facebook user Pham Doan Trang)


Đại diện của nhóm “Hành động vì Đồng Tâm” đã chuyển “Báo cáo về vụ tấn công ở Đồng Tâm” đến văn phòng dân biểu liên bang của Mỹ Alan Lowenthal trong nỗ lực tìm kiếm công lý cho các nạn nhân Đồng Tâm.
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng nhạc sỹ Việt Khang hôm 16/1 đã đến văn phòng Dân biểu Lowenthal ở thành phố Garden Grove, California, để chuyển báo cáo vừa được đưa ra trước đó cùng ngày về vụ bố ráp của lực lượng an ninh Việt Nam đối với người dân làng Đồng Tâm, Hà Nội, giữa tranh chấp đất đai kéo dài, theo một đăng tải trên Facebook cá nhân của ông Hải.
Tại văn phòng của Dân biểu Lowenthal, ông Hải, người từng bị giam giữ ở Việt Nam và hiện đang sống tị nạn ở Mỹ, cùng nhạc sỹ Việt Khang thảo luận với trợ lý của dân biểu này, ông Lý Phong, về nội dung báo cáo và những nguyện vọng của người dân xã Đồng Tâm, mong muốn tìm kiếm công lý cho các nạn nhân Đồng Tâm.
Theo Facebook của ông Hải, ông Lý Phong đã “tiếp nhận báo cáo” và sẽ “giữ liên lạc với nhóm “Hành động vì Đồng Tâm” để cập nhật thông tin trong những ngày tới.

Dân biểu Lowenthal đại diện cho các thành phố và khu vực như Westminster và Garden Grove, nơi có phần đông cộng đồng người Việt sinh sống, thuộc Địa hạt 47 của California trong Quốc hội Hoa Kỳ. Ông cũng là Đồng Chủ tịch nhóm thành viên Quốc hội quan tâm đến Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam) và từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á do đảng cộng sản lãnh đạo.
Trong báo cáo soạn thảo bằng tiếng Anh mà VOA được xem, nhóm Hành động vì Đồng Tâm đưa ra các thông tin chi tiết về vụ bố ráp của lực lượng chính quyền được tiến hành lúc 4 giờ sáng ngày 9/1, làm 4 người thiệt mạng trong đó có 3 công an và ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm.
Báo cáo, được Nhà xuất bản Tự do ra mắt, còn đưa ra những thông tin nền về cuộc tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân Đồng Tâm trong nhiều năm qua, cũng như đưa ra những khuyến nghị đối với chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế nhằm giúp giải quyết mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu này.
Theo Nhà xuất bản Tự do, báo cáo được viết dựa trên nguồn thông tin “có được từ các Facebooker nổi tiếng có mối liên hệ với người dân Đồng Tâm và một ít sự thật khó khăn lắm mới gạn lọc, cóp nhặt được từ các nguồn chính thống của chính quyền”.
Trong khi Bộ Công An nói rằng người dân Đồng Tâm tấn công lực lượng của chính phủ thì người dân làng này nói lực lượng an ninh của chính quyền dùng vũ lực để đàn áp họ.
Nguyên nhân của vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trong nhiều năm qua xuất phát từ việc người dân làng này không đồng tình với việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác của họ cho Viettel do quân đội quản lý. Năm 2017, vụ tranh chấp trở nên căng thẳng khi dân làng Đồng Tâm bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin.
Tại châu Âu, báo cáo này cũng đã được các cá nhân, tổ chức gửi đến rất nhiều dân biểu châu Âu qua nhiều kênh khác nhau, theo nhà báo Tường An hiện đang sinh sống ở Paris cho biết trên Facebook cá nhân.
Nhà xuất bản Tự do cho biết báo cáo này đã và đang được gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và đại sứ quán các nước tại Việt Nam, nhằm kêu gọi sự quan tâm và vào cuộc của cộng đồng quốc tế đối với vụ việc bi thảm tại Đồng Tâm, trong nỗ lực tìm kiếm công lý cho các nạn nhân Đồng Tâm.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (14)
3 Trang123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.026 giây.