logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/01/2020 lúc 09:28:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong đời, tôi thương cậu Bảy tôi nhiều, gần gũi cậu nhiều nhưng cũng chán cuộc đời bỏ cho trôi chìm làng nhàng của cậu. Tôi chịu ảnh hưởng nhiều nơi cậu, có thể nói hầu hết cách đối xử và phản ứng của tôi tạo nên do những cử chỉ học được từ cậu. Cho tới bây giờ đầu đã hai thứ tóc, tôi chưa bao giờ trách mình đã quá gần gũi cậu lúc tâm hồn mình còn như một nắm đất sét ướt thiên hạ chung quanh muốn nặn hình thể gì thì cứ tự tiện. Trái lại với tôi, đó là lúc có ý nghĩa nhứt đời mình, lúc tâm hồn mới vừa tương hình đã được ươm trong vùng đất nhiều mầu mỡ nhân ái và tưới bằng thứ nước năng động, thương yêu… May thay tôi chỉ giống cậu những phần tôi chấp nhận được, phần làng nhàng, phần tình lụy của cậu, tâm hồn tôi không đủ yếu tố lãng mạn đáng yêu mà cũng đáng trách đó…
            …Cho đến khi có thể đi học một mình – tới ngôi trường lá xộc xệch cách khu vườn nhà năm ba thửa ruộng và hai cái cầu khỉ chông chênh – mà không cần người dẫn, tôi nhận ra rằng đã đến lúc không thể nào có những ngày sung sướng được cậu tôi đưa đến trường để được cõng trên lưng qua cầu nữa. Nhiều khi tôi thử để coi sự vòi vĩnh của mình hiệu lực tới bực nào, qua ánh mắt hiền từ nhưng quyết liệt của má tôi, tôi biết rằng mình đã lớn, đã lớn nghĩa là những ưu đãi từ trước đến nay được hưởng đã bị tước doạt bớt lần. Tuy vậy trong tình thân thương giữa cậu cháu, tôi cũng vẫn thường cùng cậu ra sau vườn dừa lang thang, chọt hang cua hang rắn hang lươn, lượm chất đống lại những trái dừa chuột khoét, bẻ ăn mấy trái chuối vừa mới hườm hườm trên mấy quài ngoại để dành… Nhất là nài nỉ để được cậu cõng nhảy qua mương, một việc tôi vừa thích vừa thán phục. Ôm sát cái lưng rộng và cứng như bộ ván ngựa của cậu tôi vững tâm và thống khoái. Dưới mắt tôi lúc đó cậu thật phi thường. Không phi thường sao được trong khi tôi không thể tự mình nhảy qua. Má, dì Hai, ngoại nói nhảy được không khó khăn lắm nhưng nhiều lần họ chỉ xăn quần lên, đứng bên bờ ngắm nghía một hồi không biết nghĩ sao, mười lần như một ai cũng như nấy, đều đi vòng. Tía nữa, tía không xăn quần, không đi vòng, nhưng tía không bao giờ cõng tôi trên lưng mà nhảy. Thêm nữa, nói theo cách nói của cậu, anh Tư nhảy mà phải lấy trớn quá xa thì còn yếu lắm. Anh nhảy theo kiểu thằng cha bán dù Sài Vinh, còn tao hả, táo nhảy theo kiểu Triệu Khuôn Dẫn hay ít nữa cũng theo kiểu của anh hùng Trịnh Ân.
            Nói cách gì thì khó hiểu, chứ nói theo kiểu Phi Long Diễn Nghĩa thì dễ hiểu quá. Cái ông Sài Vinh yếu như bún thiu, trèo tường tháo chạy bọn lục lâm thảo khấu mà cứ nhăn nhăn nhó nhó, không dám nhảy xuống, túng cùng phải nhảy xuống thì đau chưn, trặc mắt cá thiếu điều nằm vạ tại chỗ. Còn hai người em kết nghĩa của ông ta hả, khỏi đi. Họ ngó lên đầu tường nín hơi một cái thì đã đứng trên đầu tường, nhảy xuống thì còn dễ hơn nữa, khỏi cần nín thở. Ba anh em nầy, đối với cả nhà tôi, và luôn cả đối với nhiều người lối xóm, còn gần gũi hơn cả Bảo Đại huyền thoại hay cái đất Sài gòn xa lắc xa lơ.
            Những buổi chiều vàng, bắt chước cậu tôi cũng ngồi dựa lưng vào gốc dừa, hai tay bỏ gối, miệng ngậm ngậm nhai nhai một ngọn cỏ mần chầu, mắt ngó về một cụm mây trôi xeo xéo về phía cuối vườn. Cỏ lạt nhách, nhưng nhai bắt ngấy, vừa tàn cọng này lại dợm tay bứt cọng khác. Còn mây trời? Đó là những hình thể linh động vẽ trên một cuốn sách lý thú dầy vô tận mà tôi và cậu là hai tác giả ngang hàng nhau. Đủ hình, đủ kiểu, biến thiên từ loài vật trên địa cầu đến linh thú, linh điểu của thần tiên, hóa hiện từ hoạt động thường nhựt con người tới hành vi phiêu bồng trên thượng giới như ngự trên mây, cỡi sao, hóa phép, thâu trời. Chúng tôi thường đồng ý với nhau về lý giải hình ảnh và những hoạt cảnh nầy, thỉnh thoảng một trong hai có ý kiến hay, người kia biểu đồng tình bằng cách cười hăng hắc. Chúng tôi, lúc ấy, có vẻ là đôi bạn vong niên hơn là hai cậu cháu. Nhiều khi cậu giải thích bằng các thần thoại Tây phương, chẳng hạn như cô…đang buồn vì bị ông…cai quản cõi chết bắt về làm vợ, ông ta đang đứng kế bên ra sức dỗ dành, xa xa kia là bà….mẹ cô ta đang ngồi khóc tỉ tê do mắc tội không lo coi sóc việc mùa màng cho hạ giới khiến cho có nhiều người đói khổ phải nằm lê lết đầu đường xó chợ…Tôi nghe mà chỉ trố mắt, thích ý nhưng không thể nào nhớ được tên cùng địa điểm như các tên thần tiên tôi đã lượm được đó đây khi nghe người ta đọc truyện Phong Kiếm Xuân Thu, Phong Thần Diễn Nghĩa.
            Khi cậu chặt dừa thì muôn lần như một mắt tôi thao lao láo cung cách yêng hùng khác người của cậu. Không phục sao được, không ớn sao được khi cậu tay mặt cong năm ngón lại bợ dưới đít trái dừa, tay trái cầm ngang cái mác vạt ngang, mỗi một vạt tách ra khỏi trái dừa một miếng vạt dừa bự cỡ bàn tay tôi, chỉ còn dính lại một chút nhỏ trên đầu bằng mấy cái sơ chóp, khi tay này rút mác về để sẵn sàng cho mác kế tiếp thì ngón tay cái của bàn tay kia đã xoay trái dừa một góc độ vừa đủ cho một vạt nữa sẽ bung ra. Cứ như vậy, vạt chừng độ năm sáu lần thì trái dừa đã đâu đó xong xuôi, cậu chỉ cần đưa tới gần tôi, vạt nhẹ ngang miệng dừa, vậy là xong. Tôi uống lần nào cũng vậy ngon miệng hơn tự mình vạt hay má, dì hoặc ngoại làm sẵn. Sau này lớn lên, lắm lúc ngồi tìm cách giải thích cảm thức ngon ngọt lạ lùng nầy, tôi đã bâng khuâng không biết cảnh vườn thân thiết vì có nhiều trò chơi với cậu khiến mình cảm thấy quá nhiều dư vị trong lúc thưởng thức trái dừa hay nhở mặt dừa được vạt ngon lành phẳng phiu không tua ra những sợi xơ cưng cứng ươn ướt, thường đâm nhồn nhột trên mép tôi, đã biến sự đẹp mắt và tiện nghi thành một hương vị nồng nàn trên đầu lưỡi…
            Dưới mắt tôi cậu là hình ảnh tôi ao ước được trở thành, một ước vọng tuyệt đích. Biết bao nhiêu lần tôi khóc cải với má, với dì vì mấy người nầy cứ nhứt quyết là tôi giống họ, trong khi tôi cho rằng tôi giống cậu từ cặp mắt sáng tròn lớn như cục đạn ve chai tới cái miệng cười nhếch một góc của đôi môi đỏ, giống bây giờ và cả sau nầy tôi lớn lên. Càng phục cậu, càng muốn giống cậu, thâm tâm tôi càng thấy mình khó trở thành như cậu. Làm sao tôi có thể có được quá nhiều điều hiểu biết như cậu? Làm sao tôi có thể có được thân hình to lớn và hai cánh tay cứng như sắt của cậu? Nhiều khi tôi ngó cái đầu của cậu rồi ước lượng cái đầu mình. Đâu có lớn hơn nhau bao nhiêu mà sao óc cậu chứa nhiều quá, còn tôi không có gì trong đó. Hay nói một cách bi thảm hơn, dùng từ ngữ của thầy Đại mỗi khi tôi tôi không làm đúng bài toán cộng ba số: “Đầu mầy đầu bò chứa bùn với rơm không biết gì hết, học ba năm chưa thuộc một bài toán cộng”.
            Có những buổi trời chạng vạng, con trâu của chú Bảy Tường nhà kế bên, lững thững về chuồng, đi theo ngoài sau xa xa là thằng Thìn, vẫn còn mải mê thắt con két, con công bằng lá dừa. Cậu tôi không biết từ bao giờ đã làm quen được với trâu, kêu tên nó, vỗ vỗ trên khoảng giữa hai sừng vài ba cái thì trâu đứng lại, nghếch mỏ, thân thiện. Hất mình một cái, cậu đã đặt đít gọn gàng trên lưng nó, cỡi trâu đủng đỉnh về nhà. Hình ảnh cậu in rõ ràng trên nền trời màu vàng nhè nhẹ, hai bàn tay chụm lại đưa trước miệng làm kèn thổi vi vu cho đến ngày nay dầu gần bốn thập niên qua không thể nào phai mờ trong trí. Tôi nhiều khi năn nỉ cậu để được cỡi trâu. Hai ngón chân cái và giữa của mầy kẹp chỗ nhượng chưn sau của nó, tay nắm đuôi, tay kia ôm bụng nó, kềm cho cứng, chưn còn lại quàng qua đít nó, vậy là mầy lên được. Lần nào cũng vậy, cậu để tôi mệt hào hễn, bụng áp vô lưng trâu nhám ồ, đỏ ửng thiếu điều trầy sau cả chục lần tuột lên tuột xuống rồi mới đưa tay bợ nhẹ phía sau lưng tôi đẩy lên. Tôi nhe răng sún mỉm cười khoái chí. Cậu đi kế bên chỉ nhẹ nhẹ vào trán tôi dặn yêu: Tâm, mầy phải ăn nhiều cơm hơn nhe, cho mau lớn. Lâu lớn quá đi chơi với mầy mất vui. Tôi trả lời nhiệt tình: Nghe lời cậu, bữa nào Tâm cũng ăn thêm một chén cơm. No rồi mà còn ăn thêm một chén nữa để lớn cho bằng cậu đó. Ăn nhiều cá thịt nữa để tay cứng như cậu. Chặt dừa ngon lành.
            Cậu ngó tôi ừ ừ gật đầu mà không nói gì. Con trâu coi như không có tôi trên lưng đã lững thững lại còn nhàn du, ghé chỗ nầy ngoạm mớ cỏ, ghé chỗ kia cắn vài đọt lúa non. Những lúc trâu bước xuống chỗ trũng, hay ào xuống ruộng là những lần tôi nao núng tâm thần ngó ngoái lại thì thấy cậu đã đi kế bên sẵn sàng giúp tôi nếu có chuyện chi bất trắc. Lắm khi cậu chỉ cần đưa tay đẩy một cái nhẹ là con trâu ngoan ngoãn đi theo hướng cậu muốn.
            Tôi lớn lên với những chuyện vui đùa như vậy với cậu Bảy. Nhưng mà nếu chỉ có bao nhiêu thôi thì bất quá đối với cuộc đời tôi, ngoài tình máu mủ, cậu như là thằng Thìn, như là dì Út, kỷ niệm hiện diện trong tôi một thời khoảng nào của đời rồi sẽ phai tàn theo nhịp sống bận rộn của thời gian. Tâm trí ta cũng như hoàn cảnh sinh hoạt không cho phép giữ lại tất cả chuyện về mọi người. Thằng Thìn đã nhiều lần cùng tôi lội qua sông mỗi đứa cặp bên hông một bặp dừa. Có lần cả hai đứa cùng bị nước cuốn trôi nếu không nhờ xuồng của một người nào đó thời may chèo gần cặp tới cho vịn be thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Tôi và nó cũng đã đào hang bắt dế, cũng đã cùng nhau lặt liệng xuống hết cho bỏ ghét tất cả những trái xoài non trong vườn bà Cả Tài vì bà già nầy đã không cho chúng tôi một hai trái trong khi bà có cả vườn thì chớ lại còn thì hồ, nạt nộ đuổi đi. Vậy mà bây giờ bắt tôi hình dung lại khuôn mặt thằng Thìn tôi sẽ không thể nào nhớ được, chỉ mài mại nhớ là nó đen đen, cười đưa mấy cái răng trước có khía răng cưa luôn luôn đóng bợn vàng. Còn dì Út nữa, dì lén mọi người lùi bắp, nướng tôm, nướng khoai cho tôi. Dì dạy tôi thắt dây làm nài leo bẻ dừa. Có lần tôi té thiếu điều nín thở, dì chạy u vô nhà lấy muối tha, khuấy nước đường cho uống. Tôi cũng là người liên lạc nhận thơ và đưa thơ cho dì để được dì ôm hun lên tóc khen thằng Tâm giỏi dì Út thương. Những lần đưa thơ như vậy, đi chợ thế nào dì cũng mua cho mấy cái bánh bò trắng tinh láng lẩy. Có lần dì đưa bánh bò ra, tôi đương mài ngói làm mấy đồng tràm để chút nữa chơi nhảy cò cò với con Bưởi đằng đầu xóm, mừng quá, lẹ làng đưa tay ra chụp, bánh bò in dấu tay bột ngói đỏ ửng, dì giựt lại chùi chùi bằng mu bàn tay rồi hai dì cháu ngó nhau cười như nắc nẻ. Vậy mà khi tôi học lớp Nhứt thì dì đi lấy chồng xa. Từ đó cho tới giờ đâu như là tôi  chỉ gặp được dì có hai ba lần, lần nào cũng gặp một dì Út xa lạ, xa lạ tuyệt cùng tận so với hình ảnh dì Út dễ thương thời tuổi trẻ của tôi – đã vù mất trong thời gian quá khứ không thể nào tìm thấy được. Còn cậu Bảy tôi thì không vậy. Bất cứ lúc nào tôi cũng có thể tưởng tượng ra hình ảnh cậu. Có quá nhiều trường hợp để liên tưởng đến cậu. Một cánh đồng. Một con sông. Một buổi chiều vàng. Một thanh niên lực lưỡng. Một người thông minh. Một nhân vật anh hùng và tài trí trong tiểu thuyết. Cậu là nhân vật lý tưởng cho tôi hư cấu thành trong truyện nếu tôi là nhà văn. Nếu là con gái, thanh niên nào có một vài chi tiết giống cậu sẽ tạo nên tiếng sét ái tình chắc chắn trong lòng tôi. Đó là những hành động mà sau nầy lớn lên tôi được biết đó là những nghĩa cử quên mình vì người…
            Bà ngoại năm đó theo dỗ dành tôi hằng ngày để tôi nói cho bà biết tên những người con gái mà cậu thường lân la trò chuyện. Mặc kệ bà nói gì thì nói, tôi cứ lắc đầu chối không biết, không nghe. Tuy không nói cho cậu hay về chuyện mình bị dụ dỗ nhưng trí non nớt của tôi cũng thấy có điều gì đó bất lợi cho cậu. Điều cần nhứt là im lặng. Cậu, người bạn thân nhứt, lẽ đâu tôi lại nói một điều có hại? Gần Tết bà qua nhà, đưa ra trước mặt tôi hai cái áo mới, vải sọc xanh da trời trên nền trắng tinh rất đẹp, còn thơm mùi hồ, nói là phần thưởng cho tôi nếu tôi cho bà biết cậu mèo chuột với ai. Tôi đã muốn kể ra rồi. Hai cái áo ngày Tết không phải là món đồ một đứa trẻ như tôi có thể cưỡng lại ước muốn. Như cái tiếng mèo chuột ngoại xài khiến tôi thắc mắc. Tôi thiệt tình hỏi:
            - Mèo chuột xấu lắm phải không ngoại?
            Hơi ngần ngừ một chút bà mới trả lời:
            - Ừ, mèo chuột xấu lắm nên tao mới biểu mầy nói tên cỏn cho tao để tao đi cưới cho thằng Bảy. Không cưới để nó tò tí với nhau hoài thiên hạ cười thúi đầu. Nhà mình danh giá chứ bộ hư hèn gì sao?
            - …Mèo chuột, tò tí te thì mấy chị có một con chuột Tàu ở trong bụng phải không ngoại? Mà con chuột Tàu là con gì vậy ngoại?
            Cười ngất một hồi rồi bà lập nghiêm nạt tôi:
            _ Thôi mầy, hỏi mấy chuyện đàng hoàng mầy không trả lời, lại còn hỏi tao chuyện dần lân. Con chuột Tàu là cái đầu mầy đó chứ gì mà hỏi.
            Dĩ nhiên tôi biết con chuột Tàu không phải là cái đầu tôi nên bỏ qua, tính chạy đi chơi, bà ngoại tôi tiếp:
            - Nè nói cho mầy biết, thì con trai thường bị thất tình.
            Ngoại nè, tôi cướp lời, người thất tình hay ngồi gốc cây dừa bứt cỏ nhai, ưa lượm đất cục liệng xuống mương phải không ngoại?
            Ngoại tôi vừa cười cười vừa đưa hai cái áo cho tôi cầm:
- Nè áo của mầy nè, nói đi kẻo không thôi sau này cậu yêu quý của mầy thất tình đó. Thất tình đậm thì điên luôn như thằng cha Tư Điên tối ngày cứ láp dáp, làm xàm một mình, đi lên đi xuống đầu đường xó chợ coi không giống ai.
            Tôi mân mê hai cái áo, ướm thử, coi bộ đẹp. Bận áo nầy ngày Một Tết nhảy cò cò với con Bưởi thì hết xẩy, thế nào nó cũng trầm trồ. Nói để cậu khỏi thất tình, khỏi điên mà mình được cái áo sao lại không nói? Tôi bặm môi ngó ngoại để lựa chọn quyết định. Vừa lúc đó dì Út tôi ở ngoài bước vô. Thấy dì tôi nhớ chuyện những cái bánh bò, những lần dì ôm đầu tôi hun, những lần dì biểu tôi giấu đừng cho ai biết chuyện thơ từ. Thôi có gì đây bất ổn. Lại có cái nheo mắt của dì nữa. Chuyện gì đây?
            Tôi đưa áo ra trả:
            - Trả áo lại ngoại nè, con đâu biết gì mà nói.
            Tôi nhận được ánh mắt tán dương nồng hậu của dì Út khi nói câu nói đó. Tôi thấy mình ánh hùng, xứng đáng để được cậu Bảy tin cậy dẫn đi đây đi đó. Tôi chạy ù ra sân, bỏ lại hai người đàn bà nhìn theo, cười như nắc nẻ.
            Tết năm đó hai cái áo mới tôi vẫn được mặc như thường. Và Tết năm đó là khúc quanh quan trọng trong đời cậu Bảy tôi.
            Nửa đêm mùng Hai, nằm ngủ mặc luôn trong mình cái áo mới bà ngoại cho, tôi giựt mình thức dậy vì trong chiêm bao con nhỏ Bưởi xé áo tôi, bắt đầu một chuyện cải lẫy sao đó. Có tiếng xù xì nho nhỏ của ngoại tôi với cậu Bảy:
            - Ngày tư ngày Tết mà tao đánh nó như vậy để cho nó mang xấu, không rủ rê mầy nữa. Chừa, chừa tới già.
            - Má đánh nó, nó xuôi tay không cự lại là tốt rồi. Gặp dân ở chợ nó đánh lại thì má làm sao? Phải nhục không?
            - Dễ không, cự lại tao bửa đầu.
            - Nó cuốn gói đi mất tiêu rồi, kiếm cùng khắp nơi không thấy. Nhà cửa bỏ toang hoác. Người ta phận gái mồ côi đáng lẽ má phải thương chứ. Sao lại ăn hiếp tàn tệ như vậy?
            - Còn ông già tía nó tao cũng đánh luôn, thằng đó hồi còn sống đi ở đợ cho tao không lẽ bây giờ tao ngồi sui với nó? Coi sao được mậy?
            - Nhưng mà thương yêu đâu ăn nhằm gì tới chuyện giàu nghèo. Con lấy người ta chớ bộ má lấy hay sao? Tía người ta chết rồi mà má còn tị hiềm.
            - Không nói gì hết, bây giờ tao phải cưới con Diệp cho mầy. Mầy còn nhỏ thì sao cũng được, chớ tao lớn rồi lời nói tao phải giữ, không thôi ai còn coi tao ra gì.
            - Má giữ lời hứa của má sao má không cho con giữ lời hứa của con với người ta? Người ta ăn nằm với con rồi đó.
            - Kệ nó, nó khôn thì nhờ, dại thì chịu. Ai biểu con gái mà ngu?
            - Con nhứt định không thương con Diệp đâu má đừng cưới mà ân hận.
            - Mầy còn trẻ người non dạ, chưa hiểu gì về đời đâu. Cưới xin đâu phải chỉ có chuyện hai đứa bây mà thôi…Nhà con Diệp giàu nứt vách đổ tường. Còn con Muội mồ côi cha mẹ lại nghèo rách mùng tơi.
            - Má ham giàu thì má cưới nó đi, má ở với nó tôi không biết gì hết. Từ nay sắp tới tôi không làm ăn gì hết. Tôi bỏ xụi hết, để má với con dâu của má lo chuyện nhà cửa.
            - Tao không cần mầy làm, người làm tao thiếu gì. Tao chỉ cần mầy chịu cho tao làm đám cưới thì thôi. Tao cần có con dâu làm tao nở mặt nở mày chớ không cần có con dâu mồ côi.
***
             Trí thông minh của mình nếu không lo phát triển, cứ sử dụng mãi thì sẽ hao mòn lần mà cuộc đời thì cứ tiến triển, đến lúc nào đó mình không còn theo kịp và sẽ bị bỏ quên lại phía sau. Cuộc đời u trầm của cậu cũng vậy, lần lần kéo theo nếp sống trì trệ của mấy đứa em họ tôi không phải chỉ lỗi ở thời cuộc khó khăn, ở chiến tranh dai dẳng mà phần lớn lỗi ở cậu tôi đã quá quyết liệt với tình yêu xưa cũ.
            Hình ảnh một ông già còm cõi, da đen cháy, nhăn như lụa nhầu không ủi, tay cầm chén rượu để kê trên nhân trung, hít vô bằng lỗ mũi để thắng một trận cá nho nhỏ, bằng số tiền mua một tô hủ tiếu, chung quanh một bầy thanh niên tóc dài, mặt choắt, đang cười cợt ngả nghiêng là hình ảnh tôi không đợi chờ để gặp lại người hùng một thời của mình. Còn đâu nữa lúc cậu Bảy tôi hùng dũng đội ba bốn cái mền nhúng nước chạy ào vô căn nhà đương cháy bừng bừng để ẵm đứa em nhỏ của thằng Thìn ra, tất cả những câu khen tặng sau đó cậu đều mỉm cười ngượng nghịu từ chối? Còn đâu nữa hình ảnh cậu Bảy tôi quăng mau cái búa bửa củi xuống, chạy như tên bắn ra bờ sông, nhảy xuống cái đùng, xảy chừng chục xảy đã tới nửa sông, hai tay nắm hai người đàn bà chìm xuồng lội đứng vô bờ trong khi trên bờ nãy giờ đứng lao xao bao nhiêu người chỉ biết đưa mắt ngó, cùng lắm là lớn tiếng la làng? Hết rồi cậu Bảy của tôi thời thơ ấu. Hết rồi người cậu mà tôi hằng mơ ước trở thành! Cậu xin xỏ “Cháu cho cậu một chỗ trên tàu”, như một ý nghĩa tự dối, một lời xin lỗi khi thấy ánh mắt quá thất vọng của tôi về cậu, tuyệt nhiên không có chút ý muốn nào hết trong thâm tâm cậu về việc lập lại một cuộc đời mới, bỏ hết quá khứ, trên cái xứ Mỹ quá xa xôi, lúc khí lực đã do thời gian làng nhàng của đời cậu bào mòn tới những đơn vị cuối cùng.
            Móc túi đưa cậu tới những xấp tiền cuối cùng để dành cho những bất trắc có thể có trên đường về Sài gòn, tôi không trả lời, bước đi trong mơ hồ, ra khỏi khu vườn tuổi trẻ của mình. Ngang sân, ngó vô chỗ dàn lu nước ngày xưa, bây giờ chỉ còn hai cái nằm xiên xẹo, mất nắp, tôi biết sau nầy mình có thể tự ‘giải phóng’ ra khỏi niềm thất vọng vô lường về sự xuống dốc thê thảm của cậu Bảy hay không. Hay cũng như cậu, ôm mối tình lụy suốt đời, tôi sẽ tiếc thương hoài sự tự hủy ghê gớm của cậu. Đứng trước cây mít còi cọc ngoài đầu ngõ, cây mít ngày xưa ngoại trồng có tôi phụ vác xuổng xúc đất. Nắm xương khô của bà đương nằm sau vườn, chắc hồn bà có thể chứng kiến hậu quả hành vi ép uổng của mình ngày trước, một sự ép uổng dựa trên cái môn đăng hộ đối phù phiếm, đã ảnh hưởng quá nhiều lên con cháu, biến đổi một thanh niên có tương lai xán lạn như cậu tới thành một người bất đắc chí suốt đời chỉ mộng du trong cơn hôn mê tình lụy không biết cho đến bao giờ.
Nguyễn Văn Sâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.