logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/02/2020 lúc 10:21:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bắc Kinh Trung Quốc giữa mùa dịch virus corona ngày 8/02/2020. REUTERS

Thế giới bị đe dọa, uy thế Tập Cận Bình bị suy yếu, dân thành thị và nông thôn Hoa lục chia rẽ, du khách Trung Quốc bị dân châu Á tránh tiếp xúc. Tất cả cũng vì Covid-19 tên mới của siêu vi viêm phổi Vũ Hán. Nhưng căn nguyên nguồn cội của thảm họa chính là chế độ độc tài. Chỉ có « liều thuốc dân chủ mới cứu được Trung Quốc » theo đơn chẩn bệnh của các bác sĩ Hoa lục. Đó là những chủ đề nổi bật trên báo chí Pháp hôm nay.
Thuốc trị siêu vi corona : Tự do ngôn luận

Đối phó với siêu vi coronavirus, Tổ Chức Y Tế Thế Giới động viên nỗ lực toàn cầu. Virus corona làm hiện rõ nguồn cội độc tài của chế độ Trung Quốc. Số liệu tử vong và lây nhiễm công bố sai sự thật. Làm cách nào để cứu Trung Quốc? Giới y khoa, đang bị bịt miệng, đề ra phương án nhạy cảm. Les Echos đưa lên trang nhất lời kêu gọi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới « huy động toàn cầu chống dịch ». Le Monde tìm hiểu vào căn nguyên « chính trị » của vấn đề.
Tham ô, ám ảnh sĩ diện Nhà nước-Đảng và kiểm soát thông tin là nhiên liệu làm dịch bệnh lan nhanh. Căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài Trung Quốc đã làm dấy lên phong trào đòi hỏi tôn trọng các quyền tự do căn bản.
Le Monde giới thiệu bài phân tích của nhà Trung Quốc học Chloé Froissard : "Lẽ ra siêu vi chỉ hoành hành ở trong khu chợ Vũ Hán chứ không thể lan ra khắp thế giới nếu không có ba đồng minh, ba căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài : Thứ nhất là nạn tham ô và báo cáo láo. Thứ hai, nhân danh ổn định xã hội, phải hiểu là chế độ độc đảng sợ mất mặt không dám nhìn nhận sự thật và thứ ba là chính sách kiểm duyệt, bóp nghẹt thông tin ngày càng siết chặt từ khi Tập Cận Bình cầm quyền".

Công luận phương Tây thán phục khả năng phản ứng của Trung Quốc phong tỏa cả một tỉnh Hồ Bắc, cách ly 56 triệu dân, xây khẩn cấp hai bệnh viện dã chiến, dùng hệ thống camera nhận diện để truy tìm người bị lây nhiễm, dùng thiết bị bay đuổi nông dân về làng… Thực ra, đó là bản chất của tư tưởng duy ý chí của Mao : hành động để hành động bất cần hiệu quả ra sao và tốn kém bao nhiêu.
Do vậy, lệnh cách ly thực hiện quá trễ sau khi đã có 5 triệu dân đã rời Vũ Hán. Những người ở lại, bị nhốt trong nhà, không có đủ thức ăn, nước uống, thuốc men. Thêm vào đó là các biện pháp tuyên truyền độc quyền đánh bóng các tổ chức ngoại vi của đảng tiếp tế nhân đạo cho dân mặc dù các tổ chức này thiếu chuyên nghiệp và trong sạch. Trong khi đó thì mọi sáng kiến tương thân tương trợ của người dân đều bị cấm đoán. Nói thẳng ra đây là một chiến dịch chính trị hơn là lo chống dịch lây lan.
Chưa hết, bên cạnh đó, để tỏ ra chế độ kiểm soát được tình hình, chính quyền che giấu thống kê về số bệnh nhân và người chết. Làm sao có thể tin vào báo cáo chính thức khi mà, một ứng dụng của Tencent, một trong những công ty của tập đoàn viễn thông Nhà nước, công bố con số người chết 80 lần cao hơn thống kê chính thức phổ biến cùng ngày, và số trường hợp lây nhiễm cũng đến 10 lần nhiều hơn. Hai lần đưa lên, hai lần gỡ xuống.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một người trong nhóm bác sĩ Vũ Hán báo động về dịch corona và bị công an triệu tập dọa nạt, làm dấy lên một phong trào đòi tự do ngôn luận theo điều 35 Hiến Pháp. Hai bức thư ngỏ do 10 giáo sư y khoa Vũ Hán và 9 nhà trí thức có tiếng tăm ở Trung Quốc đồng ký. Nội dung hai bức tâm thư, phản ánh lời kêu gọi cuối cùng của bác sĩ Lý Văn Lượng : không thể nào chỉ có một tiếng nói duy nhất trong một xã hội lành mạnh. Đất nước lâm bệnh thì làm sao chữa trị ? Một trong những vị này nhấn mạnh : « Chỉ có nền dân chủ mới có thể cứu được Trung Quốc ».
Hoàng đế cô đơn, dân chúng kỳ thị nhau và bị người ngoài kỳ thị
Tập Cận Bình suy yếu. Nhân dân Trung Quốc bị họa lây. Trong nước dân chia rẽ, ra ngoài bị khinh thường. Le Figaro, Le Monde và Les Echos tập trung vào một loạt hệ quả xấu khác của chính sách kiểm duyệt thông tin.
Theo nhật báo thiên hữu, thảm họa Vũ Hán cho thấy rõ những nhược điểm của chế độ toàn trị che giấu dịch bệnh bằng kiểm duyệt thông tin. Bác sĩ Lý Văn Lượng, người báo động dịch, cũng « bị tước quyền nói và quyền chết ». Tin ông qua đời phải chạy 1000 km, về tận trung ương, chờ có đèn xanh của Tập Cận Bình, mới được báo chí loan báo.
Hậu quả của kiểm duyệt là dịch lan rộng tác hại đến chính trị và kinh tế. Một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh bình luận : Hoàng đế cởi truồng và cô đơn.
Kinh tế Trung Quốc, trong ngắn hạn, khá bi quan theo nhận định của phóng viên báo Les Echos tại Bắc Kinh trong bài « Các nhà máy Hoa lục thiếu nhân lực ». Một hãng đóng bàn ghế ở Thượng Hải than thở : trong số 1000 nhân viên, chỉ có một phần ba trở lại làm việc. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có một lực lượng lao động 288 triệu người là nông dân lên tỉnh thành làm việc, tức là một phần ba dân số ở tuổi lao động.
Hồ Bắc, trung tâm dịch, cũng là trung tâm cung cấp lao động cho những tỉnh công nghệ như Quảng Châu và đồng bằng sông Dương Tử, sát ranh Thượng Hải. Họ bị kẹt vì biện pháp phong tỏa dịch làm gián đoạn giao thông. Trở lại được nơi có sở làm đã khó mà sau đó phải tự cách ly thêm 14 ngày. Đã thế, chủ nhà thuê còn khuyến cáo công nhân nên đi luôn sau khi nghỉ Tết. Như mỗi lần xảy ra dịch, di dân lao động bị dân thành phố nhìn với cặp mắt hoài nghi.
Thế nhưng, cộng đồng dân Trung Quốc, khi ra nước ngoài, nhiều tiền nhưng thiếu tư cách, nên bị dân các nước châu Á khác khinh thường. Đó là bài tổng hợp của bốn phóng viên Le Monde ở khu vực Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Úc. Một cuộc thăm dò ý kiến do trang mạng độc lập Khaosod ở Thái Lan cho thấy rõ tình trạng này : 83% đồng ý cấm dân Trung Quốc đến Thái Lan, 53% đồng ý đề xuất cấm du kháchTrung Quốc vào hàng quán ăn uống, 36% chủ trương buộc người Trung Quốc đeo khẩu trang để dễ phân biệt.
Nghiêm trọng không kém là thái độ của công luận Úc. Ngày 29/01/2020, nhật báo Herald Sun chạy tựa « Siêu vi Trung Quốc » trong khi đồng nghiệp Daily Telegraph viết : « Những đứa con Trung Quốc hãy ở nhà ». hôm 11/02/2020, trong cuộc họp báo, bộ trưởng Y Tế Úc, Greg Hunt, đã phải nhắc nhở công luận « cộng đồng có rủi ro cao là những người đến từ Trung Quốc từ ngày 01/02 chứ không phải người gốc Trung Quốc »
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.