logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/02/2020 lúc 12:06:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông bà Thanh Thản sống với nhau từ 1958 đến 2018 là trọn 60 năm gắn bó. Đầu đã bạc và răng đã long. Nhìn ngoài ai cũng nghĩ Ông bà hạnh phúc lắm. Tính sơ sơ cũng đã tròn hai mươi đứa cháu nội ngoại ở Việt Nam, đứa nào cũng đẹp như tranh, có nghề nghiệp ổn định. Vậy mà ngày giỗ đầu ông, bạn bè con cái đến thăm, toàn nghe bà kể lể, ai oán.
– Ông chết vì sặc nước ông ơi, ông sống đã vô tích sự, khi chết còn làm khổ tôi thêm. Ông ơi là ông ơi.
Cô con gái lớn- Người duy nhất lấy chồng Việt kiều, cũng là người bảo lãnh Bố mẹ sang 7, 8 năm gần đây, dở cười dở mếu giải thích:
– Các bác thông cảm Mẹ cháu già rồi lại bị sốc vì ba cháu mất, nên nói quẩn.
Túm lấy cô Út vừa chân ướt, chân ráo sang Mỹ du lịch, bà hét lớn:
– My, mày đưa tao về Việt Nam ngay, tao không thể ở đây thêm một ngày nào nữa?
– Kìa má. Cô út ngẩn người giải thích: – Má có biết tụi bạn con phải tốn cả tỷ tiền Việt Nam để làm hôn nhân giả mới sang được Mỹ không? Cả nhà xúm vào giúp đỡ rồi bán đổ, bán tháo mọi thứ trong nhà, ngoài sân mới đủ tiền ra đi, má được vợ chồng chị Hai bảo lãnh không tốn một xu, sướng quá còn gì? Sao hôm nay má lại nói thế, tội chết.
– Trời ơi! Bà cụ hờ lên trong dòng nước mắt chứa chan: – Các ông các bà thử nghĩ đi , ở Mỹ như tôi có gì sung sướng nào? Nhà cửa thì vợ chồng con cái nó giữ. Nó sợ Bố nó hút thuốc lào dơ bẩn nên bằng mọi cách tống hai con khỉ già vào apartment ở theo dạng Housing, giờ ông ấy chết, một mình tôi bị nhốt trong cái chuồng chật hẹp này. Vô tuyến không biết bật , in tờ nét không biết dùng, điện thoại không biết gọi, chỉ nghe thôi. Còn tiền Chính phủ cho 900 đồng một tháng thì nó giữ hết, một tuần thí cho mẹ 10 USD để đi nhà thờ dự lễ.
– Hả? Người hàng xóm kêu lên: – Sao cô ấy lại giữ tiền của bà, phải để bà chủ động chi tiêu chứ?
Người khác bộc lộ sự băn khoăn như không tin vào tai mình:
– Bác nói sao cơ? Một tuần, chị Thuận chỉ cho bác 10 USD , nghĩa là 1,5 Usd một ngày thôi á?
Trong khi hai cô con gái đỏ mặt tía tai vì thái độ khó hiểu của mẹ, bà cụ sấn sổ:
– Hỏi đi, Hỏi đi, ba mặt một lời, Hỏi đi, một tuần 10 đồng hay một ngày 10 đồng?
– Vô lý! Nhiều người nhìn sắc diện tàn tạ và thân hình tả tơi ,rơi rụng của bà , tỏ ý phẫn nộ:
– Một tuần vẻn vẹn 10 USD, một ngày 1,5 USD thì tiêu gì ? Mua rau cũng chả đủ. Huống hồ còn bao nhiêu nhu cầu tự thân khác. Còn khổ hơn ở Việt Nam.
– Ờ nhỉ : – Sao lại có thứ con gái ác độc đến thế? Đây là Mỹ mà .
Cô con gái lớn đỏ mặt giải thích:
– Mong các cô bác đừng hiểu lầm. Ba má cháu từ Việt Nam qua, cứ sống thoải mái như ở quê mình. Nào là “giàu con hơn giàu của” Rồi “ trẻ cậy cha, già cậy con”. Trong khi vợ chồng con cái cháu vẫn phải sống cùng ông bà nội chứ đã có nhà cửa gì đâu. Mà má cháu cứ bắt ne bắt nẹt các cháu theo kiểu văn hóa truyền thống Việt Nam, bỏ qua cả cách thức bên nhà chồng đã dạy. Trong khi ông bà nội được Chính phủ Mỹ cho tị nạn từ năm 1975, thế là ù xọe cả lên, cứ ông nói gà, bà nói vịt…làm bọn trẻ chả biết theo ai. Còn tụi cháu cũng chả biết bênh ai, bỏ ai? Đã thế ba cháu còn hút thuốc lào sòng sọc, nhả khói um sùm ngay phòng khách làm bọn trẻ sợ chết khiếp, còn ba mẹ chồng cháu thì không thể chấp nhận được cảnh mấy lần nước điếu đổ lênh láng, hôi rình ra tấm thảm trải nhà…phải thuê người đến giặt , mỗi lần tốn kém mấy trăm đồng mà mùi nước điếu vẫn còn thum thủm . Cháu nghĩ “Nhập gia phải tùy tục”, chứ đâu có thể tùy tiện thế được ạ? Vì thế cháu cũng phải chạy đôn chạy đáo, hết khu apartment này đến khu Apartment khác , cả năm trời mới có phòng cho ông bà ở… Còn còn… Cô con gái sấp sỉ tuổi 60, đang ở đỉnh dốc của cuộc đời, không còn lộng lẫy cao sang , nhưng vẫn lưu giữ vẻ mặn mà duyên dáng, càng nói càng đỏ mặt , những vầng đỏ lan ra tận chân tóc, mang tai…
– Chị Hai! Cô em út, trạc 40 tuổi, giống chị cả và giống bố như lột, nhưng thân hình óng ả, đẫy đà hơn vì chưa trải qua nỗi nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh , nuôi chồng và chăm con ở Việt Nam nên khuôn hình ở tuổi 40 vẫn tràn đầy nữ tính, đặc biệt ở bộ ngực và vùng eo uốn lượn tinh tế làm xốn mắt bao thị giác đàn ông…
Ý nhị nắm tay áo kéo chị vào phòng ngủ duy nhất của mẹ, cô cao giọng :
– Em và cả nhà hiểu mà, chị đâu cần phải nói nữa…
Quay sang đám đông đang bàng hoàng , ngơ ngác, nửa ngờ, nửa tin , Cô út đuổi khéo:
– Con xin thay mặt má và chị Hai cảm ơn mọi người đã nhớ tới ngày giỗ đầu của Ba con mà tìm đến thắp hương để cùng tưởng nhớ tới người đã khuất . Giữa nơi đất khách, quê người. Tình cảm mà bà con, cô bác dành cho gia đình con thật cảm động. Hơn cả họ hàng, anh em. Giờ má con đã mệt, chị con cũng bận phải ghé qua tiệm. Con xin phép được đưa má đi nghỉ.
Hiểu ý, cả đoàn người hơn 15 người gồm hàng xóm của ông bà trong khu apartment, vài người bạn mới quen của cô út trong chuyến du lịch dài kỳ lần này cùng vài khách hàng quen thuộc của cô cả cùng ông bà thông gia và hai đứa cháu ngoại ở Mỹ, tất cả lần lượt ra về, chỉ còn một người hàng xóm duy nhất ở kế bên bị bà cụ níu áo kéo lại:
– Chú Hậu, Chú phải ở lại để làm chứng cho tôi. Tôi muốn tất cả phải làm rõ… Tôi cần về Việt Nam, tôi không thể ở lại đây trong cảnh cá chậu chim lồng, bụng đói, đầu đau như thế này một ngày nào nữa.
– Dạ, người đàn ông tên Hậu, người tầm thước, chân hơi vòng kiềng, khổ mặt rộng, đúng như cái tên cha mẹ đặt, khẽ càng thưa chuyện : – Chị cho phép em được nói với kinh nghiệm của một người gần 40 năm ở Mỹ được không ạ?
Nuốt một hơi nghẹn nơi cuống họng , bà cụ vươn cao cần cổ dài, xanh xao, di chứng của những cơn uất nghẹn, chịu đựng lâu ngày, hạ lệnh:
– Được, Chú nói đi, ở đây chỉ một mình chú là hiểu tôi thôi, hai con nặc nô này vào hùa với nhau muốn làm tôi tức chết đi được đây mà …giời ạ
Theo cái hất hàm của bà cụ , người “cầm lái vĩ đại” – chuyên đưa rước bà cụ đi nhà thờ, đi chợ v.v khép nép ngồi xuống chiếc đi văng sang trọng tại phòng khách , cất giọng đều đều, nhã nhặn:
– Chị ở đây tuy chỉ có mình vợ chồng cháu Thuận và hai đứa cháu ngoại là thân thiết, nhưng mỗi tháng còn có 900 USD tiền già. Mọi chế độ chăm sóc y tế, tinh thần, vật chất đều thuận lợi. Giờ chị về Việt Nam, mỗi tháng ai cho chị 20 triệu mà tiêu? Hơn nữa mỗi lần chị đau yếu vào bệnh viện phải trả tiền triệu, tiền tỷ thì ai là người cứu chị đây? Họ hàng con cháu đông nhưng kiến giả nhất phận. Chả ai lo được cho mẹ chu đáo như chính phủ Mỹ lo cho người dân của họ, chị ạ
Không để cho mẹ già kịp thanh minh, thanh nga gì, cô út đáp:
– Phải đấy mẹ ạ, mẹ về Việt Nam con đàn cháu đống, mang tiếng có công ăn việc làm đàng hoàng cả nhưng đồng lương Việt Nam ăn còn chả đủ, lấy gì báo hiếu nuôi mẹ già theo tiêu chuẩn Mỹ?
Dường như đã quá sức chịu đựng, bà cụ mở to hai con mắt long lanh, hai bàn tay gầy guộc, chằng chịt những đốm đồi mồi giơ lên khươ khoắng, giọng the thé :
– Giời ơi là giời, rõ là quân vô ơn bội nghĩa, một mình tao tay năm tay mười nuôi đủ 12 anh chị em chúng mày khôn lớn, sởn xơ, suốt 50 năm trời, bị cả tá chúng mày vắt kiệt sức , chỉ còn trơ xương, giờ lại trở mặt, bất hiếu thế à ? Trừ vợ chồng con Thuận, còn 11 đứa chúng mày , không ai nuôi tao được phần đời còn lại hay sao? Hay để tao chết sớm cho rảnh nợ?.
Sau cả tiếng đồng hồ rơi vào trạng thái bất nhẫn , phải la lối để ngăn chặn “tội ác” của cô con gái đầu lòng cũng là để chế ngự một nỗi buồn bực, khiếp sợ đang gậm nhấm, bà ngồi bệt xuống thảm, rơm rớm nước mắt , kể tiếp:
– Hả, Tao gần 80 tuổi đầu, bốn năm đời đều sinh ra trong nghèo nàn, đói khát, vất vả , chịu đựng, hy sinh, làm gì cần tiêu chuẩn Mỹ mà chúng mày cứ khéo bôi, khéo vẽ ? Tao chỉ cần ăn mỗi tháng 10 ký gạo, 10 ký rau cùng vài lạng thịt cá là đủ rồi, hiểu chưa?
– Trời ơi! Cô út gắt : – Má không nghe ca dao thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh nói à:
“Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con đành phải …xơi”
Nuôi má theo kiểu qua ngày đoạn tháng thì không đành, mà đưa má vào viện dưỡng lão theo tiêu chuẩn quốc tế, ngày 4 bữa cơm nóng hổi. diện đồng phục của nhà dưỡng lão. Hàng ngày có y tá , điều dưỡng chăm sóc, tắm rửa 24/24 giờ, tốn kém cả 700 USD một tháng thì lấy đâu ra? Má phải hiểu cho tụi con chứ. Chị Hai đưa má qua đây là may mắn lắm rồi, má đừng giận hờn, trách móc, làm khổ Chị ấy nữa.
Mặc hai mẹ con đối đáp, ăn miếng trả miếng nhau, rồi lăn ra ăn vạ. Ông hàng xóm thủng thẳng:
– Nói thật với chị. Em năm nay cũng bát thập cổ lai hy rồi . Ngay sau khi vợ em mất, em đùng đùng đòi về Việt Nam để sống với bốn đứa con và chín đứa cháu nội ngoại, nhưng cả bốn đứa chúng nó đều chắp tay lạy sống: – “Con xin bố. Theo con tuổi già ở Mỹ là thiên đường rồi. Đành rằng bố có 764 đồng tiền hưu mỗi tháng. Tính ra tiền Việt Nam là 17 triệu.
Bình thường không ốm đau thì rủng rỉnh tiền nong, kể cả lấy vợ mới đi chăng nữa… Nhưng đời là vô thường. Đất sinh cỏ già sinh tật, khi bố đau ốm vào bệnh viện thì một tháng lương của bố có đủ tiền để bôi trơn, đút lót cả hệ thống y tá, bác sĩ trong bệnh viện không? Bố không nghe thiên hạ đồng lòng gọi họ là “lương y kiêm hà bá, thầy thuốc kiêm mẹ mìn” à? Đã từ bỏ vị thế học trò của Hypocrat để ngả theo hà bà với mẹ mìn thì chỉ biết có tiền thôi. Vì thế nếu biết bố chơi theo luật Mỹ, không thèm “tiêu cục phí” gì hết. “Tôi ốm thì bệnh viện phải có trách nhiệm chữa bệnh cho tôi, thế thôi” thì hoặc chúng nó khinh bố như mẻ, hoặc cho bố là lão già lẩn thẩn, gần đất xa trời rồi nên mới ảo tưởng, ngông cuồng thế. Họ sẽ vứt bố ra ngoài hành lang, dài cổ đợi, còn khổ hơn cả dân thường bố ạ, bố đừng tưởng cứ có mác Việt kiều, quốc tịch Mỹ là “A lê chữa, chữa ngay theo diện ưu tiên hoặc VIP” nhá. Nhầm to. Chúng nó chỉ nể ngài Đô Năm Trăm trong két sắt nhà chúng nó thôi, chứ không nể thần dân của ông ấy đâu”… Thế là em phải quay lui đấy, chị à. Về Việt Nam chơi bằng tiền của mình thì được nhưng cấm được ốm đau, phát sinh tốn kém. Không phải con cái em bất hiếu mà vì cái xã hội Việt Nam thời cộng sản đốn mạt quá. Đến ngay chúng nó sinh ra là thành phần cách mạng, được nâng niu trong vòng tay của Đảng mà còn phát ngôn như thế, chị bảo người dân thường bị Đảng bóc lột kiệt quệ thì còn bất mãn đến đâu?
Câu nói của ông khiến cả ba mẹ con bà Thản mắt tròn mắt dẹt, ớ ra không hiểu đầu cua tai nheo ra sao? Đường đường là Quận trưởng ( tương đương Chủ tịch quận thời nhà sản bây giờ ) một vợ và bốn con – từng chứng kiến cảnh gia đình bị đấu tố qua lời kể của cha mẹ, biết thế nào là Việt cộng nên ngay khi Sài Gòn thất thủ ông trốn chui, trốn lủi trong rừng gần một năm trời , rồi lênh đênh trên biển tìm đường sống sót hết lần này lần khác, kiên quyết không vào trại cải tạo trá hình của cộng sản. Tưởng như thế thì con cái phải bị hành tới bến chứ, sao bỗng dưng trở thành …thành phần cách mạng, được nâng niu trong vòng tay của Đảng được, ông ngủ mê à?
Trước sự ngạc nhiên của cả nhà, ông lặng lẽ giải thích:
– Chả giấu gì chị và hai cháu. Em có thằng em đồng hao là Việt cộng nằm vùng. Vợ nó- tức là em gái của vợ em , suốt bao nhiêu năm trời không hề biết, cứ đầu ấp tay gối, ai ngờ “ Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà” cho đến khi Sài Gòn thất thủ, phía chính quyền cách mạng đến tận nhà trao Huân Chương kháng chiến hạng nhất, rồi trả thưởng bằng hiện vật là cả một ngôi nhà của Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa bỏ lại , rộng gấp 4, 5 lần ngôi nhà đang ở, kèm mấy chục tháng lương theo cấp bậc trung tá, vợ nó mới ngã ngửa ra, xấu hổ, nhục nhã với hàng xóm, láng giềng với gia đình, họ hàng… Chỉ vì u mê mà bị lừa tình rồi vô tình phản bội lại lý tưởng của ba mẹ, anh chị, cũng là của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Biết đâu bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa đã hi sinh qua các trận càn của địch là do chồng mình gây ra. Sài gòn thất thủ, rơi vào tay Việt Cộng cũng do gã chồng này gây ra? Càng nghĩ càng uất ức, nên cắn lưỡi tự tử chết trong đêm , để lại 3 đứa con thơ trẻ đang dở dang sự nghiệp học hành.
Ngày đưa vợ ra đồng, nó ăn năn, hối hận, quỳ xuống dưới ảnh vợ mà khóc lóc thê thảm , rồi bị chính ba đứa con và bên ngoại ghét bỏ…Nhưng rồi thời thế, thế thời… cuộc sống của mười mấy con người lâm vào tình thế bế tắc tuyệt vọng, trong khi dạ dày của họ được nuôi dưỡng bằng thịt, cá, sữa, trứng no đủ quen rồi nên khi nghe nó hứa sẽ làm tất cả vì các con và gia đình bên ngoại, đành bỏ qua nỗi đau, nỗi hận của cả nhà… Nhờ thế mà 4 đứa con em cùng bà vợ cả mới được yên ổn. Lần cuối, sau khi lênh đênh trên biển, thuyền vừa cập đảo Bidon , vẫn ngày đêm trông ngóng vợ con thì em nhận được lá thư vợ viết : “anh cứ yên tâm ra đi xây dựng cuộc đời mới, nếu có ai hợp ý tâm đầu, có thể thay em chăm sóc anh thì cứ chủ động xây dựng với người ta, đừng lo lắng gì cho vợ con em. Năm ngoái, nghe lời anh dặn, em cố co kéo bốn đứa ra sân bay để đoàn tụ cùng anh trên đất Mỹ mà không kịp. Một mình em đầu bù ,tóc rối ,tay xách , nách mang, hễ kéo được đứa này thì lạc mất đứa kia. Khi tìm được đủ bốn đứa thì máy bay đã cất cánh rồi, May còn có chú Thịnh, chú ấy thương vợ, lại nằm trong ủy ban Quân quản nên chăm sóc sắp nhỏ nhà mình và ông bà ngoại chu đáo lắm. Anh đi, nếu có công ăn việc làm ổn định thì nhớ gửi chút đỉnh về giúp em nuôi mấy đứa, hễ có điều kiện phải viết thư cho 5 mẹ con em nghe hôn? Hôm trước, bốn đứa đi học về kể chuyện. Ở trường cô chủ nhiệm hỏi “ Trong các con , có trò nào là gia đình cách mạng? “
Cả lớp 50 đứa chỉ có mấy đứa chúng nó rụt rè giơ tay, nhờ đó mà đứa nào cũng thành con ngoan trò giỏi. Con Thi đã thi đậu vào đại học Y khoa, tương lai sẽ có công ăn, việc làm ổn định tại phường, quận hoặc Thành phố, bé Thiện vẫn thông minh học giỏi, đang nuôi ước mơ thi vào trường luật để thành luật sư…
– Trời đất ! Hai Thuận kêu to. -Giờ con mới biết chú có một quá khứ bí mật đến vậy, con cứ tưởng chú chỉ có cô Hằng và em Nga thôi chứ , ai ngờ còn có cả vợ cả và đàn con bốn đứa ở Việt Nam nữa, mà sao gần 40 năm chú không bảo lãnh cho cô và các em sang ?
– Ôi dào ông cười: Chúng nó sống như ông hoàng, bà chúa cả lượt , sang đây để làm cu ly à? Thực tế năm 1998 chú có ý định bảo lãnh cả 5 mẹ con sang, ai ngờ chẳng được ai hưởng ứng . Đứa nào cũng có công ty riêng, nhà hàng riêng , nhà 5 tầng cao ngất ngưởng, đâu có phải cảnh ở Housing theo diện low in come chật chội , chen chúc như chú với cô Hằng …
Cô út tò mò hỏi.
– Chú vì cộng sản mà bỏ đi , về già còn định chung sống với Cộng Sản sao ?
Ông bần thần:
– Cảnh già ở Mỹ cô đơn một mình cũng buồn, chú định về Việt Nam là quê hương đất tổ của mình. Nói thật với con: Em Nga cũng bị Mỹ hóa từ lâu rồi, có trách nhiệm, tình cảm gì với ba má đâu? Tốt nghiệp Highschool xong là bỏ đi biệt xứ, hết Nhật Bản, Đài Loan lại Thái Lan, Hàn Quốc. Gần ngày mẹ mất mới chịu về Mỹ nhưng mua nhà ở riêng, nuôi bốn con chó chứ không hề có ý định lập gia đình hay đón ba mẹ về chung sống.
– Sao con cái chú lại phản đối ạ, các em không muốn sống cùng ba sao? Út My hỏi.
Ông bần thần, mắt như có lệ:
– Chúng nó bảo xã hội Việt Nam chỉ số an toàn rất thấp, cộng sản lật mặt như lật bàn tay, chả biết tương lai thế nào mà y tế Mỹ thì nhất thế giới rồi, vừa nhân đạo, vừa phát triển…Trong khi bố già rồi, đã đóng góp nghĩa vụ gần 40 năm cho nước Mỹ rồi thì cứ ở lại mà tận hưởng, nào tiền hưu, tiền già, tiền người chăm sóc mỗi ngày, sơ sơ cũng hơn ngàn rưỡi bạc. Nếu bố về chỉ nhõn đồng lương hưu, lại đâm đầu vào ngõ cụt, đường cùng của nhân cách, lối sống, nói dối như cuội, lừa đảo như điên…làm sao chịu nổi?
-Đúng đấy, chú ạ, My láu táu , khuôn mặt hình chiếc lá đào khẽ đong đưa qua khe cửa hẹp như muốn níu kéo lại thời gian trong ngày… Còn bà dường như cơn điên loạn vẫn chưa thể dừng. Bà càng được đà xỉa xói:
– Hả con nặc nô kia ? Chị bảo chị bảo lãnh tôi với bố chị sang đây để báo hiếu. Tưởng chị hiếu đễ thế nào, Ai ngờ chị bao dong hạt cải, rộng rãi trôn kim, mỗi ngày chị thí cho tôi một đồng bạc, giời ơi là giời
Biết không còn gì để giữ kẽ, Hai Thuận buồn bã:
– Con nói, má đừng giận, hồi đưa ba má qua đây, mấy lần con có ý định nhắc ba má mua bảo hiểm nhân thọ mà ba cứ hờ hững, lần khân mãi, đến khi con giục, ba biểu:- “Được để tao mua, bay không phải nhắc nữa”. Con đinh ninh 7 , 8 năm trời, cả ba và má ít nhất cũng có bảo hiểm năm bảy chục ngàn. Nhưng rồi năm ngoái, ba mất, con lo đám tang cho ba hết gần ba chục ngàn. Nào nhà quàn, nào mua huyệt mộ, rồi thuê nhà thờ đọc kinh, đọc kệ… Tất cả đều phải lấy từ sổ tiết kiệm của hai vợ chồng, con cũng ngại lắm chứ. Vì thế, từ sau ngày ba mất, con mới phải quản tiền của má, mỗi tháng rút ra 200 đồng để đập vào sổ tiết kiệm, cũng là để dành cho má sau này, còn lại 700 đồng thì trả 300 đồng tiền nhà và các loại điện, nước, gas các kiểu. 150 đồng tiền ăn hàng tháng con đưa chú Hậu đi chợ mua đồ giúp má. Chưa kể tiền xăng xe đi lại mỗi lần chú đưa má đi lễ hội, nhà thờ, chứ con bận cửa hàng, cửa tiệm sao đưa đón má được ? Ngẫm ra tất cả mọi khoản cũng bộn tiền chứ má tưởng. Hơn nữa đưa cả cho má thì má lại ngập trong rượu hết. Má thử nghĩ đi: Một chai rượu nho 13 độ hơn chục đồng mà má uống như nước đun sôi để nguội, chỉ vài hơi là hết rồi chống ba toong đi làm trò khắp xóm, hết khóc, cười thủ thỉ đếm giọt mưa rơi lại la hét, quậy phá…làm sao con dám? Ở Mỹ mà má cứ nghĩ như ở quê, không ai nhắc nhở, quản lý, đâu có biết mỗi lần má uống như vậy manage lại gọi điện thoại cảnh báo đưa má ra khỏi đây. Còn việc tang lễ má cũng nghĩ làm tùng tiệm đơn giản vài ba chục mâm, rồi bà con đến phúng viếng mỗi người vài chục bạc, tổng cộng 5, 7 triệu tiền Hồ là xong.
Nghe con nói vậy bà chợt hiểu ra và lập tức hờ lên đau xót:
– Ối Ông ơi là ông ơi, Ông có nghe con cái ông nói gì không? 60 năm trời sống với ông đã khổ mà nay khi ông chết, ông lại còn làm khổ tôi hơn, biết thế này tôi đi theo ông luôn cho rồi, ối ông ơi là ông ơi.
Như hiểu ra sự tình, Cô con út ôm lấy mẹ can:
– Thôi má, ba đã mất rồi, đừng oán thán nữa, Nếu khi sống ba làm cho má khổ, sao má có tới 12 đứa tụi con, chưa kể còn 6 lần xảy thai nữa?
Bà gầm lên:
– Mày biết gì, ông ấy lấy tao vì cha mẹ xếp đặt, còn tao sống và nuôi được chúng mày vuông tròn lành lặn là nhờ bà nội mày. Cứ mỗi lần tao sinh xong một đứa là bà cụ lại vào ôm cháu, nựng con dâu: Năm sau lại sinh cho mẹ một đứa nữa nhá, nhà mình dân buôn bán làm ăn, chỉ cần người làm, không lo thiếu tiền con ạ, rồi bà bắt tao ăn đủ sâm, y, quy, thục, không quên cả nước đái của mấy thằng anh chúng mày. Sáng nào cũng vậy, hễ rời khỏi giường là mấy thằng con trai từ 5 đến 10 tuổi phải xếp hàng đái vào bát ô tô để mẹ uống, còn bố chúng mày thì lấy cớ là đi làm ăn buôn bán, trông coi cửa hàng ở phố huyện, nên lang bạt kỳ hồ, có giúp gì cho tao trong việc nhà cửa, cháo lão, trông con đâu? Nếu không vì bà nội chúng mày cầm cương nảy mực , thu xếp mọi việc trên nhà, dưới bếp, thì tao đã bỏ ông ấy từ lâu rồi, làm gì mà đẻ 18 bận rồi nuôi nấng 12 đứa chúng mày nên người.
Xem chừng mọi việc đã nguôi ngoai, bà cụ qua được cơn phẫn uất, ông Hậu buông lời
– Thôi em về, để chị và hai cháu thu xếp
Đôi chân vòng kiềng của ông chưa kịp ra đến cửa, Bà đã ré lên:
– Ới chú ơi, chú ở lại với tôi đi, làm sao tôi sống với mức lương 10 USD 1 tuần được. Cả gạo, cả rau, cả dầu, cả thực phẩm mà nó chi cho tôi mỗi ngày 5 đồng bạc ba bữa , nên cả năm trời nay rồi tôi chỉ biết có mỗi món cơm trắng với đậu phụ hay đùi gà . Thịt bò, tôm, cua biển tôi đâu có biết như thời ông ấy còn sống…Đã thế, chỉ chủ nhật đi nhà thờ nó mới dúi cho tôi 10 đồng bạc, bảo tôi muốn ăn gì thì ăn…Nuốt làm sao được chú ơi, còn phải đóng cho hội thánh nữa chứ. Cứ bảo là tùy tâm, nhưng ít nhất cũng phải dăm, ba đồng chú ơi, vậy thì còn ăn gì? Bát bún, phở rẻ nhất cũng 7, 8 đồng bạc đấy chú ơi.
Bất giác ông dừng lại, đặt tay lên vai bà cụ , như an ủi dỗ dành:
– Trẻ cậy cha, già cậy con chị ơi, gần kề miệng lỗ rồi, cứ để con cái nó thu xếp
Miệng nói vậy, nhưng ông hiểu bà cụ đang mang trong lòng niềm cô đơn, phẫn uất, thậm chí còn mặc cảm nặng nề là bị con cái ruồng rẫy , bỏ rơi…Mà khổ tuổi già một mình đâu phải lúc nào cũng như ý muốn , đặc biệt sau ngày chồng chết, bà luôn rơi vào trạng thái buồn nản, quẫn trí ,
– Thôi được rồi, đột nhiên Hai Thuận gắt:-Ngay bây giờ con sẽ đưa hết cho má 600, chỉ giữ lại 300 đồng đóng tiền nhà, tiền điện cho má thôi. Khi nào chúa cất má đi, con sẽ cho má vào thùng các tông thiêu luôn tại nhà quàn, khỏi bày vẽ mua đất xây mộ bên cạnh ba làm gì.
Như hiểu ra cơ sự, Bà cụ ngồi thụp xuống, hờ lên:
– Ơi chúa ơi, nếu chúa có cất con đi thì đừng bắt con phải hỏa thiêu như một người vô thừa nhận như vậy, nóng lắm, con làm sao chịu nổi ? Sau này khi đoàn tụ cùng ông ấy rồi, làm sao ông ấy nhận ra con ? vì ông ấy mặc áo sơn son thiếp vàng, còn áo quan của con thì chỉ là bìa các tông… chúa ơi.
Nhấc bàn tay nhăn nheo của mẹ già, đặt vào lòng bàn tay mình, Cô út vội vàng cứu nguy:
– Ồ chuyện đâu còn có đó mà , chị Hai giận má thì nói thế thôi. Con hứa hết hạn visa sẽ đưa má về, nhưng chỉ ở chơi mấy tháng thăm con, thăm cháu thôi nghe, mà cấm được đòi vào bệnh viện đấy , má hứa đi
Quay sang ông Hậu, đang đứng như bóng dừa, tóc dài bay trên trán hói, cô út thủng thẳng:
– Giá má con mà có lương hưu như chú, mỗi tháng 764 đồng thì con đưa má về từ lâu rồi … Đời thật nhiễu sự, kẻ muốn ở lại, người lại nằng nặc đòi đi…

Sacramento, 12/02/2020
Trần Khải Thanh Thủy




Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.