logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/02/2020 lúc 11:19:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một con đường dọc Sông Sài Gòn tại TP. HCM.. AFP

Việt Nam vẫn muốn duy trì chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản và theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, các vị lãnh đạo trong những phát biểu lại nêu ra việc thay đổi thể chế, tư duy để thúc đẩy phát triển.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Ban Kinh tế Trung ương diễn ra tại Hà Nội hôm 17 tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng, nút thắt lớn nhất hạn chế sự phát triển là thể chế, nút thắt về tư duy.
Theo Nhà quan sát Nguyễn Ngọc Già thì kêu gọi của ông Phúc chỉ là một sự ngụy biện, không giải quyết được vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề thì phải thay đổi thể chế chính trị. Ông giải thích:
“Theo ý kiến của tôi thì tư duy hay bất cứ suy nghĩ nào đều xuất phát từ khoa học. Đó là yếu tố quan trọng thứ nhất. Chế độ chính trị của người cộng sản nói chung là họ dựa trên một cái phản khoa học. Vì vậy họ có rất nhiều nút thắt - nếu họ dùng từ nút thắt - cho nên không có nút thắt nào có thể gỡ được nếu không tiếp cận vấn đề một cách khoa học.
Kinh tế và chính trị là một cặp phạm trù luôn luôn đi đôi với nhau như một đôi chân, trong khi họ muốn cái chân kinh tế tiến lên nhưng cái chân chính trị lại dậm tại chỗ. Đó là một điều rất phản khoa học.”
Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam đề cập đến vấn đề ‘thể chế’ trong sự phát triển đất nước. Tháng 11 năm 2019, tại phiên thảo luận tổ về dự thảo luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại nội dung câu nói của Nhà kinh tế học James Robinson rằng: Một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế.
Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được phổ biến trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009-2010, ‘Thể chế’ có thể được hiểu là những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ.
Trong khi đó, ‘Tư duy’ là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
Như vậy ‘Thể chế’ và ‘Tư duy’ trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 17 tháng 2 vừa qua hàm ý gì?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:
“Thực ra ở Việt Nam thì hai cái đó gắn với nhau, và khi nói tới thể chế thì thường là các vị lãnh đạo cũng hàm ý ở Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hoặc một môi trường có chính sách và pháp lý tốt để phát triển các ngành kinh tế cũng như các khu vực doanh nghiệp. Đấy là hàm ý nói chính về thể chế.
Khi nói nút thắt thể chế ở Việt Nam tức là nói chất lượng thể chế ở Việt Nam chưa đủ tốt để tạo điều kiện cho phát triển mà nó còn gây ra nhiều cái méo mó, lệch lạc, ví dụ như dồn rất nhiều nhân lực cho doanh nghiệp nhà nước nhưng làm ăn không hiệu quả.”
Bà Phạm Chi Lan nhìn nhận, khi nói đến thể chế cũng nói đến bộ máy nhà nước với các cán bộ công chức chưa có năng lực chuyên môn, chưa thực sự hiểu công việc của họ là phải làm gì. Ngoài ra cũng có nhiều người dính vào chuyện tham nhũng, quan liêu, quấy nhiễu doanh nghiệp. làm khó cho doanh nghiệp hơn là hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Có thể dẫn chứng điều mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan qua thống kê vào cuối tháng 3 năm 2019 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018. Thăm dò từ 12 ngàn doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thấy, có đến 58% bị nhũng nhiễu và 54% phải trả chi phí bôi trơn cho cơ quan công quyền các cấp.
Trước đó vào tháng tư năm 2018, Chính phủ Hà Nội đã ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một dấu liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nếu không thay đổi về tư duy kinh tế thì dẫu có điều chỉnh thể chế cũng vẫn là thể chế cũ, là “bình mới rượu cũ”, không thể có đột phá...
Bà Phạm Chi Lan phân tích câu nói này trong tình hình thực tế ở Việt Nam:
“Nói về tư duy là nói đến việc biết được các vấn đề của thể chế như vậy nhưng đầu óc không chịu thay đổi, vẫn muốn bám giữ lấy những quyền, những lợi nhất định và không thấy sự phát triển ngày nay ở trong và ngoài nước để thay đổi. Đầu óc người ta không chuyển kịp với những thay đổi thực tế đang xảy ra. Nói đến tư duy là nói đến những cách nghĩ cũ kỹ, những quan niệm cũ kỹ làm cho khó phát triển. Do đó khi nói cần cải cách thể chế và cần thay đổi tư duy thì cả hai việc đó đều đúng cả. Đầu óc không thay đổi thì không thay đổi được thể chế.”
Với những cam kết Việt Nam ký trong các Hiệp định Mậu dịch Tự do (FTA), nếu tư duy và năng lực thể chế tốt thì đó là năng lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đây cũng chính là điều các chuyên gia kinh tế khuyến cáo với chính phủ và trông đợi ở các FTA quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Hiệp định Mậu dịch Tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA).
Sự ra đời của các FTA là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển bền vững. Với việc đàm phán, ký kết tham gia nhiều FTA, Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, nhưng nếu không thay đổi thể chế cả về kinh tế lẫn chính trị thì sẽ khó thành công với những cam kết được các bên đưa ra.
Bà Phạm Chi Lan kết luận rằng, tất cả đều trông đợi sự thay đổi của Việt Nam về thể chế. Nó buộc Việt Nam dù muốn hay không cũng phải làm, phải chọn những người có đủ năng lực về tư duy để thực hiện theo đúng những cam kết. Như thế sẽ giúp cho Việt Nam thay đổi và thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.