logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/03/2020 lúc 10:51:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Trương Duy bị xử 10 năm tù hôm 9/3/2020 tại Hà Nội. Photo Truyền hình Thông tấn

Hôm 9/3/2020, một tòa án ở Hà Nội đã xử blogger Trương Duy Nhất 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, điều mà ông bác bỏ trong một vụ án xảy ra hơn 15 năm về trước.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Nhất, cho VOA biết nhận định của ông về bản án này:
“Ông Trương Duy Nhất bị phạt 10 năm tù giam. Có khá nhiều điểm vô lý trong vụ án này. Tôi cho rằng ông ấy hoàn toàn bị oan vì có rất nhiều chi tiết để nói như vậy.”

Chính vì thế trong lời phát biểu sau này tại phiên tòa, ông Trương Duy Nhất đã nói rằng bản án này là “đòn thù chính trị,” cũng theo lời Luật sư Mạnh.
“Những điều mà ông thố lộ có thể là nguyên do ông cho rằng đây không phải là vụ án xét xử bình thường về một hành vi vi phạm pháp luật. Nó là một hành vi trừng phạt, ngăn chặn ông ấy về một hành vi tiết lộ thông tin nào đó ….Vì vậy ông nói đó là “đòn thù chính trị.”
Báo VNExpress hôm 9/3 loan tin ông Trương Duy Nhất, 58 tuổi, “nhận 10 năm tù với cáo buộc vì động cơ cá nhân gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng, khi đảm nhận chức trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại đoàn kết ở Đà Nẵng vào năm 2003-2004.
Trang này trích cáo trạng cho biết ông Nhất với tư cách Trưởng văn phòng đã ký ba văn bản gửi UBND Đà Nẵng xin mua nhà đất công sản với ưu đãi, không áp dụng hệ số sinh lời.
“Hành vi làm trái công vụ” của ông Nhất đã giúp công ty của Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “Nhôm” mua nhà đất công sản không đúng đối tượng, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 13 tỷ đồng (giá trị tại thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 4/2018), cũng theo trang VNExpress.
Báo Tuổi Trẻ trích lời Viện Kiểm sát cho biết hai ông Lê Quang Trang, cựu tổng biên tập, và Bùi Thượng Toản, cựu phó tổng biên tập, “đã buông lỏng quản lý” để Trương Duy Nhất tự ý ký các văn bản đề xuất mua cũng như chuyển nhượng nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản nhưng “xét tính chất, mức độ hành vi, cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự” đối với hai ông.
UserPostedImage
Ông Trương Duy Nhất ra tòa ngày 9/3/2020. Photo Tuổi Trẻ Online.

Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu bức xúc về việc cùng bị cáo buộc là làm thất thoát cùng một khối tài sản nhưng hai cựu lãnh đạo của ông Nhất được “miễn trách nhiệm hình sự” trong khi thân chủ của ông bị xử 10 năm tù:
“Hai người này được miễn truy tố với lý do ghi trong kết luận điều tra rằng chỉ làm thất thoát 301 triệu đồng, thuộc trường hợp “ít nghiêm trọng” và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hai ông chỉ là 5 năm. Và khi khởi tố vụ án vào năm 2018 thì đã quá thời hạn 5 năm này rồi.
“Thế nhưng trong cùng một vụ án, cũng với tài sản bị thiệt như vậy, ông Trương Duy Nhất lại bị áp theo thời giá năm 2018, tài sản đó lên đến hơn 13 tỷ đồng, chứ không theo giá năm 2004 là 301 triệu đồng như hai ông kia. Do giá trị thiệt hại hơn 13 tỷ đồng nên thuộc “rất nghiêm trọng” và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nhất lên tới 15 năm.”
Nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do, được cho là bị bắt vào tháng 1/2019 sau khi ông đến Văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại Bangkok, Thái Lan để xin tị nạn chính trị.
Sau gần 2 tháng kể từ khi được cho là mất tích, gia đình ông được thông báo là ông đang bị giam ở T16 ở Hà Nội từ ngày 28/01/2019.

Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 09/03/2020 lúc 11:02:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản ứng trước bản án 10 năm mà tòa tuyên đối với Nhà báo Trương Duy Nhất

UserPostedImage
Tòa án Hà Nội vào sáng ngày 9 tháng 3, đưa nhà báo/blogger Trương Duy Nhất ra xét xử với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và tuyên án 10 năm tù giam. Courtesy TP


Tòa án Hà Nội vào sáng ngày 9 tháng 3, đưa nhà báo/blogger Trương Duy Nhất  ra xét xử với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và tuyên án 10 năm tù giam.
Bản thân ông Trương Duy Nhất và luật sư đều phản đối với lý do có nhiều điểm vô lý trong cáo trạng. Còn thân nhân, bằng hữu và những người quan tâm vụ việc có ý kiến gì về bản án 10 năm tù giam như thế?
Cô Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada, hôm 9/3 nhận định về phiên xử với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn:
“Dạ theo thông tin con được nghe từ mẹ và luật sư thì các bên đều đưa ra những chi tiết chứng minh ba chỉ thừa lệnh cấp trên chứ không vụ lợi gì cả.
Nhưng họ vẫn cố gắng cầm tù ba bằng bản án 10 năm được định chỉ trong 4 giờ đồng hồ xét xử, vậy có chăng việc con số đó đã được định sẵn từ trước. Trong lời cuối cùng trước toà, ba con có nói bản án này là “đòn thù chính trị đê hèn”.
Dù họ có muốn cầm tù ba Nhất bao nhiêu năm thì vẫn không thể nào bẻ cong được ý chí, tư tưởng và ngòi bút của ba được.”
Truyền thông trong nước dẫn Cáo trạng của Viện Kiểm sát cho rằng ông Trương Duy Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá được Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phê duyệt.
Cáo trạng này đã bị ông Nhất bác bỏ và cho rằng ông chỉ là người thừa ủy quyền của hai lãnh đạo cao nhất của tòa báo.
Trả lời RFA hôm 9/3 sau phiên xử, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình nhà báo Trương Duy Nhất, nói:
“Mọi người đều thấy, bản án này quá nặng nề và khắc nghiệt với Trương Duy Nhất, nó không đúng với thực chất của sự việc. Như bài của Luật sư Lê Công Định phân tích rất rõ các chứng lý lập luận, căn cứ vào đó thì vụ việc mua bán nhà 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng thì rõ ràng như Trương Duy Nhất nói trước tòa khẳng định mình vô tội, mình đã làm đúng theo chỉ đạo và được phép của Tổng biên tập, tức ban lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết thời Trương Duy Nhất làm việc. Trước sau Trương Duy Nhất đều nói làm đúng công việc được giao, và ông vô tội. Khi bản án tuyên như thế thì rất nhiều người nói bản án này rất nặng nề, và không đúng tội.”
Theo phân tích của Luật sư Lê Công Định đăng tải trên trang cá nhân về phiên xử Nhà báo Trương Duy Nhất (được ông đồng ý cho RFA trích dẫn), thì căn cứ vào chính tình tiết của vụ án, tại hai bản Kết luận điều tra và Cáo trạng, có thể kết luận rằng ông Trương Duy Nhất hoàn toàn không phạm tội.
Luật sư Lê Công Định cho rằng, hai bản Kết luận điều tra và Cáo trạng cố tình nêu 3 công văn mà ông Trương Duy Nhất ký tên gửi chính quyền Đà Nẵng xin mua nhà, thay vì xin cấp hoặc thuê, như là bằng chứng cho thấy đó là hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ”.
Tuy nhiên theo ông Định, đây chỉ là sự suy diễn theo hướng có tội của cơ quan điều tra và công tố, chứ bản thân 3 công văn đó đơn thuần chỉ cho thấy ông Trương Duy Nhất đang hành động trong tư cách Trưởng văn phòng đại diện, được cơ quan chủ quản của mình ủy quyền thay mặt liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề tìm trụ sở cho Văn phòng đại diện.
Theo Luật sư Định, suy diễn theo hướng có tội là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt Nam và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, để buộc tội ông Trương Duy Nhất sự vi phạm nghiêm trọng này đã bị phớt lờ.

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cựu tù nhân nhân quyền, trước khi chịu án 3 năm tù với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vào năm 2016, ông từng là Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV (Hochiminh City Television), trình bày với RFA hôm 9/3, về thời hiệu pháp lý trong vụ Trương Duy Nhất:
“Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết tôi theo điều 356 Bộ luật hình sự, với mức án mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa tuyên cho anh là 10 năm. Tuy nhiên, thời hiệu của truy cứu hình sự theo điều 27, thì loại án nghiêm trọng 10 năm, chỉ được truy cứu trong vòng 10 năm, khi vụ án xảy ra. Quay trở lại việc quy tội cho anh Trương Duy Nhất, thì việc mua bán nhà đất này xảy ra từ năm 2003 đến 2004, như vậy tính đến thời điểm này là 16, 17 năm rồi, như vậy là hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, về mặt lượng hóa của tội danh này, nói nhà báo Trương Duy Nhất làm thiệt hại cho nhà nước 13 tỷ đồng, điều này sai, vì giá bất động sản ở Đà Nẵng vào năm 2003, 2004 rất thấp.
Liên quan vấn đề này, Luật sư Lê Công Định  cho rằng, cơ quan điều tra không chọn cách tính công bằng và bình thường đó, mà lại cố tình lấy giá thị trường của 14 năm sau, tại thời điểm ngày 17/4/2018 (thời điểm vụ án Vũ Nhôm bị khởi tố), là 13.803.672.000 đồng để làm cơ sở tính "thiệt hại", nên con số “thiệt hại” sau khi trừ đi giá ưu đãi năm 2004 biến thành một con số khổng lồ là 13.129.188.600 đồng. Nói cách khác theo Luật sư Định, đó là con số hoàn toàn nguỵ tạo, dựa trên tính toán hoàn toàn có chủ đích buộc tội và đầy bất lợi cho ông Trương Duy Nhất, nhằm mục đích khép ông vào Khoản 3 của Điều 356, với khung hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Một lần nữa theo ông Định, đó chỉ là sự suy diễn theo hướng tăng nặng mức độ phạm tội một cách phi lý của cơ quan điều tra và công tố. Điều này là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:
“Sai lầm thứ 3 của tòa án là sai lầm trầm trọng, có hệ thống, liên tục, xuyên suốt của toàn bộ tất cả phiên tòa từ trung ương đến địa phương, trải dài trên 63 tỉnh thành. Tôi cần phải nhấn mạnh điều đó, vì có một thuật ngữ rất ngớ ngẩn và rất là rừng, do người cộng sản đặt ra là ‘án tại hồ sơ’.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, một phiên tòa văn minh là phải căn cứ tranh tụng trước tòa, không thể có ‘án tại hồ sơ’. Vì nếu như vậy, tòa muốn viết kiểu gì thì viết, gán ghép kiểu gì thì gán ghép. Ông chia sẻ thêm kinh nghiệm khi còn làm ở Đài truyền hình TPHCM:
“Tôi đã làm nhiều năm ở Đài truyền hình TPHCM, tức là một đồng nghiệp với anh Trương Duy Nhất, đó cũng là một cơ quan báo chí thuộc loại quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản, tôi khẳng định 100% trước khán thính giả của RFA rằng, không có bất cứ một người cấp dưới nào có quyền quyết định gì hết, tất cả phải đưa lên cấp trên. Ở đây nảy sinh một cái rất đau khổ cho những người cấp dưới như anh Trương Duy Nhất, vì ký nháy, ký chính một bản tờ trình hay bản kiến nghị, và nó chộp cái đó và cuối cùng lãnh đủ.”
Tóm lại theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, bản án 10 năm tù cho nhà báo Trương Duy Nhất là một bản án phi pháp, là một bản án vô căn cứ, nó phản ánh trình độ của những người đang xử anh Nhất là không có một chút gì về chuyên môn luật pháp.

Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 09/03/2020 lúc 11:08:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đài Á Châu Tự Do lên án bản án dành cho blogger Trương Duy Nhất

Đài Á Châu Tự Do hôm 9/3 chính thức lên án bản án 10 năm tù mà Tòa án Nhân dân Hà Nội vừa tuyên trong cùng ngày đối với blogger Trương Duy Nhất, gọi đây là một kết án không có công lý.
Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do, bà Bay Fang được trích lời trong tuyên bố nói rằng: “Hành động tồi tệ này của giới chức việt Nam là một đòn nhắm vào tự do biểu đạt và tự do ngôn luận”.
Blogger của đài RFA là ông Trương Duy Nhất bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án tù 10 năm về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 356, Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015.
Blogger Trương Duy Nhất bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Trưởng văn phòng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết ở miền Trung, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị mua nhà đất công sản với giá rẻ hồi năm 2004.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho blogger tại tòa cho biết ông Trương Duy Nhất đã bác bỏ hoàn toàn cáo trạng này và gọi đây là một đòn thù chính trị đê hèn.
Blogger Trương Duy Nhất cũng từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2013 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức công dân” theo ddieuf 258 Bộ luật Hình sự.
Năm 2015, sau khi ra tù, blogger Trương Duy Nhất đã cộng tác viết blog cho Đài Á Châu Tự Do với nhiều bài viết chỉ trích chính phủ.
Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do trong tuyên bố mới của mình nói rằng “Việc thực thi sai công lý (trong kết án Trương Duy Nhất) chỉ càng củng cố thêm nhiệm vụ của RFA là cung cấp cho người dân Việt Nam những thông tin chính xác, cách nhìn không bị kiểm duyệt”.
Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 10/03/2020 lúc 09:11:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
RSF và CPJ phản đối bản án 10 năm mà Việt Nam tuyên cho blogger Trương Duy Nhất

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trụ sở tại Pháp và Ủy Ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 3 ra thông cáo báo chí phản đối bản án 10 năm mà tòa án Hà Nội tuyên cho nhà báo/blogger Trương Duy Nhất vào sáng cùng ngày.
RSF cho biết tổ chức này thấy rất sốc khi hay tin về bản án 10 năm mà tòa tuyên cho ông Trương Duy Nhất. Ông này là nhà báo bị từng bị phía Việt Nam sang Thái Lan bắt cóc vào tháng 1 năm 2019 khi đang xin quy chế tỵ nạn tại cơ quan Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đóng tại Xứ Chùa Vàng.
Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng RSF khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, được dẫn lời trong thông cáo báo chí rằng “Những cơ sở lập luận đưa ra cho bản án cực kỳ hà khắc này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Khi chính thức bị tuyên án do lợi dụng chức vụ, bản thân ông Nhất thực sự phải trả giá đắt cho nghề nghiệp của ông; lý do chỉ vì rõ ràng ông có được những thông tin quí giá. Cơ quan chức năng Việt Nam chứng tỏ họ muốn lấy trường hợp ông Nhất để làm gương bằng cách khủng bố ông theo cách này. Do đó RSF đòi hỏi phải trả tự do ngay cho ông Trương Duy Nhất”.
CPJ cũng lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam không nên tranh luận về kháng án của ông Trương Duy Nhất và trả tự do ngay và vô điều kiện cho ông.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho rằng ông Trương Duy Nhất bị kết án chỉ vì nghiệp vụ báo chí của ông; chứ không phải những cáo buộc giả tạo mà cơ quan chức năng ngụy dẫn ra để dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Nhất.
CPJ cho biết có liên lạc với Bộ Công an Việt Nam qua thư điện tử để hỏi về bản án tuyên cho ông Trương Duy Nhất vào sáng ngày 9 tháng 3; nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Hiện chưa rõ ông Trương Duy Nhất sẽ bị chuyển đến trại giam nào từ Trại T-16 Bộ Công An sau khi có bản án 10 năm vào sáng ngày 9 tháng 3.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.