logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/03/2020 lúc 09:43:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đồng Bằng Sông Cửu Long với cảnh hạn hán khốc liệt năm 2016. [nguồn: VN Express 3/11/2016]

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã chất thêm gánh nặng cho cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – khu vực vốn bị xem là đang hấp hối vì hạn hán và nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu vào ruộng, vườn.
Hạn hán và nhiễm mặn không mới. Tình trạng này từng lặp đi, lặp lại nhiều lần. Yếu tố “mới” chỉ ở mức độ trầm trọng. Khi so lần sau với những lần trước, dù muốn hay không thì từ các viên chức hữu trách đến cư dân cũng phải cùng thừa nhận là… chưa từng có!
Hậu quả của hạn hán và nhiễm mặn càng ngày càng đa dạng: Khai thác nước ngầm để bù vào lượng nước ngọt cần thiết cho cả sinh hoạt lẫn trồng trọt, chăn nuôi,… vốn càng ngày càng giảm khiến bề mặt ĐBSCL biến dạng.
Được sự tiếp sức của việc cho phép khai thác – tận thu cát vô tội vạ, sạt lở, sụt lún đã xảy ra khắp nơi. Giờ, “tan rã” không còn là nguy cơ. “Tan rã” đã trở thành hiện thực, đe dọa hủy diệt khu vực mà sản vật tự nhiên vốn đa dạng, phong phú nhất Việt Nam!
***
Cho dù mức độ trầm trọng của thảm trạng đang diễn ra ở ĐBSCL có sự góp phần của những con đập ở thượng nguồn sông Mekong và thời tiết dị thường do biến đổi khí hậu nhưng xét cho đến cùng, nguyên nhân chính vẫn nằm ở tư duy quản trị và năng lực điều hành quốc gia…
Cho dù còn không ít khác biệt về biện pháp giải cứu ĐBSCL nhưng ít nhất, các chuyên gia ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam luôn đồng thuận: Hạn hán ở ĐBSCL sẽ không càng ngày càng đáng sợ như đã thấy nếu “đảng ta” không ra lệnh cải tạo những vùng trũng từng là nơi tích nước cho ĐBSCL (Đồng Tháp Mười,…) thành ruộng lúa.
Hệ thống đê bao, những dự án kiểu như “Ngọt hóa bán đảo Cà Mau”,… những nghị quyết nhằm tăng sản lượng gạo ở ĐBSCL để vươn lên dẫn đầu về xuất cảng gạo, để nâng kim ngạch xuất cảng thủy sản, giúp “chỉ tiêu tăng trưởng” của năm sau cao hơn năm trước,…
Tương tự, để thu hút đầu tư, vì “chỉ tiêu tăng trưởng” mà gật đầu liên tục với đủ loại dự án đầu tư, cho phép xây dựng những nhà máy mà hoạt động hủy hoại cả môi trường sống lẫn nguồn nước (bột giấy, đốt than để phát điện,…) đã khiến nguồn nước của sông rạch ô nhiễm trầm trọng, phải bù đắp bằng gia tăng khai thác nước ngầm.
Hạn hán, sông rạch và ruộng vườn nhiễm mặn, sạt lở, sụt lún ở ĐBSCL liệu có trầm trọng như đang thấy nếu không có những chủ trương, những nghị quyết như đã kể, không có việc thi nhau cho phép khai thác cát để tăng nguồn thu? Chắc chắn là không! Đã có ai, nơi nào nhận hoặc bị truy cứu trách nhiệm về những chủ trương, nghị quyết đó không?
***
Trước tình trạng càng ngày càng bi đát của ĐBSCL, cuối năm 2017, chính phủ Việt Nam ban hành thêm một nghị quyết nữa để giúp ĐBSCL “thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” và “phát triển bền vững” (Nghị quyết 120/NQ-CP).
Nghị quyết 120/NQ-CP được chính các viên chức hữu trách lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam ví von là “Nghị quyết thuận thiên”: Quản trị và điều hành hoạt động kinh tế - xã hội ở ĐBSCL sẽ “tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên” (1).
Cho dù cuối cùng đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta cũng thấy, ít nhất với trường hợp ĐBSCL, quản trị, điều hành phải thuận… thiên nhưng trên thực tế, đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta vẫn muốn dùng nghị quyết thế… thiên!
Tuần trước, khi tham gia “Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, ông Nguyễn Xuân Phúc – người thường tỏ ra hết sức tâm đắc với “Nghị quyết thuận thiên” - tuyên bố: “Ta” đang đối diện với “thử thách lớn”, phải “nuôi ăn 104 triệu người”, do đó cần “chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hàng năm” và sẽ sớm trình Bộ Chính trị đề nghị giữ hơn 3,5 triệu héc ta đất trồng lúa để ít nhất cũng có 22 triệu tấn gạo (2)…
Cách nay hơn ba thập niên, “an ninh lương thực” mở đường cho nhiều chủ trương, nghị quyết “cải tạo toàn diện” ĐBSCL, đẩy khu vực này trước thảm trạng như đang thấy. Giờ khi các chuyên gia ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đã hiến nhiều giải pháp nhằm giúp ĐBSCL cầm cự, “an ninh lương thực” lại ngóc đầu gượng dậy.
Thiếu nước ngọt, ruộng vườn nhiễm mặn là thực tế khó lòng xoay chuyển nhưng “thuận thiên” có thể giúp cho ĐBSCL tồn tại và phát triển theo những hướng khác như tôm, cá,… Một “nghị quyết” kiểu như phải giữ hơn 3,5 triệu héc ta đất trồng lúa để ít nhất cũng có 22 triệu tấn gạo có thể sẽ tiếp tục sổ toẹt vai trò, tri thức của các chuyên gia.
Bây giờ là lúc để những cá nhân có thực học trong nhiều lĩnh vực (thủy lợi, nông nghiệp, thủy sản, kinh tế, thương mại,…) cùng nhau thảo luận, lựa chọn những giải pháp hợp lý nhất, khả thi nhất giúp ĐBSCL có thể thật sự “thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” và “phát triển bền vững”. Nếu chưa “tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và tự nhận các hình thức kỷ luật tương xứng” về trách nhiệm đối với hiện trạng ĐBSCL, Bộ Chính trị nên ngồi im.
Thực tế đã cho thấy những cá nhân thủ đắc “cao cấp lý luận chính trị” hay “xây dựng đảng” hoặc có chuyên môn sâu về những lĩnh vực tương tự không thể và không nên can dự vào việc tìm lối thoát hiểm cho ĐBSCL. Phá đến như thế mà vẫn thấy chưa đủ?
Trân Văn (VOA)
________________
Chú thích
(1) http://baochinhphu.vn/Th...t-thuan-thien/359363.vgp
(2) https://dantri.com.vn/xa...ng-20200318173437304.htm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.