logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/05/2020 lúc 07:46:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi viết bài này nhân đọc một bài của bạn trẻ tên Quân Nguyên do Jimmy N Reed giới thiệu trên Net. Đề ngày 29-4-2020.


Các bạn trẻ Việt Nam quý mến.


Tôi vừa đọc một bài viết cởi mở, trọn ý nghĩa, của một bạn trẻ Việt Nam với tựa đề. Ðâu Là Sự Thật? trong đó có đoạn: "Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?"



Bạn thân mến.


Bây giờ là 11 giờ đêm ngày 30-4-2020, ngày mà cách đây 45 năm về trước, Việt cộng với xe tang đại pháo của Nga-Tàu, trước đã mở ra chiến trường tại miền nam Việt Nam, rồi hôm nay, cái xe mang nhãn hiệu Liên Sô ấy đã ủi xập cánh cổng của dinh Độc Lập tại Sài Gòn vào lúc 10 giờ 15 ngày 30-4-1975. Đây là giờ mà người ta ghi vào sử liệu là chấm dứt cuộc chiến tranh Nam-Bắc (1954-1975)


Lúc ấy, thời gian và không gian như ngừng hẳn lại, Ngừng lại không phải để chào đón một cái gì mới mẻ, nhưng là chờ đợi một biển máu hay chờ... một cuộc trả thù đầy man rợ, đầy thú tính như nó đã từng diễn ra ở Huế vào tết Mậu Thân 1968. Kết quả, chuyện súng nổ trực diện vào thân người không xảy ra ở Sài Gòn, nhưng sợi dây lòi tói từ đây đã bung ra trên toàn cõi của miền nam Việt Nam. Khi bung ra, nó không hề bỏ xót bất cứ một cá nhân nào, một nhà nào, một làng xóm hay một khu phố và thành phố nào tại miền nam Việt Nam lúc nó gom lại.


Quả thật vào lúc ấy, không một ai hay biết chuyện gì sẽ đến. Nhưng hiện trường chỉ có những đôi mắt, một bên thì bàng hoàng run sợ, một bên khác thì gườm gườm bước đi trong lúc đôi tay ôm chặt lấy cây súng với đạn đã lên nòng. Chuyện se lạnh chỉ có thế, đôi bên hầu như không nhìn vào nhau, không có lấy vài nụ cười. Tôi đứng trên bao lơn của một căn nhà gần ngã tư Hàng Xanh cũng không có ngoại lệ.


Bạn ạ, vào lúc ấy, đường phố này diễn ra những hình ảnh trái chiều nhau. Người chiến thắng không vênh vang hò hét, nhưng bước đi trong dáng cúi mặt. Trong khi đó, kẻ thua cuộc lặng lẽ nuốt lấy những hờn tủi theo bước chân nặng. Và như thế, cuộc chiến tranh gọi là Quốc-Cộng kéo dài trong suốt hai mươi năm được coi là chấm dứt từ giây phút ấy. Mà ngược đời làm sao chứ. Cái thắng lại trao cho bên Cộng để người Quốc Gia vương thêm dòng lệ thảm, và cho người dân đất Bắc chết thêm nửa cuộc đời còn lại. Sao lạ vậy?


Theo bước chân của người thắng cuộc


Bạn biết không, khi nghe bản tin là binh đoàn của ta đã vào đến dinh Độc Lập của Ngụy và 2 tên Tổng thống và Thủ tướng nguỵ là Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đầu hàng, mọi người đều ngỡ ngàng. Chỉ sau khi nghe lại đôi ba lần nữa, phía ta, từ cấp lãnh đạo đến thứ dân mới tin là thật. Họ mừng rỡ. Họ bỏ nồi, quăng niêu, bỏ xoong, bỏ chảo trên bếp, chạy ào ra trước cửa nhà, ùa ra đường vẫy tay chào, và reo mừng chiến thắng theo cái loa cuốn tròn trước mồm các cán bộ thông tin đang hò hét dọc làng, cuối phố. Cùng với những reo vui hò hét ấy, nhiều người cũng chạy ùa ra, họ rơi dòng lệ thảm, miệng gào, lòng đau như cắt vì niềm hy vọng có ngày được Tự Do như trong nam đã chấm hết.


Rõ ràng, cả hai thái cực cùng lúc đã dày xéo người dân đất Bắc. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, niềm vui chấm dứt chiến tranh là rất lớn cho cả hai. Bởi vì, chiến tranh kết thúc, có nghĩa là con cháu của họ, có người đã vào cuộc chiến này từ 10 đến 20 năm trước. Hoặc giả là 5, 7 năm gần đây, hay mới vài ba năm sau này, nhưng đến nay vẫn chưa một bản tin về nhà. Theo đó, bản tin thắng trận phải là một bản tin lớn sẽ báo cho họ tin tức về người con yêu ra đi năm nào.


Họ vui mừng là phải, vì từ nay không còn phải nghe đến chuyện đào hầm tránh bom đạn nữa. Hơn thế, niềm vui sẽ lớn lên khi không còn phải nghe đi, nhai lại những khẩu hiệu sáo rỗng khắc phục, đạt chỉ tiêu từ nhà nước. Hoặc giả, không còn phải buộc bụng, không còn phải nghe những hò hét đến long trời lở đất theo câu chuyện hột gạo cắn làm tư. Một phần ta để lại ăn, một phần chi viện cho hai nước anh em Lào, Campuchia và hai phần chi viện cho đoàn quân kháng chiến và đồng bào ruột thịt nghèo đói ở trong Nam...


Những chuyện ấy, suốt hai mươi năm qua, họ đã cắn răng để nghe với không một cảm xúc. Tuy nhiên, hôm nay là khác biệt, dù đón người về bằng nước mắt reo vui hay là dòng lệ thảm thì bản tin chiến thắng ở miền Nam cũng đủ làm cho toàn miền Bắc thay đổi, hồi sinh. Thay đổi vì không phải nhận thêm bom đạn. Hồi sinh vì có hòa bình để họ được ngày đầy hai chén cơm với manh áo mới.


Bản trường ca đứt ruột!


Trong khi đó tại miền Nam và trực tiếp từ Sài Gòn này, vào những giờ phút ấy, xem ra họ chẳng còn giờ để nhìn nhau, chuyện trò. Thay vào đó là những hình bóng lặng lẽ đứng sau khung cửa ghé mắt ra đường. Họ dòm chừng những bóng người đi qua và như chờ đợi từng loạt đạn qua khe cửa nhà mình. Ít người đủ can đảm bước hẳn ra đường để nhìn bộ dạng của những người mới tới xem nó như thế nào. Tuy nhiên, tất cả đều hoang mang lo lắng rồi bàng hoàng đến há hốc cả miệng ra mà nhìn đoàn quân anh hùng như ốm đói, gói ghém thân hình gầy gò trong bộ quần áo màu cứt ngựa mới, rộng thùng thình, còn nguyên nếp gấp đang theo nhau vào thành phố của họ.


Đến khi nhìn lại một lần nữa, người đứng nhìn thật sự run rẩy vì họ chỉ thấy những khuôn mặt đang bước vào lòng phố của họ kia lặng lẽ như bóng ma, không nói không cười. Trên đó có đủ một đôi mắt trắng, mở thao láo. Kế đến là cái u gò má cao quá khổ để che cho thân má hóp. Tuy thế, nó không phủ lấp được cái hàm răng bừa lởm chởm với đôi môi thâm xì đưa ra quá khổ. Đã thế, hầu như không tìm ra được niềm vui lên ánh mắt, trên khuôn mặt của những con người lần đầu tiên được bước vào thành phố của địch trong vai người chiến thắng. Tại sao nhỉ?


Trước cảnh ngộ này, nhiều người miền Nam quên lặng lẽ, thay vào đó là những tiếng gọi người quen, hỏi kẻ không biết mặt, nhìn sang hàng xóm hoặc nói với người trên đường bằng một câu hỏi nghẹn lòng:


- Nhìn kia, hình dạng của người... chiến thắng sao lại tang thương, buồn nản đến như thế?


Ai sẽ trả lời được câu hỏi này! Bất chợt một tiếng nổ kinh hoàng xé tan, hay làm hoảng hốt thêm cho phía người thua cuộc có mặt trong khu vực. Theo tiếng nổ, chiếc xe tăng M48 của miền Nam, không còn người điều khiển đứng phía đầu cầu Thị Nghè ngang khu sở thú nhận đạn trực diện. Khói lửa ngụt ngụt bốc lên cao, thấy vậy, người dân trong vùng thêm một lần hoảng hốt, réo gọi nhau chạy trốn.


Rồi bất chợt sau tiếng pháo kinh hoàng và tiếng người gọi nhau ơi ới ấy, chẳng ai chờ ai, chẳng ai bảo ai, nhiều nhà mở toang cánh cửa ra. Họ vội kéo lấy cái áo, cái quần chạy ào ra đường. Họ trao tay hay quấn lên thân mình của những kẻ chiến bại không súng đạn, không quần áo màu hoa rừng... không cả giày dép, đang thất thểu lê gót vào thành phố thân yêu xưa. Nhưng nay, ngày xa lạ.


- Vào đây, vào đây đi, má kiếm quần áo cho con thay... ăn uống nghỉ ngơi cho khỏe rồi hãy về...


- Anh ở đâu, nhà có xa lắm không? Vào trong nhà em... mai mốt yên rồi hãy đi...


Nghe thế đôi mắt người chiến binh thất trận thêm ước đẫm.


Chuyện đổi đời


Bạn ạ, hình ảnh của đôi ba ngày đầu trong ngỡ ngàng, trong lo lắng dần qua, thành phố hôm nay như được mặc manh áo mới. Đây là những hình ảnh mà bất cứ ai có mặt ở thành phố vào trong những ngày ấy, suốt đời họ không thể quên được. Bởi lẽ, hình ảnh của chàng bộ đội dắt heo, tải rau muống trên chiếc xe đạp thồ vào thành phố hôm nào, nay đã bỏ lại sau lưng.


Thay vào đó là cảnh anh cán bộ với quần ống thấp ống cao, rồi lăn tay áo lên để chạy vòng quanh các khu chợ trời mới mọc lên ở hầu như mọi góc phố, mọi con đường ở thành phố. Họ đua nhau đi tìm... thiên đường giữa Sài Gòn để kiếm điện, đài, đá, đổng, đạp... Mới đầu, người miền Nam nghe mà chẳng hiểu họ muốn nói gì về cái đạp, cái đổng có hai cửa sổ. Nhưng lạ rồi cũng nên quen. Cùng với những hình ảnh ấy, chẳng bao lâu sau, những sách lược lớn của nhà nước Việt cộng đã mở ra tại miền Nam:


Vào vơ vét về


Chẳng bao lâu sau ngày anh cán bộ, người chiến binh săn quần lên chạy dọc các chợ trời ở miền Nam để kiếm các mặt hàng đá, đổng, đạp, đến cảnh từng đoàn xe môlôtôva hôm nào lặng lẽ đưa người từ Bắc vào Nam, nay tràn khí thế với trăm, ngàn món hàng trên lưng, nối đuôi nhau, kéo còi inh ỏi trên đường về quê Bắc ơi! Nào ai đó ra đây nhận hàng.


Dĩ nhiên, trên chuyến xe về quê Bắc ấy không thiếu bất cứ một thứ gì. Từ gạo trắng, gạo nếp thơm đến những mặt hàng trưởng giả như bàn ghế xa long, tủ lạnh, tủ thờ, tủ quần áo, giường gỗ cẩm, đến chiếu hoa, nệm gấm. Thậm chí có cả những cánh của sổ, cánh cửa ra vào, bàn ghế hay những tấm tôn được hàng ngũ cán bộ ta hỉ hả tháo gỡ ở trường học, trụ sở, hay nhà người dân đã bỏ đi trong những ngày qua, nay họ hân hoan chuyển về quê nhà làm vốn sau chiến chinh. Dĩ nhiên, những chuyến hàng này có cả mặt hàng của những con buôn đưa về Bắc với giả cả ngất trời. Lý do, dân ta chưa một lần nhìn thấy những món hàng ấy ở trên đời. Cái gì nom cũng lạ, cũng đẹp, cũng nhất.


Sau những chuyến xe ấy, miền Bắc đổi đời, người người mở to đôi mắt ra để nhìn các lãnh đạo Việt cộng lúc trước tuyên truyền là miền Nam đói khổ, dân ta phải nhịn ăn viện trợ cho miền Nam. Nhưng nay, xe chở hàng về cho cán suốt ngày đêm, trên ấy không còn thiếu một thứ gì. Nhiều đến nỗi, họ chuyền tai nhau, truyền đến từng ngõ ngách trong làng quê, đường phố là trong ấy chẳng thiếu một thứ gì trên đời. Ti vi, tủ lạnh, cà rem... chạy đầy đường.


Nhắc đến gạo, nếp, có lẽ không một ai quên được câu chuyện người ta truyền tai nhau từ đường phố lên tới tận đèo cao rừng già là: Một sáng khi ra chợ sau ngày gọi là “giải phóng miền nam”, bạn chợ, bạn hàng cùng người đi chợ ở ngoài Bắc nhìn nhau, nhìn đến nổ đom đóm mắt khi thấy những thúng gạo, thúng nếp trắng tinh đang bày bán giữa chợ. Thấy lạ, không một người nào không ghé qua đôi mắt. Hơn thế, muốn biết sự tình ra sao?


- Ở đâu ra mà bà có gạo trắng để bán thế này?


- Từ Nam tải ra đấy.


- Thật thế à?


- Thật với giả gì, quý hóa gì? Ba cái thứ này ở trong Nam họ nấu cho lợn ăn còn không hết. 


Nghe thế, bà mẹ mang danh hiệu mẹ chiến sĩ anh hùng nóng mắt, đứng tung váy lên chửi sau khi hỏi lại câu chuyện:


- Tổ cha nhà chúng nó chứ. Chuyện thật như thế mà chúng nó dám lừa bà mấy chục năm nay rằng trong ấy đói khổ, hạt gạo ta phải cắn làm bốn mà viện trợ cho Nam. Chửi xong, bà gọi giời: Hỡi giời ơi là giời! Giời về đây mà xem, cả nước tôi đã bị chúng nó lừa.


- Lạy bà, khẽ chứ kẻo họa lại vào thân!


- Còn khoan với khẽ gì nữa. Tôi là mẹ chiến sỹ, tôi không tung váy lên chửi chúng nó, chửi những thằng lãnh đạo ở đây thì chửi ai? Chửi chị à?


- Con lạy bà nói nhỏ thôi. Tiếng bà già càng vang xa:


- Đây, tôi đây, người mẹ chiến sĩ kiên cường đây. Chúng không thích nghe chửi thì cứ đem tôi ra mà đấu tố...


Đổi tiền, độc kế hốt bạc


Ít lâu sau, khi những chuyến hàng vừa giảm, cán cộng lại mở trò chơi mới. Tuy nhiên, không một trò chơi nào của chúng mà không đem đến sự khốn nạn cho người dân trên cả hai miền. Trò chơi trong chiến tranh bắt đầu từ câu tuyên bố lẫy lừng của Lê Duẩn: “Ta đánh miền nam là đánh cho Liên Sô đánh cho Trung Quốc”. Nay đến chuyện trong hòa bình, y cao giọng: “Tiền, sao lại sợ thiếu tiền? Thiếu thì in ra. Nước ta là nước xã hội chủ nghĩa làm sao lại có thể bị lạm phạt như bọn tư bản được. In, in ra...”.


Kết quả xã hội chủ nghĩa do y lãnh đạo trước sau kinh qua ba cuộc đổi tiền.


1. Lần thứ nhất:


Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài VC loan tin về quy định đổi tiền. Tệ hơn, nó chỉ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày. Theo đó, nó chỉ có vỏn vẹn 12 giờ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Việc đổi tính theo thể thức và hối xuất như sau:


500 đồng Việt Nam Cộng Hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam (giải phóng). Tương đương $0,75 UD Dollas.- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng. Phần còn lại, gủi nhà nước giữ... giùm!


2. Đổi tiền ngày 03/5/1978


Sau khi tự gõ trống gọi là thống nhất đất nước vào năm 1976, Việt cộng quyết định cho xã hội chủ nghĩa tiến lên. Kỳ đổi tiền 1978 được quyết định bởi sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Lần này tiền được quy định như sau: Ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ, (loại tiền được phát hành từ năm 1958). Riêng ở trong Nam, 1 đồng tiền phát hành năm 1975 đổi được $0.80 tiền mới.


Dân sống ở thành phố và phụ cận được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người; 200 đồng cho mỗi hộ 2 người. Hộ trên 2 người thì từ người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người. Mức tối đa cho một hộ ở thành phố bất kể số người là 500 đồng... Tối đa cho mỗi hộ ở vùng quê, bất kể số người, là 300 đồng. Số tiền có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì có thể làm đơn xin rút.


3. Đổi tiền lần thứ ba ngày 14.9.1985


Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ vênh váo trên trang nhất: "Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương". Chuyện chưa khỏi 24 giờ, sáng 14.09.1985, hệ thống loa đường phố loan tin đổi tiền. Chính Phan Văn Khải, sau đó biện giải là: “Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động”. Và tỷ giá tiền được quy định như sau:


- 1 đồng mới ăn 10 đồng cũ.


- Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới.


- Hộ độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500 đồng mới.


- Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.


Nếu có tiền nhiều hơn mức ấn định thì người đổi vẫn phải nộp số tiền thặng dư và chỉ được nhận lại giấy biên nhận. Khoản tiền quá lượng nhà nước sẽ giữ lại và sẽ được xét khi có đơn xin... Và nay, tin về cuộc cướp lần thứ bốn đang thập thò. Hỏi xem, khi nào đây? Nếu không có, hẳn nhiên là bà con ta đang chờ ngày vất tiền Hồ vào thùng rác chăng?


Như thế từ sau 30-4-1974, đồng tiền tại Việt Nam trải qua những thăng trầm sau: Vào khoảng tháng 10/ 1975 một đồng “giải phong” bằng $0.75 US Dollars. Và nay khoảng 24.000 tiền Hồ bằng 1 US Dollars.


Phản ứng của người miền Nam sau 30-4-1975?


Bạn ạ, không có điều kiện cho kẻ chiến bại đâu. Nó như một quy luật của chiến tranh, nên ngay khi thấy con em mình thất trận trở về, người miền Nam đã chờ một cuộc đổi đời từ sống biến thành chết. Họ chờ vì đã biết rất rõ mức độ bạo tàn của Việt cộng trong mùa đấu tố đồng bào miền Bắc từ 1953-56 với hơn 172000 ngàn chủ gia đình bị giết chết và tất cả các gia đình này đều tan nát sau đó. Riêng tài sản của họ thì rơi vào tay Hồ chí Minh. Theo đó, vào lúc này người ở miền Nam tự biết và đang nhìn đời bằng đôi mắt trắng, sinh mạng của họ có thể bị ngắt đi vào bất cứ lúc nào.


Kết cục, họ đã qua từng đêm trắng mắt. Sau khi mở vòng tay ra ôm lại đứa con, người chồng vừa trở về sau ngày tàn cuộc chiến. Họ lại run rẩy, nấu cho chồng bát cơm, đưa cho con manh áo đem theo khi nghe cái lệnh tập trung cải tạo của nhà nước VC vừa ban ra. Dĩ nhiên, chuyện chưa chấm dứt với chuyến đi cải tạo được gọi là năm bảy ngày lương thực ăn đường ấy. Bởi vì, sau khi họ ôm gói lên đường, vợ con của họ cũng được lệnh bao, túi lên vai đi vùng kinh tế mới... Trời ơi, tha cắt cổ, chúng mổ bụng. Đến nay, xem ra là chẳng còn một nghiệt ngã nào mà không theo chữ giải phong đổ xuống trên tấm thân của người miền Nam. Tiếng súng, tiếng pháo trong chiến tranh hôm nào nghe đã buốt tim. Nay cái lệnh phải đi kinh tế mới còn kinh hoàng hơn thế trăm lần. Hỏi xem, người dân Nam làm gì để sống dưới cái ách cộng sản của Hồ chí Minh đây?


Lao ra biển! Phải, họ kéo nhau lao ra biển, bước qua cõi chết mà tìm cái sống hoặc là ngồi tù. Lúc ấy ai cũng mơ đến cái khoảng thời gian 300 ngày của hiệp định Genève xưa. Phải chi hôm nay chỉ có được một trăm ngày thôi thì Duyên Anh có cơ là một... tiên tri lớn với câu nói: "Đến cái cột đèn nếu biết đi nó cũng không ở lại với Việt cộng, chứ nói chi đến vài con chó!"


Trong gian khổ là thế, người miền Nam đã quyết chi ra đi. Nhà tù rồi cũng quen, nếu trời còn thương, hết tù ta lại đi. Cùng với trào lưu ra biển, ngoài Bắc cũng có người nhanh chân, nhanh trí tìm đường ra đi từ Hải Phòng, Tuyên Quang... Nay nhìn lại, tất cả những chuyến đi này đều bắt nguồn từ chuyến đi tìm Tự Do của người miền Bắc vào 1954. Nó đã đưa con người vào sống trong một khung cảnh nên người với những con người.


Rồi trong lúc người miền Nam tìm mọi cách để ra khơi, thì cái hàm răng bừa của Phạm Văn Đồng lại có dịp nhô cao lên: “đó chỉ là bọn đĩ điếm theo chân đế quốc”. Nghe thế, có người bảo, khéo lại phải nhờ đến bà Bắc kỳ năm xưa kéo quần lên mà cho nó một trận no. Bởi vì, chỉ sau đó mấy năm, sau khi tắm rửa nhận cái chức thủ tướng của nhà nước Việt cộng, Võ Văn Kiệt đã biết lẽ hay, điều phải khi đặt bàn hương án lên khấn vái, cầu trời đất phù hộ và mong mỏi những “Việt kiều yêu nước” là những người Việt Nam bỏ nước ra đi năm nào, nay xin hãy trở về thăm quê hương và góp bàn tay vào kiến tạo lại đất nước. Hỏi xem, khi nói thế là y thành thật hay giả dối. Và hỏi xem, nếu họ là người Việt Nam yêu nước Nam thì đảng cộng sản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng là người yêu... cái gì, yêu nước nào khi chúng tàn sát dân Việt Nam?


Thay lời tâm sự


Bạn thân mến,


Trên đây chỉ là đôi ba nét nét chấm, phẩy về bức tranh của một Việt Nam trong 45 năm qua đã phải chịu, phải vác vì cái tai ách cộng sản đè xuống trên đất nước này mà thôi. Hỏi xem, ai là người có thể tháo gỡ được cái ách này cho dân Việt Nam đây? Hẳn nhiên trách nhiệm này là ở trong tay bạn, trong tay tất cả chúng ta, những người cùng một gốc Việt mà sinh ra, nên ta phải bằng mọi giá bảo vệ lấy cơ nghiệp của tiền nhân.


Hơn thế, hôm nay các bạn đã trưởng thành rồi, các bạn đã biết lẽ hay, điều phải. Các bạn đã hiểu và biết ý nghĩa của chữ Tự Do, Công Lý và Độc Lập nó cần thiết trong cuộc sống của dân tộc mình ra sao. Từ đó, tôi tin rằng, các bạn đã nhận thức được đúng sai, biết lẽ hay điều phải thì chính các bạn phải là những người mạnh tiến trên bước đường tương lai vì tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam để người khác cùng nối gót theo.


Và cách riêng nơi đây, tôi thành thật thưa với các bạn rằng: Đừng bao giờ, không bao giờ bước đi theo lối mòn bán nước giết dân Việt như Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản của y. Thay vào đó, các bạn hãy nhìn đến công lao dựng nước và cứu nước của các tiền nhân ta như Hai Bà Trưng, của Hưng Đạo Vương, của Lê Lợi, của Quang Trung mà tiến bước. Hoặc giả, “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” như Trần Bình Trọng. Và nếu chuyện lớn ta chưa đủ thời cơ, đừng bao giờ phí hoài tuổi sanh và tri thức của bạn để theo bước chân giặc Hồ. Đã tủi cho nhà, còn nhục cho nước nữa.


Thân ái.

Bảo Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.261 giây.