logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/05/2020 lúc 04:08:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sau khi được nghe TS Nguyễn Xuân Nghĩa đề cập đến tác phẩm “Hàn Phi Tử” trong một bài nói nói chuyện trên YouTube. Khi tìm kiếm tác phẩm này để tham khảo thêm, tôi tìm thấy trên mạng có bản dịch của GS Phan Ngọc, được nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in năm 2005. Tác giả của “Hàn Phi Tử” là Hàn Phi. Ông là người con của vua (Công) nước Hàn. Nhờ vậy, ông có thể quan sát rất rõ mối quan hệ vua tôi và cách trị nước. Sau đó ông đến học với Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ.


Tiểu sử của ông được tường thuật chi tiết trong bộ “Sử Ký” của Tư Mã Thiên. “Hàn Phi Tử” được coi là tác phẩm quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa và là một trong những công trình đầu tiên của chính trị học thế giới. Tác giả đã mô tả khách quan toàn bộ xã hội cổ Trung Hoa với mọi quan hệ và sự kiện. Và ngạc nhiên hơn nữa khi đọc công trình được viết cách đây hơn 2300 năm, về tính thời sự của nó. 


Chúng ta có cảm nhận tác giả là học giả đương thời, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về quan hệ xã hội hiện tại, không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt trong Quyển 5, thiên 15 tác giả nêu lên 47 điềm nước mất (vong trưng). Tôi tìm thấy 31 điềm sau đây mô tả rất sát hoàn cảnh của xã hội Việt Nam hiện nay. Chỉ cần thay chữ “vua” (hay nhà vua) bằng chữ “Đảng” là y chang. Các bạn sẽ cảm nhận dường như tác giả đang mô tả những gì đang xảy ra ở Việt Nam ngày nay, mà không cần phải giải thích gì thêm.


Những điềm đó cụ thể như sau:


1. Khi nước của nhà vua thì nhỏ mà các nhà riêng thì lớn, quyền mình thì ít mà bầy tôi thế mạnh.


2. Nếu coi nhẹ pháp luật và những điều ngăn cấm mà lo việc tính toán, mưu mô; bỏ việc bảo vệ bên trong mà nhờ cậy vào viện trợ bên ngoài.


3. Các quan lo học, những người con em các nhà thích biện luận; những người đi buôn chất chứa của cải ở nước ngoài; dân đen khổ sở ở trong nước.


4. Nhà vua ham cung thất, đài tạ, núi, ao; thích xe cộ, áo mũ, đồ chơi đều đẹp, làm cho trăm họ vất vả, hao tiền tốn của.


5. Vua dùng bọn con ngày, thờ quỷ thần, tin bói toán, thích cúng tế.


6. Nghe vì căn cứ theo tước mà không đợi tra xét, chỉ dùng một người làm vây cánh cho mình.


7. Nếu kẻ quan chức có thể đòi hỏi lớn, kẻ tước lộc có thể được của cải.


8. Bụng dễ dãi không làm được việc gì, nhu nhược không quyết đoán; không được điều yêu điều ghét, không có lập trường xác định.


9. Tham lam không biết chán, thích điều lợi, ham vơ vét.


10. Thích trừng phạt mà không noi theo pháp luật, thích lý thuyết mà không tìm công dụng; thiên về văn vẻ mà không chú ý đến công dụng; thiên về văn vẻ mà không chú ý đến công lao.


11. Cứng rắn mà không hòa hợp; chống lại lời can gián và hiếu thắng; không đếm xỉa đến xã tắc mà tự tin mình một cách dễ dàng.


12. Nếu những kẻ sĩ nước ngoài trú ngụ ở nước mình được dùng vẫn để tài sản ở nước ngoài. Nhà vua ở trên bàn mưu kế với họ, ở dưới cho họ can thiệp vào công việc của dân.


13. Nếu dân chúng không tín nhiệm ông tướng quốc; kẻ dưới không tuân lệnh người trên mà ông vua vẫn cứ tin ông tướng quốc không truất phế ông ta.


14. Không dùng những hào kiệt trong nước mà lại tìm kiếm những kẻ sĩ của nước ngoài; không kiểm tra bằng công lao mà lại thích đề cử bừa bãi căn cứ vào tiếng khen...


15. Nhút nhát và tự vệ kém, thấy sớm nhưng trong bụng rụt rè, biết là phải làm nhưng không dám thi hành.


16. Quan đại thần hai người được trọng, cha anh nhiều và mạnh; bên trong lập bè đảng, bên ngoài dựa vào nước ngoài để giành nhau uy thế.


17. Nghe lời của tỳ thiếp; dùng cái khôn của kẻ mình yêu mà đừng bỡn; bên trong bên ngoài oán giận mà lại hay làm những điều trái pháp luật.


18. Coi khinh quan đại thần, vô lễ với cha anh; làm trăm họ vất vả khổ cực; giết hại những người vô tội.


19. Thích dùng trí khôn để bẻ cong pháp luật, thường thay đổi phép công, pháp luật, cấm đoán thay đổi luôn, mệnh lệnh đưa xuống nhiều.


20. Dòng dõi không thọ, nhà vua kế tiếp nhau luôn, con trẻ làm vua, đại thần chuyên quyền, nuôi những người nước ngoài đến trú ngụ làm bẻ đảng hay cắt đất để ngoại giao với nước ngoài.


21. Bầy tôi sang ghen ghét nhau, các quan đại thần hưng thịnh, bên ngoài dựa vào nước địch; bên trong làm khốn khổ trăm họ gây oán thù mà nhà vua không trừng trị.


22. Nhà vua kém cỏi mà con những người thiếp lại hiền; thái tử bị xem nhẹ mà con thứ lại mạnh; quan lại yếu.


23. Giữ điều giận mà không bộc lộ ra, treo tội nhưng không giết, khiến bầy tôi trong bụng ghét và lại càng lo sợ, mà lâu không biết.


24. Quan đại thần sang quá đáng, bè đảng đông và mạnh, che đậy sự quyết định của nhà vua và chuyên quyền trị nước.


25. Các quan của các nhà riêng được dùng mà những người lập công không được dùng. Những người có tiếng trong làng xóm được cất nhắc mà những người chăm làm chức quan của mình thì bị bỏ. Coi trọng việc riêng mà coi nhẹ việc chung.


26. Kho nhà nước trống rỗng mà quan đại thần nhiều của cải. Các hộ dân trong nước nghèo mà dân trú ngụ giầu. Kẻ sĩ lo cầy và chiến đấu thì nghèo mà dân làm nghề ngọn được lợi.


27. Thấy lợi lớn mà không chạy theo, nghe họa bắt đầu mà không đề phòng; kém về mặt chiến đấu và phòng thủ mà lại chăm làm nhân nghĩa để tự tô vẽ cho mình.


28. Nói năng hùng biện nhưng không theo pháp luật, bụng khôn ngoan mà không có thuật trị nước, nhà vua lắm tài nhưng không làm việc theo phép tắc.


29. Những bầy tôi thân được tiến cử mà những người cũ rút lui. Kẻ hèn kém được dùng mà những người hiền lương ẩn nấp. Kẻ không có công được quý trọng mà những người vất vả khó nhọc bị nghèo hèn thi kẻ dưới oán.


30. Cha anh, các quan đại thần lộc và trần vượt quá công lao, y phục vượt quá cấp bậc, các cung thất được cung phụng nuôi dưỡng quá xa xỉ mà vua không cấm. Như vậy bụng của bầy tôi sẽ không cùng.


31. Con rể và cháu của nhà vua ở cùng lẫn lộn với nhân dân, bạo ngược với láng giềng.


Không phải tất cả các nước có những đặc điểm trên thế nào cũng mất. Mà là có thể mất nếu không tìm cách điều chỉnh. Mỗi một điều trên, có thể triển khai thành đề tài viết hay thảo luận. Kẻ thù phương Bắc luôn tìm thời cơ để thôn tính nước ta. Mong các bạn đóng góp thêm để cùng tìm cách giúp đất nước thoát khỏi hiểm họa gần kề.


12/5/2020
Phong Nguyễn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.