logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2020 lúc 10:25:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các bị cáo tươi cười rời tòa trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình. Photo:plo.vn


Hôm 14 tháng 5, tại phiên sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, cựu trưởng phòng khảo thí Diệp Thị Hồng Liên nói rằng có nhiều trường hợp gian lận, mình không làm theo sẽ khó vì: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".
Câu nói này lập tức gây nhiều phản ứng trong xã hội. Người ta tin bà Liên nói thật và thấy cay đắng cho thực trạng xã hội Việt Nam.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người từng bị trù dập do lên tiếng tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục kể lại câu chuyện của ông tại hội đồng thi trường THPT Phú Xuyên A, Hà Tây năm 2006:
“Cả một hội đồng thi ăn tiền của thí sinh nên họ tổ chức giải bài tập thể, chia bài cho học sinh và làm ngơ cho nó chép, nó cóp. Một mình tôi quay video làm chứng cứ đưa lên các cấp xử lý. Điều đấy là bất thường đối với hội đồng. Tôi kiên quyết đưa sự việc ra dư luận. Rất tiếc sau đó ngành giáo dục Hà Tây trù dập tôi tàn bạo. Bảy năm họ không nâng lương cho tôi.”
Vì từng chứng kiến những chuyện như vậy nên khi nghe câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên, thầy Khoa không bất ngờ. Thầy chỉ thấy chua xót khi câu nói ấy được hiểu như là lẽ sống, như một lời ‘khuyên’ cho các thế hệ khác học theo việc sống ‘gù lưng’ để hưởng lợi. Thầy nêu quan điểm của mình:
“Báo chí và mạng xã hội sôi sục lên với phát ngôn của bà cựu trưởng phòng khảo thí của Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình. Theo quan điểm của tôi thì đây là một phát ngôn dại dột của một người quản lý trong ngành giáo dục. Dại dột thứ nhất là bà ấy đã bóc trần sự thật của đất nước, của ngành giáo dục thối nát của tỉnh Hòa Bình. Người người đều như thế thì bà ấy không thể khác được. Đấy là nói thật!
Còn về mặt đạo đức xã hội và đạo đức của nhà giáo thì bà này vi phạm nghiêm trọng ở chỗ, một người từng là nhà giáo và là một nhà quản lý giáo dục thì đứng trước cái xấu, cái ác không được phép gù lưng xuống mà phải thẳng lưng lên.”
PGS-TS Hoàng Dũng giảng dạy tại ĐH Sư phạm TP.HCM thì không muốn nhìn nhận vấn đề qua sự phát biểu của một cá nhân. Phải nhìn căn nguyên từ đâu mà trong xã hội phải ‘gù’ mới tồn tại?
Theo ông, trong một xã hội tốt đẹp thì đa số người dân quay lưng với cái xấu. Nhưng với xã hội Việt Nam, nếu nói ‘không’ với cái xấu thì lại bị coi là bất thường. Đó thật sự là điều đáng lo và giáo dục không là ngoại lệ. Ông giải thích:
“Khó lòng mà đòi hỏi giáo dục như một ốc đảo khác biệt trong khi xã hội thì như vậy. Giáo dục có thể ở mức độ nào đó ít ‘kinh tởm’ hơn, nó còn có chỗ tử tế hơn nhưng nó không hoàn toàn miễn nhiễm với những cái xấu xa trong xã hội. Tôi ở trong nghề giáo hơn 40 năm tôi thấy vậy.”
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng hiện ở Pháp, từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM nêu ý kiến của mình về câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên:
“Thật sự mà nói, khi đọc xong bài báo tôi rất ngỡ ngàng. Tôi biết tình trạng giáo dục ở Việt Nam nhưng tôi không ngờ một người có thể nói một câu như thế. Nhưng đối với tôi thì bà này nói thật. Bà này nói lên hiện trạng của đất nước. Tôi nghĩ là không nhất thiết phải là một người thầy, một người trong ngành giáo dục mà ai cũng thấy chua xót và đau đớn khi nghe câu này!"
Ngoài câu nói của bà cựu trưởng phòng khảo thí tỉnh Hòa Bình, một hình ảnh được cho là phản cảm gây sự phẫn nộ trên cộng đồng mạng, là hình ảnh các bị cáo rời phiên tòa với thái độ tươi cười, được báo chí trong nước đăng tải.
Cô Trần Lệ Cam, một người tự nhận là giáo viên đã viết trên facebook cá nhân của cô rằng, “Em cũng là giáo viên, em đại diện cho em, xin lỗi những người xem tấm ảnh này. Một tấm ảnh thể hiện sự thất bại của giáo dục!
Những người đã từng là thầy, là cô, họ nghĩ gì khi tay vẫn còn đeo còng số 8 nhưng mặt thì hớn hở như ‘địa chủ được mùa’?
Họ không sợ các em - những người từng là được họ dạy - nhìn thấy cảnh này?”
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cho rằng, phía sau hình ảnh này là sự thật đáng sợ của những thầy cô giáo trẻ hiện nay, dù không phải là tất cả:
“Một hình ảnh đi kèm với lời phát biểu của bà này là hình ảnh của các thầy cô bị xử ở trong phiên tòa. Khi ra khỏi tòa họ cười tươi. Tôi chưa thấy một người nào ra khỏi tòa mà cười được như vậy. Những thầy cô này tuổi đời còn rất trẻ mà có phản ứng vậy thì theo tôi nghĩ, có lẽ họ nghĩ chuyện đó là bình thường. Có thể chịu vài năm tù rồi ra. Đó là điều đáng sợ. Họ coi thường tội lỗi đã phạm. Tôi nghĩ nếu điều kiện cho phép thì họ sẽ tái phạm. Họ không phải là cái gương cho các thầy cô khác thấy mà tránh”.
PGS. Hoàng Dũng thì cho đây là hình ảnh đáng xấu hổ, bởi họ cho những cái xấu mà họ đã làm và đang bị xét xử là chuyện bình thường. Thâm tâm họ không thấy xấu hổ. Đó thực sự là những người ‘gù’ về nhân cách.
Cuối tháng 5 năm 2019, thông tin Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ công khai nhận trách nhiệm trong vụ gian lận điểm thi Phổ thông trung học năm 2018 tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình được truyền thông trong nước loan tải rộng rãi. Người dân đặt câu hỏi rằng, liệu ông Nhạ nhận trách nhiệm như thế có giúp chấm dứt tệ nạn này hay không?
Lúc bấy giờ, PGS-TS Mạc Văn Trang nói với RFA rằng, việc nhận trách nhiệm này không phải xảy ra lần đầu, những ông Bộ trưởng ai cũng nhận trách nhiệm hết nhưng cuối cùng chẳng giải quyết được. Ông lý giải:
“Bởi vì nó từ bản chất, từ cơ chế của thể chế này như vậy nên dù ông có nhận, có quyết tâm, có giải pháp này, giải pháp nọ nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Ở Việt Nam nó thế rồi, chả ai từ chức cả.”
Bộ Giáo dục & Đào Tạo Việt Nam hơn 10 năm qua, cứ vào đầu năm học lại gửi công văn đến các cơ sở Giáo dục Đào Tạo với nội dung phải tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo; rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhằm đảm bảo trong nhà trường không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.