logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/07/2013 lúc 05:35:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
SÀI GÒN 19-7 (NV) .- Vợ, cha, và các thân nhân khác của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã biểu tình bất thành ở Sài Gòn với hy vọng đánh động lương tâm ông chủ tịch nước.

UserPostedImage
Bị cản không cho ra khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh đứng chụp hình trước bàn thờ mẹ của ông Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với khẩu hiệu đòi trả tự do cho ông. (Hình: Dân Làm Báo)

SÀI GÒN 19-7 (NV) .- Vợ, cha, và các thân nhân khác của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã biểu tình bất thành ở Sài Gòn với hy vọng đánh động lương tâm ông chủ tịch nước.



Bị cản không cho ra khỏi nhà, gia đình ông Trần Văn Huỳnh đứng chụp hình trước bàn thờ mẹ của ông Trần Huỳnh Duy Thức vừa mất với khẩu hiệu đòi trả tự do cho ông. (Hình: Dân Làm Báo)


Buổi sáng Thứ Bảy 20/7/2013, bà Lê Đinh Kim Thoa là vợ, ông Trần Văn Huỳnh, là cha của tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, cùng một số thân nhân trong gia đình, dự tính đến biểu tình trước tư thất của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Sài Gòn nhân dịp ông Sang sắp công du Hoa Kỳ chỉ vài ngày nữa.

Mục đích là họ muốn kêu oan cho ông Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang bị tù ở một nhà tù tỉnh Đồng Nai với bản án 16 năm.

Tuy nhiên, một lực lượng lớn an ninh CSVN đã được điều động tới ngăn chận chung quanh nhà của ông Trần Văn Huỳnh (ở đường Phan Văn Trị quận Gò Vấp) cũng như nhà của bà Kim Thoa (quận 5), xông vào nhà họ cản không cho họ bước ra đường.

Nhà bà Lê Đinh Kim Thoa còn bị “kẻ xấu” cột chốt khóa bằng dây kẽm từ bên ngoài để họ bị nhốt bên trong như tù.

“Sáng nay, tôi mở cửa đi ra đường thì không mở được. Ráng đẩy thật mạnh mới mở hé được một ít thì thấy bị ai đó cột dây kẽm chốt khóa. Tôi lấy đồ cắt dây kẽm sút ra mới mở được”. Bà Lê Đinh Kim Thoa kể lại sự việc với báo Người Việt qua điện thoại.

Bà cho hay căn nhà bên cạnh cũng bị cột dây kẽm như vậy. Mở được cửa thì bà thấy có một nhóm Công an ùa tới và lại còn có cả đại diện “Hội phụ nữ của Phường 6 Quận 5 tới thăm”.

Theo lời bà kể, nhóm Công an lăng xăng “chụp hình, đo dây kẽm” làm biên bản về việc nhà bà bị “kẻ xấu” nhốt bên trong.

“Công an nói cái trò cột dây kẽm như thế này xảy ra nhiều nơi trong thành phố”, bà Thoa kể. “Nhưng đây là lần đầu tôi thấy có chuyện như vậy chứ không có nhiều.”

Theo lời bà cho biết thì “Họ kéo dài chuyện lập biên bản hỏi thăm chuyện nọ chuyên kia rình rang nhất định không cho tôi ra khỏi nhà dù tôi nói tôi có việc phải đi qua chú út có đám giỗ nhưng mãi tới khoảng 12 giờ trưa họ mới rút đi.”

Họ nói với bà là “Chị thông cảm ở nhà” nhưng mục đích là họ cản bà đi tới nhà cha chồng để cùng đi tới tư gia ông chủ tịch nước biểu tình kêu oan cho chồng.

Cùng một thời gian ngăn chặn không cho bà Lê Đinh Kim Thoa ra đường, nhà ông Trần Văn Huỳnh cũng bị một lực lượng đông đảo Công an vây bọc và xông vào nhà ép ông không được bước chân ra đường.

“Có thể công an đã nghe lén điện thoại về dự định của gia đình sẽ trực tiếp đến nhà riêng của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang để đưa đơn kêu oan cho Trần Huỳnh Duy Thức”.

Ông Trần Văn Huỳnh nói trong một số cuộc phỏng vấn.

Ông Huỳnh, từ tháng 4 năm 2011 đến nay, đã gửi đơn trước sau đã 4 lần đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu oan cho con trai ông và một số tù nhân chính trị khác. Ông không hề được hồi âm.

Ông Trần Văn Huỳnh là thầy dạy luật ở khoa luật cho ông Trương Tấn Sang ở đại học tổng hợp Sài Gòn giai đoạn 1990-1995. Đây là khóa đầu tiên của 3 khóa chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở Đại học Tổng hợp Sài Gòn trong chế độ Cộng Sản mô phỏng theo chương trình cử nhân luật của Đại học Luật Khoa Sài Gòn trước Tháng Tư-1975. Chương trình đào tạo thử nghiệm này chỉ thực hiện được ba khóa thì bị lệnh ngừng lại.

Trần Huỳnh Duy Thức, 47 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN vu cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền...” và kết án 16 năm tù trong một phiên xử bất công ngày 20/1/2010. Cùng một vụ nhưng Lê Công Định chỉ bị 5 năm tù, Lê Thăng Long bị 3 năm rưỡi tù, Nguyễn Tiến Trung bị 7 năm tù. Hiện các ông Lê Công Định và Lê Thăng Long đã được thả.

Theo nhóm “Con Đường Việt Nam” cho hay trong một bản thông cáo báo chí, một số thành viên khác của nhóm này (do Trần Huỳnh Duy Thức thành lập) cũng đã bị công an địa phương bao vây, “sách nhiễu, giam lỏng” tại nhà.

Ngày Chủ nhật 30/6/2013, tù nhân ở Phân trại 1 trại tù Xuân Lộc Z30A đã nổi loạn để phản đối các sự đối xử khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân. Họ bắt giữ giám thị của trại làm con tin trong khi điều đình.

Một số tù nhân chính trị bị giam chung trong phân trại này như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường và Huỳnh Ngọc Trí đã bị đưa tới một nhà tù khác cách đó khoảng 40 km cũng thuộc tỉnh Đồng Nai.

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tranh đấu chống sự ngược đãi nên đã bị biệt giam một số lần.

Theo Báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.