logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2020 lúc 11:47:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hãy thử tự đặt mình vào vị thế của một người Da đen ở Mỹ.

Bạn có thể là một nông dân, học sinh, hay nội trợ như bao người. Một nhóm người lạ đến dí súng, trói và xâu bạn cùng những người khác thành một chuỗi rồi lùa đi bộ, có khi xa hàng ngàn dặm. Đến bờ biển, họ nhét bạn và cả trăm người khác vào những khoang tàu chật chội, nóng nực, thiếu dưỡng khí, và bệnh tật tràn lan. Làm vệ sinh tại chỗ. Cuộc hành trình vượt đại dương sẽ kéo dài ít nhất hai tháng. Nếu chẳng may bạn tỏ ý không phục tùng? Những người bắt bạn sẽ đánh đập và tra tấn bạn dã man để làm gương cho kẻ khác. Cả nhóm nổi loạn? Họ chẳng ngần ngại bắn và vứt xác xuống biển cho đến khi mọi người ‘ngoan ngoãn’ trở lại. 


Ở đất liền, họ mang bạn và những người chung hoàn cảnh ra một cái chợ. Họ bôi gì lên da bạn để che dấu các vết thương hay khuyết tật, rồi thoa mỡ lên để cơ thể bạn óng ả khỏe mạnh. Các ông bà Da trắng đến quan sát kỹ càng, xét chiều cao và trọng lượng, nắn bóp bắp thịt để ước lượng năng suất của bạn, rồi mặc cả với lái buôn người y như đang mua bán súc vật. Bạn không có vai trò gì trong cuộc đổi chác này; bạn chỉ là món hàng. 


Bạn sinh ra con cái? Đó không phải là con của bạn mà thuộc về người chủ da trắng. Họ sẽ bán con của bạn để bù vào cái giá đã phải trả để mua bạn về. Bạn tưởng bạn có vợ? Chủ bạn sẽ hãm hiếp người đàn bà đó bất cứ lúc nào họ muốn. Bao nhiêu con lai đã ra đời trong hoàn cảnh đó. 


Chào mừng bạn đã đến với cuộc sống kéo dài chừng 3 thế kỷ của người Mỹ Da đen.


Có thể bạn sẽ nói: chuyện đó xảy ra lâu rồi, chẳng can dự gì đến thời nay nữa? 


Người nô lệ trên nguyên tắc đã được giải phóng vào năm 1865, vào cuối cuộc nội chiến Mỹ, nhưng dư âm của nó kéo dài trong hơn một thế kỷ sau, nếu không nói đến cả ngày nay. Ở nhiều tiểu bang, cựu nô lệ và con em họ không được học cùng trường, không được cùng sử dụng các phương tiện công cùng với người Da trắng. Vào nhiều nhà hàng, họ không được tiếp; có bảng viết rõ ràng “ở đây không phục vụ Da đen.” Họ bị đàn áp để không dám đi bầu. Ngoại trừ đi làm đày tớ, họ không được bén mảng đến các khu Da trắng. Các nhóm Da trắng Thượng tôn, điển hình là KKK, thường xuyên đánh đập, đốt nhà và treo cổ những người đàn ông Da đen. 


Vào thập niên 1950, 1960, xảy ra hiện tượng gọi là “người Da trắng bỏ chạy,” (white flight.) Người Da trắng đua nhau rời bỏ các trung tâm thành thị xô bồ để dọn đến các khu gia cư ở ngoại ô được lập ra cho riêng họ. Người Da đen muốn dọn đến khu đó? Rất tiếc, không bán, không mướn cho Da đen (vì sợ làm bẩn mắt khu vực mới mẻ và sạch sẽ này). Khu Da trắng có các trường học, công viên và bệnh viện tốt, và với guồng máy chính trị nằm trong tay, họ tập trung ngân sách sang các khu vực đó. 


Chỉ còn người da màu hay người nghèo ở lại khu trung tâm. Với ngân sách và dịch vụ cắt giảm, các khu vực này xuống cấp và mất an ninh hơn nữa. Sinh hoạt kinh doanh dọn đi, mang công ăn việc làm theo, thất nghiệp và nghèo đói gia tăng. Đàn ông nghiện ngập bỏ bê gia đình, phụ nữ ở lại nuôi con một mình. Thanh thiếu niên nghèo, không việc làm, bỏ học và vướng vào tội phạm. Người ở đó vĩnh viễn ngụp lặn trong cái vòng lẩn quẩn này, ít người thoát ra khỏi được.  


Bất công lớn nhất có lẽ là lãnh vực pháp lý. Có nhiều thống kê chứng minh rõ ràng là người Da đen và da màu bị hệ thống công lực đối xử khắc nghiệt hơn với người Da trắng nhiều lần. Người Da đen bị cảnh sát chặn khi lái xe nhiều gấp hai lần, tuy họ lái xe ít hơn. Khi bị chặn, họ bị khám xe nhiều hơn gấp 3 lần, tuy xác suất người Da đen mang vũ khí hay ma túy thấp hơn Da trắng 26 phần trăm. Người Da đen bị bắt vì sở hữu cần sa cao hơn từ 9 đến 15 lần.


Sau khi yếu tố tội phạm đã được loại ra, thống kê cho thấy người Da đen bị cảnh sát bắn nhiều lần hơn Da trắng. Các vụ án mạng mà người Da trắng là nạn nhân cũng được giải quyết nhiều hơn khi Da đen là nạn nhân. Tuy thủ phạm giết người Da trắng và Da đen gần như bằng nhau, khoảng 80 phần trăm tử tù là người Da đen do đã giết người Da trắng. Người Da đen giết Da trắng chịu án tử hình 7 lần cao hơn Da đen giết Da đen. Hàng trăm dữ kiện tương tự cho thấy cảnh sát ngặt nghèo hơn với người Da đen một cách đáng kể.


https://www.washingtonpo...t-heres-the-proof/ 


Hệ thống pháp lý được lập ra trong thời đại Jim Crow, khi xã hội còn nặng tinh thần kỳ thị chủng tộc. Duy trì quyền lực, giữ gìn trật tự và bảo vệ tài sản của người Da trắng là mục đích của hệ thống, chứ không phải công lý. Hệ thống đó chặt chẽ, nên những cá nhân trong guồng máy như chánh án, luật sư và nhân viên công lực không thể tự mình thay đổi nó được.


Từ 1975 khi mới đến Mỹ, gia đình tôi sống trong một khu xóm hầu như toàn người Mỹ Da đen. Vào buổi chiều các thanh niên thiếu nữ tụ tập quanh những chiếc xe hơi thật to dài, bóng lộn. Trong mấy năm liền tôi vẫn đi bộ ngang qua, thấy họ đùa giỡn phá phách nhau, nhưng chưa bao giờ thấy ẩu đả hay làm phiền người lạ.


Người Da đen đã là hàng xóm, bạn học, và đồng nghiệp của tôi. Như những người Mỹ khác, họ có tập quán rất khác với người Việt, nhưng nói chung họ vui tính, và tôi hòa đồng dễ dàng với họ. 


Tôi ngỡ ngàng khi nghe nhiều người Việt nói về người Da đen với ác cảm, thậm chí khinh miệt. Bao nhiêu trong số những người Việt này đã từng thật sự giao tiếp với người Da đen? Bao nhiêu là do thông tin thiếu chính xác? Bao nhiêu là tính kỳ thị sẵn có, coi họ lthấp kém hơn mình vì màu da? Nhiều người bình thường rất tử tế  với người Việt khác, nhưng không hề do dự khi sử dụng “mọi,” “bọn đen,” để nguyền rủa người Da đen.


Người Mỹ Da đen đã thành công và đã từng cống hiến nhiều cho xứ sở này trên mọi lãnh vực, gồm cả khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, thể thao, quân sự và nhiều nữa. Những cống hiến của họ bằng hay nhiều hơn của người Việt. Ngoài giới ưu tú, có một tầng lớp người Mỹ Da đen trung lưu, lo toan cho gia đình họ, không khác gì nhiều người trong chúng ta. Thế thì cớ gì chúng ta kết luận rằng những người Mỹ Da đen nghèo, vô gia cư, nghiện ngập hay phạm pháp, là tiêu biểu cho văn hóa và tính cách Da đen?


Người Việt chúng ta đến từ một xã hội hầu như thuần chủng, nên sự tiếp xúc với những văn hóa và màu da khác rất giới hạn. Chúng ta thoải mái sử dụng những từ ngữ miệt thị chủng tộc vì dường như không ai bị phiền với thói quen này. Ngay cả người học thức cũng không ngần ngại gọi người Trung quốc là “khựa,” “chệt,”; Trung Đông là “rệp;” Trung Mỹ là “xì;” và Da Đen là “mọi,” “khỉ đột.” Những người Việt chưa hòa nhập đủ vào văn hóa của các xã hội tân tiến nơi chúng ta sinh sống không hiểu rằng tại các quốc gia sở tại người ta rất tránh các từ tương đương trong ngôn ngữ của họ. Đây là các từ bị coi là kỳ thị, và những người sử dụng chúng bị lên án và ruồng bỏ.


Sự kỳ thị của người Việt xuất phát từ tính nhược tiểu của một cựu thuộc địa. Trong 100 năm Pháp thuộc, chúng ta cảm thấy thua kém và bất lực trước người Da trắng. Dưới mắt ta, họ văn minh và ta chậm tiến. Văn hóa và vật chất của họ là những thứ ta thèm khát. Những người học trường Tây hoặc Tây hóa ở tầng lớp thượng lưu xã hội và hay coi thường người khác. Với người Việt, trắng là lý tưởng, đen xấu xa.


Đã có thời hầu hết người Việt bị người Da trắng đối xử như nô lệ. Nhưng có lẽ nó đã qua lâu đủ để không làm chúng ta bận tâm với kí ức tập thể này nữa. Nhiều người của thế hệ cha ông chúng ta làm “cu-li,” có nghĩa là một loại nô lệ, bị bóc lột và đối xử tàn nhẫn. Trải nghiệm đó lẽ ra phải làm cho chúng ta thông cảm hơn với cái lịch sử nô lệ của người Da đen ở Châu Mỹ.


Người Mỹ gốc Việt đã gặp nhiều may mắn vì thừa hưởng kết quả của nhiều thập niên đấu tranh nhân quyền để cải tổ chính sách di dân và các sinh hoạt khác, trong đó người Da đen đã đóng vai trò then chốt. 


Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về người Da đen.


Không ai muốn sống trong một xã hội đầy rẫy xung đột, tranh chấp. Nguyền rủa, khinh miệt và dìm một sắc dân xuống tận cùng sẽ có lúc buộc họ phải nổi dậy, như các vụ biểu tình hiện đang xé nát nước Mỹ. Các xung đột này cũng xảy ra ngay cả trong những gia đình Việt Nam, vì khác biệt tư tưởng giữa các thế hệ. Các thế hệ đi trước giữ cách nhìn chủ quan của mình thay vì tìm hiểu thêm qua học hỏi và tiếp cận với nền văn hóa mới và đa chủng. 


Giới trẻ lớn lên và được giáo dục ở nước ngoài, họ nhìn vấn đề rất khác. Họ không mang mặc cảm tự ti của một dân tộc nhược tiểu. Họ nhìn thế giới hết sức vô tư, không thiên vị và không thành kiến. Qua lăng kính đó, họ thấy sự bất công, cách biệt đối xử trong xã hội. Ở một xứ sở tự nhận là tân tiến, người Da đen vẫn chết chỉ vì màu da của mình? Vì đen, nên chạy bộ trong khu Da trắng bị bắn chết? Vì đen, nên bị cảnh sát đè xuống đường và nhấn đầu gối vào cổ cho đến khi tắt thở? 


Thương người vốn là truyền thống của người Việt, như Nguyễn Trãi đã dạy trong Gia Huấn Ca: “thương người như thể thương thân,” và người ở đây không chỉ giới hạn những ai cùng màu da với ta. 


Hãy thay đổi cách nhìn về người Da đen.

Thắng Đỗ
Thắng Đỗ là thành viên Hội đồng Quản trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.