logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/07/2020 lúc 08:55:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Ngày 4, tháng 7, năm 1776 - Một quốc gia mới ra đời.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khắc cốt, đi trước thời đại, vang vọng khắp thế giới: "Chúng ta khẳng định chân lý tự nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc".

Thấm thoát 244 năm trôi qua, bao nhiêu thăng trầm. Ngay cả lúc đất nước mong manh nhất là cuộc nội chiến Mỹ với 618,222 người chết, bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, để làm nền tảng cho chẳng những nước Mỹ, mà cả thế giới tự do, và niềm hy vọng cho tất cả những ai khát khao tự do, dân chủ.

Tôi đến New York vào mùa Thu lá trở màu năm 1981, khi đã là một thanh niên 19 tuổi. Một người tị nạn tay trắng, trình độ chập chững trung học, bỏ đã lâu, tiếng Anh vài chữ. Nước Mỹ bao dung đã nâng đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trải qua hai năm trung học, đại học, rồi thạc sĩ. Cho tôi cả một tương lai, và một gia đình trọn vẹn. Văng vẳng tiếng người bạn: "Nếu mày ở Việt Nam thì trình độ mày chỉ có chạy xe ôm".
Không riêng tôi, bao trăm ngàn người Việt đã được cho cơ hội để học hành, làm việc và xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất đầy cơ hội này.
Chúng tôi chăm chỉ làm ăn. Làm thân cây mắm và cây đước bồi đắp cho thế hệ tương lai. Bây giờ, thế hệ trẻ đã đạt được thành công rực rỡ trên hầu hết các ngành nghề khác nhau: thương mại, tài chính, nghệ thuật, báo chí, chính trị, luật pháp, y khoa, kỹ thuật, khoa học, quân sự, giáo dục, v.v. Và cứ như thế, thế hệ kế tới lại nối tiếp.

UserPostedImage

Kinh tế nước Mỹ là đầu tàu của cả thế giới. Năm 1947, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, tổng sản lượng của Mỹ là 2 ngàn tỉ Đô la.
Năm 2019, tổng sản lượng của Mỹ đã tăng gần 20 ngàn tỉ. Chỉ riêng California tiểu bang tôi ở, tổng sản lượng 2019 là 3200 tỉ. Nếu là một nước riêng, California chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và Đức. Quận hạt Orange County với 3.3 triệu dân, nơi tôi ở, có tổng sản lượng là 271 tỉ, so với tổng sản lượng của Việt Nam năm 2019 đạt 266 tỉ.
Sức làm ra tiền khủng khiếp cho tất cả mọi người, trong xã hội Mỹ pháp quyền và sáng tạo, đã thu hút hầu hết các chất xám khắp thế giới, để giúp cho người dân thêm cuộc sống địa đàng. Một ví dụ: Khoảng 15% thu nhập hàng tháng, $600-$750 Đô la, của một gia đình Việt trung bình 4 người ở Mỹ cho đồ ăn có chất lượng hàng ngày.

Khi mới đến nước Mỹ, hay Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tôi được nghe đất nước này là một "melting pot", nồi soup chan hòa.
Tất cả các dân tộc không phân biệt, sẽ được trộn lẫn để cùng một tiếng nói, tư tưởng, đồng lòng.
Nhưng dần dần, tôi nhận ra ý tưởng là như thế, nhưng nước Mỹ thực ra là một dĩa rau salad, với rất nhiều kiểu nước chấm. Đôi khi chỏi nhau vì sắc tộc, văn hóa, tư duy, thế hệ, và quyền lợi. Mặc dù sau cùng, hầu hết đều ăn được phần của mình một cách ngon lành.

UserPostedImage
Đài tưởng niệm quốc gia Mount Rushmore

Nước Mỹ có hai khối chính: Khối bảo thủ và khối cấp tiến. Một phần đã quen cách sống truyền thống, không muốn thay đổi, nhất là khi sự thay đổi có thể khiến niềm tin, kinh tế, công ăn việc làm của họ bị xáo trộn.
Nhưng thế hệ mới và những người cấp tiến lại muốn hướng tới thay đổi. Đó là định nghĩa đối lập của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Hai thế lực giằng co. Và cứ thế, con thuyền Hoa Kỳ cứ dích dắc đi tới.

Thủ Tướng huyền thoại Anh Quốc Winston Churchill từng nói: "Dân Chủ là kiểu mẫu tệ nhất của quản lý đất nước, ngoại trừ tất cả những kiểu mẫu khác ( democracy is the worst form of government except all those other forms). Rõ ràng một nước Mỹ hoàn hảo còn xa lắm, nhưng đất nước này đã mang đến cho tôi và những người thân yêu của tôi tất cả những gì chúng tôi cần.

Nhìn lại chính trường Mỹ trong vài năm qua, tôi nhận thức rằng, nền tảng của nước Mỹ dân chủ hóa ra mong manh và có thể bị xô đổ.
Tôi nghiệm ra một điều: thực ra không phải chỉ nhờ bản Tuyên Ngôn Độc Lập hay Hiến Pháp Hoa Kỳ mà nước Mỹ hùng mạnh đến ngày hôm nay.
Cái chính làm nó hùng mạnh là vì những công dân Mỹ chân chính. Những người được giáo dục, có văn hóa, có tư cách, và yêu chuộng tự do đã gìn giữ hệ thống pháp quyền không bị lung lay vì quyền lợi riêng tư. Nước Mỹ sản sinh ra rất nhiều người như thế. Họ dám bỏ cả sự nghiệp tương lai để bảo vệ tiếng nói trung thực của họ, để bảo vệ đất nước và nền tảng hiến pháp thấm nhuần trong máu thịt của họ.

Năm 2020 là một năm đầy biến động chưa từng thấy trong gần 40 năm tôi sống ở Mỹ. Từ luận tội tổng thống, một việc vốn chỉ xảy ra ba lần trong lịch sử Mỹ. Một cơn đại dịch trăm năm mới có một lần, đến ngày hôm nay vẫn còn tăng. Dẫn đến thất nghiệp chưa từng thấy từ thời Đại Suy Thoái, 1930. Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử cấm cửa dân Mỹ vào. Rồi nổi loạn đòi hỏi nhân quyền cho người da đen khắp nơi chưa từng có. Nguyên nhân cho các biến động này là sự chia rẽ trầm trọng của người dân.
Niềm tin vào sự liêm chính của các đảng phái đối đầu hầu như không có. Tin tức giả lan tràn chưa từng thấy trên mạng xã hội, được chia sẻ, phát tán vô tội vạ, không kiểm chứng, không trách nhiệm. Người nhận tin tức giả hay không, hợp mắt, khoái tai củng cố thêm cho niềm tin của họ.

Nhìn vào căng thẳng tình hình hiện nay, tôi cảm thấy xã hội gần như muốn đổ bể. Tôi cảm thông cho những người có định kiến ở các khía cạnh khác nhau, theo tầm nhìn và kinh nghiệm cá nhân của họ. Trong gần 40 năm ở Mỹ, tôi chưa bao giờ cảm thấy lo âu như ngày hôm nay. Đất nước Mỹ mà tôi biết, dường như có thể thay đổi hoàn toàn trong những năm tháng tới.

Nhưng, dựa trên lịch sử nước Mỹ thăng trầm trong suốt 244 năm qua, tôi vẫn có niềm tin. Cuộc kháng chiến giành Độc lập khỏi ách thống trị của Anh Quốc năm 1776 đã cho chúng tôi vùng đất tự do này. Nội chiến tàn khốc nhưng đã giải phóng cho những người nô lệ vào năm 1865, bảo đảm cho những người da màu như tôi và các con tôi không bị phân biệt và được đối xử bình đẳng theo luật pháp. Phụ nữ có quyền bỏ phiếu đúng 100 năm trước, 1920, cho phép con gái của tôi có quyền chọn người đại diện.
Phán quyết Brown vs Board of Education năm 1954 giúp con tôi có thể học chung trường với người da trắng. Đạo luật Dân Quyền (Civil Right Act) năm 1964 nhờ cố gắng tranh đấu bất bạo lực không ngừng nghỉ của Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. và phong trào dân quyền người da đen, trừng phạt những người phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc gốc gác. Hôn nhân đồng tính được công nhận vào năm 2015 sau những tranh đấu không mệt mỏi chống lại giáo điều và định kiến, để con người đồng tính có thể sống đúng với chính họ sau những năm bị đối xử bất công, đau khổ về tinh thần và bị ruồng bỏ.

Nước Mỹ chưa bao giờ hoàn hảo. Nhưng lịch sử đã chứng minh, đất nước này vẫn đang tiếp tục cố gắng để các thế hệ sau được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn, như đã hứa từ thời lập quốc: "mọi người sinh ra đều bình đẳng." Họ có:"quyền được sống, quyền được tự do, và mưu cầu hạnh phúc". Mục sư Martin Luther King đã có một giấc mơ nhưng chưa thành. Riêng tôi, tôi vẫn luôn có niềm tin về một xã hội tương lai tốt hơn cho con cháu da màu của mình.
Lương Tạ Viết từ Nam California (BBC)

song  
#2 Đã gửi : 04/07/2020 lúc 08:59:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt

UserPostedImage
Một gia đình gốc Việt trong lễ tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ

Nếu một người Mỹ bình thường nào đó bất chợt được hỏi "Những giá trị Mỹ trong con người và văn hóa của bạn là gì?", ắt họ sẽ có phần lúng túng hay không diễn đạt trọn vẹn.
Bởi phần lớn người Mỹ tin rằng, mỗi cá nhân là một chủ thể riêng biệt, có những giá trị, niềm tin và hành xử khác nhau. Mặt khác, họ sống một cách tự nhiên với những giá trị này nên có thể không chú tâm cho câu trả lời mang tính hệ thống và đầy đủ.
Nhưng mỗi cá nhân dẫu có khác biệt thế nào thì người Mỹ cũng có một số giá trị khá chung họ đã hấp thụ được và sống theo nền văn hóa của mình, một cách ý thức hay vô thức.
Nhân kỷ niệm lễ Độc Lập Hoa Kỳ, chúng ta thử xem lại xem những giá trị cốt lõi đó là gì? Và chúng liên quan hay khác biệt gì với cộng đồng gốc Việt tại Mỹ?
Giá trị đầu tiên có thể kể là quyền tự do cá nhân mà người Mỹ cổ súy và tôn trọng. Được bảo vệ bằng hiến pháp, người Mỹ có xu hướng suy nghĩ, nói và hành động theo chọn lựa của mình. Họ có những lối sống rất riêng biệt, từ thời trang, thị hiếu cho đến các thói quen, hành xử hàng ngày, nên sẵn sàng bảo vệ, phản kháng một khi họ tin rằng những quyền tự do cá nhân này bị xâm phạm. Đó là lý do mà những quyền tự do mang tầm vóc lớn hơn như tự do ngôn luận và tự do báo chí là điều rất quan trọng trong văn hóa Mỹ.
Người Việt ngược lại, có xu hướng xem sự phục tùng, thỏa hiệp là điều quan trọng. Quyết đoán thay con cái, xem sự vâng phục của con cái là khuôn mẫu gia đình. Nên ngoài xã hội, họ thiếu sự tôn trọng quyền tự do của người khác. Một chiếc váy dẫu khó xem của cô người mẫu nào đó cũng tạo nên cuộc tranh luận cộng đồng ồn ào. Hay việc số đông tấn công vào một vài nhân vật cộng đồng trong thời gian qua chỉ vì những người này nêu dăm dữ liệu hay quan điểm cá nhân ôn hòa và khác biệt, là vài ví dụ về điều này.
Giá trị thứ nhì là tính độc lập và tự lực. Đây là giá trị kéo theo từ giá trị tự do. Người Mỹ xem trọng sự độc lập và tự hào về sự tự lực của mình, chính điều này đã làm họ trở nên tự do, không bị phụ thuộc. Họ mong đợi người khác cũng có sự độc lập và tự lực, bắt đầu từ chính trong gia đình. Người Mỹ là xã hội nơi việc con cái ra riêng khi đến tuổi trưởng thành khá phổ biến.
Trong khi đó, người Việt thiếu thói quen khuyến khích và huấn luyện con cái tinh thần độc lập. Không ít người còn phụ thuộc, lạm dụng hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội nếu hội đủ điều kiện trên giấy tờ hơn là hoàn cảnh thực sự. Điều lớn hơn, họ mong đợi và kỳ vọng vào ngoại nhân trước những vấn đề dân tộc cần sự tự lực, tự cường.
Giá trị rất quan trọng khác trong văn hóa Mỹ là sự bình đẳng, điều được xác quyết trong Tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ: "mọi người sinh ra đều bình đẳng". Sự bình đẳng này không mặc nhiên hiện diện theo như tuyên ngôn mà đã trải qua nhiều tranh đấu bằng máu và nước mắt của người dân Mỹ trong thời gian dài để đạt đến những điều mà người di dân được mặc nhiên thừa hưởng khi đến nước Mỹ. Quyền bình đẳng để thăng tiến, để đạt được thành công. Quyền bình đẳng trong pháp luật, hãng sở, học đường, giới tính...
UserPostedImage
Người Mỹ gốc Việt tại một buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hồi tháng 7/2018

Đây là một trong những giá trị được trân trọng nhất tại Mỹ và khác biệt nhiều với văn hóa Á Đông. Bởi không ít người gốc Việt còn đặt nặng, phân biệt đối xử theo vị thế xã hội, mức độ thành công hay sự giàu nghèo, ngoại hình... của người khác. Cộng đồng Việt nhìn chung mang dấu hiệu xem thường các cộng đồng bạn nên tình trạng xúc phạm, mạ lỵ cộng đồng người da đen, Mỹ La Tinh… khá phổ biến hiện nay.
Một giá trị quan trọng khác trong văn hóa Mỹ có thể ghi nhận là tính khai phá, thích cạnh tranh và đề cao việc tự do kinh doanh. Đây là đặc tính và giá trị đã tạo ra sự thành công của giới trẻ Hoa Kỳ cho đến sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia. Luôn sáng tạo tìm tòi, không đi theo khuôn mẫu truyền thống, nhiều bức phá kỹ thuật cống hiến cho nhân loại hiện nay là do giới trẻ Mỹ tạo nên. Người Việt xem ra thiếu tinh thần khai phá, thích không gian an toàn và dễ thỏa mãn với thành công giới hạn.
Người Mỹ trực tính, thẳng thắn nhưng cởi mở và chân thật. Quan hệ giữa chủ-nhân viên, vợ-chồng, cha mẹ-con cái cùng các mối quan hệ xã hội thường đặt trên nền tảng những giá trị này. Bởi chúng có lợi cho các bên và nhắm đến mục tiêu tích cực cuối cùng. Người Việt ngược lại hay vòng vo, thường né tránh vấn đề trong giao tiếp hay công việc nếu chúng gây bất lợi cho mình.
Người Mỹ xem sự đúng giờ là điều quan trọng. Bất cứ mọi sự kiện quan trọng hay hàng ngày đều diễn ra đúng giờ và nhanh gọn, chính xác theo thời gian biểu. Đây là đặc tính của xã hội phát triển cao vì nó thể hiện năng suất, hiệu quả công việc cùng tính khoa học, kỷ luật. Liệu điều này có khác biệt nhiều với việc luôn vội vã, hấp tấp, chen lấn cắt hàng thường diễn ra nhan nhãn nhưng lại hay trễ nãi, rườm rà trong mọi sinh hoạt của cộng đồng Việt?
Và cuối cùng, nhưng ắt còn có thể kể thêm, người Mỹ luôn nhìn đến tương lai với tinh thần lạc quan. Nước Mỹ không phải không từng trải qua những thử thách, nhưng chính sự phát triển của quốc gia đã làm người dân Mỹ tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Tự lực và tin vào cá nhân để hướng về tương lai hơn là tin vào số phận, định mệnh. Đó là điều giúp họ luôn chuẩn bị, hoạch định tương lai, ngắn hay dài hạn.
Người Việt thì hay nhắc chuyện xưa và thường lấy quá khứ để xét đoán hiện tại và tương lai. Lo xa nhưng tùy tiện, không hề có kế hoạch ngắn hay dài hạn, cả trong đời sống cá nhân, vấn đề công việc cho đến dự án, chiến lược mang tầm mức quốc gia.
UserPostedImage

Có thể chưa so sánh đầy đủ, nhưng những niềm tin, giá trị, suy nghĩ, hành xử chính yếu kể trên đã tạo nên một văn hóa Mỹ như hiện nay. Kể ra và so sánh không nhằm mục đích tôn vinh hay hạ thấp giá trị của nền văn hóa nào. Bởi phạm trù văn hoá của một dân tộc không mang tính đúng-sai rõ ràng vì chúng có những mặt tích cực lẫn tiêu cực, thích hợp hay không thích hợp với nền văn hóa khác.
Tuy nhiên khi tiếp xúc hay đã sống trong một văn hóa và xã hội có những giá trị như vậy, người ta cần biết và hiểu để có thể hành xử thích hợp. Để nhìn các vấn đề xã hội và người chung quanh bằng sự tôn trọng và công tâm, công bằng hơn, không bị thiên lệch hay mang tính bài bác, cực đoan.
Nhầm lẫn giữa vài thành công cá nhân với sức mạnh cộng đồng, nếu không thẳng thắn nhìn nhận, học hỏi và thay đổi theo các giá trị trong văn hóa Mỹ kể trên thì cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ không chỉ lạc lõng mà còn sẽ khó bắt kịp các cộng đồng bạn nơi mình đang cư ngụ.
Nhã Duy Gửi đến BBC từ Dallas, Texas
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.