logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/07/2020 lúc 10:08:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì Con Em, Hãy Tiến Bước

Từ ngày các cuộc biểu tình bùng lên, vợ chồng tôi cứ phân vân khi nào nên nói chuyện với các con nhỏ về những sự kiện liên quan đến các cuộc xuống đường này, nhất là việc người đàn ông Da đen bị viên cảnh sát da trắng đè đầu gối lên cổ đến chết. Đồng thời, nói cách nào để tránh không để chúng phải thấy những điều quá ghê tởm về nạn kỳ thị chủng tộc.


Tôi hiểu, ngay nỗi băn khoăn của vợ chồng tôi đã là một đặc quyền mà những gia đình người Da đen không được hưởng. Họ không có lựa chọn khi nào con mình đủ khôn lớn để giảng cho chúng biết trên đời có những người liệt chúng vào thành phần nguy hiểm, nên tránh xa, và thậm chí đáng giết chết. Xã hội sẽ định đoạt cho họ. Đó có thể là lần đầu tiên đứa bé nhận thấy ông chủ tiệm luôn canh chừng xem mẹ con nó có ăn trộm gì không. Hoặc chứng kiến bố nó bị lôi ra khỏi xe chỉ vì dám cả gan hỏi cảnh sát mình đã phạm lỗi gì. Hoặc tình cờ thấy các hình trên mạng chụp người da trắng diễn lại cảnh chết của George Floyd để làm trò cười.


Sự kỳ thị chủng tộc không phải là một hội chứng bẩm sinh. Nó là căn bệnh lây truyền. Trẻ em bị nhiễm định kiến từ các bậc phụ huynh vô tình hoặc cố tình truyền dạy cho chúng. Qua thời gian, định kiến này sẽ lan sâu vào tâm khảm nếu người đó chỉ chú ý đến những sự việc hợp với quan điểm của mình. Nếu đứa trẻ chỉ nghe toàn những lời lẽ miệt thị về người Da đen, trong gia đình chỉ bàn tán về những vụ cướp bóc do họ gây ra, đương nhiên nó sẽ có thành kiến xấu về người Da đen dù chưa từng tiếp xúc với họ bao giờ. Người Việt chúng ta cũng không tránh được các thành kiến thường có về mình, chẳng hạn như mọi người Việt đều thành đạt hoặc đều gian lận tiền welfare.  


Sự kỳ thị chủng tộc nảy mầm khi con người không đặt mình vào hoàn cảnh người khác để tìm sự tương đồng giữa con người với nhau. Cộng đồng chúng ta phản đối lá cờ đại diện cho chế độ đã buộc ta phải rời bỏ quê hương, vận động để ngăn cấm lá cờ đó không được treo tại các nơi đông người Việt; lẽ nào chúng ta lại không cảm thông được sự phẫn nộ của cộng đồng người Da đen đối với lá cờ và những tượng đài tôn vinh một chế độ không cho họ quyền làm người? Chúng ta lên án chính phủ Việt Nam đàn áp người dân; lẽ nào chúng ta không mảy may thương cảm cho những người dân Mỹ bị giết chỉ vì màu da của họ, không lên tiếng phản đối những sự bất công về chủng tộc trên quê hương mới của ta? Chẳng lẽ chính nghĩa của ta cao cả hơn? Nỗi khổ của ta oan ức hơn? Hay vì lòng thương người của chúng ta chỉ được dành cho những người cùng màu da? 


Cộng đồng người Việt đã từng là nạn nhân của sự bất công và kỳ thị tại Việt Nam lẫn trên đất Mỹ, từ người Da đen lẫn da trắng. Nhưng chúng ta có vì một vài va chạm mà tạo thành định kiến về người da trắng như với người Da đen không? Không phải là sự ngẫu nhiên mà tiếng Việt và tiếng Anh đều có nhiều từ ngữ miệt thị về người da màu nhưng hầu như không có từ nào về người da trắng.


Nỗi buồn nào đau lòng hơn? Nỗi khổ nào xót xa hơn? Phải gây dựng lại cuộc sống tại một đất nước xa lạ, hay sống ngay tại quê hương coi rẻ mạng sống của mình? Lo cho các con không được ăn học tử tế vì mình là người của chế độ cũ, hay lo cho tính mạng các con mỗi khi chúng bước ra khỏi nhà? Sống dần mòn trong trại cải tạo vì mình đứng về bên thua trận, hay sống khắc khoải trong nhà tù vì hệ thống tư pháp nhắm vào những người như mình? Đây là sự so bì không ai hơn ai. Giá trị duy nhất của nó là tạo sự cảm thông với những người trong hoàn cảnh ta từng trải qua, dù đó là các thuyền nhân từ Syria, những người xin tị nạn từ Trung Mỹ, hoặc những người Mỹ Da đen đang phấn đấu cho quyền bình đẳng.


Cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ có được như ngày nay là nhờ sự hy sinh và lòng dũng cảm của những người đã rời bỏ quê hương để tìm một tương lai sáng sủa hơn cho gia đình họ. Nhiều người đã ẩn nhẫn làm những công việc không xứng đáng với khả năng mình để con em không phải chịu cùng số phận đó, từ bỏ ước mơ của mình để con em có thể đạt được nguyện vọng của chúng. Tuy vậy, chúng ta phải vì con em mà tiến thêm bước nữa. Bước này chỉ đòi hỏi ta một điều: Hãy từ bỏ những định kiến về chủng tộc đã có từ bấy lâu nay.


Nói cho cùng, quan niệm người Việt hơn người Da đen ngay từ bản chất đi đôi với khái niệm thứ bậc chủng tộc, rằng mỗi nhóm có đặc điểm riêng, và dựa theo đó, được xếp hạng trên dưới các nhóm khác. Theo cách suy nghĩ này, ta phải chịu thua kém những chủng tộc có bản chất tốt hơn. Chẳng lẽ đó lại là di sản ta để lại cho con em? Rằng bất kể chúng làm gì, thành đạt đến mấy, chúng vẫn muôn đời thua kém người khác chỉ vì mang dòng máu Việt?


Thiện Đỗ
Thiện Đỗ là một nhà làm phim tại miền Nam California.



The Things We Do for our Children


Since the recent protests began, my wife and I have had many discussions about when and how to talk to our children about the events surrounding these demonstrations, particularly the death of a Black man in the hand – or to be more precise, under the knee – of a white policeman, without exposing them to too much of the ugliness of racism. 
I realize that this in itself is a privilege. Families among Black communities don’t have such a luxury. They don’t get to choose when to tell their children that there are those who regard them as someone to fear, to stay away from, or even to kill. Society imposes it on them. It could be the first time a child noticed a storekeeper eying her and her mom to make sure they didn’t steal anything. Or when she witnessed her dad being dragged out of his car by a police officer just for having the audacity to ask what he did wrong. Or came across photos on the internet of white people reenacting George Floyd’s death for laughs.
Racism is a learned behavior. Children are not born with innate prejudices. They pick them up, whether by design or accident, from the adults around them. Over time, these prejudices are cemented if we only look for evidences to support what we believe. If someone grew up thinking that Blacks are more prone than others to becoming criminals, he could find plenty of examples of crimes committed by Black persons to confirm this stereotype. The same could be said for us Vietnamese Americans, whether someone believes we’re all successful professionals or welfare cheats. 
Racial prejudice stems from the inability or unwillingness to see ourselves in others, to relate our experiences to someone else’s. We demanded that the display of the flag representing the regime we hold responsible for the loss of our homeland be banned from our communities; how can we not feel the pain and anger of the Black community toward the flag and monuments celebrating a society that saw them as less than human? We speak out against the Vietnamese government’s oppression of its citizens; how can we not do the same for our fellow Americans who have been killed simply because of their skin color? Is it because we believe that our cause is more righteous? Our suffering more undeserved? Or does our compassion extend only to those who share our background? 
We Vietnamese Americans have also suffered from injustice and prejudice both in Vietnam and here in the US, possibly by Black as well as white Americans. Yet, we don’t lump all white people together over a bad encounter as we often do with Blacks. It’s telling that in both English and Vietnamese, there are plenty of derogatory terms for minority groups, but none for white Americans. 
Is it worse to have to build a new life in a foreign country, or to feel that your life is worth less in your own country? To worry that your children wouldn’t be able to get a job because of the side you were on during the war, or to fear for your children’s life each time they leave the house? To waste away in a re-education camp because you were on the losing side of a conflict, or to languish in prison because of a judicial system that targeted people like you? Suffering is a contest in which there’s no winner. If anything, it should make us more sympathetic to the plight of those facing challenges we know all too well, whether they are the boat people from Syria, asylum seekers from Central America, or African Americans demanding to be treated as equals.    
The Vietnamese American community has come a long way, thanks to the sacrifices made by those who had the courage to leave behind the country they called home to find a better future for their families. Many Vietnamese Americans have had to take jobs they were vastly overqualified for so their children would not have to do the same, given up their own dreams and aspirations so their children can realize theirs. Still, we owe it to our children to take one more step. It only asks one thing of us: To give up any racial prejudice we may have carried with us through the years. 
After all, to believe that our Vietnamese heritage makes us better than another ethnic group is to believe in a racial hierarchy in which each race possesses inherent traits that place it above or below other groups. It also means we have to accept that there may be those whose unique racial characteristics make them superior to us. That would be the most tragic legacy to leave to our children: That no matter how hard they work, how much they achieve, they will have to settle for being less than someone else simply because they carry Vietnamese blood.   


Thien Do is a filmmaker based in Southern California.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.