logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/07/2020 lúc 11:04:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Út Cọt tợp ly đế quốc lủi nghe kêu cái ót, mắt lim dim, thóp bụng, phồng ngực lấy hơi ca:” …Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành…”. Thằng Dĩ nhà kế bên lập tức đấu liền:”…lá rơi đắp mộ cuộc tình…”. Thằng Thuận nhà đối diện cũng “Đắp mộ cuộc tình” theo. Hai đứa hăng máu, thằng Dĩ tăng âm một nấc nữa thì thằng Thuận tăng hết cỡ luôn. Hai đứa thi nhau “đắp mộ cuộc tình”, đắp hoài mà vẫn không xong. Bên này rên rỉ róng riết thì bên kia năm nỉ ỉ ôi, khi thì âm tress chói lói, lúc thì âm bass thì thụp muốn bể cả tim. Hai đứa chơi cái giàn loa karaoke kẹo kéo, suốt ngày tra tấn lỗ nhĩ bà con trong con hẻm này. Thằng nào cũng gầm ghè nhau, người ta nói “ Con gà tức nhau vì tiếng gáy” là vậy. Đứa nào cũng từng tuyên bố:


- Tao đâu có tè thằng nào trong cái hẻm này, muốn là tao chìu, chơi là chơi tới bến!


Cô Hồng hàng xóm ngày ngày chịu trận, nhiều buổi muốn ngủ trưa mà cũng hổng yên thân. Lũ tiểu yêu với cái giàn loa to đùng nó hò hát như giặc dậy. Cô Hồng qua nhà thằng Dĩ năn nỉ:


- Con làm ơn mở nho nhỏ chút, hát to quá cô ngủ hổng được.


 Ban đầu nó dạ dạ, vặn âm thanh nhỏ một chút được vài ngày, những ngày sau nữa thì trở laị như cũ. Út Cọt hay thằng Thuận tăng âm là nó cũng tăng cực đaị luôn, nó biết như thế là làm phiền hàng xóm, nhưng nó không tăng âm thì không được, tuị kia khi dễ nó sao? Cô Liên cũng là người chung hẻm, một hôm cô chịu hổng nổi bèn ra cửa chửi:
- Mồ tổ tụi bay, hát hò như cháy nhà, phá làng phá xóm hổnng ai ngủ nghỉ gì được! 


Thằng Thuận hỗn:


- Nhà tui tui hát, mắc mớ gì bà, bà nhiều chuyện! 


Ông Bảy Thịnh ra cửa kéo cô Liên vô:


- Kệ nó đi, đừng nói nữa, nó say ngà ngà rồi, càng nói nó càng hỗn chứ được gì.


Con hẻm 69/35 Trần Văn Thời giữa trưa ngột ngạt như thở hổng nổi, nắng trút lửa xuống đầu, hơi nóng từ nền đường bê tông bốc ngược lên, hơi nóng từ tường vách mái tôn dội xuống… lúc này có vẻ trầm lắng lạ thường. Ông Tư Đào cởi trần, mặc xà lỏn ngồi dưới bóng râm của hiên nhà hóng gió, mấy ông già trong xóm cũng tụ laị đánh cờ, hút thuốc, uống trà. Ông Tư Đào khề khà:


- Tui sanh ra và lớn lên ở con hẻm này, tính sơ sơ đến nay cũng tròm trèm bảy mươi năm rồi. Tui chưa bao giờ thấy tụi trẻ ở đây hỗn như thế, ăn nhậu hát hò ầm ĩ, không ai ngủ nghỉ gì được cả. Cô Hồng, cô Liên nhắc nhở thì tuị nó còn làm dữ hơn, thà rằng hổng nói, càng nói tụi nó càng làm tới.


 Ông Chín Chút đẩy con tốt sang sông rồi nói:


 - Cái nạn karaoke với loa kẹo kéo nó quậy nát phố phường, xóm giềng mấy năm nay. Tui nghe dưới quê tụi nó cũng ầm ĩ làm cho bà con bực mình than trời như bộng. Cái nạn nầy mới đây thôi, thời tui còn trẻ đâu có cái dzụ này!


Ông Ba Bình tống nước pháo xong , cười khục khục trong cổ họng:


 - Sao bà con trong hẻm hổng làm đơn đưa lên phường?


Ông Tư Đào nói:


- Tại anh hổng biết đó thôi! Bà con mấy lần kéo ra phương rồi nhưng đâu cũng vào đó. Hôm tháng trước bà Ba Bụng, bà Hai Hương, bà Bốn Bé… ra phường thưa và nhờ giải quyết cái dzụ Karaoke loa kẹo kéo. Ai dè mấy bà thấy bà chủ tịch đang say sưa với :” … Giờ này anh ở đâu”, đợi một lát thì thấy ông bí thư nhảy vô rên rỉ:”… Anh còn nợ em, công viên ghế đá, anh còn nợ em, dòng xưa bến cũ…”. Chờ hát xong, mấy bà mời thưa trình nổi khổ bị tra tấn lỗ nhĩ. Ông bí thư tỏ vẻ thông cảm:


- Tôi hiểu nỗi khổ của bà con, bà con an tâm về đi, tôi sẽ nhắc nhở và yêu cầu mọi người giảm bớt tiếng ồn
 Hình như tiếng nói của ông bí thư cũng có hiệu nghiệm, những ngày sau đó tiếng karaoke trong con hẻm giảm bớt rất nhiều, tiếc rằng hiệu nghiệm không lâu, chỉ một thời gian ngắn là mọi việc laị y như cũ. Ông Sáu Sự ca cẩm:


- Ra đường thì kẹt xe, dừng ở đèn đỏ thì xa tải húc từ sau lưng, nắng thì hít buị khờ luôn, mưa thì ngập tới háng, còi xe inh ỏi, cướp giật như rươi. Vô trong hẻm thì karaoke ầm ĩ muốn nổ tung cái đầu, vậy mà có tay nhà báo cà chớn viết:” thành phố này là nơi đáng sống nhất”.


 Ông Hai Hội cười móm mén:


 - Nhằm nhò gì anh Sáu, cái tay nhà báo đó còn hiền đấy, bộ anh hổng xem ti vi hả? có thằng cha nào đó làm lớn trên bộ phát biểu:” Thế nước đang lên”. Rồi ông gì đó chức to chà bá lửa luôn, ổng tuyên bố:” Có bao giờ được như thế này chăng?”


Mấy ông già cười tưởng chừng sút cả hàm răng giả. Bàn cờ bên ông Tư Đào cũng có thế cờ giống như bên bàn cờ của ông Chín Chút, ngộ thiệt hén! Ông Tư Đào gõ con tốt cái cộp trên bàn cờ cười sung sướng:


 - Tốt qua sông là thành đại tướng, đừng có mà coi thường à nha! 


Ông Hai Hội chịu thua ván cờ:


- Con tốt lợi haị thật! xe, pháo tranh chuyện lớn mà sơ ý để con tốt lòn sang sông, dú dí vô cung.


Ông Tư Đào chiêu ngụm trà rồi chuyển chuyện.


- Bọn trẻ giờ lạ quá anh hai, hổng giống như hồi tụi mình. Hổng biết mê cái gì mà sẵn sàng xếp hàng cả ngày để mua đôi giày mấy triệu bạc? 


Ông Sáu Sự cười khục khục:


- Nhằm nhò gì anh Tư, tụi nó còn quỳ xuống hôn cái ghế mà cô ca sỹ Hàn Quốc vừa ngồi, tuị nó khóc như cha chết mẹ chết khi chia tay một anh diễn viên Đài Loan, thắng một trận đá banh là “đặt cả châu Á dưới gót giày”, rần rần lên khi cô người mẫu mặc quần lót hiệu này hiệu kia, thậm chí biết cả trên người cô ấy có vết sẹo chỗ kín… Ấy vậy mà bọn Tàu khựa vào ra nước mình, quậy tưng như chỗ không người thì chúng chẳng biết. Biển, đảo nước mình mất chúng chẳng quan tâm, ngư dân bị bắn chết chúng làm lơ…Bọn trẻ thời nay lạ quá anh Tư ơi!


Ông Tư Đào trầm ngâm:


- Thời thế nó zậy, thời thế nó tạo ra con người như thế. Anh Sáu quên câu “ Thời thế tạo anh hùng” rồi sao? thời thế nào thì con người nấy, cây nào thì trái ấy.


Ông Bảy Màu góp lời:


- Sao giờ càng ngày càng nhiều cái chết vô duyên, chết lãng xẹt: Bị rọi đèn pha, đâm chết người; nhìn đểu, đâm chết liền; mời rượu hổng uống, đâm gục tại chỗ; nhậu hổng mời, đâm chở đi nhà thương; nhắc nhở gạt chân chống, đâm ngã ra ra đường; phàn nàn không xếp hàng, đâm thấu tim; nẹt bô, đâm lòi ruột…kể cả ngày cũng hổng hết, đó là những vụ mà báo chí đăng đó, còn những vụ hổng ai biết thì còn nhiều nữa.


Ông Hai Hội phụ họa:


- Hổng biết ở nước ngoài sao chứ xứ mình ngộ hén! Tui thấy nhiều cái chết hay tai nạn lạ lùng hết sức, cứ tưởng như quỡn zậy! Nấu cơm canh sơ ý, để con trẻ phỏng nước sôi; nước rửa cầu tiêu, thuốc chuột đựng trong chai trà xanh, con nít uống lầm; đốt thuốc gần can xăng thế là cháy; đào đường hổng lấp thế là xe sụp hố ga; xe chạy lùi trên cao tốc gây tai nạn, quan toà xử tội thằng đi sau không né thằng đi lùi; chủ nhà đuổi đánh  thằng ăm trộm, quan xử chủ nhà ở tù, tha bổng kẻ trộm; để kết án tử, quan cho mua dao, thớt ở chợ đem về làm tang chứng; quan phạm tội, cách chức cũ cho lên làm cao hơn; học sinh trong trường bị cây ngã đè, trần nhà sập bị thương…ôi thôi ngàn lẻ một kiểu.


Mấy ông già ngao ngán lắc đầu, ông Sáu Sự bực mình:


- Bởi zậy tuị nhà giàu, con quan chức tìm đường du học, di cư hết rồi. Chúng lót ổ nước ngoài, mua nhà, mở tài khoản nhóc luôn. Giờ thì tuị con gái đẹp một chút đi lấy chồng Đài, Hàn, Tàu… con trai thì đi xuất khẩu lao động. Tuị bình dân, tuị nghèo như bọn mình chịu trận thôi, chẳng có đường nào lựa chọn cả! 


Cuộc cờ chưa tàn, bình trà nóng chưa nguội, mấy ly trà đá cũng chưa tan hết, tiếng bàn tán còn xôm tụ lắm. Chợt dòng âm bass bùng lên từ nhà Út Cọt:”… Đêm đông.. lê gót phong trần tha phương, đêm đông thấu tình cô lữ…”. Ông Tư Đào cười như mếu:


- Con bà nó, nắng muốn chảy mỡ mà đêm đông với thu sang mờ heo may!


Những ông bạn già cười chưa dứt thì nhà thằng Thuận đáp ứng Út Cọt ngay:” …Thành phố mười mùa hoa, cây mười mùa thay lá, rộn ràng tiếng chim ca…”. Ông Hai Hội nhăn nhó:


- Chim đâu nữa mà ca? chỉ có mấy thằng say rượu ca. Xứ mình ngộ thiệt mấy ông ơi! 


Tiếng khọt khẹt chỉnh âm từ nhà thằng Dĩ vọng laị, âm tress cứ rú như xé màng nhĩ bà con trong hẻm, giọng nhựa nhựa của gã ngà ngà men rượu rên rỉ:”… Đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người…”
Ông Tư Đào chép miệng:


- Nhân gian này đày ải thật thương đau phải không mấy anh? 

07/2020
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.