logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2013 lúc 09:52:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phái đoàn của ông Trương Tấn Sang đi Mỹ kỳ này sẽ rời Việt Nam vào ngày 22.7.2013 theo giờ Việt

Nam và sẽ rời Mỹ vào ngày 28.7.2013 theo giờ Washington DC.


Nhưng ngày 21.7 thì tất cả các thành viên trong đoàn phải tập trung về nhà khách chính phủ ở Hà Nội

để chuẩn bị cho chuyến đi. Một nguồn tin nói cho chúng tôi biết là khi đến Hà Nội thì mọi liên lạc đều

bị cắt đứt ngay cả với gia đình. Tất cả điện thoại di động, Laptop, Ipad của các thành viên tham gia

chuyến đi đều bị thu giữ.



Một nguồn tin từ trong giới truyền thông cho hay là có khoảng 70 người tham dự chuyến đi bào gồm

các thành viên của nhà nước, nhân viên an ninh, y tế, báo chí, doanh nghiệp, giáo dục, quốc phòng và

đặc biệt là có phái đoàn của các tôn giáo đại diện. Nguồn tin này cho biết có 6 nhà báo tham dự

chuyến đi và biết chắc là 4 đại diện chức sắc tôn giáo tháp tùng. 4 đại diện tôn giáo thì bao gồm 2 đại

diện của Tin lành + 1 đại diện của Phật Giáo + 1 đại diện của Công Giáo.


Chúng tôi xác minh thì phía Tin lành có 2 mục sư tham gia chuyến đi ngày 22.7.2013 là:


1. Mục sư Đinh Thiên Tứ hiện đang là Giáo hội trưởng của Hội Thánh Cơ Đốc Liên Hữu có trụ sở tại

14/ 6 B Tam Đông - Tam Thới Đông, Huyện Hóc Môn, Sài Gòn.


2. Mục sư Y Ky Ê Ban là mục sư quản nhiệm Hội Thánh Êa Tul thuộc huyện CưMga, tỉnh Daklak. Mục

sư Y Ky Ê Ban hiện đang là Ủy viên mục vụ của Tổng liên hội - Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền

Nam.


Hiện nay thì giới Tin lành trong và ngoài nước đều biết có sự tham gia của 2 mục sư Tin lành trong

phái đoàn của ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ vào cuối tháng 7 năm 2013.


Trả lời phỏng vấn của chúng tôi ngay trước giờ bay từ Sài Gòn đi Hà Nội chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ

(mục sư Đinh Thiên Từ chưa biết ngày đi) thì mục sư Đình Thiên Tứ cho hay là ông được mời bất

ngờ sau khi đã mua vé đi Mỹ thăm con. Ông trả vé máy bay và đi theo phái đoàn của chủ tịch nước.

Mục sư Đinh Thiên Tứ cho hay là đến giờ này người ta cũng không "định hướng" ông cái gì nhưng

không biết sau khi ra Hà Nội thì phía nhà nước có dặn dò gì không? Theo mục sư Tứ thì ông được

mời tham gia vì vừa rồi ông có chuyến thăm viếng các Hội Thánh người H'Mong ở Tây Bắc và ông

được mời coi như là nhân chứng cho biết là ở Tây Bắc người H'Mong sinh hoạt tôn giáo tốt. Chúng tôi

hỏi ông về chuyện có hay không việc nhà nước bắt bớ các tín hữu Tin lành thì mục sư Đinh Thiến Tứ

cho hay là trong hệ phái Tin lành của ông có một số ít cán bộ ở vùng sâu làm khó dễ nhưng nói chung

thì sinh hoạt tôn giáo thuận tiện. Khi chúng tôi hỏi ông về Nghị Định 92 vừa qua về tôn giáo thì chủ

trương của nhà nước là xiết hay mở thì mục sư Tứ cho hay: Vì nghị định 92 giao quyền cho địa

phương nhiều quá cho nên có thể nói là xiết. Nhưng tùy địa phương ở các thành phố lớn hay đồng

bằng thì cán bộ áp dụng luật khá tốt nhưng ở các tỉnh miền núi thì có vấn đề. Mục sư Đình Thiên Tứ

cho hay là ông không biết ngày nào phái đoàn đi và về nhưng chắc là ông sẽ ở lại thăm con và về Việt

Nam sau.


Chúng tôi liên hệ với mục sư Y Ky Ê Ban thì mục sư Ê Ban đang ở sân bay Buôn Ma Thuột chuẩn bị

đi Hà Nội vào lúc 9 giờ sáng chủ nhật ngày 21.7.2013. Mục sư y Ke Ê Ban cho hay là toàn tỉnh Daklak

có khoảng gần 170 ngàn tín hữu Tin lành thuộc Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam. Ông cho hay

là những năm gần đây việc sinh hoạt tôn giáo có phần thông thoáng hơn. Việc bắt bớ tín hữu rất ít xảy

ra nếu có xảy ra là phía các chi hội Tin lành làm không đúng các thủ tục đăng ký sinh hoạt. Ông được

phía an ninh hỏi là có quen mục sư người sắc tộc nào ở Mỹ không? thì ông cũng trả lời là ông có

quen nhiều mục sư là người Ê Đê, Mơ Nông, Gia Rai, K'ho, Bana, Stieng hiện đang ở Mỹ nhưng ông

không ở lại thăm ai mà đi chung và về chung với phái đoàn nhà nước. Một phần công việc của ông ở

Daklak khá bận rộn. Chúng tôi hỏi ông việc nhà nước không chấp thuận việc tổ chức đại hội đồng

thống nhất Giáo Hội Tin lành 2 miền Nam và Bắc vào cuối tháng 6 vừa qua thì mục sư Y Ky Ê Ban

cho là hồ sơ của Tổng liên hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam không hợp lệ vi phạm cả điều

lệ và nội quy của chính Giáo Hội nên phía nhà nước trả lời chính xác.


Cả 2 mục sư Tin lành đều trả lời phỏng vấn cách dè dặt và họ không có thông tin nhiều như các nhà

báo tham gia phái đoàn.


Liệu phái đoàn của chủ tịch nước đem chuông đi đánh xứ người kỳ này có thành công? Cách đối phó

với dư luận quốc tế và các nhà nước có dân chủ của Việt Nam xưa nay vẫn không đổi là mang tính

chất đối phó nhiều hơn là thực chất.

Hải Huỳnh (Danlambao)
song  
#2 Đã gửi : 21/07/2013 lúc 09:57:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vài lời ân cần nhắn gởi anh Tư Sang trước khi qua bển

Hồi hộp há anh Tư! Kỳ này anh xông pha vào tận hang ổ đế quốc phản động mà không hồi hộp sao được? Nhưng gì thì gì hãy nhớ mình đã từng thắng nó. Mấy đời Tổng thống Mỹ mà mình còn không sợ thì ông Ba Ma này nhằm nhò gì anh Tư hén. Dù vậy, tui cũng muốn nhắn gởi anh mấy lời là tình hình bây giờ khác hồi “chống Mỹ cứu nước”, mình phải “mềm mỏng” chút mới được anh Tư à.



Cho nên khi đi, anh nhớ đem theo mấy “dũng sĩ diệt Mỹ”, trước là để dằn mặt Ba Ma, sau là... À! mà không biết mình có “dũng sĩ diệt Tàu” không anh Tư? nếu có, đem theo luôn để chứng tỏ thiện chí hợp tác.


Theo chỗ tui biết, tuy hồi đó lính mình đánh tụi nó ngon lắm mà đảng và nhà nước chưa dám phong ai “dũng sĩ diệt Trung Quốc” thì phải? Nếu không có thì anh thả ông Điếu Cày ra rồi đem ổng theo cũng tạm gọi là... Hay anh coi trong đám biểu tình chống Tàu bị công an “rượt đuổi, bẻ tay, đạp mặt, quăng lên xe” đó, lựa vài người đem theo “ăn nói”. Kẹt là tụi công an của Ba Dũng, không biết theo lịnh ai mà làm mạnh tay quá, bây giờ chi sợ họ nghi ngờ thiện chí “phục vụ Tổ Quốc” của mình thôi anh Tư.


Nhớ lúc trước Sáu Phong sang Cuba lở miệng, mời Cuba hợp tác với Việt Nam mình canh giữ hòa bình thế giới. Vụ đó nỗ lớn, chấn động thế giới, nhưng tính ra thì hố anh Tư Sang à. Tụi Cuba đang trên đường tiến lên thiên đàng XHCN (như mình), nó đâu ngó ngàng gì chuyện dưới đất, chỉ có tụi đang giãy chết (cũng như mình), mới lo chuyện dưới đất (để chết còn có đất chôn, tui nói vậy, anh Tư nghe được không?). Cho nên kỳ này, tui đề nghị anh bắn tiếng tới với Ba Ma vụ “canh giữ hòa bình thế giới” giữa Việt nam và Mỹ coi ổng tính sao? Nếu ổng chịu, thì coi như mặt biển Đông giao cho ổng, mình tranh thủ nội bộ thông qua cái Hiến Pháp có điều 4, để lâu rầy rà lắm.


À quên! cái này quan trọng à nghen. Nhân dịp qua bển, anh tìm hiểu coi kết quả vụ Sáu Phong “phân hóa nội bộ” Obama tới đâu rồi? Nếu nội tình Ba Ma đang trên đà phân hóa thì tùy tính huống mà xử lý. Nếu cần, mình sẵn sàng can thiệp nội bộ ổng luôn. Hứa với nhân dân Mỹ là đảng cộng sản Việt Nam sẽ giúp nhân dân Mỹ xây dựng cuộc sống mới, tự do dân chủ nhân quyền gấp vạn lần, hệt như cuộc sống nhân dân Việt Nam hiện nay đang hưởng.


Còn nếu nội bộ ổng vững chắc như bàn thạch, thì, cái này nói riêng với anh thôi. Anh thử ướm cái... “tỵ nạn chính trị”, coi ổng tính sao? Ai chớ anh, tui tin chắc sẽ được.


Anh Tư thử tưởng tượng coi, nếu giữa Quốc Hội Việt Nam anh không dám, nhưng giữa Quốc Hội Mỹ, giữa thế lực thù địch, anh hùng hồn tuyên bố ủng hộ “bỏ điều 4 Hiến Pháp”, “đa nguyên, đa đảng”, “thả hết tù nhân chính trị”, thì chẳng khác nào anh thả nguyên trái bom nguyên tử xuống đất Mỹ chớ còn gì? Bom này chấn động tới Ba Đình, qua Bắc Kinh luôn đó anh!


Anh tuyên bố như vậy, tui tin chắc không thế lực thù địch nào dám bắt anh mà còn bảo đảm hòa hợp hòa giải dân tộc cái rụp liền. Một thằng Tàu, chứ 10 thằng Tàu, Việt Nam mình cũng chấp. Có điều, không biết anh có chống Tàu như dân Việt mình không anh Tư?


Chúc anh Tư lên đường bình an. Tùy tình huống mà sáng suốt xử lý nghe anh Tư.


Phạm Khánh Chương (Danlambao)
xuong  
#3 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 07:35:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang
UserPostedImage
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam gồm 82 người vào ngày 19 tháng 7 vừa qua gửi cho chủ tịch

Trương Tấn Sang bức thư ngỏ trước chuyến công du Hoa Kỳ trong tuần này của ông.

Quan ngại Trung Quốc

Những người ký tên cho rằng họ là những người trĩu nặng ưu tư về vận nước trước những diễn tiến

mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới. Những diễn tiến đó khiến họ băn khoăn.

Nội dung bức thư ngỏ có ba điểm. Điểm thứ nhất nhắc lại chuyến công du từ ngày 19 đến 21 tháng 6

vừa qua của chính ông Trương Tấn Sang đi Trung Quốc. Trong chuyến đi đó, đã có những cam kết

được đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế cho thấy những cam kết

đó không được tôn trọng qua việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc rượt đuổi và

hành hung ngay trên vùng biển lãnh hải của Việt Nam.

Những người ký tên trong thư ngỏ nhân chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn sang đi Mỹ cho

rằng ‘chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm

che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo

Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân’.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân

tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ

Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp HCM hai khóa 4 và 5, cho rằng chuyến đi Mỹ lần này của

ông Trương Tấn Sang là cơ hội để ông có thể sửa lại những sai trái trong chuyến đi Trung Quốc vừa

qua:


Lần này hy vọng ông sẽ chuộc lại, sẽ sửa chữa. Tuy nhiên, theo tôi biết đi dự bên Trung Quốc có cả

tập thể chỉ đạo ông ta ‘thế này, thế kia’ thành ra ‘khó’ cho ông.

UserPostedImage
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO
Vấn đề nhân quyền

Điểm thứ hai trong bức thư ngỏ là bối cảnh khó khăn về kinh tế của Việt Nam khiến cho đời sống của

nhiều người dân vô cùng khốn khó, hoạt động của doanh giới bị đình đốn. Việc tham gia đàm phán

Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, TPP, được cho là một hướng ra quan trọng cho

Việt Nam trong tình thế kinh tế yếu kém như thế.

Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ có yêu cầu Việt Nam cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền như là một điều

kiện để đạt được mục tiêu đó.

Gần đây, chính quyền Việt Nam không những chưa thành tâm thực hiện những cam kết về nhân

quyền theo các công ước ký kết với quốc tế mà lại còn có những biện pháp đàn áp mạnh tay hơn.

Đây là một bức xúc của những người quan tâm về tình hình đất nước như phát biểu của bà Nguyễn

Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội và là con gái của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sau đây:
Thực ra chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái

pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào

xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog; bắt xong rồi giam cầm

họ mà nhiều việc bức xúc trong nhà tù khiến họ phải tuyệt thực… Tất cả những điều đó cho mọi

người thấy là ‘vi phạm nhân quyền’.

Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một cựu chiến binh tham gia ký tên trong bức thư ngỏ gửi chủ tịch Trương

Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ lần này, nói rõ hơn về kỳ vọng của bản thân khi ông đặt bút ký

tên vào bức thư ngỏ đó:

Nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền tốt thì người dân Việt Nam ‘được ăn, được nói’, được phát biểu,

được quyền hội họp. Nói chung là được làm những gì là quyền của con người, quyền sống của con

người. Chúng tôi chỉ mong nhà nước cho chúng tôi sống đúng quyền sống của con người, chứ chúng

tôi cũng chẳng đòi hỏi gì khác.

Thực tế tôi thấy Hiến Pháp, pháp luật qui định ra nhưng như trong những bài viết tôi đã đưa lên: đối

với Quận 9 và thành phố Hồ Chí Minh được nhà nước ca ngợi’ đi đầu’ thế này thế kia, toàn điều tốt;

nhưng họ đâu có áp dụng. Họ đưa lên mặt báo một chuyện, mà họ làm lại khác. Cụ thể hiện chúng tôi

đang bị dồn vào khu gọi là ‘dồn dân để lấy đất’; tức nhà mất, đất mất, tài sản mất. Chúng tôi kêu ‘tàn

hơi, hết sức’ cả chục năm nay mà chưa thấy nhà nước ngó ngàng gì đến. Thủ tướng, nhà nước cấp

cao đưa xuống nhưng ‘phép vua thua lệ làng’ thôi.

Thời cơ

Ngoài cơ hội ‘chuộc lại lỗi lầm’ sau chuyến đi Trung Quốc của ông chủ tịch Trương Tấn Sang như lời

của ông Lê Hiếu Đằng mà quí vị vừa nghe, bức thư ngỏ của 82 nhân sĩ trí thức, cựu chiến binh vừa

ký tên gửi cho ông Trương Tấn Sang, thì trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung

Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi

lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách

trước Tổ quốc và Nhân dân.

Ông Lê Hiếu Đằng nói về thời cơ mà ông chủ tịch nước có thể tận dụng nhằm đáp ứng lại mong mỏi

của nhiều người:

Chế độ toàn trị thường là tập thể (quyết); thế nhưng nếu vị chủ tịch có bản lĩnh có thể có tiếng nói của

mình, chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình. Thành ra chúng tôi hy vọng chủ tịch Trương Tấn Sang

sẽ suy nghĩ, cân nhắc. Tất nhiên cũng không hy vọng gì nhiều nhưng mà mình tạo cho ông ta những

suy nghĩ; để thấy một bộ phận nhân sĩ- trí thức trong nước suy nghĩ về chuyến đi của chủ tịch Trương

Tấn Sang như thế nào và hy vọng của cả dân tộc về chuyến đi này.

Bà Nguyễn Nguyên Bình cụ thể hơn về thời cơ mà chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần nắm bắt lúc

này:

Cái mà quan tâm đến nhân quyền, quay về phía nhân dân vẫn là cần thiết và nên phải làm trước; chứ

còn ký với ai hay có động thái gì cần phải theo dõi. Từ trước đến nay tôi vẫn suy nghĩ dù có quan hệ

với ai, dù có ‘chạy bốn phương, tám hướng’ đi chăng nữa, cái mà quay về với nhân dân vẫn quan

trọng nhất, dân chủ hóa xã hội vẫn quan trọng nhất để mà giữ gìn được độc lập, tự do, chủ quyền cho

đất nước.

Từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ thế và lúc nào tôi cũng mong như thế.

Bức thư ngỏ kết luận với trích dẫn cảnh báo của tiền nhân Nguyễn Trãi đưa ra cách đây hơn 500 năm

‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’. Những người ký tên trong bức thư ngỏ cho rằng ‘ông cha ta từng răn

dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết.
Source: RFA
xuong  
#4 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 07:38:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân quyền cho Việt Nam: TT Mỹ sẽ phải lắng tiếng?

UserPostedImage
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng sáu năm 2013. AFP photo

Liệu nước Mỹ có kỳ vọng vào một cá nhân lãnh đạo nào đó của Việt Nam – người có hy vọng trở

thành Thein Sein thứ hai để cứu vãn dân chủ, hòa hợp hòa giải các thế lực và cả các thế hệ, nhưng

trên tất cả là vực dậy một nền kinh tế lụn bại đang sa chân vào vực thẳm khủng hoảng?

“A delicate line”
“Một đường đi mỏng manh” (a delicate line) có thể là biểu tượng mô phỏng cho kết quả của chuyến

viếng thăm Nhà Trắng của nhân vật số 2 của chính đảng cầm quyền ở Việt Nam, sẽ diễn ra vào ngày

25/7/2013 và mở đầu cho một chu trình mới sau khi vòng tròn sáu năm trước tạm khép lại.

Và đó cũng là một phép thử cho những gì còn lại về lợi ích chiến lược chung đụng giữa Hoa Kỳ và

đối tác cựu thù đang cần đến tinh thần chú Sam.

Đã từ lâu, giới chuyên gia sừng sỏ của Hoa Kỳ luôn nói đến các mục tiêu chiến lược, kinh tế và giá trị

- một hệ tư tưởng mà giới ngoại giao địa chính trị của Mỹ đã tuân thủ không ít lần ở không ít quốc gia

trên thế, chẳng hạn như Arap Saudi.

Xét theo logic có tính biện chứng lịch sử ấy, nếu triển vọng về chiến lược đồn trú tại khu vực biển

Đông nói riêng và Thái bình dương nhìn rộng hơn của Mỹ có thể đạt được thông qua một “chiến lược

toàn diện” nào đó với Nhà nước Việt Nam, thì lại khá chua chát cho phong trào dân chủ còn phôi thai

và những người bất đồng chính kiến lẻ loi ở quốc nội, bởi chủ đề nhân quyền ở một quốc gia ngàn

năm văn hiến có thể không còn quá quan trọng trong nhận diện về quyền lợi chiến lược của người Mỹ

- như nhận xét của những chuyên gia phản biện không mấy lạc quan vào sự cải thiện của xu thế.

An ninh khu vực biển Đông lại đang hóa thân như một chủ đề then chốt cho cuộc gặp Obama – Sang,

hay ngọn nguồn hơn là Sang – Obama vào ngày 25/7/2013. Bởi bất kể quan điểm “đi dây” ra sao

giữa Bắc Kinh và Washington của chủ tịch nước, Việt Nam vẫn đang lọt thỏm trong mối nguy hiểm rất

cận kề từ lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc”.

Trong khi đó, “kẻ thù số 1” lại không còn quá nguy cơ. Về mặt lý thuyết, cảng Cam Ranh ở Việt Nam

vẫn có thể hóa thân thành Subic ở Philippines nếu chính sách “bảo vệ người Mỹ ngoài biên giới Mỹ”

còn có tác dụng quân sự cũng như tiết giảm nhiều khoản chi phí không cần thiết cho Lầu năm góc.

Thậm chí, người Mỹ còn đang hứa hẹn cho Việt Nam gia nhập TPP trước cả Myanmar, dù rằng Thein

Sein được đánh giá là người đi trước Hà Nội nhiều năm về công cuộc chuyển hóa dân chủ êm thấm

và kỳ diệu hơn là tránh được một cơn can qua đổ máu vô ích.

Có lẽ chính vì thế mà đại sứ Hoa Kỳ David Shear đã có một lời khẳng định là nếu Việt Nam không có

tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền thì sẽ rất khó để có được sự ủng hộ chính trị ở Quốc hội Mỹ để

thông qua hiệp ước TPP.

“Vì đất nước Hoa Kỳ có ưu thế để đưa ra những vấn đề này” - David Shear “tống đạt” một kết luận,

được giới bình luận nhận định có giá trị như một lời cam kết.

Dĩ nhiên, lời cam kết này không thể làm cho Hà Nội hài lòng.

“Tôi nói điều này với các viên chức cao cấp của Việt Nam. Tôi nói với Chủ tịch Sang, tôi nói với Thủ

tướng Dũng, tôi nói với Tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng ngoại giao Minh. Tôi và các nhân viên

ngoại giao đoàn nói điều này với tất cả các viên chức Việt Nam nào mà chúng tôi có cơ hội gặp” -

David Shear trần thuật trước báo chí vào tháng 5/2013.

Ông cũng không quên nêu ra những điều Hoa Kỳ đã đòi hỏi ở Việt Nam: thả tù chính trị, tăng cường

tự do ngôn luận, tự do hội họp, tăng cường tự do tôn giáo và công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo,

thông qua Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc.

Còn thái độ của Hà Nội như thế nào – cho hiện tại và cho cả sáu năm qua, tính từ thời điểm một chủ

tịch nước bước qua cửa Nhà trắng bằng con đường ngoại giao?

Một tuần sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ tại Hà thành, đại sứ Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam

là Franz Jessen kể lại câu chuyện hấp dẫn về một hiện tượng “tâm lý học”: các quan chức Việt Nam

hoàn toàn ý thức được các vấn đề mà họ đang đối mặt và đang gây lo ngại cho các đối tác.

Trước đó vào giữa tháng 2/2013, Franz Jessen đã có những cuộc gặp riêng với một số quan chức

đầu ngành Việt Nam là tướng Tô Lâm - thứ trưởng công an, và Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh

Sơn. “Tôi khá ngạc nhiên khi tới đây và thấy sự thông hiểu vấn đề ở các bộ, bao gồm cả Bộ công an.

Họ hiểu rõ nhưng vẫn chưa biết phải làm gì với những người, chủ yếu là ở trong nước, bày tỏ những ý

kiến mà họ không muốn thấy” – ông kể lại.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn còn nói với ông Franz Jessen là “Chúng tôi hiểu nhưng

hãy cho chúng tôi thời gian”.

Nhưng đến giữa năm 2013, điều được gọi là ‘thời gian”đã chứng thực giá trị nhân từ của nó: chính

quyền bắt một hơi 3 blogger và còn hứa hẹn sẽ “nhập kho” nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác.

Thế là dư luận trong nước lại càng có cớ để truyền tin cho nhau về một thực trạng khác biệt về chính

kiến và quan điểm xử lý vấn đề nội chính và cả câu chuyện đối ngoại giữa một số nhà lãnh đạo nào

đó.

Tình hình phát triển đến mức mà ngay cả một nhà ngoại giao như David Shear cũng phải tường tỏ.

Trong một buổi gặp mặt cộng đồng người Việt ở Little Saigon, Nam California, viên chức này giải

thích: “Ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp. Có những người từng tham chiến

trong chiến tranh, và họ chưa hoàn toàn thân thiện với Hoa Kỳ. Có những người giáo điều ý thức hệ và

lo ngại về những biến đổi về xã hội và chính trị nếu bang giao quá mật thiết với Hoa Kỳ”.

Viên đại sứ này cũng mô phỏng một khái niệm mới mẻ “A delicate line”: “Vâng, họ đang đi một

đường rất mong manh, mà phía chúng ta cũng vậy”.

Đã khá rõ ai, hoặc những ai, là kẻ “ném đá dò đường” trong bóng đêm tĩnh mịch.

“Thein Sein thứ hai”?

Chỉ có điều, đã chưa từng xuất hiện thuật ngữ “A delicate line” trong mối bang giao Hoa Kỳ và Trung

Quốc từ đầu năm 2013 đến nay, và đặc biệt sau cuộc gặp Obama và Tập Cận Bình tại Nhà trắng vào

đầu tháng 6 năm nay. Cũng không có điểm nhấn nào về nhân quyền mà phía Mỹ đặc tả về bầu không

khí như bị bóp nghẹt tại Tân Cương, Tây Tạng và phần còn lại của Trung Hoa.
Còn với Việt Nam thì sao? Liệu ứng xử của người Mỹ với Hà Nội về vấn đề nhân quyền có mềm dẻo

như được thể hiện với Bắc Kinh?

Hay ngược lại – cứng rắn?

Có lẽ đây là một ẩn số trong phương trình Bắc Kinh – Washington mà Hà Nội rất muốn giải mã. Tuy

thế, dường như não trạng một số lãnh đạo vẫn chưa thật cảm thông với quy luật những ẩn số chính trị

vào thời chiến tranh lạnh lại hầu như được quyết định bởi phương trình kinh tế.

Vào năm 2012, kim ngạch thương mại của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đã lần đầu

tiên vượt Mỹ, trở thành nước có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới.

Các số liệu công bố của cả giới chức Trung Quốc và Mỹ cho thấy trong năm 2012, tổng kim ngạch

thương mại của Trung Quốc đạt 3.866,76 tỷ USD, trong khi kim ngạch trao đổi buôn bán của Mỹ thấp

hơn một chút - 3.862,86 tỷ USD.

Nếu năm 2009, Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì vào năm 2012, tổng

kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt đến 2.048,93 tỷ USD so với mức 1.563,58 tỷ USD của Mỹ.

Trong khi đó, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam, dù đã được “nâng lên một tầm cao

mới” sau hơn một thập kỷ, vẫn chỉ vỏn vẹn 24 tỷ USD, chiếm có 2,4% tổng kim ngạch thương mại

giữa Hoa Kỳ và khối EU trong năm 2012.

Không có gì để đối sánh với quan hệ Trung – Mỹ, điều hoàn toàn có thể chắc chắn là tương quan

chính trị Việt – Mỹ sẽ không tránh khỏi nhiều điều kiện ràng buộc từ ông chủ Nhà trắng.

Nền kinh tế Việt Nam lại đang ở vào thế gần như suy kiệt về cái được định nghĩa là “nội lực”.

Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như

giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng,

chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng và nợ công quốc gia và

nợ nước ngoài có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, trong đó

có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh đang quá khó có khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái

ngành những năm trước và quá khó có khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng chúa chổm hiện

nay.

Tất cả đều như dẫn đến độc đạo khủng hoảng kinh tế và cả khủng hoảng xã hội trong không bao lâu

nữa.

Nhưng với mối tương quan kinh tế quá dị biệt giữa hai quốc gia vốn là cựu thù, giới phân tích quốc tế

lại càng ngạc nhiên về tâm thế lắng tiếng hoàn toàn không bình thường của chính quyền Obama, ít ra

trong nửa đầu năm 2013 và vào nhiệm kỳ cuối cùng của một tổng thống – được quy định bởi hiến

pháp Hoa Kỳ?

Phải chăng đó là một tâm thế bị động của giới chính trị Mỹ trước những chính khách cựu thù đang

cực kỳ chủ động tìm kiếm mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”?

Còn nếu đó chỉ là một thái độ lắng tiếng giả tạo, liệu người Mỹ đang suy ngẫm gì về một “chiến lược

mới” đối với Việt Nam?

Khác với cuộc gặp Bush – Triết vào năm 2007, giới lãnh đạo đương thời ở Việt Nam đang được xem

là “phức tạp” – như ẩn ý của đại sứ Hoa Kỳ David Shear, hoặc ở vào thế “đa cực” mà không còn

“nhất trí cao” trong cách nhìn của giới phân tích chính trị phương Tây.

Cách nhìn đó lại như mô tả một ốc đảo, trên đó mỗi người lại nhìn về một góc trời đối ngẫu.

Có lẽ đã xa hẳn rồi cái thời đồng thuận đồng nghĩa với tinh thần minh triết.

Trong những tháng tới đây, cùng với những chuyển động về TPP, không khí tiềm ẩn sắc tố quân sự

trên biển Đông, và cả những dấu hiệu khác như hoạt động “lobby” của Việt Nam cho một ghế nhân

quyền tại Liên hiệp quốc, người Mỹ sẽ chờ đợi và trông đợi gì đối với giới lãnh đạo Việt Nam?

Từng thấm trải kinh nghiệm và bài học từ một Myanmar quân phiệt và chuyên chế, liệu nước Mỹ - với

tầm nhìn và cả với “giác quan thứ sáu” của họ - có kỳ vọng vào một nhân tố mới hay cụ thể hơn vào

một cá nhân lãnh đạo nào đó của Việt Nam – người có hy vọng trở thành Thein Sein thứ hai để cứu

vãn dân chủ, hòa hợp hòa giải các thế lực và cả các thế hệ, nhưng trên tất cả là vực dậy một nền kinh

tế lụn bại đang sa chân vào vực thẳm khủng hoảng?

Không ít lần trong lịch sử, khủng hoảng vẫn có thể được xử lý bằng chính khủng hoảng. Nếu quả thực

có được “giác quan thứ sáu”, người Mỹ sẽ làm gì để linh cảm chuyển hóa thành hiện thực?
Source: RFA
xuong  
#5 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 07:52:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc

Vì sao Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau chuyến công du Trung Quốc hồi trung

tuần tháng Sáu, đã vội vã lên lịch đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ

Barack Obama dự trù ngày 25/07/2013 ? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có nhà phân tích cho rằng

chính mối đe dọa đến từ Trung Quốc – ghi nhận nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Trương Tấn

Sang - đã thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc cử ông qua Mỹ.
Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao phục vụ tại Việt Nam,

nêu lên trong bài viết Vietnam Between Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới

búa) đăng ngày 18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa Kỳ.

Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông

Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn

nhập :

« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của mình – đang dao động giữa Trung

Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản

nhỏ này chấp thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ,

trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu

nào cũng gây nên một sự phản đối bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai

bên không dễ dàng.

Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng sự dè dặt của Mỹ trong

việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các

nước trong khu vực về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm

Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa Kỳ - vốn chỉ được loan báo

trước một thời gian ngắn - nơi mà các cựu chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành

ngoại giao và quốc phòng.

Ông David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, tự hỏi rằng phải chăng chuyến đi thăm đột ngột

này cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn

sàng thắt chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ ? »

Sau đây là toàn văn bài phân tích của nhà báo David Brown :

« Các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia thường phải mất vài tháng để tổ chức, nhưng Chủ tịch

nước Việt Nam Trương Tấn Sang sắp đến Washington trong một thời gian rất ngắn sau ngày chuyến

công du được thông báo, và ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh đạo Trung

Quốc. Phải chăng là ông Sang và đồng nghiệp của ông đã quyết định trả cái giá mà Mỹ đã đặt ra cho

việc thiết lập một quan hệ "đối tác chiến lược" ?

Vào đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định với một tiểu ban Quốc hội rằng

quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bán vũ khí, vẫn chưa thể xúc tiến cho đến khi

có được sự « cải thiện liên tục, bền vững và kiểm chứng được về tình hình nhân quyền. »

Các quan chức này đã công khai hóa một thông điệp từng được họ kín đáo nêu lên (với phía Việt

Nam) từ một vài năm nay. Cuộc điều trần của quan chức ngoại giao Mỹ trên đây hầu như không được

ai chú ý, ngoại trừ các phương tiện truyền thông trực tuyến vốn thêm củi lửa cho phong trào ly khai tại

Việt Nam.

Đàn áp giới chống Trung Quốc vì ngả theo Bắc Kinh ?

Một cách trùng hợp, công an Việt Nam đã bắt giữ thêm ông Phạm Viết Đào, một blogger, vào ngày

13/06, và cáo buộc ông « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ». Theo

hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm nay, gấp đôi so với tốc độ của năm

2012.

Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy bộ phận an ninh mạng của công an Việt Nam đã triển khai công

nghệ giám sát FinFisher - do hãng Gamma International, trụ sở tại Anh, làm ra – để cài phần mềm

gián điệp vào trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các trang blog

bất đồng chính kiến.
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản

bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự

của Washington là lật đổ chế độ.

Chiến dịch đàn áp blogger dường như đã phản ánh việc chế độ đang nghiêng về phía Trung Quốc,

đối tượng căm ghét của giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các blogger bất

đồng chính kiến đã đả kích chế độ mà họ cho là đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam

chống lại láng giềng khổng lồ của minh. Bằng chứng cụ thể : Trung Quốc từng bước củng cố tuyên

bố « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài

khơi bờ biển của Việt Nam.

Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, dù không phải là không đáng kể, những hoàn toàn

không bì kịp Trung Quốc. Thay vì chấp nhận rủi ro xung đột bắt nguồn từ các tranh chấp bãi đá và rạn

san hô - và có thể là dầu khí – giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược của Trung

Quốc bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình và bằng cách thiết lập các mối «

quan hệ chiến lược » với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại

giao rất khiêm tốn.

10 thành viên ASEAN luôn luôn nói đến tính chất « trung tâm » của khối trong các vấn đề khu vực,

nhưng lại thất bại trong việc thành lập một mặt trận chung chống lại yêu sách lãnh thổ rộng khắp của

Trung Quốc. Trong khi đó, do thận trọng để khỏi bị lôi kéo vào việc bảo vệ các hòn đảo nhỏ của Việt

Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ « không đứng về phía nào » trong vấn đề tranh

chấp lãnh thổ.

Cũng vì lo ngại trước khả năng bị một siêu cường đang lên trả đũa trong các lãnh vực khác,

Washington và hầu hết các thủ đô ASEAN đã tránh thách thức trực tiếp việc Bắc Kinh đòi quyền bá

chủ trên vùng biển nằm giữa Hồng Kông và Singapore.

Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi nhận về các chuyến thăm của ngư dân Trung

Quốc hàng thế kỷ trước đây. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Công ước

Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ quốc tế khác. Giới làm chính sách ở

Washington đồng ý rằng các tuyên bố chủ quyền dày đặc liên quan đến Biển Đông cần phải được

tháo gỡ bằng cách tham khảo các luật lệ đó. Nhưng lập trường này lại bị suy yếu do việc Mỹ đã nhiều

lần thất bại trong việc phê chuẩn UNCLOS, và thất bại của 4 nước ASEAN ở tuyến đầu, không dàn

xếp được các mâu thuẫn giữa họ với nhau. Tình trạng này không thể khiến Washington tích cực nếu

Bắc Kinh tiếp tục chính sách áp đặt sự đã rồi (tại Biển Đông).

Khi quan hệ Việt Trung căng thẳng vì Biển Đông, người Việt Nam nghĩ ngay đến Mỹ

Khi căng thẳng gia tăng, những người Việt Nam không phải là đảng viên và một nhóm quan trọng

trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh kinh tế và quân sự mặc nhiên với Mỹ. Cũng đã có

những tiến bộ về khả năng Việt Nam gia nhập khối Quan hệ Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương

đang hình thành do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ,

trong bốn năm gần đây, các cuộc tham vấn với lực lượng vũ trang Mỹ đã được mở rộng đáng kể.

Trong tháng Sáu chẳng hạn, các sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã đi một vòng

các căn cứ Mỹ.

Cho đến tuần trước, kiểu quan hệ giữa hai quân đội như kể trên – vốn có mục tiêu nhắn nhủ Trung

Quốc là Việt Nam cũng có chọn lựa khác - dường như đã đạt đến giới hạn tự nhiên của nó – các

chuyến thăm hữu nghị và một chút hợp tác đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như tìm kiếm và

cứu hộ. Một năm trước đây, Việt Nam đã từ chối đề nghị của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon

Panetta muốn Việt Nam tiếp nhận lình và tàu chiến Mỹ luân phiên ghé Việt Nam.

Thế rồi một lần nữa, vào mùa xuân này, Bắc Kinh đã phô trương cơ bắp của họ trên biển. Trái với

thông lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Vào tháng Năm, họ đã than phiền chiếu lệ về cách xử lý

thô bạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và cải chính một thông tin của tập đoàn Petro

Vietnam về vụ tàu Trung Quốc sách nhiễu một tàu khảo sát của Việt Nam. Lý do tại sao đã trở nên rõ

ràng vào ngày 14 tháng Sáu, khi Hà Nội loan báo là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ

thực hiện một chuyến thăm cấp Nhà nước qua Trung Quốc.

Chuyến đi hồi giữa tháng Sáu của ông Sang, chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của một nhà lãnh

đạo hàng đầu tại Việt Nam kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba,

đã mang đậm nghi thức và ý nghĩa của một hoạt động loại này, được tích lũy từ hơn một thiên niên kỷ

nay.

Người Việt Nam rất có lý khi tự hào về truyền thống kháng chiến thành công chống Trung Quốc xâm

lược. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình, họ đã thường xuyên buộc được Trung Quốc tôn trọng

quyền tự chủ của Việt Nam bằng cách bày tỏ sự tôn trọng. (Thế nhưng) vào tháng trước, Hà Nội đã

khấu đầu mạnh mẽ.

Việc dàn xếp chuyến thăm của ông Sang cho thấy là dù có những xích mích, nhưng giới lãnh đạo Việt

Nam tiếp tục hy vọng rằng ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản bội lại một đảng cầm quyền

giống như đảng của họ. Đã có những lời lẽ nhấn mạnh đến mối « quan hệ chiến lược toàn diện »

giữa hai nước. Nhiều chữ ký đã được gắn vào một loạt những thỏa thuận thông lệ.

Trung Quốc đối với Việt Nam : Hứa suông về kinh tế, lấn lướt về Biển Đông

(Tuy nhiên) ngoài việc nhận được khá nhiều lời nhắc nhở, ông Sang dường như không thu hoạch

được gì nhiều Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Quốc sẽ « tích cực áp dụng các biện

pháp hữu hiệu và quyết liệt » để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi thương mại song

phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây nhưng không mang lại nhiều kết quả.

Về hồ sơ Biển Đông, ông Sang không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một

đường dây nóng để thảo luận về những sự cố liên quan đến ngư dân.

(Hơn nữa), khi bác bỏ việc nêu lên bản Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả hai nước đều

đã ký, cũng như những quy định khác của luật pháp quốc tế, để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lãnh

thổ, Bắc Kinh đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến hành đối thoại

song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ

tay miền Nam Việt Nam năm 1974. Các cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Khi

thừa nhận như vậy, hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang đồng ý là cần phải gia tăng các cuộc

thương thảo.

Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang tới Washington cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam đã bị

chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình và các cộng sự viên đã nói với ông Sang khi gặp

riêng, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn.

Ngay trước chuyến công du của ông Sang, đã có thông báo về việc đem ra xét xử một nhà ly khai

hàng đầu. Thế nhưng, vụ xử đã được hoãn lại vô thời hạn. Các lãnh đạo Việt Nam hy vọng là Tổng

thống Barack Obama sẽ hài lòng với những cử chỉ bề ngoài này. Nếu vậy, thì họ đã lầm.

Như chính quyền Mỹ đã thừa nhận trước Quốc hội vào tháng trước, « nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ

việc cải thiện đáng kể quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ».

Trong thực tế, Hoa Kỳ không cần tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam để bảo vệ các lợi ích

của mình tại Biển Đông. Washington có khả năng chấp nhận tầm nhìn về lâu về dài và có thể làm cho

những kẻ hoài nghi bất ngờ, khi tỏ lập trường kiên quyết về nhân quyền. Giờ đây, với các cựu chiến

binh Việt Nam như John Kerry và Chuck Hagel phụ trách chính sách đối ngoại và quốc phòng, thì Hoa

Kỳ sẽ biết chính xác là họ sẽ phải làm gì.

Lời bình của Giáo sư Carl Thayer, trên mạng YaleGlobal ngày 19/07/2013

Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã

được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối

thúc Hoa Kỳ để có được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có một

phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.

Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ, trong nội bộ, chính quyền Việt

Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp

cao.

Tôi không nhấn mạnh như ông David Brown rằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Sang

không tốt đẹp, và đã thúc đẩy Bộ Chính trị (đảng Cộng sản Việt Nam) bất ngờ quyết định cử ông

Sang tới thăm Washington. Ngược lại, ý tôi muốn hỏi là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ

chuyển hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của ông Sang ?

Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế được thông qua ngày 13/04 và

đã được công bố. Nghị quyết này nói rằng hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu

tiên của Việt Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ mục đích này.

Chuyến đi của ông Sang chủ yếu nhằm vào hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP

và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong tương lai.
Source: RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 07:54:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân sĩ trí thức khuyến nghị Chủ tịch nước Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ
UserPostedImage
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đọc diễn văn nhân lễ kỷ niệm 40 Hiệp định Paris.
REUTERS/Kham

Trong một bản kiến nghị đề ngày 19/07/2013 và được chính thức công bố ngày 21/07/2013, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã đưa ra lời khuyến nghị gởi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước chuyến công du Hoa Kỳ ngày 25/7 tới. Bức thư được 82 trí thức, nhà báo, cựu viên chức tên tuổi ký tên.
Bức thư mở đầu như sau : « Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc… ». Nhắc đến bối cảnh các hoạt động ngoại giao dồn dập gần đây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, nội dung bản kiến nghị nhằm lưu ý Chủ tịch nước Việt Nam ở ba điểm.

Trước hết, những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc còn chưa ráo mực, thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Bắc Kinh đã rượt đuổi và hành hung các tàu cá của ngư dân Việt đang hành nghề trên lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời Bắc Kinh còn ngang nhiên cấp giấy chứng minh và giấy cư trú cho người Trung Quốc ở cái gọi là « thành phố Tam Sa », vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo bản kiến nghị, thì « đây là một hành động có tính toán, thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh », như vậy không thể trông mong vào « đường dây nóng ». Tuyệt đối không để những « cam kết » với Trung Quốc vừa qua phủ bóng lên cuộc công du của Chủ tịch nước lần này.

Kiến nghị nhấn mạnh : « Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn trong vòng kềm tỏa của ‘mười sáu chữ’, ‘bốn tốt’ nhằm che đậy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, thì đất nước sẽ vẫn còn trầm luân ». Nếu dựa vào những giải pháp như « đường dây nóng » thì chỉ dẫn tới việc « trói tay những người yêu nước vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược ».

Điểm thứ hai, kiến nghị cho rằng trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, « việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một giải pháp quan trọng », « thế nhưng những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề về dân chủ và nhân quyền ».

Gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam đang được gấp rút soạn thảo và trình lên Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó ràng buộc với các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lãnh vực nhân quyền và tôn giáo, có cả điều khoản đóng băng tài sản và cấm giao dịch với tất cả đối tượng vi phạm luật này. Danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam mà Phóng viên Không biên giới vừa đưa ra cũng là một lời cảnh báo.

Tuy nhiên trong bối cảnh hoạt động kinh tế đình đốn, thì việc trấn áp người yêu nước chống Trung Quốc và những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa vẫn tiếp diễn. Theo bản kiến nghị, nếu « gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa được cải thiện » trước công luận, thì « việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được ».

Cuối cùng, kiến nghị nhận định : « Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân (…), để thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh (…) » Kiến nghị kết luận : « Bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất, và rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết ».

Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về ý nghĩa của bản kiến nghị :
Về bản kiến nghị của nhóm nhân sĩ trí thức mà trong đó tôi cũng đã ký tên, thì tôi có nghe là trước đó có một vài người tỏ ý không muốn ký và cũng đã gởi thư cho nhau, nói là việc này ký mãi cũng chả để làm gì. Do trước đó cũng đã có một số kiến nghị về vấn đề Hiến pháp, về điều 4, về vấn đề đất đai… và nói chung là đã có nhiều phản biện xã hội của các nhân sĩ trí thức, nhưng mà không có tác động thực sự đối với chính quyền, và cũng không được một nhân vật nào trong chính quyền lắng nghe, và có phản hồi xác đáng. Cho nên họ cho là, thôi, không nên ký vì mọi chuyện không đi tới đâu.

Nhưng thực ra theo tôi và một số anh em khác, thì đây không chỉ là một thư kiến nghị, mà còn có ý nghĩa như là một tác động về mặt truyền thông. Mà trong cái buổi giao thời như thế này, truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một cái thư kiến nghị gởi cho một cá nhân Chủ tịch nước, hay là cá nhân Tổng bí thư, Thủ tướng, hoặc một lãnh đạo cao cấp nào, mà nó còn mang ý nghĩa truyền thông, có sự lan rộng, lan tỏa đến các tầng lớp. Và không chỉ cho cá nhân lãnh đạo trong Nhà nước, trong Đảng đọc, mà còn có tác động đến cả lớp trẻ, đến các thế hệ sau này.

Trường hợp như anh Lê Hiếu Đằng - là một trong những người chủ chốt của phong trào phản biện và rất tâm huyết - hiện nay vẫn đang trong tình trạng phải nói là nguy kịch : ung thư tiền liệt tuyến, mà vẫn tham gia ký tên. Đó chính là một tấm gương đối với lớp trẻ bọn tôi sau này.

Do vậy cho nên những việc cần làm - thì cũng như giáo sư Tương Lai đã nói, mặc dù yếu sức, nhưng mà việc cần làm thì vẫn phải làm. Đồng thời việc làm này còn tạo ra những tiền đề cho một xã hội dân sự trong tương lai của Việt Nam. Tại vì nếu không có phản biện thì sẽ không có tác động tới chính quyền. Và không có tác động tới chính quyền thì mọi chuyện sẽ vẫn đi theo lối mòn như cũ.

Huống chi đây là cuộc gặp rất quan trọng giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama. Hy vọng là vẫn có thể mang lại một chính sách nào đó mới mẻ hơn một chút, có một sự cởi mở hơn một chút về vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Đồng thời có một sự đồng cảm và đồng dạng với bức thư kiến nghị của nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam. Cùng thời điểm đó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Mỹ cũng đã gởi gần như là một tâm thư tới Tổng thống Obama, đề cập tới vấn đề dân chủ, nhân quyền, và có thái độ gần như trách cứ đối với Tổng thống Obama về thời gian vừa rồi đã có thái độ không thực sự chú tâm đúng mức tới vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Mặc dù vào tháng 5 năm trước, trong Ngày Tự do Báo chí Quốc tế, ông Obama đã nhắc tới những trường hợp như : « Chúng ta không được phép quên những người như blogger Điếu Cày ». Mà hiện nay Điếu Cày đã tuyệt thực cho tới ngày hôm nay là ngày thứ ba mươi.

Có một sự đồng cảm giữa những nhân sĩ, trí thức người Mỹ và người Việt Nam cùng tập trung ở một tiêu điểm, đó là vấn đề dân chủ và nhân quyền. Do vậy ý nghĩa của bức thư kiến nghị này không phải chỉ cho một cá nhân lãnh đạo nào, mà còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn.

RFI : Trong kiến nghị có nhấn mạnh đừng bỏ lỡ thời cơ, anh thấy đây có thực sự là một thời cơ cho Việt Nam không ?

Phạm Chí Dũng : Có nhiều hàm ý, nhiều khái niệm về tính thời cơ. Nhưng mà theo tôi hiểu, chữ « thời » của Nguyễn Trãi được hiểu rộng lắm. Không hẳn là một thời cơ, một sự chuyển vận, thay đổi có tính bước ngoặt lớn lao, mà có thể đó chỉ là những dấu hiệu của một tiền đề nào đó.

Và theo cảm nhận riêng của tôi, thì đây là một tiền đề. Có một sự chuyển biến nhất định trong chuyến đi của ông Sang, trong cuộc gặp ông Obama lần này, chứ không phải là không có gì. Có một sự cởi mở nhất định, và sự cởi mở đó nằm trong một thế cuộc chung mà giáo sư Tương Lai có gọi là tính « thời » của nó. Nếu có xảy ra một hiệu ứng, một tác động đối với vấn đề quan hệ Việt-Mỹ, thì tôi cho là cuộc gặp giữa ông Sang và ông Obama lần này có thể giải quyết được từ 10 đến 15% những vấn đề mà trước giờ chưa giải quyết được.

RFI: Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.
Source: RFI
phai  
#7 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 05:36:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?
UserPostedImage
Giáo dân cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân tại Hà Nội hôm 07/7/2013
AFP photo

Theo thông cáo báo chí mới đây của Tòa Bạch Ốc thì Chủ tịch Trương Tấn Sang của VN sẽ chính

thức viếng thăm Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 7 này theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, chuyến

đi mà báo Tổ Quốc lưu ý rằng “Ít ai còn hy vọng gì ở ông Trương Tấn Sang sau những gì ông đã thay

mặt lãnh đạo CSVN thỏa thuận với Trung Quốc trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi; câu hỏi đặt ra là

ông, đúng ra là lãnh đạo Việt Nam, còn có gì để nói với Hoa Kỳ không ?”. Tờ báo phân tích:

Rất ít về mặt ngoại giao, vì Việt Nam không còn tiếng nói độc lập sau khi đã cam kết "điều phối" và

"phối hợp" với Trung Quốc, nghĩa là nhận chỉ thị của Trung Quốc, trong quan hệ đối ngoại. Càng ít về

hợp tác quân sự vì sau thỏa thuận gắn bó hai quân đội Trung Quốc và Việt Nam chuyển giao vũ khí và

kỹ thuật cho Việt Nam tương đương với chuyển giao cho Trung Quốc, điều mà Hoa Kỳ và các nước

dân chủ không thể chấp nhận. Họ đang nhìn Trung Quốc như một thách thức.
Bản thông báo ngắn của tòa Nhà Trắng về chuyến viếng thăm này đã chỉ nói tổng thống Obama mong

muốn thảo luận với ông Sang về các chủ đề nhân quyền, môi trường, khí hậu và hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương mà nhiều nước đang cố gắng để hoàn tất. Không thể đơn giản hơn. Thông

cáo này cũng có nói tới hợp tác Mỹ - ASEAN nhưng Việt Nam không còn tư cách để nói chuyện về đề

tài này bởi vì Việt Nam không còn là một thành viên bình thường của ASEAN nữa; dưới mắt đa số các

thành viên ASEAN, Việt Nam đã trở thành tai mắt của Trung Quốc…

Qua bản thông cáo “không thể đơn giản hơn” ấy của Toà Bạch Ốc, theo tác giả Tư Ngộ của bài “Ông

Trương Tấn Sang đi Mỹ kiểu ‘đồng sàng dị mộng’ ”, Tổng thống Obama muốn hạn chế cuộc gặp mặt

mà Hà Nội rất mong mỏi là “tìm cách củng cố đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực và làm sâu

sắc hơn sự hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN”, “muốn Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương, muốn Mỹ

đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”. Tác giả

trích dẫn lời các chuyên gia đề cập tới việc lãnh đạo VN cần sang Mỹ để tìm kiếm “sự chống lưng”

của Washington về nhiều phương diện, từ kinh tế đến quốc phòng, nhằm ra sức duy trì chế độ:

CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển Đông, muốn Mỹ hiện diện

quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi

hơn trong quan hệ mậu dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền.
UserPostedImage
Hải quân Trung Quốc đang giám sát tàu cá Việt Nam. AFP photo
Nêu lên câu hỏi rằng “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”, blogger Lê Diễn Đức lưu ý rằng ngoại trừ giai đoạn Lê Đức Anh nhờ “sau lưng” có hậu thuẫn của tình báo quân đội, Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam thực chất chỉ là một chức vị “ít có thực quyền”, khiến vai trò của các chủ tịch tiền nhiệm Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Bây giờ tới phiên chủ tịch Trương Tấn Sang, có muốn thay đổi nhưng “lực bất tòng tâm” như từng “thấy rõ” qua cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng mới đây với ông

Như vậy là một trở ngại để 2 nước cựu thù này trở thành đối tác chiến lược chính là thành tích nhân

quyền ngày càng tồi tệ của VN, cũng như việc Hà Nội không tuân thủ các Công ước Quốc tế dù đã ký

kết. Blogger Tư Ngộ nhân tiện lưu ý rằng giới chuyên gia không tin đề tài nhân quyền là cái mà Hà Nội

muốn nghe tại phiên họp thượng đỉnh Việt-Mỹ sắp tới; và khi “bị nghe” về nhân quyền, thì hẳn ông Tư

Sang đã thủ sẵn những lý lẽ chống chế như những lãnh đạo Hà Nội đã từng làm, bất chấp sự thật tại

VN ra sao.

Vẫn theo tác giả Tư Ngộ thì nhu cầu và ưu tiên số một của Ba Đình là, bằng mọi giá, phải duy trì cái

chế độ độc tài, tham nhũng để tiếp tục “đục khoét”, bòn rút túi ngày càng teo tóp của dân đen. “Khẩu

hiệu của guồng máy công an ‘còn đảng còn mình’ diễn tả đầy đủ lý do tại sao chế độ Hà Nội bằng mọi

giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các

sai trái của chế độ hay đòi đa nguyên đa đảng”.

Nhận xét về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ

Hà Nội “không đặt một kỳ vọng nào lớn lắm về những chuyến viếng thăm như vậy”:

Đây là một quá trình dài chứ không phải là một cá nhân hay một nhân vật hay một chuyến đi thăm của

một ông Chủ tịch nước, một ông Tổng bí thư hoặc ông nọ, ông kia mà nó có thể tạo ra một sự thay

đổi để mà hy vọng. Chúng tôi không có hy vọng như vậy bởi vì đây là sản phẩm của một chế độ, một

thể chế, một chính sách của một đảng lãnh đạo chứ không phải một cá nhân nào làm nên điều đó.

Lực bất tòng tâm?


Nêu lên câu hỏi rằng “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”, blogger Lê Diễn Đức lưu ý rằng ngoại trừ giai

đoạn Lê Đức Anh nhờ “sau lưng” có hậu thuẫn của tình báo quân đội, Chủ tịch nước của CHXHCN

Việt Nam thực chất chỉ là một chức vị “ít có thực quyền”, khiến vai trò của các chủ tịch tiền nhiệm Trần

Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Bây giờ tới phiên chủ tịch Trương

Tấn Sang, có muốn thay đổi nhưng “lực bất tòng tâm” như từng “thấy rõ” qua cuộc xung đột, tranh

giành ảnh hưởng mới đây với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng,

khiến “Tư Sang chùng hẳn”. Do đó, theo blogger Lê Diễn Đức, thực ra, “Tư Sang không có quyền

hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư

Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có

thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang”. Nhà báo Lê Diễn Đức phân tích tiếp:

Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất

lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc… Thặng dư thương mại của Việt Nam

với Mỹ…dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013. Trong khi đó, Trung Quốc trở thành

thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002 – 2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc

tăng khoảng tám lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức … 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại

là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung

Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ…

Ngoài việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với

Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược

đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư

Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để

hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Quốc đã bị lệ thuộc?

Blogger Lê Diễn Đức không quên nhấn mạnh rằng “Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là

Tổng thống Obama ‘cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền’ ” trong khi các nhà lập pháp Mỹ trong

thời gian gần đây hầu như liên tục “nhắc nhở, đòi hỏi, buộc” tổng thống Obama không thể không đề

cập nhân quyền với phía VN giữa lúc tình hình nhân quyền của VN hiện là một “thảm hoạ”. Tuy nhiên,

theo nhà báo Lê Diễn Đức, không có hy vọng “Tư Sang nhượng bộ về nhân quyền”; mà nếu có

chăng thì chỉ là những lời hứa suông hoặc chống chế rằng “VN không có tù chính trị”, chỉ có những

thường phạm mà thôi, như tội “trốn thuế” của các blogger Điếu Cày, Lê Quốc Quân hay tội “2 bao

cao su đã qua sử dụng” của TS Cù Huy Hà Vũ…

Qua bài “Nhân Quyền Với Tư Sang”, nhà báo Trần Khải nhận xét rằng “Các khái niệm nhân quyền là

một ngôn ngữ lạ với Chủ Tịch Trương Tấn Sang – và thực tế cho thấy cũng là “tiếng nói lạ đối với

toàn bộ Chính Trị Bộ” cho dù thế giới đã ghi rất cụ thể vào Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ”. Và

“ngôn ngữ lạ” ấy cũng diễn ra với Bắc Kinh dù Hoa Lục ra sức “chơi nổi” bằng “Giải thưởng Nhân

quyền Khổng Tử”!

VN, theo tác giả Trần Khải, chưa “chơi nổi” được như đàn anh TQ nên đành rán “đánh bóng tư tưởng

Hồ Chí Minh” mà xem chừng như đang “lộ ra” chuyện muốn trao giải nhân quyền này trong khu vực !

Hà Nội không muốn hiểu?

Có lẽ vì Hà Nội không hiểu – hay cố tình không muốn hiểu - nhân quyền theo ý nghĩa và giá trị phổ

quát toàn cầu của nó vốn là tiêu chuẩn chung cho nhân loại, nên, nhà báo Trần Khải nhận thấy, “hễ ai

sang Mỹ du học về nhân quyền là tuần tự bị kẹt, nghĩa là Hà Nội theo dõi rất kỹ, hễ hở ra là chụp mũ,

vây bắt ngay” và cho “ nếm mùi nhà tù CSVN”, như trường hợp Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê

Quốc Quân…Thậm chí Nguyễn Tiến Trung chỉ gặp Tổng thống Bush cũng bị “công an kiếm chuyện”,

mà tới bây giờ vẫn còn ở tù ! Blogger Trần Khải khẳng định:

Tất nhiên là Tư Sang không hiểu nổi ngôn ngữ nhân quyền kiểu Mỹ. Bởi vì thực tế, nhà nước Hà Nội

dường như chỉ hiểu nổi nhân quyền kiểu Giải Thưởng Nhân Quyền Khổng Tử…Có một cách để Tư

Sang xuất chiêu nhân quyền, học y chang kiểu Bắc Kinh năm xưa.
Tư Sang nên chỉ thị cho Hà Nội lập Giải Thưởng Nhân Quyền Hồ Chí Minh…Nhưng nếu Tư Sang

không lấy võ nhân quyền (kiểu Bắc Kinh) để đỡ chiêu nhân quyền (thế giới), thì không lẽ lấy võ công

an và côn đồ ra xài?”

Chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sau chuyến “phụng mệnh chiếu chỉ

Thành Đô II” của ông ở Trung Nam Hải, theo GS Tương Lai, là “mối bận tâm của rất nhiều người

đang trĩu nặng suy tư về vận nước”. Bài viết của GS Tương Lai tựa đề “Đôi điều suy nghĩ nhân

chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch Nước” có đoạn lưu ý rằng “Những hoạt động đối

ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất, thì nội lực của dân tộc, thế đứng của

đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người

vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và

thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối

ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất để rồi cái giá mà dân tộc phải trả là

không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’ ”.

Trong khi blogger Trần Khải lưu ý rằng “có thể đây là cơ hội cuối để VN bắt tay thân hơn với Mỹ ? Và

nếu lỡ cơ hội này, có thể VN sẽ sớm trở thành một Tây Tạng thứ 2 ?”, thì chuyến Mỹ du sắp tới của

ông Trương Tấn Sang – nói theo lời blogger Lê Diễn Đức – “ hứa hẹn một sự đón tiếp ‘nồng nhiệt’

của cộng đồng người Việt tự do” hải ngoại. Vẫn theo nhà báo Lê Diễn Đức thì chuyện biểu tình hẳn

nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Mỹ, thế nhưng có lẽ chưa có nguyên thủ quốc gia nào -

như của VN trong giai đoạn hiện nay – viếng thăm chính thức Hoa Kỳ mà lại vào Toà Bạch Ốc

bằng…cổng sau !
Source: RFA
phai  
#8 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 05:47:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc gặp Obama- Sang và vấn đề nhân quyền VN

Thứ Năm tới đây, 25/7, Chủ-tịch nước VNCS Trương Tấn Sang sẽ sang gặp Tổng-thống Obama với

một phái-đoàn mà theo tin giờ chót sẽ có khoảng 70 người, bao gồm “nhân viên nhà nước, nhân viên

an ninh, y tế, báo chí, doanh nghiệp, giáo dục, quốc phòng và đặc biệt” một phái-đoàn tôn-giáo gồm 4

người (2 Tin Lành, 1 Phật-giáo và 1 Công-giáo) (theo Hải Huỳnh của Dânlàmbáo).

Hãy tạm gác sang bên vấn-đề “đối-tác chiến-lược” mà đôi bên đều xem là mục-đích chính của

chuyến đi, thông-báo của Phòng Báo chí Toà Bạch Ốc hôm 11/7/2013 cho biết: “Tổng thống

[Obama] cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền… và… việc hoàn thành một thỏa ước về quan hệ

đối tác xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao.”

Ráp hai nguồn tin thì ta có thể đoán là:

- Chuyện “thảo luận về nhân quyền” chắc chắn là sẽ có chứ không phải chỉ ở mức độ “mong muốn.”

- Chuyện này đã được chính-thức thông-báo trước cho Hà-nội, và

- Hà-nội ít nhất cũng trông chờ là vấn-đề “tự do tôn-giáo” thế nào cũng được nêu ra, do đó mà Hà-nội

đã chuẩn-bị sẵn một tiểu-phái-đoàn tôn-giáo 4 người nhằm trả lời những chỉ-trích, nếu có, về vấn-đề

này.

Tóm lại, Hà-nội đang sợ có thể bị đưa trở lại trong danh-sách CPC (các quốc gia đáng quan-tâm

đặc-biệt), một điều sẽ ngăn chặn nhiều chương-trình lớn nhỏ tiến tới trong việc làm ăn buôn bán giữa

hai nước, kể cả chuyện vào TPP (Trans-Pacific Partnership, “quan-hệ đối-tác xuyên Thái Bình

Dương”), nhất là “ở tiêu chuẩn cao” (“high standard TPP”). Vì nếu không sợ thì Hà-nội đã không cần

đem theo tiểu-phái-đoàn tôn-giáo đi cùng với ông Sang.

Tại sao sợ?

Có những người như bình-luận-gia Lữ Giang cho rằng cuộc tranh đấu cho nhân-quyền của

cộng-đồng VN hải-ngoại, nhất là ở Mỹ, là vô vọng. Theo một bài ông viết hôm 20/7, ông cho rằng

người ta “nói Mỹ đòi 3 quyền lợi, nhưng [theo ông] chỉ có 2 mà thôi, đó là quyền lợi về chiến lược và

quyền lợi về kinh tế, còn ‘dân chủ và nhân quyền’ chỉ là chiêu bài được dùng để đòi hỏi các quyền lợi

khác.” (Tác-giả LG nhấn mạnh)

Nhưng tôi nghĩ khác. Như lấy trường-hợp Miến-điện (Myanmar), phải chăng Mỹ cũng đã chỉ đòi nới

rộng tự do, dân-chủ và nhân-quyền (cho bà Aung San Suu Kyi và dân-tộc Miến) như một “chiêu bài”?

Nếu hiểu thế thì làm sao giải thích được chuyện Mỹ đã đón bà Aung San Suu Kyi sang làm

thượng-khách (nói chuyện trước Lưỡng Viện Quốc-hội) rồi sau đó, cũng tiếp cả Tổng-thống Thein

Sein, người được xem là đã nới rộng được một phần không-gian tự do, dân-chủ ở Miến?

Chính tiền-lệ Miến-điện phải cho Hà-nội thấy là mở rộng không-gian dân-chủ, tự do ở Việt-nam có

những lợi-ích cụ-thể và trông thấy được trong “quan-hệ đối-tác chiến-lược” với Mỹ. Đó là một chuyện.

Một lý-do nữa để cho Hà-nội sợ thật, đó là Luật về Tự do Tôn-giáo Quốc-tế của Mỹ là một luật có thật,

đã được Quốc-hội Mỹ thông qua từ lâu (1998), và có mang theo nó biện-pháp chế tài (như có thể bị

liệt-kê vào danh-sách CPC). Đây là khác hẳn các dự-luật về Nhân-quyền ở Việt-nam mà đã vài lần

được Hạ-viện thông qua với một đa-số áp-đảo nhưng rồi bị chặn lại, không vượt qua được ngưỡng

cửa các tiểu-ban trên Thượng-viện (nhất là Tiểu-ban Ngoại-giao mà trước đây do ông John Kerry gác

cửa) để ra biểu quyết ở khoáng-đại Thượng-viện nên đã không thành luật. Mà đã không thành luật thì

có gì mà Hà-nội phải e ngại?

Nay tình-hình đã đổi thay. Ông Kerry đã sang làm ngoại-trưởng và không còn ở Thượng-viện để chặn

được các dự-luật về nhân-quyền (như của TNS John Cornyn ở Texas đệ-trình) nữa. Vậy khả-năng

Dự-luật về Nhân-quyền VN do Dân-biểu Chris Smith đưa ra năm nay (HR 1798) có rất nhiều khả-năng

được thông qua Hạ-viện một cách vẻ vang để được đưa lên Thượng-viện và ở đây, cũng có khả-năng

đi qua các tiểu-ban để ra khoáng-đại cho các TNS biểu quyết. Và nếu chuyện này xảy ra thì chúng ta

sẽ có thêm một vũ-khí để buộc Hà-nội phải tôn trọng những tiêu-chuẩn nhân-quyền mà ngày nay đã

quá phổ-thông trong thế-giới văn-minh của loài người.

Bảy hướng áp-lực

Lần này cũng khác ở điểm trong quá-khứ, chúng ta có thể có lẽ phải ở về phía ta nhưng chúng ta đã

vụng tranh đấu. Vụng trước nhất là vì chúng ta biết nhiều chuyện, có nhiều tin tức nhưng lại có tật chỉ

thích “mình nói với mình,” có nghĩa là chỉ người Việt lên tiếng trên các diễn-đàn, phương-tiện

truyền-thông của người Việt cho những người Việt khác nghe. Mãi gần đây ta mới có thói quen nói với

người bản-xứ để tranh thủ được sự đồng-tình của họ. Một tỷ-dụ, ta phải đợi gần 38 năm rồi mới biết

sử dụng sức mạnh của tuổi trẻ giỏi vi-tính và quần-chúng để gởi những thỉnh-nguyện-thư vào Toà

Bạch Ốc mà tháng 3 năm nay đã lên đến hơn 150.000 chữ ký trong vòng hơn một tháng. Cho đến

bây giờ, ta vẫn chưa tranh thủ được sự tiếp tay của các báo đài chính-mạch trong cuộc vận-động cho

nhân-quyền VN, do vậy mà câu chuyện nhân-quyền bị chà đạp ở VN chưa lên mặt báo tiếng Anh bao

nhiêu và cũng do đó chưa nằm trong ý-thức của đại-chúng để họ có thể ủng-hộ chúng ta.

Tuy-nhiên, tình-hình này đang mau chóng đổi thay. Ngày nay, tuổi trẻ VN hải-ngoại rất ý-thức về

vấn-đề nhân-quyền ở VN, và những chương-trình động-viên qui-mô không thể xảy ra được nếu đã

không có sự tham-gia của các anh chị em trẻ. Phong trào thỉnh-nguyện-thư hồi tháng 3, phong trào do

Boat People S.O.S. của anh Nguyễn Đình Thắng và cựu-Dân-biểu Cao Quang Ánh phối-hợp hồi đầu

tháng 6 vừa rồi thu hút gần 600 người về vận-động hành-lang trên Quốc-hội, phong trào “Triệu Con

Tim, Một Tiếng Nói” của SBTN, phong trào nhạc đấu tranh (như Hưng Ca, Hùng Ca, Hùng Sử Ca v.v.)

đang dồn dập lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người vào hàng ngũ đấu tranh… thay vì chỉ lác đác có

một số người “chuyên-viên” như trong quá-khứ. Đó là một hướng áp-lực ngày càng đông đảo và hứa

hẹn thành một lực-lượng khó rập tắt!

Bên cạnh đó, các tổ-chức chính-trị lớn và cộng-đồng của người Việt hải-ngoại cũng vừa ra một

“Tuyên-bố nhân cuộc viếng thăm tới đây của ông Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc” đưa ra những

đòi hỏi cụ-thể và đích-danh liên-hệ đến những tù-nhân lương-tâm và chính-trị hiện đang ngồi bóc lịch

ở Việt-nam.

Hướng áp-lực thứ hai, như trên đã nói, là Quốc-hội, tức bên Lập pháp Hoa-kỳ. Nếu trong quá-khứ

Hạ-viện vẫn ở bên ta thì nay khả-năng Thượng-viện cũng dần dần về hùa là không thể gạt ra được. Mà

không chỉ là Quốc-hội liên-bang! Các luật và nghị-quyết Cờ vàng trên khắp nước là một bằng-chứng

chúng ta đã tạo được cho cộng-đồng chúng ta một thế đứng trong lòng xã-hội Hoa-kỳ. Gần đây,

Nghị-quyết 455 của Tiểu-bang Virginia công-nhận một ngày “Nam Việt Nam” cũng báo trước một

khuynh-hướng có thể lan rộng, lôi cảm-tình của các đại-nghị-viện địa-phương và người dân Mỹ về

phía chúng ta! (Như Dân-biểu tiểu-bang Hubert Võ đã vận-động thành công cho một nghị-quyết

tương-tự ở Austin, Texas, hay hạt Tarant, cũng ở Texas, cũng đã ra một nghị-quyết tương-tự!)

Hướng áp-lực thứ ba là các tổ-chức phi-chính-phủ về Nhân-quyền như Ân-xá Quốc-tế (AI, tắt cho

Amnesty International), Hội Theo dõi Nhân-quyền (HRW, tắt cho Human Rights Watch), Nhà Tự do

(Freedom House), Ủy-ban Bảo-vệ Ký-giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) ở Mỹ, Phóng-viên

không biên-giới (RSF, tức Reporters sans Frontières) ở Pháp, tổ-chức Bảo vệ những người bảo vệ

nhân-quyền (Defend the Defenders) ở Ái-nhĩ-lan, Sáng-hội Rafto (Rafto Foundation) ở Na-uy,

cơ-quan Minh bạch Quốc-tế (Transparency International) ở Đức, hay Văn-bút Quốc-tế (P.E.N.

International) trên trường quốc-tế… Đa-phần các tổ-chức này có bản tường-trình hàng năm về

nhân-quyền ở trên thế-giới, trong đó có VN, hay những bảng đánh giá, trong đó VNCS thường gần lọt

xuống đáy sổ về các thứ tự do (ngôn-luận, báo chí, tôn-giáo, hội họp v.v.).

Hướng áp-lực thứ tư đến từ các quốc gia tự do trên thế-giới. Như Liên-hiệp Âu-châu (mà trong nước

quen gọi là “E-U,” tắt cho hai chữ “European Union”) đã hơn một lần ra những nghị-quyết lên án sự

thiếu tự do và nhân-quyền ở VN khuyến-cáo “E-U” và các quốc gia ở Âu-châu phải đặt nhân-quyền lên

hàng đầu khi nói chuyện làm ăn buôn bán với VNCS. Mới hôm 11/7 vừa qua, 34 dân-biểu ở nhiều

nước trong “E-U” đã có thư cho bà Catherine Ashton, Phó-chủ-tịch về Chính-sách Ngoại-giao và

An-ninh, với phó-bản cho ông Ủy-viên về Thương mại, khuyến-cáo 4 điều (phải thả một số người

đích-danh, đỡ đầu cho các xã-hội dân-sự ở trong VN, đòi hỏi Hà-nội phải cải-tổ chế-độ luật pháp lạc

hậu của họ và gắn liền nhân-quyền với các quan-hệ trong những lãnh-vực như thương mại v.v.). Riêng

Ngoại-trưởng Úc Bob Carr hôm rồi đi họp ASEAN ở Brunei đã gặp và nói thẳng với Bộ-trưởng

Ngoại-giao Phạm Bình Minh của Hà-nội là phải thả ba người tranh đấu cho quyền lao-động ở VN là

Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh.

Ở Mỹ, Dân-biểu Frank Wolf mới đây đã thẳng thừng lên án chính-sách nhân-quyền thất bại của

chính-quyền Obama, Dân-biểu Ed Royce mới có thư cho TT Obama nêu trường-hợp các bloggers bị

bỏ tù, ngược-đãi, hạch sách và ở trong Quốc-hội hiện đang luân-lưu hai lá thư, một gửi cho ông

Trương Tấn Sang và một gửi lên TT Obama đòi hỏi những tiến-bộ cụ-thể về nhân-quyền ở VN trước

khi nên tiến xa hơn trong việc đón nhận Hà-nội làm “đối-tác chiến-lược.” Hai Thượng-nghị-sĩ John

McCain và Joseph Lieberman đã sang tận Hà-nội để nói thẳng với giới lãnh-đạo VNCS là “không có

cải thiện về nhân-quyền thì đừng hòng mua loại vũ-khí sát thương thượng-thặng của Mỹ được”–loại

mà Hà-nội rất cần trong lúc này.

Hướng áp-lực thứ năm đến từ các báo đài lớn trên thế-giới. Nếu trong quá-khứ vấn-đề nhân-quyền ở

VN chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến trong các báo chuyên-ngành hay loại dành cho các thành-phần

trí-thức (như những tờ Atlantic Monthly hay Dissent) thì gần đây, New York Times đã có bài dài về Cù

Huy Hà Vũ, Washington Post có bài về Luật-sư Lê Quốc Quân, ABC cũng có phóng-sự về ông, thậm

chí đến đài Al Jazeera Quốc-tế của Ả-rập cũng đã phỏng vấn tôi về tình-hình lao-động, buôn bán phụ

nữ ở VN v.v.

Hướng áp-lực thứ sáu đến từ những cơ-quan lo về Nhân-quyền trong Liên-hiệp-quốc. Như

Báo-cáo-viên về Tự Do Tôn Giáo của LHQ (U.N. Rapporteur on Religious Freedom) đã sang tận VN

điều tra và báo-cáo về trường-hợp Giáo-hội Phật-giáo VN Thống nhất bị chèn ép, đàn áp như thế nào.

Như Nhóm Công-tác về Bắt giữ tùy tiện (U.N. Working Group on Arbitrary Detention) đã ra nhận-định

và kết-luận về trường-hợp Cù Huy Hà Vũ là ông nằm trong số những người bị bắt giữ bất hợp pháp.

Cuối cùng và có lẽ còn quan-trọng hơn cả là áp-lực từ ngay những tù-nhân lương-tâm ở trong các trại

tù ở VN ngay trong lúc này. Chúng tôi đang muốn nói đến cuộc tuyệt thực 25 ngày mới đây (25/5 đến

21/6) của Tiến-sĩ Cù Huy Hà Vũ ở Thanh-hoá và cuộc tuyệt thực hiện còn đang tiếp-diễn của blogger

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở Nghệ-an và đã đạt đến ngày thứ 28.

Không thể nói là ngần ấy áp-lực sẽ không đem lại kết-quả gì. Nhất là khi tên của anh Điếu Cày Nguyễn

Văn Hải đã được chính Tổng-thống Obama nhắc đến vào Ngày Báo Chí (Press Day) năm ngoái như

một trường-hợp bị tù vì những lời phát biểu hoàn-toàn hoà-bình và xây dựng của Anh (“Hoàng

Sa-Trường Sa là của Việt-nam”). Trong khi Hà-nội đang cần Mỹ như một cái cầu phao để cân bằng

ảnh-hưởng quá nặng nề của Trung-Cộng, tôi gần như chắc chắn là Hà-nội, tức ông Trương Tấn Sang,

nếu không nể mặt Tổng-thống Hoa-kỳ thì ít ra cũng phải nể mũi của ông Obama một chút… để mà có

một số nhượng bộ về nhân-quyền.

© Nguyễn Ngọc Bích

xuong  
#9 Đã gửi : 23/07/2013 lúc 12:59:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
UserPostedImage
Dân biểu Ed Royce cho rằng chính quyền Hoa Kỳ có một ưu thế vô cùng lớn trong cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm nay đã lên đường sang Mỹ trong khi các dân biểu Hoa Kỳ

lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama đặt vấn đề nhân quyền lên ưu tiên hàng

đầu.

Báo chí trong nước đưa tin, ông Sang cùng với một đoàn đại biểu cấp cao gồm giới chức các bộ

ngành rời Hà Nội hôm nay.

Cùng ngày tại Quốc hội Mỹ, một số dân biểu quan tâm tới tình hình ở Việt Nam đã tổ chức một cuộc

họp báo, kêu gọi chính quyền của ông Obama đặt trọng tâm vào vấn đề nhân quyền khi trao đổi với

nhà lãnh đạo Việt Nam.

Dân biểu Loretta Sanchez thuộc đảng Dân chủ cho biết bà cùng các đồng nghiệp khác phải lên tiếng

vì tình trạng nhân quyền đang xuống cấp tại Việt Nam.

Bà Sanchez nói: “Hơn 50 nhà bất đồng đã bị bắt giữ tại Việt Nam từ đầu năm cho tới nay. Theo chúng

tôi, rõ ràng là Hà Nội tiếp tục trấn áp người dân. Hà Nội còn bịt miệng tiếng nói của dân chúng. Tôi

thấy rất đáng ngại là Hà Nội tiếp tục kiểm duyệt việc sử dụng mạng Internet của người dân. Đó là lý

do vì sao chúng ta cần phải cho Quốc hội, Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao biết về tình trạng xuống

cấp đó’.

Tuần trước, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã gửi một lá thư tới Tổng

thống Obama, viết rằng chuyến thăm Washington của ông Sang là một ‘cơ hội có một không hai để

truyền cảm hứng cho những người Việt Nam mong mỏi tự do’.
Trả lời VOA Việt Ngữ bên lề cuộc họp báo hôm nay, ông Royce cho rằng hiện có một chiến dịch

mang tính hệ thống nhằm đàn áp các quyền tự do tôn giáo cũng như quyền bày tỏ ý kiến trên Internet

và chính quyền của Tổng thống Barack Obama cần phải sử dụng ưu thế của nước Mỹ trong cuộc gặp

với Chủ tịch Việt Nam.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề nhân quyền, chính quyền Hoa Kỳ có một ưu thế vô cùng lớn nếu

quyết định lên tiếng về vấn đề này và khẳng định rằng nó buộc phải là một phần của cuộc đối thoại vì

Việt Nam hiện nay mong muốn có một mối quan hệ gần gũi với Mỹ. Đó là điều kiện tiên quyết mà

chính quyền tiếp tục bỏ qua. Ví dụ như Việt Nam cần phải đưa trở lại danh sách các nước cần quan

tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) nhưng chính quyền lại đưa nước này khỏi danh sách đó".

Ông Royce nói thêm: "Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chính quyền Hoa Kỳ có ưu thế và

phải sử dụng đó trong cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam, đồng thời trực tiếp liên hệ vấn đề này với các

điều luật mà Mỹ đã thông qua liên quan tới tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo liên quan ở Việt

Nam”.

Chủ tịch Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động tại Mỹ trong chuyến thăm 2 ngày tới Mỹ. Tổng thống Barack

Obama sẽ tiếp đón ông Sang tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 25/7 và hai bên dự kiến sẽ thảo luận về việc

tăng cường quan hệ đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực cũng như về việc hợp tác với ASEAN.

Thông cáo chính thức của Tòa Bạch Ốc nêu rõ rằng bên cạnh các vấn đề như biến đổi khí hậu và

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Obama cũng sẽ đề cập tới vấn đề nhân quyền.

Dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt Ngữ rằng Tổng thống Obama không thể bỏ lỡ cơ hội để lên

tiếng mạnh mẽ và rõ ràng về vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với ông Sang.
Ông Smith cho rằng vấn đề TPP không nên được thảo luận nếu chưa có sự cải thiện về nhân quyền

tại Việt Nam.

Dân biểu thuộc phe Cộng hòa nói: “Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được kỳ vọng sẽ

đem lại một thời kỳ mới cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhưng đã không thành hiện thực. Vấn đề

nhân quyền đã tồi tệ đi ngay từ khi hai bên đạt đồng thuận về thương mại song phương. Tôi cho rằng

Hoa Kỳ không nên bị lừa bịp một lần nữa rằng sự hợp tác thêm nữa về thương mại hay hợp tác về

một vấn đề nào đó sẽ dẫn tới các cải thiện cho các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam”.

Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh Mỹ chuyển dịch trọng tâm sang châu Á và Trung Quốc mạnh

mẽ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, vấn đề tranh chấp tại vùng biển này nhiều khả năng sẽ nằm

trong nghị trình thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ.

Chuyến công du của ông Sang là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần thứ hai của người đứng đầu

Việt Nam sau gần hai thập kỷ bình thường hóa quan hệ.

Trong mấy ngày qua, các hội đoàn của người gốc Việt tại Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi thực hiện các

cuộc biểu tình phản đối chuyến công du của ông Sang.

Ngoài ra, nhiều tổ chức thúc đẩy nhân quyền nhân quyền như Human Rights Watch và Ký giả không

biên giới đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Barack Obama nêu bật vấn đề nhân quyền cũng như tự do

tôn giáo trong cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam.
Tổ chức Human Rights Watch hôm 22/7 ra thông cáo, nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama ‘cần đề

cập tới tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến đang ngày một xấu đi ở Việt Nam’.

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường được báo chí Việt Nam trích lời nói rằng

các khác biệt của hai nước về vấn đề nhân quyền là điều ‘thực tế’.

Nhà ngoại giao này cho hay, một số đại diện tôn giáo ở Việt Nam sẽ tháp tùng ông Sang tới Mỹ, và sẽ

trao đổi với các tổ chức, ‘kể cả những tổ chức xưa nay vẫn có cái nhìn thiên lệch về dân chủ nhân

quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam’.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ việc làm này cho thấy Việt Nam đang ngày càng cởi mở hơn nhằm cải

thiện nhân quyền, dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt Ngữ rằng ông không nghĩ vậy.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt Ngữ mới đây, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Joseph Yun nói rằng nhân quyền luôn là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ.

Ông cho hay Washington muốn thấy Việt Nam có được tiến bộ về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do

tôn giáo và mọi quyền tự do khác.
Source: VOA
xuong  
#10 Đã gửi : 23/07/2013 lúc 01:15:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa kỳ không bỏ rơi Châu Á

Người đứng đầu ngoại giao của Mỹ về Đông Á cam kết rằng Washington vẫn tiếp tục quan tâm tới khu vực và hứa sẽ hợp tác với cả các nước đồng minh cũng như Trung Quốc.

Ông Danny Russel, vừa nhậm chức Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á trong tuần qua, cho biết: “Có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì quan tâm của chúng tôi về khu vực này hết sức sâu sắc.”

Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã xúc tiến việc “chuyển đổi trọng tâm” hay “tái lập cân bằng” về Đông Á nhằm kêu gọi Hoa Kỳ chuyển quan tâm vào khu vực đang tăng trưởng nhanh này.

Tuy nhiên, giới học thuật và ngoại giao đã đặt nghi vấn rằng mục tiêu này hình như bị chững lại trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, qua việc người kế nhiệm của Clinton, ông John Kerry, tập trung vào tái thiết lập các đàm phán hòa bình tại Trung Đông.

Mỹ vẫn hết sức quan tâm đến khu vực

Ông Russel nhấn mạnh rằng mình là trợ lý ngoại trưởng đầu tiên đặc trách khu vực được bổ nhiệm dưới ông Kerry.

Ông cũng chỉ ra một loạt những chuyến thăm cấp cao từ Châu Á đến Washington trong thời gian gần đây minh chứng cho quan tâm của Mỹ đến khu vực. Điều này bao gồm việc Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang trong thứ Năm tới sẽ là lãnh đạo cấp cao thứ hai đến Nhà Trắng kể từ khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ.

Phát biểu trong buổi họp báo, ông Russel nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hi vọng sẽ “đa dạng hóa việc tái lập cân bằng” về phía Châu Á ,“nhằm đảm bảo chúng tôi kiểm soát được một loạt các vấn đề thực sự đáng quan tâm và lo ngại của tất cả chúng ta”.

Với sự nghiệp ngoại giao và kinh nghiệm về Nhật Bản, ông Russel được xem là người “nhẹ lời” hơn người tiền nhiệm Kurt Campbell. Ông Kurt vốn là thân cận của bà Clinton và ông đã cực kỳ hài lòng trước việc kế hoạch xuyên thái Bình Dương được thúc đẩy.

Tuy nhiên, ông Russel cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực của Mỹ đối với các nước Châu Á, bao gồm việc phát triển quan hệ cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhắc đến cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và tân Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tại California vào tháng Sáu cũng như đối thoại thường niên giữa hai quốc gia lớn nhất thế giới đầu tháng vừa qua, ông nói: “Tôi đã trực tiếp nghe thấy và được nhắc lại nhiều lần là các nước trong khu vực mong muốn Mỹ và Trung Quốc tiếp tục các đối thoại ở cấp cao và hợp tác thực tế để đưa ra những kết quả tốt”.

Ông cũng cam kết sẽ nỗ lực hợp tác với năm đồng minh của Mỹ tại khu vực là Australia, Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn và Thái Lan.

Ông bày tỏ hi vọng về việc Nhật Bản sẽ thực hiện những cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn sau việc liên minh của Thủ Tướng Shinzo Abe dành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Chủ Nhật vừa qua.

Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á cũng giữ vững lập trường về Bắc Hàn và cho biết Hoa Kỳ chấp thuận quay trở lại đàm phán nếu nước này đồng ý hủy bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Source: AFP

Sửa bởi người viết 23/07/2013 lúc 01:15:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#11 Đã gửi : 23/07/2013 lúc 01:26:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN VIỆT NAM CẤP TỐC SANG MỸ SAU THẤT BẠI CỦA CHUYẾN CÔNG DU TRUNG CỘNG
UserPostedImage
Tin tổng hợp - Vì sao Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang, ngay sau chuyến công du Trung Cộng hồi trung tuần tháng Sáu, đã vội vã đi thăm Hoa Kỳ, với một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ngày thứ năm tuần này? Giải thích về tính chất gấp rút đó, có nhà phân tích cho rằng chính mối đe dọa đến từ Trung Cộng đã thúc đẩy Hà Nội cấp tốc cử họ Trương qua Mỹ. Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown nguyên là một nhà ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Việt Nam trên đe dưới búa trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa Kỳ.

Ông Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, cho rằng chuyến đi thăm đột ngột này cho thấy là các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn sàng thắt chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ, ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh đạo Trung Cộng. Ngay sau buổi gặp gỡ giữa họ Trương và họ Tập, Trung cộng tiếp tục từng bước củng cố tuyên bố chủ quyền k của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam dù không phải là không đáng kể, những hoàn toàn không bì kịp Trung Cộng. Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược của Trung Cộng bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình và bằng cách thiết lập các mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực.

Trong cuộc họp Việt Trung vào tháng 6, Việt Nam dường như không thu hoạch được gì nhiều Bắc Kinh. Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Cộng sẽ tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu và quyết liệt để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi thương mại song phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây nhưng không mang lại nhiều kết quả. Về hồ sơ Biển Đông, Việt Nam không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một đường dây nóng để thảo luận về những sự kiện liên quan đến ngư dân. Bắc Kinh đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến hành đối thoại song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Cộng đã đánh chiếm từ tay miền Nam Việt Nam năm 1974.

Các cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Quyết định của Bộ Chính trị cử Trương Tấn Sang tới Washington cho thấy là các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bị chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình và các cộng sự viên đã nói với họ Trương khi gặp riêng, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn. Giáo sư Carl Thayer từ Úc Đại Lợi cũng đồng ý với tác giả David Brown khi cho rằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã được tổ chức một cách vội vã. Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ, trong nội bộ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao. Câu hỏi được đặt ra là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ chuyển hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của họ Trương? Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế được thông qua ngày 13 tháng 4 và đã được công bố. Nghị quyết này nói hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu tiên của Việt Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ mục đích này. Chuyến đi của họ Trương là nhằm vào hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong tương lai.
SBTN
chung  
#12 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 09:30:18(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Chủ tịch Việt Nam tiếp xúc quan chức Mỹ
UserPostedImage
Đây là chuyến đi Mỹ đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Ngoại giao trong ngày đầu công du Hoa Kỳ.

Hôm 24/7, ông Sang đã tiếp xúc với Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker để thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đang được 12 nước tham gia thương lượng.

Hoa Kỳ đã bày tỏ hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán với Việt Nam trong năm nay.

Bộ trưởng Penny Pritzker cũng nói về công nghệ hạt nhân dân sự của Mỹ, trong bối cảnh Việt Nam dự định triển khai nhiều lò phản ứng.

Trong ngày hôm nay, ông Sang dự kiến ăn trưa với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và có buổi tiệc tối với các lãnh đạo doanh nhân Mỹ.

Phái đoàn Việt Nam đặt chân xuống sân bay quân sự Andrews thuộc tiểu bang Maryland vào tối thứ Ba ngày 23/7 theo giờ địa phương, tức sáng sớm ngày 24/7 giờ Việt Nam, bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ.

Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì ông Sang đã được các ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Nguyễn Quốc Cường, đại sứ Việt Nam tại Mỹ và ‘đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ’ ra đón tại sân bay.

Vị đại diện này là bà đại sứ Capricia Penavic Marshall, phụ trách lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Đến nơi vào lúc tối nên hoạt động đầu tiên của ông Sang trên đất Mỹ trong ngày 23/7 là đến nói chuyện tại Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC.

Nâng cấp quan hệ?

Tại buổi nói chuyện ở Sứ quán, ông Sang được hãng tin nhà nước Việt Nam dẫn lời nói trong thời gian tới mối quan hệ Việt-Mỹ ‘sẽ được nâng cấp’.

Ông Sang mô tả mối bang giao Mỹ-Việt là ‘đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi’.

Trước đó, phát biểu với truyền thông trong nước trước chuyến thăm, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cũng bày tỏ hy vọng hai nước sẽ ‘xác lập khuôn khổ đối tác mới’ trong chuyến thăm lần này của ông Sang.
Lâu nay vấn đề nhân quyền vẫn là rào cản lớn nhất khiến Washington chưa muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.

AFP dẫn lời các quan chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ tập trung vào chủ đề thương mại trong cuộc hội đàm với nguyên thủ Việt Nam và cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Việt Nam hiện đang muốn tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quốc gia Đông Nam Á này cũng là một trong 10 nước bị tác động nặng nề nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp cũng như các nhà hoạt động dân chủ Mỹ đã kêu gọi Nhà Trắng gây sức ép với Hà Nội về hồ sơ nhân quyền của họ.

Một số nghị sỹ đã cảnh báo rằng họ sẽ tìm cách ngăn cản TPP nếu như Việt Nam không cam kết cải thiện nhân quyền.

“Một thỏa thuận thương mại tự do – nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – cần phải đáp ứng một số chuẩn mực và chúng tôi kêu gọi Tổng thống Obama hãy chuyển thông điệp này vào thứ Năm (ngày hai nguyên thủ gặp nhau),” AFP dẫn lời hạ nghị sỹ Dân chủ Loretta Sanchez nói.

Còn Hạ nghị sỹ Ed Royce thuộc Đảng Cộng hòa, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, thì mô tả chuyến thăm của ông Sang là ‘cơ hội đặc biệt để truyền cảm hứng cho những người dân Việt Nam hiện đang khao khát tự do’.

Sẽ nhắc về nhân quyền

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc, một số nghị sỹ cùng Đảng Dân chủ đã đến gặp Tổng thống Obama để yêu cầu ông phải nhấn mạnh vấn đề nhân quyền với chủ tịch Việt Nam.

Bốn hạ nghị sỹ Zoe Lofgren, Susan Davis, Scott Peters và Alan Lowenthal đã ra thông cáo báo chí cho biết Tổng thống Obama đã cam kết với họ là ‘sẽ nêu những quan ngại về nhân quyền với phía Việt Nam’ và đây sẽ là ‘một ưu tiên trong cuộc hội đàm sắp tới’.

“Tôi hài lòng khi hôm nay nghe tổng thống bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và việc ông thừa nhận rằng đã đến lúc phải nêu vấn đề này với Chủ tịch Sang,” dân biểu Alan Lowenthal nói trong thông cáo báo chí.

Còn dân biểu Susan Davis thì nói rằng: “Chúng ta cần phải gửi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cần được chấm dứt ngay lập tức. Giao thương không thể trả giá bằng nhân quyền.”

Tuy nhiên, ông Carl Thayer, người chuyên theo dõi tình hình Việt Nam tại Đại học New South Wales của Úc, nhận định với hãng tin Mỹ AP rằng ‘dường như vấn đề nhân quyền sẽ được đề cập một cách rất tế nhị’.

“Trong phòng họp kín Obama có thể nêu quan ngại của Mỹ (về nhân quyền),” ông nói, “Nhưng rõ ràng nó không phải là một nội dung quan trọng.”

“Đối với Obama, vấn đề là làm sao tạo ra thêm nhiều việc làm cho dân Mỹ. Nếu bán được thêm nhiều hàng hóa ở châu Á thì đó là lợi ích lớn hơn cả,” ông nói thêm.
Theo BBC
chung  
#13 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 09:32:42(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

'Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ'
UserPostedImage
Vào chiều ngày 25/07/2013, sau khi gặp Tổng thống Barack Obama vào buổi sáng, Chủ tịch nước Việt Nam, sẽ có bài thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

BBC tiếng Việt đã phỏng vấn ông Ernest Bower, một chuyên gia theo dõi quan hệ Mỹ Việt lâu năm và hiện là cố vấn cao cấp cho viện nghiên cứu có uy tín này.

[BBC:]BBC:[/b] Thưa ông, trong chừng mực nào có thể coi chuyến đi của Chủ tịch Sang tới Hoa Kỳ là có giá trị lịch sử?

Tôi cho rằng quan hệ Mỹ-Việt có thể là đã đạt tới gần tầm cao kể từ khi hai nước tái lập quan hệ vào đầu thập niên 1990. Tôi cũng nghĩ rằng việc người đứng đầu nhà nước Việt Nam xuất hiện tại một viện nghiên cứu có tầm cỡ tại Washington với một bài thuyết trình về chính sách, về địa chính trị, về chiến lược là việc mà dường như là từ trước tới nay chưa từng có tại đây.

[BBC:]BBC:[/b]Các quyết định có ‎mức độ quan trọng về kinh tế và chính trị cần phải đạt được sự đồng thuận của các thành viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông có nghĩ rằng Chủ tịch Sang có thể tiếp thị được, và tiếp thị có hiệu quả, khi ông trở về nước từ những gì mà Tổng thống Obama chào hàng trong chuyến đi này hay không?

Đó là câu hỏi khó để trả lời. Có thể chỉ có những lá phiếu của Bộ Chính Trị mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nhưng đó là câu hỏi hay, và tôi nghĩ rằng Washington đang đặt cược vào tầm quan trọng của việc tạo đà và khích lệ đối với những thành viên của Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung ương Đảng muốn đi xa hơn trong quan hệ hai nước và tiến thêm nữa trong những bước cải cách.

Và đó là vì sao Tòa Bạch Ốc, tôi tin chắc rằng, đã tính toán là lúc này là thời điểm đúng để mời Chủ tịch Sang tới Washington.

[BBC:]BBC:[/b]Vào đúng ngày Chủ tịch Sang tới Washington chúng ta thấy một số dân biểu Hoa Kỳ họp báo để lên án Hà Nội về thực trạng nhân quyền. Nhưng khó có thể hình dung Tổng thống Obama sẽ rao giảng về nhân quyền khi ông gặp người tương nhiệm phía Việt Nam.

"Washington đang đặt cược vào tầm quan trọng của việc tạo đà và khích lệ đối với những thành viên của Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung ương Đảng muốn đi xa hơn trong quan hệ hai nước và tiến thêm nữa trong những bước cải cách."
Tôi nghĩ là nhân quyền là một phần rất quan trọng trong quan hệ song phương. Tôi đã nghiên cứu và làm việc về các chủ đề liên quan tới quan hệ Mỹ-Việt được khoảng 25 năm qua. Tôi phải nói rằng tôi thấy giới lãnh đạo của Việt Nam đang sẵn lòng hơn trong việc đối thoại và bàn thảo chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo so với trước đây.

Tuy vậy cũng phải nói rằng vẫn còn những vấn đề rất nghiêm trọng. Quan hệ đôi bên nay có thêm nhiều việc cần làm và phải giải quyết, và quan hệ không chỉ là về chủ đề nhân quyền mặc dù nhân quyền luôn luôn là ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu điều đó.

Hy vọng là Tổng thống Obama sẽ không trong tâm trạng muốn rao giảng. Tôi nghĩ rằng ông sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông Obama sẽ yêu cầu người đồng nhiệm, Chủ tịch Sang, lắng nghe một cách nghiêm túc và ủng hộ ông cũng như có hành động theo hướng đi như thả một số tù nhân chính trị, là những người bị ngồi tù vì những nỗ lực của họ trên truyền thông cũng như ngồi tù vì tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy đó là chủ đề rất quan trọng.

Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng chủ đề nhân quyền được đặt trong trong bối cảnh rộng hơn trong quan hệ, theo đó Hoa Kỳ xem Việt Nam là tiếng nói quan trọng trong việc phân tích tình hình trong khu vực và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng về mậu dịch.

[BBC:]BBC:[/b]Việt Nam đã có hợp tác chiến lược với khá nhiều nước rồi. Vậy một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, nếu có, có ý nghĩa gì?

Việt Nam là nước có thể xem đã nhận thức được rằng sự ổn định về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc vào sự ổn định và thịnh vượng trong vùng, và có thể là hiểu điều đó còn nhiều hơn nước khác vì Việt Nam quá gần đường biên với Trung Quốc và vì yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam hiểu rất rõ rằng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế mới thu lượm được rồi kể như dùng sức mạnh đó để lấn át láng giềng về các chủ đề liên quan tới chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ.
Tôi cho rằng cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều lo ngại không biết Trung Quốc nghĩ gì và muốn sử dụng sức mạnh của họ thế nào. Và thậm chí Myanmar cũng có những câu hỏi tương tự đối với Trung Quốc. Và khi nhận thức được vấn đề này thì Việt Nam nghĩ về việc cân bằng chiến lược và sự tin cậy. Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng Việt Nam có quan điểm rằng họ muốn Trung Quốc tham gia vào khuôn khổ hợp tác trong vùng như Thượng đỉnh Đông Á (Diễn đàn thường niên của 16 nước Đông Á) và các cơ chế hợp tác khác và cùng bàn thảo luật lệ với láng giềng của họ và tuân thủ các luật lệ đó thay vì tự Trung Quốc đặt ra luật lệ riêng.

[BBC:]BBC:[/b]Hoa Kỳ có thực sự cần Việt Nam về phương diện kinh tế và quân sự hay không?

Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có cần Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á.

Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là khối hợp tác mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ vì lý do này và nhiều lý do khác nữa.
Theo BBC
phai  
#14 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 04:42:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hội kiến Sang - Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ?
UserPostedImage
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC
Liệu chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt-Mỹ?

Chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 mới chỉ là lần thứ hai một nhà lãnh đạo CS Việt Nam đặt chân đến Washington kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ năm 1995, trước đó là chuyến thăm năm 2007 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Mặc dù chuyến thăm này được ca ngợi là mang tính “lịch sử” nếu xét tới lịch sử chung của hai nước, người ta vẫn phải chờ xem di sản của nó là gì?

Khác xa với những hào nhoáng và lễ lạt vẫn thường bao quanh các chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Sang tới Nhà Trắng sẽ diễn ra chóng vánh và tương đối tiết chế, nhưng chắc chắn những gì mà ông ta hy vọng đạt được với phía Mỹ là khó khăn.

Hai nhà lãnh đạo sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo, từ việc tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự cho đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác xa với sự kỳ vọng về những thoả thuận mang tính đột phá, những gì mà người ta có thể hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.
UserPostedImage
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC.
Thời thế đổi thay
Kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Triết tới Nhà Trắng năm 2007, nhiều thứ đã thay đổi ở Mỹ cũng như Việt Nam. Sáu năm trước, Việt Nam bước vào sân chơi WTO với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, và còn đang tỏa sáng trong số các nền kinh tế Đông Nam Á; trong khi đó thì ở Mỹ, cuộc suy thoái sắp đến là điều mà chưa ai nhìn thấy và chưa ai nghĩ tới.

Giờ đây, Việt Nam đang mạo hiểm đùa bỡn với thảm hoạ kinh tế, sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nạn tham nhũng hoành hành, còn Hoa Kỳ thì vẫn tiếp tục quá trình hồi phục kinh tế kéo dài và chậm chạp.

Kể từ đấy, Hoa Kỳ đã chuyển hướng trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á–Thái Bình Dương theo chiến lược mới “tái cân bằng”, một phần là nhằm tìm kiếm các thị trường mới trong quá trình phục hồi kinh tế quốc nội, và theo đúng nghĩa, đã bắt đầu vun xới mối quan hệ với các đối tác trong khu vực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trục xoay này gặp phải sự hoài nghi của các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh, những người cũng có mưu đồ riêng với khu vực.

Đối với Việt Nam, sự thay đổi của thời thế cũng đưa đến những thách thức mới, từ sự bất bình của dân chúng trước cách thức điều hành nền kinh tế và nỗ lực sửa đổi hiến pháp của chính phủ, cho đến sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiến triển kể từ năm 1995, mối quan ngại của Hà Nội trước ý đồ của Trung Quốc trong khu vực lại góp phần thúc đẩy quá trình đó – hay đúng hơn là Việt Nam cần phải làm thế.

Trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ

Bất chấp quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa năm 1995, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm vận trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc tháo bỏ lệnh cấm vận này tuỳ thuộc vào sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, điều mà Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng được. Chính vấn đề Dân chủ và Nhân quyền đã và đang là một trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ.

Trong lời phát biểu gần đây về cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường đã thừa nhận những khác biệt giữa hai nước. Bất chấp những khác biệt, ông hy vọng là cả hai nước sẽ bắt tay vào “mối quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi… và (đồng thời) tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.

Chắc chắn là nếu Việt Nam dự định duy trì tình trạng như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay vào mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dự định tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và muốn Washington dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và thừa nhận những quan ngại của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ đang nắm tất cả các quân bài.

Mặc dù chính sách xoay trục sang Châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, song chính sách đó vẫn không tùy thuộc vào sự hợp tác tích cực của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề thiếu đồng minh ở Châu Á–Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến Australia ở phía Nam, Philippines và Nhật Bản ở phía Bắc; hay đối tác, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia và Singapore.

Tăng cường quan hệ với Việt Nam sẽ giúp mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế lại phập phù ở chỗ nó chỉ tồn tại chừng nào người ta vẫn còn kiếm được cái gì. Để một mối quan hệ lâu bền, nó phải được thiết lập trên một nền móng vững chắc hơn: lòng tin và các giá trị chung.

Ai đó có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ sẽ gặp tổn thất trong mối quan hệ tương lai với Việt Nam nếu Hoa Kỳ khẳng định đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Dĩ nhiên là đúng với nhãn quan "chính trị thực dụng", nhưng trong trường hợp này, Mỹ chỉ có thể tự hại chính mình nếu làm ngơ trước những thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam chỉ vì quyền lợi ích kinh tế.

Những công dân Việt Nam mong muốn một xã hội tự do hơn và cởi mở hơn thật khó mà có cái nhìn thiện cảm với những nước đang giúp đỡ chính phủ hạn chế quyền của họ. Việc cho rằng Đảng CS mãi mãi nắm quyền lực sẽ là thiển cận.

Nếu Hoa Kỳ có ý định lãnh đạo thế giới tự do, họ phải hành động tương xứng. Hợp tác với một chế độ vẫn truy bức các bloggers và các nhà hoạt động dân chủ sẽ phát đi một tín hiệu sai.

Chủ tịch Sang đã đúng khi nhận xét rằng những khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là bình thường. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều bình thường khi những khác biệt đó lại là sự vi phạm rõ ràng những quyền phổ quát đã được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có bổn phận với luật pháp của nước họ, và sẽ làm cho bản hiến pháp và thiện chí của Hoa Kỳ mất uy tín ở nước ngoài một khi Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động xâm phạm các quyền mà hiến pháp Mỹ bảo vệ.

Một Việt Nam mới
Chuyến công du này có thể không đưa đến các hiệp định hay những tuyên ngôn đột phá từ Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama; tuy nhiên, nó lại có thể đặt nền móng cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì thế, hai nguyên thủ quốc gia cần tận dụng cuộc gặp này để thiết lập cơ hội cho các cuộc đối thoại trong tương lai, và rồi để đi đến đàm phán về những khác biệt.

Tự do và Dân chủ gắn liền với Thịnh vượng và Phát triển. Việt Nam khắc khoải quay trở về với thời kỳ hoàng kim, khi nó là một tín hiệu về sự phát triển kinh tế thịnh vượng ở Đông Nam Á, và việc thúc đẩy hoạt động giao thương với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam phần nào trở lại với thời kỳ huy hoàng về kinh tế trong quá khứ; tuy nhiên, bất kỳ giả thuyết nào cho rằng mọi chuyện rồi sẽ lặp lại như cũ đều chẳng có giá trị gì.

Khi người dân Việt Nam trở nên sung túc và mức sống tăng lên, họ sẽ sớm đòi hỏi ngày càng nhiều cho đến khi chính phủ, trong tình trạng hiện hành, không thể tiếp tục đáp ứng. Việc các công dân Việt Nam tìm đến Internet để bày tỏ thái độ bất mãn về các nhà lãnh đạo và khát khao đa nguyên chính trị, quyền tư hữu đất đai hay những thứ tốt đẹp hơn chỉ là một phần của những vấn đề đó.

Cuộc gặp gỡ này có thể mở đường cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào cuối năm nay và thừa nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược – tất cả những điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xoá nhoà được những khác biệt hay không.

Những năm tới đây người ta sẽ được chứng kiến một Việt Nam thay đổi. Liệu lớp lãnh đạo hiện thời trong Đảng CS có nhận ra những thay đổi này là tất yếu và phải điều chỉnh để thích nghi hay không là điều còn phải chờ thời gian trả lời. Như với lẽ tự nhiên, nếu Đảng CS không thích nghi được, nó sẽ bị đào thải. Và thay vì tiếp sức cho một thể chế đã tới số, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một Việt Nam mới.

(Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư Luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật quốc tế.)

Nguồn: Asia Sentinel

Sửa bởi người viết 24/07/2013 lúc 04:47:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#15 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 04:49:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuyệt thực và công du
UserPostedImage
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trưa 24 tháng 7 năm 2013 tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC. AFP PHOTO
Blogger Điếu Cày tuyệt thực đã bước sang ngày thứ 32 và cũng là ngày đầu tiên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước chân xuống đất Mỹ và có những gặp gỡ với giới chức chính phủ nước này. Liệu cuộc tuyệt thực này có gây trở ngại gì cho nỗ lực kết nối quan hệ giữa hai nước hay không?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này gặp khó khăn hơn người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết rất nhiều. Bên cạnh hồ sơ của hơn 160 tù nhân chính trị, hầu như báo chí và các tổ chức nhân quyền thế giới đều theo dõi cách ông giải thích với công luận Hoa Kỳ, nhất là với Tổng thống Barack Obama trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam tại Nhà Trắng về trường hợp tuyệt thực của nhà báo tự do, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Tại sao Điếu Cày tuyệt thực?
Ký giả Luke Hunt của tờ The Diplomat viết rằng tình trạng tuyệt thực và sức khỏe của Điếu Cày đã trở thành những đề tài hàng đầu của hầu hết báo chí khắp thế giới trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang chuẩn bị cuộc đối thoại với Tổng thống Barak Obama tại Nhà trắng. Luke Hunt cũng nhấn mạnh tới việc 46 nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã bị bắt giam trong 6 tháng đầu năm nay.

Tác giả bài báo nhắc lại blogger Điếu Cày là người từng được Tổng thống Barak Obama lấy làm điển hình là một nhà báo tự do bị đàn áp trong phát biểu trước đây nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới.

Tin tuyệt thực của người blogger nổi tiếng này do anh Nguyễn Trí Dũng con trai của Điếu Cày thuật lại lần gặp mặt mới nhất của anh với cha vào ngày 20 tháng Bảy:
“Bố tôi nhanh chóng bám vào khung cửa kính và hai tay đỡ đầu của ông lên và ông nói rằng họ sẽ cho gặp rất nhanh thôi nên con nghe bố nói cho rõ, bố đã tuyệt thực qua 27 ngày rồi. Bố tuyệt thực bởi vì họ ra cái quyết định biệt giam bố theo điều 27 khoản 2 mục DE tức là những mục dành cho người bị tâm thần, bệnh truyền nhiễm và những tù nhân vi phạm nội quy trại giam nhiều lần. Họ ra yêu sách bố phải ký vào giấy nhận tội thì họ mới ngừng cái việc đó lại. Cán bộ trại giam yêu cầu không nói là ông Hải tuyệt thực mà ông Hải chỉ không ăn đồ của trại gửi vào. Bố chỉ nói thêm một lúc nữa rằng ngày 24 tháng 6 bố tôi đã làm đơn ra Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An để khiếu nại việc giam giữ không đúng pháp luật nhưng mà cho đến nay bố tôi tuy đã tuyệt thực để chờ Viện kiểm sát trả lời nhưng không có bất kỳ ai trả lời hết.”
UserPostedImage
Những người ủng hộ Blogger Điếu Cày bên ngoài Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An nơi giam giữ tù nhân chính trị blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, hôm 22/7/2013. Citizen Photo

Hãy chuẩn bị 12 chiếc còng cho chúng tôi!
Sau nhiều lần tới Viện Kiểm sát Nghệ An đòi hỏi xác nhận có nhận được đơn của ông Hải hay không nhưng không thành công, sáng ngày 24 tháng 7, chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cùng con trai Nguyễn Trí Dũng tiếp tục đến Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An để yêu cầu giải quyết tình trạng tuyệt thực của cha và chồng của họ. Tại đây theo lời anh Dũng kể lại với chúng tôi điều lạ lùng đã xảy ra mặc dù Viện Kiểm sát Nghệ An vẫn mở cửa nhưng tất cả các phòng đều khóa trái cửa lại trong giờ làm việc.
Hai mẹ con quyết định quay về tại giam số 6 để hỏi về lá đơn này. Đi chung với hai người là những bạn bè hay có cảm tình với anh Hải. Mười người này từ Hà Nội và những nơi khác nhau cùng hướng về trại giam 6 Thanh Hóa. Công an trại giam đã tỏ ra bối rối vì không biết giải quyết trường hợp này ra sao. Trại giam đã kéo dài thời gian bằng những lý do rất thô thiển và gặp phản ứng mạnh mẽ của mười hai con người này. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một trong những người bạn của Điếu Cày có mặt trước cửa trại giam số 6 kể lại:

“Chúng tôi chờ đợi mãi rồi, 1 giờ 30 phút chiều họ bảo còn 27 phút nữa vì đồng hồ xê dịch một cách nào đấy có nghĩa là 2 giờ mới được gặp. Sau đấy đúng 2 giờ thì lính gác cổng lại bảo 2 giờ là giờ báo thức còn làm việc thì phải tới 2 giờ 15. Hết 15 phút này đến 15 phút kia không có ai ra tiếp chúng tôi cả cho tới hơn 3 giờ chiều bức xúc quá chúng tôi cùng đồng thanh nói: Nếu cán bộ trại giam không tiếp chúng tôi thì chúng tôi sẽ xông thẳng vào trại giam để gặp giám thị, chúng tôi sẽ vào tù cùng với anh Nguyễn Văn Hải. Mang đủ 12 cái còng ra đây.

Sự bức xúc và lo lắng cho anh Hải làm cho mọi người phản ứng như vậy nhưng tất nhiên là trại giam họ có đầy đủ người và phương tiện để ngăn chúng tôi lại.”

Giam “bóc tách” hay biệt giam?
Trước sự phản đối mãnh liệt của mười hai người, trại giam số 6 Thanh Hóa đã phải nhượng bộ cho chị Tân và anh Dũng vào gặp Phó giám thị trại giam là ông Thái Văn Thủy. Ông Thủy cũng chính là người ký lệnh biệt giam ông Điếu Cày vào ngày 22 tháng 7. Anh Nguyễn Trí Dũng kể lại cuộc gặp này:
“Ông Thái Văn Thủy nói bài ngữa với tôi luôn rằng họ có ra quyết định giam bóc tách riêng ông Nguyễn Văn Hải, tức là họ không dùng từ biệt giam, giam riêng ông Hải vào một khu và một phòng bởi vì ông Hải vi phạm nội quy trại giam. Cụ thể nội quy như thế nào thì ông này cũng nói y như cán bộ khác rằng chỉ trả lời trước cơ quan chức năng có trách nhiệm mà không trả lời với gia đình để xác nhận có làm quyết định giam vào ngày 22 tháng 6. Ông Thủy cũng nói thẳng có nhận được đơn khiếu nại của ông Hải nhưng họ không chuyển đi vì lá đơn có nội dung xuyên tạc và vu cáo giám thị trại.”

Bên cạnh các tổ chức như Human Rights Watch, Reporter Without Borders (Phóng viên không biên giới) hay Freedom-House liên tục lên tiếng về cuộc tuyệt thực của Điếu Cày, những tờ báo lớn tại Mỹ như The Washington Post, The Washington Times hay các hãng tin AP, FoxNews, Reuters, AFP và hầu như báo chí các châu lục đều xuất hiện các bài viết, đưa tin về sự tuyệt thực của Điếu Cày.

Từ Úc có tờ The Australian, Ấn Độ có Millennium Post, The Hindu. Tại Qatar xứ sở của các nước Ả Rập có tờ The Peninsular, ngay cả Phi Châu cũng không chịu kém, tờ News Kenya cũng xuất hiện hình của Điếu Cày trong số báo mới nhất trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước xuống phi trường Andrew của nước Mỹ.

Báo chí cả thế giới đều biết chuyện Điếu Cày tuyệt thực chỉ có báo chí Việt Nam là không biết để đưa tin dù chỉ là một tin tức thuộc hàng tội phạm.

Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2012, khi nhắc tới những cây bút bị tù đày vì anh đã can đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Đối với Điếu Cày ông nói: "Chúng ta không được quên các nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 cùng với một số lượng đàn áp các nhà báo công dân rất lớn ở Việt Nam".

Những khẳng định ấy ngày hôm nay chẳng những trở thành khó xử cho Tổng thống Mỹ mà còn làm cho Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang ngượng ngùng trong bàn đối thoại. Từ ngữ “bóc tách” thay vì “biệt giam” tuy rất sáng tạo nhưng chỉ chứng minh thêm tính cách luồn lách của các nhà giam Việt Nam và tiếc rằng những luồn lách này khó thể che đậy cuộc tuyệt thực của Điếu Cày trước sự vào cuộc đồng loạt của báo chí thế giới.
Source: RFA
phai  
#16 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 04:50:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gánh nặng của một chuyến đi xa

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.

Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.

Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.

Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.

Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.

Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.

Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?

Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».

Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.

Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.

Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.

Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.

Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.

Theo Blog Bùi Tín (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.316 giây.