logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/09/2020 lúc 01:40:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày đang ngắn lại dần. Đã hơn sáu giờ sáng, trời vẫn lờ mờ chút ánh sáng.Nắng trông ấm áp, nhưng trong làn gió thoang thoảng,có chút gì đó gợi nhắc đếnmùa Thu.Chỉ còn vài ngày là thời tiết sang mùa Thu.
Thángngày nghỉ hè của học sinh sắp hết!
Thời gian trở về với những buổi tựu trường.Hàng năm, cứ đến tháng ngày này, tuổi trẻ chuẩn bị cho những ngày tháng với trường, lớp, thầy, bạn.Từ cả tuần trước ngày khai giảng, những cô cậu sinh viên may mắn được nhận vào nội trú trong các trường đại học, đã phải bận rộn mua sắm và chuyên chở hành trang vào trường, để làm quen với phòng trọ, cùng bạn học và niên khóa mới.
Năm nay, cơn đại dịch toàn cầu, đã làm các cơ quan có trách nhiệm về sức khỏe và giáo dục,phải đắn đo khi quyết định về ngày khai giảng và an toàn cho thầy cô cùng học sinh. Có nơi đã phải đình hoãn, dời ngày khai giảng.
Ở Việt Nam, năm trước đây,2019, ngày Tựu Trường chánh thức là ngày 5 tháng 9.
Thế nhưng, học sinh phải khổ sở tập dợt cho cái ngày “đầy hệ trọng”, được nhà nước gọi là “Ngày Khai Giảng”.
Lại thêm, vì ngày giờ khai giảng lại phải phụ thuộc vào thời gian của các lãnh đạo cấp trên, cho nên bất kể thời tiết nắng hay mưa, học sinh – nhất là các cháu tiểu học – phải tập dượt để chuẩn bị và phải có mặt vào Ngày Khai Giảng ấy!
Tác giả Nguyễn Hoàng Chương có nhận định về “Ngày Khai Giảng”, trong bài viết đăng ngày 27 tháng 8 năm 2019, trên báo Tuổi Trẻ, với tựa đề “Lễ khai giảng cho ai?”, như sau:
“Trường nào có đại biểu về dự, giờ thì hiệu trưởng đang “vắt chân”… chạy! Ngày khai giảng, học sinh được tập trung sớm, tất nhiên trước đó mấy ngày đã có tập dượt hát Quốc ca, phát biểu của học sinh, các tiết mục văn nghệ, trò chơi; tập dượt cả nghi thức đón đại biểu, có trường còn cẩn thận cho học sinh tập… vỗ tay chào khách.
Từ đó, trong lễ khai giảng, vị trí trung tâm không thuộc về học sinh, các em đến khai giảng như tham gia một hoạt động trải nghiệm của nhà trường.Xúc cảm ngày khai giảng, từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông, thật nhạt nhòa.
Ký ức ngày đầu tiên đi học của nhiều thế hệ học sinh xưa nay chỉ còn là hoài niệm. Diễn văn khai giảng, có trường nhắc đến qua trích đoạn bài viết Tôi đi học của Thanh Tịnh, nhiều học sinh không quan tâm, ai cũng biết – một sự gượng ép, níu kéo vụng về!…”
Rất thật!
Tác giả bài báo đã ghi lại một cảm xúc rất thật, thật đau lòng:
“Ký ức ngày đầu tiên đi học của nhiều thế hệ học sinh xưa nay chỉ còn là hoài niệm. Diễn văn khai giảng, có trường nhắc đến qua trích đoạn bài viết Tôi đi học của Thanh Tịnh, nhiều học sinh không quan tâm, ai cũng biết – một sự gượng ép, níu kéo vụng về!…”
Trong tâm tình bên trên, tác giả có nhắc đến tựa bài “Tôi đi học của Thanh Tịnh”!
Đau!
Thật đau!
Thật vậy,…nhiều học sinh đã… không quan tâm!
Thật vậy,…ai cũng biết… đó là một sự gượng ép, níu kéo vụng về!
Những ai đã từng được chào đời và được đi học ở miền Nam đều biết và hãy còn nhớ đến bài viết vớiba chữ đầy ý nghĩa “Tôi đi học”
Trong tập truyện Quê Mẹ, ấn hành năm 1941, có bài Tôi Đi Học. Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại buổi tựu trường đầu đời của mình, của tuổi thơ Việt Nam, trong thời yên bình, chưa bị cộng sản cai trị.
Đây, Thanh Tịnh trong bài Tôi Đi Học:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi sáng mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận.Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa.Nhưng mấy cậu ấy không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
– Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
– Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác.Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa.Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi.Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba.Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi.Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
– Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?(Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào.Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
– Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến.Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà.Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm.Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp.Trong thời thơ ấu ấy tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay.Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình.Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
“Bài tập viết: Tôi đi học!”
Tác giả Nguyễn Hoàng Chương cũng đã phải buông lời chua chát cho tuổi thơ bây giờ:
“Đó là chưa nói đến có hiệu trưởng suy nghĩ mình có thanh thế, tưởng mình có thành tích nên lãnh đạo mới về dự khai giảng.Người dự như cũng muốn thể hiện sự ưu ái, quan tâm đến ngành giáo dục?
Sau đó, báo Tuổi Trẻ,hôm 4 tháng 9,có viếtthêm về cái “Ngày Khai Giảng” khốn khổ ấy như sau:
“Ngay tại Hà Nội, trong vòng 2-3 tuần trước ngày 5-9, ở nhiều trường, buổi nào đến lớp, học sinh cũng căng mình dưới cái nắng gay gắt để tập dượt, nào đi, nào đứng, nào… chào vẫy cờ hoa, tập đủ hiệu lệnh cho buổi lễ Khai giảng đầy hệ trọng.
Có những em bé vừa hết tuổi mầm non, bước chân vào lớp Một ngơ ngác hỏi: “Sao ngày nào cũng khai giảng thế mẹ ơi?”.
Ôi… “Ngày khai giảng” bây giờ!
Niên học vừa qua,năm 2019, cả nước Việt Nam có hơn 23 triệu học sinh và sinh viên.Trong đó có 5.360.000 em thuộc lớp mẫu giáo.
Thế là, năm nay có thêm ít nhất 5 triệu “mầm non”sẽ tập tễnh bước vào đoạn đờilàm học sinh!
Các em rồi cũng sẽ ngoan ngoãn vỗ tayvà nghêu ngao hát hò những giấc mơ mà đảng vỗ về truyền dạy; cái giấc mơ mà thế giới văn minh đã từng biết rõ ra,đó là… cơn ác mộng của nhân loại!
Có thêm hơn 5 triệu em sẽ tập tành tròng vào cổmình cái khăn quàng màu đỏ oan nghiệt!
Thế đấy!
Đấy, “Trăm năm trồng người” của đảng!

Ôi… Đi học!
Ôi… tuổi thơ Việt Nam ngày nay!

Ngày tựu trường 2020
Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.