logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 10:43:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đơn khiếu nại của các luật sư trong ngày đầu xét xử vụ Đồng Tâm.

Việt Nam hôm 7/9 đã đưa các bị cáo là dân làng Đồng Tâm ra xét xử ở Hà Nội trong phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày.

Trong số 29 bị cáo, 25 người bị truy tố tội “Giết người” với khung hình phạt từ 12 năm tù đến tử hình. 4 người bị cáo buộc “Chống người thi hành công vụ” với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Ông Đặng Đình Mạnh, một trong các luật sư bào chữa, viết trên Facebook rằng “buổi làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm là những tranh đấu của các luật sư về vô số các vấn đề thuộc về thủ tục tố tụng”.

Ông Mạnh cũng đăng ảnh “đơn khiếu nại” gửi chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội về “hành vi tố tụng trái pháp luật của thẩm phán chủ tọa phiên tòa”, trong đó viết rằng “lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa đã ngăn cản các luật sư tiếp xúc với các bị cáo do mình bào chữa” và “yêu cầu thẩm phán Chủ tọa phiên tòa [ông Trương Việt Toàn] cùng HĐXX [Hội đồng Xét xử] phải đảm bảo ngay lập tức quyền tiếp xúc giữa bị cáo và luật sư bào chữa trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa”.

Một luật sư khác, ông Lê Văn Luân, cũng viết trên mạng xã hội lớn nhất thế giới về “tiền lệ” mà ông nói là “chưa từng gặp trong các phiên toà trước đây” này.

Hiện chưa rõ ngay, chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội phản ứng và giải quyết yêu cầu này như thế nào.

Vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền kéo dài và rơi vào thế bế tắc trong nhiều năm.
Sự việc lên tới đỉnh điểm năm 2017 với vụ dân làng bắt giữ nhiều cảnh sát cơ động, khiến ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khi đó, phải về Đồng Tâm đối thoại và viết bản cam kết, trong đó có đoạn “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”, trước khi “các con tin” được thả.

Mới nhất là vụ bố ráp lúc rạng sáng hồi đầu năm nay, làm ông Lê Đình Kình, người được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của dân làng Đồng Tâm, và 3 công an tử vong trong các diễn biến hiện vẫn gây tranh cãi.

Theo báo điện tử VnExpress, Chủ tọa Trương Việt Toàn đã bác bỏ đề nghị triệu tập Chủ tịch Nguyễn Đức Chung của các luật sư vì cho rằng lãnh đạo TP Hà Nội, vốn bị “khởi tố” và “bắt tạm giam” một vài ngày trước trong một vụ án khác, “không liên quan trực tiếp”.

Tin cho hay, ông Toàn cũng “không chấp nhận đề nghị mời người thân các bị cáo tới theo dõi xét xử” vì cho rằng “29 bị cáo đều đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, không cần người giám hộ".

Hình ảnh được truyền thông trong nước đăng tải cho thấy nhiều chốt kiểm soát đã được lập bên ngoài nơi xét xử, với sự hiện diện đông đảo của lực lượng an ninh.

Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh Virginie Battu-Henriksson hồi giữa tháng Một từng nói với VOA tiếng Việt rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm.

“Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm, đồng thời bày tỏ kỳ vọng rằng “chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 10:48:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ án Đồng Tâm và hai… ông Trọng, hai… đảng!

UserPostedImage
Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV

Hôm nay - 7 tháng 9, hệ thống tư pháp tại Việt Nam tiến hành xét xử theo trình tự sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Vụ án mà trước nay, dân chúng Việt Nam vẫn gọi là “vụ án Đồng Tâm” (1),…
Suốt tám tháng vừa qua, “vụ án Đồng Tâm” đã trở thành một trong những đề tài nóng nhất ở Việt Nam. Thiên hạ đã mổ xẻ từ nguyên nhân, diễn biến đến cách thức tiến hành tố tụng hết sức kỳ quái của hệ thống tư pháp (2), cho dù Việt Nam có… Luật Tố tụng hình sự và Liên đoàn Luật sư từng phải kiến nghị điều chỉnh cho bớt… kỳ(3)!..
Tuy nhiên, bài này không bàn đến những yếu tố vừa đề cập, mà chỉ nêu thắc mắc, qua “vụ án Đồng Tâm”: Tại sao lại có đến hai… ông Trọng và hai… đảng, cả trong quản trị, điều hành quốc gia lẫn xử lý những vấn đề liên quan đến đảng viên? Lẽ nào ông Trọng và đảng có thể thản nhiên… phân thân như thế?
***
Hôm 6 tháng 9, tạp chí Luật khoa đăng “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng” của May khiến rất nhiều người đọc ngậm ngùi, thương cảm (4). Chẳng ai bắt ông Trọng và đảng phải tin tâm sự của vợ con cụ Lê Đình Kình nhưng chuyện cụ Kình có “Huy hiệu 55 năm tuổi đảng” thì chẳng ai bịa ra được.
Xét về giá trị, chắc chắn “Huy hiệu 55 năm tuổi đảng” của cụ Kình hơn hẳn “Huy hiệu 50 năm tuổi đảng” mà đảng từng tổ chức trao tặng một cách long trọng cho ông Lê Thanh Hải (5), bất chấp phản ứng của công chúng về thảm nạn Thủ Thiêm. Hay “Huy hiệu 40 năm tuổi đảng” mà đảng cũng từng long trọng trao tặng ông Nguyễn Bắc Son (6), bất kể “điều ra, tiếng vào” về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
So cách đảng đối xử với cụ Kình và ông Hải, ông Son cũng như nhiều ông khác cùng loại với hai ông này, câu đầu tiên cần hỏi là vì sao tuổi đảng dày hơn lại bị khinh miệt, ngược đãi tàn tệ hơn? Phải chăng vì cụ Kình theo sát dân ý, thu phục được nhân tâm và ông Hải, ông Son cũng như nhiều ông khác thì không?
Có một ông Trọng và một đảng liên tục kêu gọi dân chúng tin yêu, tín nhiệm mình và một ông Trọng, một đảng khác, xem việc đảng viên nào đó được dân chúng tin yêu, tín nhiệm là kẻ thù cho lợi ích toàn diện, tuyệt đối của mình, thành ra phải tiêu diệt, bất kể đạo lý, bất chấp “pháp quyền XHCN”.
Thật ra, cụ Lê Đình Kình chỉ là ví dụ mới nhất. Trước cụ đã có vô số ví dụ và câu chuyện về ông Trần Độ là một ví dụ nổi tiếng, minh họa cho hai… ông Tổng Bí thư, hai… đảng, nếu có đảng viên nào đó nói và làm những điều hợp lý được dân chúng tán thưởng nhưng nguy hại cho lợi ích toàn diện, tuyệt đối của riêng đảng.
Nếu đã từng có một Trần Độ (Ủy viên BCH TƯ đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trung tướng quân đội) chỉ vì khuyến cáo đảng nên từ bỏ cơ chế lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của quốc hội, chính phủ mà bị đày đọa, cô lập, đến lúc chết, đảng vẫn chưa tha, cấm đồng đội, đồng chí, kể cả những công thần như ông Võ Nguyên Giáp bày tỏ sự thương tiếc (6) thì chuyện cụ Kình phải chết thảm, gia đình phải tan nát như đã thấy là hoàn toàn phù hợp với… tư duy và cách hành xử của đảng.
Với lối tư duy và cách hành xử ấy, có một ông Trọng và một đảng cam kết “tự chỉnh đốn”, “chống tham nhũng, lãng phí không chấp nhận ngoại lệ, không có vùng cấm”, song hành với một ông Trọng và một đảng khác liên tục bày tỏ sự “đau xót” khi xử lý “tham quan, ô lại” và luôn miệng phân bua “không thể không làm” như một cách trấn an những đồng chí còn lại (7).
Tuy nhiên ngay cả “đau xót” thì ông Trọng thứ… hai và đảng… thứ hai cũng không cùng hướng với nhân tâm, dân ý. Chưa có ông Trọng… nào và đảng… nào chia sẻ sự “đau xót” về “vụ án Đồng Tâm”, về việc một đảng viên là “lão thành cách mạng” như cụ Kình thảm tử giống như nhiều triệu người Việt đã bày tỏ suốt thời gian vừa qua. Tương tự, cứ ngẫm mà xem đã có ông Trọng… nào và đảng… nào bày tỏ sự “đau xót” trước đủ loại thảm nạn, thảm cảnh đã và đang diễn ra hàng ngày trên khắp Việt Nam.
Lòng nhân ái và khoan dung của cả hai… ông Trọng, hai… đảng chỉ dành cho những đồng đảng giống mình chứ không phải những… đồng chí hành xử theo nhân tâm, dân ý như cụ Kình. Cụ Kình chết oan nhưng không chết uổng! 29 bị cáo vừa được áp giải đến Tòa án thành phố Hà Nội để hệ thống tư pháp XHCN tại Việt Nam xét xử, dẫu bị cáo buộc oan cũng không uổng. Những vụ án như “vụ án Đồng Tâm” sẽ xé toạc mọi thứ màn giúp phơi bày bản chất thực của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền hiện tại.
Trân Văn (VOA)
_________
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/xet-x...am-20200907080036202.htm
(2) https://baotiengdan.com/...a-nhom-luat-su-dong-tam/
(3) https://vietnamnet.vn/vn...i-o-dong-tam-652058.html
(4) https://nld.com.vn/chinh...ng-20180515132441123.htm
(5) https://infonet.vietnamn...nam-tuoi-dang-91078.html
(6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Độ
(7) http://dangcongsan.vn/xa...he-khong-lam-539104.html

song  
#3 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 10:52:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cải cách tư pháp và vụ án Đồng Tâm

UserPostedImage
Tang lễ ông Lê Đình Kình ngày 13 tháng Giêng, 2020.

VOA: Bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) viết ngày 4 tháng Chín, vài ngày trước khi phiên tòa Đồng Tâm diễn ra. Tác giả có bằng Cử nhân Luật, cựu Thiếu tá An ninh, cựu tù nhân chính trị.
***
Không như “đổi mới”, “cải tiến”, “hoàn thiện”, khi nói đến hai chữ “cải cách”, chắc ai cũng hiểu phải có sự thay đổi gì đó mạnh mẽ lắm.
Trong những đề tài khoa học bàn về khái niệm “cải cách” cũng có hàm ý đó, nó là một sự thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa … theo hướng tiến bộ.
Cải cách tư pháp
Đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản, chuyện cải cách mang tầm quốc gia có lẽ chỉ mới một lần, đúng nghĩa - Cải cách ruộng đất. Một cuộc đổi thay “trời long đất lở”, như cách tự ca ngợi đã rất phổ biến của truyền thông và người nhà nước.
Năm 1986 thì bắt đầu có cuộc “Đổi mới”, chủ yếu về kinh tế, cũng đã là một sự đổi thay mạnh mẽ lắm rồi, để mấy năm nay cứ thấy bàn tới cuộc nữa gọi là phiên bản 2.0.
Đến như giáo dục, một lĩnh vực vô cùng quan trọng, quyết định tương lai đất nước, hàng chục năm rồi quá tệ hại, cần sự biến chuyển dứt khoát, mà người ta cũng không dám/không thể dùng tới chữ “cải cách”.
Thế nhưng, lâu nay, một thứ liên quan tới mọi mặt của cuộc sống với nỗi khổ đau ai oán trùng trùng của muôn người, đã lặng lẽ được “cải cách” - hoạt động tư pháp.
Nói “lặng lẽ” không oan! Vì tuyên bố thì có vẻ lớn mà trên thực tế lại quá nhỏ. Một thứ thiết chế lỏng lẻo, có tên gọi dễ gây nhầm lẫn với nhiều thứ tương tự, được thành lập - “Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương”. Trưởng ban là ông Chủ tịch nước, “xuân thu nhị kỳ” nhóm họp. Họ bàn gì, thay đổi được gì … thì chỉ có dăm ba tờ báo tóm lược chung chung.
Hai năm nay, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mặc nhiên lãnh thêm nhiệm vụ đó từ cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Quả là quá nặng nhọc!
“Cải cách tư pháp” là gì?
Một cuộc đổi thay biết đâu cũng làm … trời lay đất chuyển mà chẳng lẽ cứ âm thầm thì thật uổng.
Người dân cần được hiểu nó, không chỉ qua mỗi kỳ họp của “Ban chỉ đạo …”, báo đăng lên sơ sơ nội dung, là đủ.
Họ cần biết là các hoạt động tư pháp là gì, vì sao lại cần phải “cải cách”, mục tiêu là gì, và cuối cùng là kết quả “cải cách” được tới đâu.
Khi họ biết hoạt động tư pháp là công việc của tòa án xét xử, cùng với các cơ quan kiểm sát, điều tra (công an, hải quan, biên phòng …), của các luật sư bào chữa, luật gia tư vấn pháp lý … thì ắt hiểu việc “cải cách” sẽ đem lại cho mình những quyền lợi quan trọng tới mức nào.
Ví như báo chí mấy năm nay cứ bàn tới chuyện hỏi cung là phải ghi âm, ghi hình. Đó là cái mới hướng tới cải cách, nhưng đưa vào luật rồi, mãi vẫn chưa thực hiện. Thế là cải … lùi (so với luật đã được đặt ra).
Hay về quyền của người bị bắt, tạm giam, là phải có luật sư. Nhưng nhiều vụ án gần đây, luật sư cứ bị làm khó đủ điều, tới độ có những hiện tượng mà lịch sử tư pháp Việt Nam chưa bao giờ thấy; không thể chỉ nói nhẹ là “lùi” được. Vì “cần câu cơm”, các luật sư thường nín lặng. Họ hết cách, chứ chẳng phải được hưởng “cải cách”.
Nhưng “cải cách” thì phải làm gì để thay đổi hẳn thực trạng? Những điều luật mà từ ngữ chung chung dễ bị “lách”, lại thêm quá nhiêu văn bản dưới luật dễ bị vi phạm mà không sợ phải chịu chế tài. Trao quyền quá lớn cho cơ quan điều tra. “Quyền” chẳng cần tranh luận với luật sư của các công tố viên. Quyền “sinh sát” của quan tòa xử oan chẳng sợ hậu quả.
Các cuộc họp thưa thớt dần của “Ban chỉ đạo …”, làm sao đi sâu vào tìm cách phá bỏ những thứ rào cản vô hình kiểu như thế?
Bao nhiêu những vụ án oan sai, mà chỉ lác đác vụ được minh oan, nhưng rồi đòi cho được bồi thường lại vô cùng gian khó, “cò kè bớt một thêm hai”. Mới đây thôi, một cụ ông ròng rã 40 năm khiếu nại bị oan với 833 cái “… ngàn thu ở ngoài”; kết quả nhận được hơn 1 tỉ đồng. Chưa nói tới chuyện lần cho ra và trừng trị kẻ gây oan trái cho dân lại càng khó hơn.
Sơ sơ vậy để thấy, muốn nói tới “cải cách tư pháp”, trước hết phải chỉ cho ra bản chất sâu xa bên trong, bên trên, đằng sau thực trạng của nó là cái gì mà khó đến vậy, để mà tiến hành cải cách.
Xin chỉ đích danh. Đó là “chính trị thống soái”, “đảng chỉ đạo”, chính là nguyên nhân gốc rễ làm cho từ cơ quan lập pháp, cho đến các cơ quan tư pháp không khỏi lúng túng, hoặc ngược lại, là chỗ dựa cho sự vi phạm mỗi khi bàn, thông qua văn bản luật, hay thực thi pháp luật. Tất tật phải đảm bảo “giữ ổn định chính trị”, không làm “suy giảm niềm tin của nhân dân” đối với Đảng v.v..
Trêu thay, khi đặt “chính trị là thống soái”, dẫn tới một nền tư pháp mất đi tính khách quan và thượng tôn pháp luật, thì chính nó lại quay lại cản trở mục tiêu chính trị hiện đang được đặt lên hàng đầu cho sự tồn vong của chế độ: chống tham nhũng-“giặc nội xâm”. Tệ hơn, nhưng rất khó thấy, là bên trong chính hệ thống tư pháp đó có không ít kẻ tha hóa lại lợi dụng thứ “chính trị là thống soai” để toa rập với tội phạm tham nhũng, do mình có trách nhiệm thụ lý, để mà hưởng lợi. Tay nọ bắt người, tay kia … móc túi!
Vụ án Đồng Tâm
Có lẽ trong tương lai, sẽ tới lúc có một thứ thiết chế quyền lực hơn hẳn, thực chất hơn hẳn “Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp”, để rồi lấy vụ án này ra làm điển hình cho việc phải “cải cách” thực sự các hoạt động và các cơ quan tư pháp.
Nói như vậy bởi vì toàn bộ vụ án, chỉ tạm tính từ ngày 09/01/2020 trở đi, đã lột tả thực trạng tư pháp Việt Nam, với những đỉnh cao kỷ lục của những điều phi lý, cần phải “cải cách” đến thế nào.
Một vụ án thuần túy ban đầu là dân sự, lại bị đẩy tới hình sự, và cuối cùng như thể “chính trị”. Dù chính quyền này không chịu công nhận tính chất “chính trị” khét lẹt trong đó, báo chí hoàn toàn một chiều, thì người dân cũng quá rõ.
Các nghi can vừa mới bị bắt là đài truyền hình trung ương đã đưa ngay hình ảnh “nhận tội”, đi ngược một cách trắng trợn tinh thần của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vẫn từng được ca ngợi về những đổi mới; trong đó có nguyên tắc “suy đoán vô tội”, nói rõ một khi chưa có bản án kết tội của tòa thì mọi bị can, bị cáo đều phải được coi là vô tội.
Sau ngày nổ ra vụ án, giáp Tết rồi, mà cả làng như bị giam lỏng trong suốt một tuần. Hết phong tỏa, cũng chẳng thấy báo chí vào gặp dân mà nghe tố cáo tội phạm “giết” công an, ca ngợi những tấm gương dũng cảm hy sinh (?) ... Sao lạ vậy, tuyên truyền với tuyên giáo đi đâu cả? Phải chăng các nhà báo sợ một thứ gì đó vô hình? Hiếm hoi tìm thấy một bài báo, thì chỉ lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo xã đánh giá vụ việc, là “sự việc vừa qua chỉ liên quan đến một nhóm nhỏ”. Thế kỷ 21 với mạng xã hội hàng chục triệu dân tham gia, mà công tác tuyên truyền như thể cách nay nửa thế kỷ.
Những ngày sắp diễn ra phiên tòa, xét xử thứ tội trạng chết người cho hàng chục nông dân chân đất, mà họ vẫn không được gặp người thân. Tới độ dường như người thân của họ còn bị cản trở đủ kiểu ngấm ngầm, quyết liệt, để không thể tới được phiên tòa.
Những ai chưa từng phải một ngày trong vòng lao lý thì khó mà tưởng tượng được tinh thần, ý chí của những con người này liên quan tới mức nào với luật sư, người thân thăm nuôi, thư quà động viên của gia đình.
Ngược lại, các cơ quan tư pháp thì quá hiểu, đầy kinh nghiệm rằng muốn đánh sụp tinh thần, ý chí tự bảo vệ quyền lợi/sự vô tội của các bị can, bị cáo, thì những cách “êm ái” nhất, nhưng mang ý nghĩa quan trọng bậc nhất, là đẩy họ tới trạng thái cô đơn cùng cực.
Kinh nghiệm cá nhân
Nếu chỉ so sánh sơ về điều kiện tinh thần của tôi sau khi bị bắt năm 2014 với những người nông dân bị can trong vụ Đồng Tâm, thì có thể nói là “một trời một vực”. Tôi thuận lợi hơn họ gấp trăm lần.
Ấy thế mà trong suốt 2 năm rưỡi bị tạm giam, cơ quan điều tra, kiểm sát, cả tòa án cũng đã có không biết bao nhiêu biểu hiện từ “lách luật” cho tới trái luật để đem đến khó khăn cho tôi trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngay những phút đầu tiên thực hiện lệnh khám nhà, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. Họ mở cả mấy máy tính của tôi, vào mạng Internet suốt 7-8 tiếng đồng hồ, rồi in ra hàng đống tài liệu, lấy đó làm chứng cứ buộc tội. Chẳng khác gì vào khám nhà người ta, rồi đục tường sang nhà hàng xóm, khuân về … ma túy, lấy đó làm “bằng chứng”.
Tang vật lưu giữ tại trại tạm giam (B14), giữa hai ngày tiến hành mở, họ niêm phong một cửa ra vào, còn một cửa thứ hai thì … “quên”. Khi tôi muốn viết tình tiết đó vào biên bản, để tiếp tục bác bỏ toàn bộ quá trình thu thập chứng cứ, thì điều tra viên nửa năn nỉ, nửa đe dọa để tôi bỏ qua, dù cho tất cả diễn biến đã được họ quay phim.
Giữa thời gian bị giam giữ, có giai đoạn đến 10 tháng tôi không được gặp gia đình (dù đã kết thúc điều tra, có quy định hàng tháng được gặp), gửi thư về nhà thì trại lặng lẽ giữ lại, mà chẳng có lý do gì, tự mình phải phán đoán.
Ví như thư gửi đi, nếu nội dung tỏ ra cho gia đình biết mình vẫn vững ý chí, là chắc chắn bị ngấm ngầm giữ lại.
Cán bộ trại chỉ ỡm ờ: “Anh lại viết là ‘ung dung tự tại’”. Còn vị Phó giám thị thì bảo: “Anh viết thế nếu chỉ gia đình đọc thì không sao, đằng này lại tung lên mạng …”.
Và còn nhiều lắm những chuyện khôi hài khác, bất chấp quy định pháp luật, vô hiệu hóa toàn bộ quá trình điều tra, được tôi và các luật sư trưng ra trước tòa, nhưng tất cả đều được quan tòa coi là chuyện “nhỏ”, chẳng ảnh hưởng gì tới bản án.
Luật sư, trong giai đoạn hỏi cung, hầu như không được trao đổi với bị can về vụ án. Họ chủ yếu chỉ ngồi nghe điều tra viên hỏi bị can rồi ghi chép thôi; không thể tư vấn chung về luật, nói gì tới chuyện giúp bị can trong từng câu trả lời, hay cảnh báo điều tra viên khi có dấu hiệu vi phạm … (như ở xứ văn minh, dân chủ).
Tôi cũng không thể biết được những văn bản và thực tế gì cản trở họ khi tham gia các buổi hỏi cung.
Tuy nhiên, sự có mặt của luật sư, nhất lại là người quen biết, mình từng tin tưởng là rất quan trọng về tinh thần. Họ sẽ là người liên lạc dù tối thiểu giữa bị can với gia đình. Họ tham gia chuyện trò mỗi phút giải lao, giảm nhẹ áp lực cho bị cáo.
Họ đem lại hy vọng cho bị cáo vì sau thời gian “đi cung”, kết thúc điều tra là được gặp trao đổi trực tiếp với luật sư.
Với các bị can bị buộc tội với khung hình phạt cao nhất là tử hình, như vụ Đồng Tâm, thì việc có mặt luật sư trong các buổi hỏi cung là vô cùng quan trọng; theo tôi biết, có văn bản dưới luật quy định rõ.
Cuối cùng là khi ra tòa, luật sư dù có bị thiếu tôn trọng tới đâu thì cũng góp vào tiếng nói bảo vệ thân chủ và đặc biệt là có thể đưa thông tin trung thực tới công luận, tạo áp lực nhất định với cơ quan pháp luật.
Từ những kinh nghiệm riêng đó, dễ hiểu là với những bị can trong vụ Đồng Tâm, cơ quan pháp luật có thể tự cho mình quyền làm tất cả những gì để đạt được mục đích của họ. Và thực tế đã chứng minh điều đó.
Các phiên tòa về Đồng Tâm sắp tới
Ngày 03/09/2020, sát thời điểm diễn ra phiên tòa sơ thẩm, thế mà các luật sư bảo vệ cho hầu hết trong 29 bị cáo vẫn còn phải gửi (thêm) một lá đơn chung tới tòa, viện kiểm sát Hà Nội phản ánh những “khó khăn từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, khiến cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ đang bị tạm giam là rất khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn”.
Cũng trong văn bản này, các luật sư đã chỉ ra những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa nội dung bản kết luận điều tra/cáo trạng với lời trình bày của các bị cáo khi gặp luật sư gần đây, có ý nghĩa quyết định trong việc xem xét có hay không tội trạng của bị cáo.
Các luật sư đã không còn đủ thời gian để xác minh, đối chất hòng tìm ra sự thật một cách thuyết phục nhất – một thao tác tối thiểu, nhưng cũng tối quan trọng giúp cho việc bảo vệ thân chủ của họ.
Như vậy cũng đã đủ cho công luận có thêm quyền nghi ngờ rất lớn về tính nghiêm minh của pháp luật ở chính các cơ quan pháp luật này.
Những người nông dân thấp cổ bé họng, bị buộc vào tội trạng tới mức tử hình, bị cách ly tuyệt đối quá phi lý với gia đình, luật sư trong một thời gian dài như vậy, đối mặt với cả đội ngũ điều tra, kiểm sát dày dạn, thì dễ hiểu rất có thể họ phải chọn cách thừa nhận thứ tội mà mình không có, để mong được “khoan hồng”.
Rồi, cũng sẽ như nhiều phiên tòa khác, thậm chí đáng lo hơn, quan tòa sẽ chủ yếu công nhận lời “thú tội” trước cơ quan điều tra, mà coi nhẹ lời “phản cung” tại tòa của bị cáo cùng chứng lý của các luật sư. Còn các công tố viên cũng không cần tranh luận tới cùng với luật sư; luật không bắt buộc họ phải vậy, mà quan tòa cũng chẳng muốn “làm khó” họ.
Không lẽ, bằng một vụ án lớn đến thế, công cuộc được gọi là “Cải cách tư pháp” đang chứng tỏ hơn bao giờ hết bản chất của mình?
Ông Trưởng ban Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp trung ương có biết điều đó không?

Hà Nội, ngày 4/9/2020
Nguyễn Hữu Vinh (VOA)
song  
#4 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 11:06:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân quyền Quốc tế: Phiên toà Đồng Tâm là án bỏ túi

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 7/9 lên tiếng quan ngại về phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm diễn ra vào cùng ngày vì cho rằng phiên toà không độc lập và kết quả là án bỏ túi.
29 người dân Đồng Tâm bị bắt giữ sau vụ hàng ngàn cảnh sát tấn công và xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, rạng sáng ngày 9/1/2020 liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Vụ tấn công đã khiến 4 người thiệt mạng bao gồm một người dân là ông Lê Đình Kình và 3 cảnh sát.
29 người bị bắt giữ với các cáo buộc tội giết người và chống người thi hành công vụ.
HRW nhận định: “Có những quan ngại chính liên quan đến thủ tục tố tụng và quyền được có một phiên toà công bằng đối với 29 người dân liên quan đến vụ Đồng Tâm. Việc sử dụng tra tấn và ép cung là điều thường xảy ra đối với những người bị công an bắt giữ ở Việt Nam. Các phiên toà không độc lập và kết quả đã được định sẵn bởi đảng cộng sản cầm quyền là thương hiệu của hệ thống được gọi là pháp lý ở Việt Nam”.
Theo HRW, những người dân bị bắt giữ bị hạn chế gặp luật sư trong khi có quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời về vụ tấn công của cảnh sát vào Đồng Tâm và sẽ không bao giờ được trả lời khi Hà Nội vội vã kết tội những người dân.
HRW lo ngại những người dân Đồng Tâm sẽ phải chịu những bản án nặng nề để cảnh báo những người dân khác không thách thức giới chức nhà nước trong tương lai.
Theo truyền thông trong nước, trong số 29 bị cáo ở phiên toà tới, 25 người bị cáo buộc tội giết người với khung hình phạt từ 12 năm tù đến tử hình, 4 người bị cáo buộc tội chống người thi hành công vụ với án tù từ 2 đến 7 năm.
Ngay trước phiên toà một ngày, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, phát ngôn nhân Bộ Công an đã trả lời báo Chính Phủ, theo đó, ông Xô tiếp tục khẳng định những người dân Đồng Tâm đã phạm tội khi tấn công vào cảnh sát được điều đến Đồng Tâm để canh gác khu đất tranh chấp. Ông Xô nói rằng những người dân Đồng Tâm đứng đầu là cụ Lê Đình Kình, một đảng viên kỳ cựu, là bất mãn, lôi kéo người dân tham gia “Tổ đồng thuận” để chống đối chính quyền.
Hơn thế nữa, ngươi đại diện Bộ Công an cáo buộc cụ Lê Đình Kình là một loại “cường hào địa chủ mới”, hậu quả của sự thái hoá biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên, mượn danh nghĩa đảng viên lo cho dân để chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Vụ việc Đồng Tâm đã khiến nhiều tổ chức quốc tế quan tâm. Vì vậy, HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho các nhà quan sát quốc tế và các nhà ngoại giao cùng các tổ chức phi chính phủ được phép vào quan sát phiên toà, đồng thời “chấm dứt việc sách nhiễu cũng như theo dõi người thân những người bị xét xử”.
Tham gia bào chữa cho các bị cáo có 33 luật sư, bao gồm 15 người do gia đình các bị cáo mời và 18 người do toà chỉ định, theo thông tin từ truyền thông trong nước. Dự kiến phiên toà sẽ kéo dài 10 ngày.
Theo ghi nhận từ báo chí trong nước, từ sáng sớm, hàng trăm cảnh sát lập nhiều chốt bảo vệ quanh Toà án Nhân dân Hà Nội, trong bán kính khoảng 2 km. Chỉ người nào có giấy của toà án mới được mời vào.
Khoảng 1 tuần trước phiên toà, một số người thân của các bị cáo và luật sư cho Đài Á Châu Tự Do biết gia đình các bị cáo vẫn chưa được gặp họ và cũng không nhận được giấy mời tham dự toà dù phiên toà được nói là diễn ra công khai.
Theo RFA
song  
#5 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 11:07:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các luật sư phản đối việc Chủ tọa không cho tiếp xúc các bị cáo trong phiên tòa Đồng Tâm

Ngay trong giờ nghỉ trưa của phiên tòa Đồng Tâm ngày thứ nhất, 10 luật sư bào chữa cho những người dân đã ngay lập tức làm đơn gửi Chánh án TAND Thành phố Hà Nội để khiếu nại đối với hành vi tố tụng trái pháp luật của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Cụ thể các luật sư cho rằng, ông Chánh án đã công khai tuyên bố như sau;
"Các Luật sư đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, đã có thời gian tiếp túc với các bị cáo trước khi xét xử trong trại giam, vì vậy việc tiếp xúc giữa Luật sư với bị cáo tại phiên tòa là không cần thiết."
Theo các luật sư, hành vi này của Thẩm phán chủ tọa đã vi phạm nghiêm trọng nội dung khoản 4 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự và xâm phạm đến quyền bào chữa của luật sư và quyền được bào chữa của bị cáo.
Điều này cũng thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán theo nội dung điều 6: "Sự công bằng bình đẳng" và 1e khoản 2 điều 10 "Thẩm phán không được gây khó khăn cho người tham gia tố tụng" đã nêu tại Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm Phán.
10 luật sư bao gồm các vị Lê Văn Luân, Đặng Đình Mạnh, Ngô Anh Tuấn, Trương Chí Công, Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Văn Miếng, Bùi Hải Quảng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hà Luân và Phạm Lệ Quyên đề nghị Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết các yêu cầu như sau:
"Yêu cầu thẩm phán chủ tọa phiên tòa ông Trương Việt toàn cùng hội đồng xét xử phải đảm bảo ngay lập tức quyền tiếp xúc giữa bị cáo và luật sư bào chữa trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa."
Phiên tòa mặc dù còn chỗ trống và rất nhiều người mặc thường phục ngồi dự phía sau nhưng không có thân nhân nào của 29 người bị đưa ra xét xử được tham dự.
Một số người dân Đồng Tâm cho biết các nhà xe đã từ chối chở họ đến phiên tòa và họ đã phải đi bộ từ xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức để đến tòa nhưng không được cho vào.
Theo RFA
song  
#6 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 11:09:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tòa án vụ Đồng Tâm từ chối triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

UserPostedImage
Hình minh họa. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến Đồng Tâm giải quyết vụ con tin hôm 22/4/2017. AFP

Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn, vào sáng ngày 7-9-2020 không đồng ý triệu tập Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một số người khác vì những người này không liên quan tới vụ án xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm liên quan vụ đụng độ giữa công an và người dân trong một vụ cưỡng chế đất hôm 9/1 vừa qua.
29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc với các tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Ông Nguyễn Đức Chung khi còn là Chủ tịch Hà Nội đã trực tiếp xuống Đồng Tâm để đối thoại trong vụ người dân bắt giữ hàng chục con tin là cán bộ, công an hồi tháng 4 năm 2017.
UBNDTP Hà Nội cũng là nơi đồng ý chủ trương của công an thành phố về kế hoạch "tấn công vào thôn Hoành” vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua và đã được Bộ Công an phê duyệt.
Theo ghi chép của luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư Đặng Đình Mạnh đề nghị triệu tập bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình), bà Nguyễn Thị Duyên (cháu dâu ông Kình), ông Nguyễn Đức Chung và một số người khác.
Một số luật sư khác đề nghị triệu tập đại diện Công an thành phố Hà Nội, các tổ công tác (ít nhất là tổ trưởng) trong chiến dịch vây bắt, xử lý các bị cáo trong ngày 09-01-2020.
Riêng luật sư Lê Văn Luân cho biết: “Chúng tôi chưa được sao chụp dữ liệu điện tử, clip có trong hồ sơ nên đề nghị cho sao chụp tại tòa hoặc chuẩn bị phương tiện trình chiếu tại tòa; đề nghị triệu tập thêm giám định viên để làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của các bị hại và ông Lê Đình Kình.
Hội đồng xét xử sau khi vào hội ý khoảng 30 phút cho biết là, lúc sáng trời mưa, tắc đường nên đại diện Công an thành phố Hà Nội chưa có mặt, hiện tại đã có mặt.”
HĐXX cũng ghi nhận yêu cầu triệu tập bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình và sẽ xem xét triệu tập trong quá trình xét xử.
Tòa bác yêu cầu triệu tập đại diện Bộ Quốc phòng và cho biết không cần thiết mời thân nhân các bị cáo để đảm bảo trật tự phiên tòa.
Cũng theo luật sư Ngô Anh Tuấn, kiến nghị trả hồ sơ điều tra lại của luật sư trong quá trình xét xử sẽ được xem xét.
HĐXX chấp nhận cho các luật sư được xem toàn bộ bản clip ghi hình có trong hồ sơ trong quá trình xét xử, không giải quyết yêu cầu cho luật sư được sao chụp tài liệu này.
Theo RFA
song  
#7 Đã gửi : 07/09/2020 lúc 11:14:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ Đồng Tâm: Thêm sự thật và tính tàn bạo bị vạch trần

UserPostedImage
Hình minh hoạ. Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà nội hôm 7/9/2020. congluan.vn

Những luật sư tham gia bào chữa cho 29 người dân Đồng Tâm trong phiên toà diễn ra vào ngày 7/9 ở Hà Nội cho biết những kiến nghị và khiếu nại của họ đều bị Hội đồng xét xử trực tiếp hoặc gián tiếp bác bỏ. Trong khi đó, người thân của 29 bị cáo bị lực lượng công quyền kiểm soát chặt chẽ, không được dự phiên toà.
Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc với tội giết người và chống người thi hành công vụ bắt đầu vào ngày 7/9 và dự kiến sẽ kéo dài 10 ngày.
Các bị cáo bị bắt giữ sau vụ tấn công của hàng ngàn cảnh sát vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1/2020, liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Vụ tấn công đã khiến 3 cảnh sát và một dân thường là ông Lê Đình Kinh thiệt mạng.
Trước khi phiên xử diễn ra, các luật sư tham gia bào chữa cho 29 bị cáo trong vụ án này có kiến nghị căn cứ trên lời khai của một người chứng kiến thời khắc cụ Lê Đình Kình bị bắn chết. Ngay trong ngày đầu của đợt xét xử, các luật sư lại có những khiếu nại mới theo qui định tố tụng Việt Nam.
Kiến nghị làm rõ tình tiết vụ án không được xem xét
Trước phiên sơ thẩm, vào ngày 3/9/2020, một bản kiến nghị của nhóm luật sư Đồng Tâm gởi Hội Đồng Xét Xử. Trong đó, các luật sư nêu lên một chi tiết đáng chú ý là lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu về nguyên nhân cái chết của cụ Lê Đình Kình khi được tiếp xúc với luật sư bào chữa.
Ông Hiểu nói rằng “cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu, người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1 mét, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”.
Lời khai này trùng hợp với khám nghiệm tử thi cụ Kình cho thấy “Hai vết thương phía trước ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết thương nham nhở chứng tỏ đạn được bắn từ hướng trực diện, từ trước ra sau và loại đạn là loại đạn chạm nổ nên vết thương đạn xuyên qua phía sau sẽ lớn hơn phía vào.”
Tuy nhiên, trong bản Kết luận điều tra của Công an TP.Hà Nội thì cụ Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng, cách chừng 2-2,5m.
Cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu, người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1 mét, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi - Lời khai của ông Bùi Viết Hiểu

Chính vì những điều còn chưa sáng tỏ, nên nhóm luật sư Đồng Tâm bao gồm 13 người đã ký tên trong bản kiến nghị, yêu cầu Toà án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Cần triệu tập thêm những người có liên quan đến vụ án như bà Dư Thị Thành (vợ cụ Lê Đình Kình), Nguyễn Thị Duyên (vợ bị can Lê Đình Uy), chiến sỹ cảnh sát đã bắn chết cụ Kình, làm bị thương Bùi Viết Hiểu…
Mặt khác, bản kiến nghị còn đề nghị HĐXX đảm bảo quyền tự do tác nghiệp, đưa tin của báo chí, quyền tham dự phiên toà của thân nhân các bị hại, bị can và những người dân quan tâm.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Viết Hiểu vào tối ngày 7 tháng 9 cho biết HĐXX đã nhận được đơn kiến nghị này nhưng họ gián tiếp từ chối. Còn các ý kiến của luật sư như triệu tập thêm người sẽ được xem xét trong quá trình xét xử:
“Họ nhận được rồi nhưng họ không xem xét. Họ không nói là không chấp nhận nhưng họ gián tiếp không chấp nhận. Sáng nay tôi cũng cung cấp thêm cho họ một bản nữa.

Họ trả lời lòng vòng trong phiên tòa thôi. Họ nói là đã ghi nhận một số ý kiến của luật sư và sẽ triệu tập người này, người kia hoặc sẽ xem xét ý kiến này, ý kiến kia trong quá trình xét xử.
Nhưng mà bởi vì trong yêu cầu của chúng tôi là có có trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng họ không chấp nhận, và tiếp tục xét xử. Đó là cách mà họ gián tiếp phủ nhận yêu cầu của chúng tôi.”

Luật sư khiếu nại quyền tiếp xúc bị cáo

Ngày 7/9/2020, Một bản khiếu nại khác mới nhất được các luật sư soạn thảo và gởi cho Chánh án TAND TP.Hà Nội ngay trong giờ nghỉ trưa của ngày xét xử đầu tiên.




Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, trong toà, lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên toà đã ngăn cản các luật sư tiếp xúc với bị cáo do mình bào chữa:

“Thường thì trước giờ xét xử các luật sư sẽ đi sớm để gặp các bị cáo, trao đổi thêm hoặc giờ giải lao, nhưng ở đây mỗi khi mà HĐXX chưa làm việc thì những cảnh sát đứng thành một hàng để ngăn cách luật sư với các bị cáo. Họ không cho sự tiếp xúc qua lại.”

Chủ toạ phiên toà tuyên bố “các luật sư đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đã có thời gian tiếp xúc với bị cáo trong trại giam nên việc tiếp xúc giữa luật sư và bị cáo tại phiên toà là không cần thiết”

Các luật sư đã soạn đơn khiếu nại gởi Chánh án phiên toà yêu cầu được đảm bảo quyền tiếp xúc giữa người bào chữa và bị cáo theo đúng quy định pháp luật.

Luật sư Mạnh cho biết đơn khiếu nại đã gởi nhưng HĐXX chưa xem xét trong buổi chiều ngày xét xử đầu tiên:

“Chiều hôm nay họ chưa đả động gì đến đơn khiếu nại hết. Đầu giờ chiều họ cấm dứt phần thủ tục, chuyển qua phần xét hỏi.”

Toà chiếu phim “tuyên truyền”

Ngoài ra, luật sư Đặng Đình Mạnh cũng nêu 2 điểm đáng chú ý, bất thường diễn ra trong buổi chiều. Thứ nhất là Toà cho chiếu phim phóng sự, tài liệu như tuyên truyền có chủ đích cho Chính quyền:

“Ở đầu phần xét hỏi, thay vì hỏi theo một cách thông thường thì họ làm một chuyện chưa từng có. Đó là cho trình chiếu một cái clip, mà thật ra nó giống như là một đoạn phóng sự, phim tài liệu mà trong đó nêu quan điểm của Chính quyền cho rằng người dân Đồng Tâm đã khiếu kiện đất đai không đúng.

Đồng thời, từ chuyện đó đưa đến chỗ không đúng thứ hai là tấn công lực lượng vào tối ngày 9/1/2020 làm chết 3 chiến sĩ. Rồi cuối phim họ đưa cảnh của những những gia đình “bị hại” là 3 chiến sĩ bị chết, nào là cô vợ trẻ khóc không ra tiếng, rồi đứa con thơ 6 tháng tuổi… Đại khái là như vậy.

Tôi là một trong những luật sư đã phản ứng về chuyện này. Tại vì, lẽ ra trong giai đoạn xét hỏi, nếu được trình ra những cái clip, âm thanh hoặc hình ảnh, thì nó phải là những clip, âm thanh và hình ảnh mang ý nghĩa chứng cứ của vụ án. Tức là, nó là những tình tiết có thật và phải nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa.

Một đoạn phim thì nó không phải là như vậy, khi nó được dựng theo quan điểm của người dựng phim. Nó được cắt gọt chỉnh sửa, thậm chí họ lồng nhạc vào đó để tạo ra những hiệu ứng… thì đó không phải là chứng cứ. Đây là một điều rất lạ lùng mà tôi đã phản đối.”

Điều bất thường thứ 2 là toà đã chiếu các đoạn clip nhận tội của các bị cáo mà luật sư không được biết trước:

“Sau đó, toà chuyển qua xét hỏi 6 bị cáo đầu vụ. Và mỗi một bị cáo thì họ lại xuất trình một đoạn clip ghi hình, trong đó 6 người này đã khai nhận tội trạng của mình.

Về nội dung khai nhận tội thì mình không nói. Cái vấn đề là ở chỗ với những đoạn clip khai nhận tội này thì khi các luật sư tham khảo hồ sơ không hề có những cái clip nhận tội này.

Khi họ đưa ra thì các luật sư hết sức bất ngờ. Đây cũng là một điểm mà các luật sư hết sức bất bình. Bởi vì họ tung ra những cái clip đó mang tính chất bất ngờ như là để lừa dối các luật sư. Lẽ ra, theo luật tất cả những cái đó phải có trong hồ sơ vụ án, mà Khi các luật sư tiếp xúc thì họ được quyền coi và tham khảo trước, tìm hiểu trước về nó.”




Gia đình tìm mọi cách đến toà chỉ mong thấy mặt người thân
Ở bên ngoài Toà án, một người thân của cụ Kình không nêu tên chia sẻ với Đài Á Châu Tự do rằng người dân Đồng Tâm luôn bị canh gác nghiêm ngặt, đặc biệt là gia đình có người bị bắt. Hôm 6/9, nhiều chủ nhà xe phải huỷ hợp đồng chở người dân Đồng Tâm đến toà:

“Cả nhà chị hơn một chục người, anh em, chú thím này kia đi hết, lối xóm người ta cũng đi nữa. Nhà chị chắc khoảng 20 người, đi từ Đồng Tâm cũng có và những nơi khác cũng có. Có người đi từ hôm qua, và có người đi từ hôm nay, nhưng phải đi lén tại vì họ canh gác dữ lắm. Cổng nhà chị họ canh từ hôm qua đến giờ nên chị phải đi lén.

Họ điều quân về đứng khắp các đường vào trong làng. Những gia đình có người bị bắt là họ đứng trước cổng anh suốt luôn, không cho đi.

Các chủ xe không ai dám chở hết. Họ từ chối hết. Hôm trước đặt xe rồi nhưng người ta lại bảo người ta không chở, có nghĩa là đã bị khống chế.

Cả ở những xã lân cận, những người bạn, em út của chị ở những xã khác xa lắm cũng thuê xe 16 chỗ để lên. Người ta đã đồng ý cả tuần rồi thì xong đến hôm qua họ từ chối.”

Sáng nay, gia đình và người dân ở Đồng Tâm khó khăn lắm mới đến được cổng toà, nhưng không ai được vào. Sau 8 tháng, được nhìn thấy anh chị em, những người thân của mình, dù chỉ vài phút trên báo chí cũng khiến gia đình yên tâm phần nào.

“Hôm nay, chị và người nhà lên đến tòa vào đến cổng từ sáng. Chị đứng ở cổng thì sau đó bị họ đuổi, họ không cho đứng, đành phải đi xa tuốt ngoài đường lớn.

Chị cứ nghĩ rằng khi mà xe chở phạm nhân ra thì hi vọng rằng cả nhà sẽ đứng đó cho các em ở trên xe nhìn thấy người nhà, để trong lòng của nó có được niềm vui là gia đình ra với nó. Nhưng rốt cuộc chờ mãi cũng không thấy xe nào ra cả. Chờ đến tận 1 giờ thì gia đình chị về ăn cơm, một số thì ở lại đấy.

Hôm nay không được vào, nhưng được nhìn thấy các em ở trên hình ảnh thì gia đình cũng vui phần nào. Bởi vì lúc nghe tin này, lúc nghe tin kia, nhưng hôm nay thực sự được nhìn thấy các em cũng yên tâm phần nào. Mình chỉ mong cho người ta nhìn thấy mình thôi mà cũng không được nữa. Hôm nay không có một bóng người nhà, người thân nào được vào cả. Chỉ toàn là bên phía công an thôi.

Sáng giờ, người dân Đồng Tâm chỉ cập nhật tin tức được qua mạng báo của công an viết lên, thì làm sao mà đúng được. Có những khúc hỏi cung đều bị cắt không đúng sự thật, họ chỉ lấy từng đoạn thôi.”

Người thân của cụ Lê Đình Kinh có mặt bên ngoài phiên toà nhưng không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho RFA biết, ông Trịnh Bá Khiêm, người dân Dương Nội, bố của hai nhà hoạt động về Quyền đất đai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị bắt sáng nay khi một mình đến trước cổng toà:

“Sáng nay, có mấy người nhà của những người bị bắt ra đó, không biết họ làm gì mà bị đuổi đi. Có một người bị bắt là chú Trịnh Bá Khiêm. Ông ấy ra vì thương dân Đồng Tâm, bởi vì con của ông ấy bị bắt cũng vì dân Đồng Tâm.

Ông ấy ra đứng hỏi thăm mấy người trong gia đình nhà chị. Nói chuyện một chút thôi là ông ấy bị lực lượng chức năng lại áp giải đi, nói rằng ông ấy không liên quan đến Đồng Tâm, rồi nó ép ông ấy lên xe chở đi mất tích luôn.”

Theo thông tin từ chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu cụ Lê Đình Kình thì có ít nhất 3 người đã bị bắt trong ngày hôm nay, 7/9. Ngoài ông Trịnh Bá Khiêm còn có 2 vợ chồng em của bà Nguyễn Thị Lụa, là một trong 29 bị can trong vụ án này.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội bị theo dõi, ngăn chặn đi lại

Không chỉ có gia đình bị làm khó, hàng loạt nhà hoạt động tại Hà Nội nói với RFA rằng họ bị lực lượng an ninh thường phục canh trước cửa, thậm chí ngăn cản ra khỏi nhà từ trước khi diễn ra phiên xử sơ tâm vụ án xảy ra.

Ông Lê Hoàng đang ở Hà Nội cho RFA biết ông bắt đầu bị canh nhà từ sáng ngày 6/9, liên tục có nhiều người thay phiên nhau canh gác suốt đêm cho đến giờ.

Sáng nay, trời Hà Nội mưa to nhưng ông Hoàng vẫn bị ngăn cản đưa con mình đến trường rồi đi làm.

Chị Đỗ Thị Thu là vợ của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương nói có đến gần chục người thường phục canh trước nhà. Chị Thu khẳng định rằng những người canh gác gia đình chị đều là cán bộ phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội:

“Lúc sáng nay có khoảng gần chục người họ theo dõi em, và bây giờ bố mẹ em vừa đi chợ thì 3, 4 tên cũng đi theo. Em và bố mẹ em đi đến đâu thì họ cũng đi theo hết.

Tối qua thì họ lởn vởn quanh nhà em để xem tình hình, còn canh thì sáng sớm nay lúc vừa ra ngõ thì mẹ em đã thấy rồi.

Canh nhà em toàn là công an phường và công an quận Hà Đông. Họ mặc thường phục hết. Bởi vì họ hay canh nhà em nên đều là công an phường và công an quận hết.”

Tương tự, ông Phan Vân Bách cũng bị canh liên tục từ sáng 6/9. Ông Bách cho rằng mình sẽ bị canh trong vài ngày tới, cho đến khi kết thúc phiên toà sơ thẩm:

“Sáng qua lúc anh ra khỏi nhà là khoảng 9 giờ 30, anh có sang 1 nhóm thánh Tin Lành. Tầm 11 giờ về thì có bác thuê phòng nhà anh báo là có khoảng 5,6 người an ninh nhà nước đang canh dưới chân cầu thang chung cư. Anh đoán ngay có liên quan đến vụ xét xử vụ án 29 người dân Đồng Tâm.”

Bị sách nhiễu vì ký “Tuyên bố Đồng Tâm”

Vài ngày trước phiên xử, bà Huỳnh Thị Út, mẹ của TNLT Trần Hoàng Phúc xác nhận với RFA rằng vào sáng ngày 4/9/2020, bà bị an ninh quận Tân Bình (TP.HCM) “mời” làm việc vì đã ký tên vào bản “Tuyên Bố Đồng Tâm” từ tháng 1/2020.

Theo bà Út, buổi làm việc diễn ra khá ôn hoà. Bà nêu quan điểm trong biên bản giải trình rằng “Sự việc xảy ra ở Đồng Tâm không có tình người. Đang đêm sử dụng lực lượng trang bị vũ khí, sử dụng cả chó để tấn công vào khu vực Đồng Tâm gây tổn thất, thiệt hại về tình mạng cho người dân Đồng Tâm. Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng của cụ Lê Đình Kình, tổ chức bắt người trong gia đình của ông Kình.”

Bản “Tuyên bố Đồng Tâm” do nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam khởi xướng hồi ngày 10/1/2020 và kêu gọi mọi người cùng các tổ chức xã hội dân sự ký tên ủng hộ. Trong bản Tuyên bố có yêu cầu Chính quyền Việt Nam phải “Điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1 ở Đồng Tâm, có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối.”

Ngay trước khi phiên toà diễn ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã lên tiếng quan ngại về phiên toà này vì cho rằng phiên toà không độc lập và kết quả là án bỏ túi.
Theo RFA
song  
#8 Đã gửi : 08/09/2020 lúc 11:24:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW và giới luật sư lên tiếng về vi phạm tố tụng trong phiên tòa Đồng Tâm

UserPostedImage
Các bị cáo trong vụ án Đồng tâm tại phiên tòa ở Hà Nội. Photo Nhan Dan.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) bày tỏ quan ngại về vi phạm thủ tục tố tụng trong phiên xử Đồng Tâm, cùng lúc giới luật sư tiếp tục lên tiếng về quyền bào chữa cho các bị cáo trong vụ án gây nhiều tranh cãi.
Tổ chức HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế độc lập, gồm cả giới ngoại giao, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự theo dõi phiên toà xử 29 công dân Đồng Tâm trong các ngày 07-16 tháng 9 về cáo buộc “giết người” và “chống người thi hành công vụ.”
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW nói lực lượng an ninh Việt Nam cần chấm dứt việc sách nhiễu và theo dõi thân nhân của các bị cáo.
UserPostedImage
Ông Phil Robertson viết trên Twitter rằng có đến 10 người bị tạm giữ bên ngoài phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020. Photo Twitter Phil Robertson.

Trong phát biểu của mình ngày 7/9, ông Robertson nói rằng HRW rất lo ngại về thủ tục tố tụng và quyền được xét xử công bằng dành cho 29 người dân Đồng Tâm đang bị xét xử.
“Nạn tra tấn và bức cung vốn vẫn phổ biến trong các trại giam của công an trong khi khái niệm tòa án độc lập còn xa vời, và các bản án được đảng Cộng sản định sẵn là các đặc thù của cái gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam,” ông Robertson cho biết trong thông cáo.
Ông cũng nói quyền gặp luật sư của các bị cáo cực kỳ bị hạn chế và chỉ được thực hiện sau khi công an đã thẩm vấn, lấy cung và điều tra xong. Ông nói: "Còn có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về những gì đã xảy ra trong vụ tấn công vào xã Đồng Tâm."
Ông Robertson nói chính quyền Việt Nam đang gấp rút kết tội các bị cáo, và mọi người có thể thấy rõ là Hà Nội muốn trừng phạt các bị cáo bằng các bản án rất nặng để răn đe những ai dám chống lại quyền lực nhà nước trong tương lai.
Chiều ngày 8/9, Luật sư Lê Văn Luân, một trong 13 luật sư bào chữa cho 29 bị cáo, cho biết trên Facebook rằng ông vừa làm đơn đề nghị được tiếp cận chứng cứ mà tòa đề cập. Luật sư viết: “Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án.”
Trước đó, chiều 7/9, nhóm luật sư bào chữa đã gửi đơn khiếu nại đến chánh án yêu cầu được tiếp xúc thân chủ của mình trong thời gian diễn ra phiên tòa, sau khi Thẩm phán Trương Việt Toàn, Chủ tọa phiên tòa tuyên bố rằng việc tiếp xúc như vậy “là không cần thiết.”
Mô tả phiên tòa hôm 7/9, Luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong 13 luật sư bào chữa, viết trên Facebook: “Phòng xử chiếm khoảng 50% là cảnh sát tư pháp, an ninh; không có người nhà các bị cáo nào được vào tham dự phiên tòa, và cũng không có người dân thường nào được vào phòng xử án.”
Luật sư Lê Văn Hòa nêu nhận định: “Phiên tòa Đồng Tâm vi phạm tố tụng nghiêm trọng thì không hy vọng có bản án khách quan.”
Truyền thông Việt Nam hôm 8/9 loan tin rằng nhiều bị cáo vụ Đồng Tâm “hối lỗi, mong được khoan hồng.” Báo Dân Trí tường thuật: “các bị cáo đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, bày tỏ sự ăn năn, hối cải, mong được hưởng sự khoan hồng.”
Hôm 6/9, Thiếu tướng Tô Ân Xô của Bộ Công an, đã lên án cụ Lê Đình Kình, người dân Đồng Tâm thiệt mạng trong vụ đối đầu ngày 9/1/2020, là “cường hào địa chủ mới.”
TTXVN dẫn lời ông Xô nói: “Sự nổi lên của đối tượng cầm đầu, nhất là ông Lê Đình Kình trong bối cảnh dòng họ Lê Đình có ảnh hưởng lớn tại thôn Hoành, có khả năng chi phối, tác động kết quả bầu cử ở cơ sở, là một loại “cường hào địa chủ mới.””
Theo VOA
song  
#9 Đã gửi : 08/09/2020 lúc 11:26:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm: Kêu gọi khẩn cấp bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu

Vào ngày 7 tháng 9, 6 tổ chức xã hội dân sự độc lập và hơn 50 người dân quan tâm đến vụ này ký tên vào Đơn Yêu cầu Khẩn cấp gửi đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu nhân phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đang diễn ra từ ngày 7/9.
Đơn nêu lại Kiến nghị của các luật sư tham gia bào chữa gửi đề ngày 3 tháng 9. Theo đó, một trong những người bị đưa ra xét xử, cụ Bùi Viết Hiểu, khai với luật sư về việc chứng kiến một cảnh sát bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước. Lời khai này phù hợp với dấu vết 2 viên đạn xuyên từ ngực ra lưng. Và lời khai này hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là cụ Kình bị bắn từ sau lưng. Bản thân ông Bùi Viết Hiểu cũng bị bắn nhưng may mắn sống sót.
Đơn Yêu cầu Khẩn cấp nêu ra 5 điểm trong đó có điểm phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu, chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.
Đơn yêu cầu tạm ngừng vụ xử và Quốc hội cử người giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra không để Bộ Công an điều tra vì chính bộ này phê duyệt chiến dịch Đồng Tâm nên không thể khách quan. Một yêu cầu nữa là phải làm rõ cái chết của cụ Lê Đình Kình theo những đơn tố cáo, hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc sát hại cụ Lê Đình Kình và mưu sát không thành ông Bùi Viết Hiểu.
Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc tội giết người và chống người thi hành công vụ dự kiến kéo dài 10 ngày.
Đây là những người bị bắt giữ sau vụ hàng ngàn công an tấn công và xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, rạng sáng ngày 9/1 vừa qua liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Vụ đụng độ đã khiến 4 người thiệt mạng gồm 3 công an và một dân thường là ông Lê Đình Kình.
Theo RFA
song  
#10 Đã gửi : 10/09/2020 lúc 12:14:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch ‘tối mật’ 419A

UserPostedImage
Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội (ảnh ngày 10/9 của VietnamNet)

Trong khuôn khổ phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Đồng Tâm, hôm 10/9, các luật sư bào chữa đề nghị Viện Kiểm sát công bố một bản kế hoạch được cho là thuộc diện “tối mật” của Công an Hà Nội liên quan đến cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 9/1.
Luật sư Hà Huy Sơn và một đồng nghiệp của ông thuộc nhóm các luật sư bào chữa nói với VOA rằng bản kế hoạch được cho là có tên “Kế hoạch 419A” có thể làm rõ về tính hợp pháp và mục đích của việc chính quyền điều lực lượng công an đến thôn Hoành.
Theo các luật sư bào chữa, nếu bản kế hoạch được bạch hóa, các bên liên quan và công chúng sẽ thấy rõ việc chính quyền điều lực lượng công an đi vào thôn Hoành có phải là công vụ hay không; nếu có, phạm vi công vụ là gì, và liệu có bao gồm việc cho phép tiến hành các biện pháp có thể dẫn đến chết người hay không.
Khi làm rõ về những điều nêu trên cũng sẽ làm sáng tỏ là những bị cáo có chống người thi hành công vụ hay không, một trong số các luật sư bào chữa nói với VOA.
Luật sư bào chữa này không muốn nêu tên cho VOA biết nhóm các luật sư bào chữa biết về bản kế hoạch 419A khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, cụ thể là qua “hai câu” trong bút lục ghi lời khai của các nhân viên công an. “Cái này là sơ hở của họ”, vị luật sư nói với VOA.
Như VOA đã đưa tin, lực lượng công an gồm hàng nghìn người đột kích vào thôn Hoành sau nửa đêm về sáng hôm 9/1 với lý do “bảo đảm an ninh, trật tự” cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chấp đất đai giữa chính quyền với người dân.
Vụ đột kích dẫn đến hậu quả là ông Lê Đình Kình, được xem là thủ lĩnh tinh thần của người dân, bị bắn chết; phía công an có 3 người thiệt mạng.
Nhà chức trách cáo buộc người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, có chủ tâm “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng công an”.
Trong khi đó, những người dân bị bắt và trở thành bị cáo tại phiên toà nói họ chỉ “bảo vệ đất đai” và “phòng vệ” trong tình huống chính bản thân và người nhà gặp nguy hiểm khi xảy ra vụ đột kích.
Kế hoạch đi vào Đồng Tâm của Công an thành phố Hà Nội các vị đại diện Viện Kiểm sát đã biết hay chưa? Nếu là văn bản tuyệt mật thì cũng phải cung cấp cho Hội đồng Xét xử biết. Bản án do Hội đồng Xét xử tuyên ra nhân danh Nhà nước Việt Nam, lẽ nào văn bản này Nhà nước không được biết? Chắc hẳn, không kế hoạch nào cho phép tấn công và bắn chết người dân cả.
Luật sư Lê Văn Hòa


Ông Lê Văn Hòa, cũng là luật sư bào chữa, đưa biên bản phiên tòa lên trang Facebook cá nhân vào chiều tối 10/9, trong đó cho hay luật sư Nguyễn Hồng Bách, người đại diện cho các bị hại, tức 3 viên công an đã thiệt mạng, khẳng định tại tòa rằng 3 viên công an đó đã “thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch” và “kế hoạch 419A là kế hoạch tối mật”.
Luật sư Bách thuộc bên bị hại viện dẫn việc bảo vệ “bí mật nhà nước” để tuyên bố ông không đồng tình với đề nghị của phía luật sư bào chữa rằng cần phải công bố bản kế hoạch.
Kiểm sát viên Lại Việt Đông, một đại diện của Viện Kiểm sát Hà Nội, nói rằng về tính công vụ của những lực lượng tham gia nhiệm vụ đi vào Đồng Tâm, quan điểm luật sư Bách là “hoàn toàn đúng” nên ông Đông “không bình luận nhiều”, theo biên bản do luật sư bào chữa Lê Văn Hòa công bố.
Tuy nhiên, đáp lại các lập luận của luật sư bên bị hại và Viện Kiểm sát, luật sư bào chữa Lê Văn Hòa đặt ra các câu hỏi: “Kế hoạch đi vào Đồng Tâm của Công an thành phố Hà Nội các vị đại diện Viện Kiểm sát đã biết hay chưa? Nếu là văn bản tuyệt mật thì cũng phải cung cấp cho Hội đồng Xét xử biết. Bản án do Hội đồng Xét xử tuyên ra nhân danh Nhà nước Việt Nam, lẽ nào văn bản này Nhà nước không được biết? Chắc hẳn, không kế hoạch nào cho phép tấn công và bắn chết người dân cả”, vẫn theo biên bản phiên tòa.
Cũng tranh luận về vấn đề này, luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh nói rằng ngay cả khi kế hoạch của công an Hà Nội là tài liệu mật, Hội đồng Xét xử cũng có quyền xem xét, đánh giá. Ông Mạnh nói thêm “Công vụ nếu không hợp pháp, các chiến sỹ hy sinh trong công vụ ấy thì Nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm”.
Chúng tôi kiến nghị là Hội đồng Xét xử phải xem xét là có văn bản đó [kế hoạch 419A] hay không, nó như thế nào, có bị ai đó thực hiện sai hay không.
Một luật sư bào chữa


Vị luật sư bào chữa không muốn nêu danh tính nói với VOA rằng việc công bố kế hoạch 419A là cần thiết để biết kế hoạch này đề cập thế nào đến việc tấn công hoặc sử dụng bạo lực ở thôn Hoành, từ đó so sánh, đánh giá xem có phải các chốt, các tổ công an có “làm quá, làm sai” quy trình hoặc nhiệm vụ khi tiến vào thôn Hoành hay không.
“Chúng tôi kiến nghị là Hội đồng Xét xử phải xem xét là có văn bản đó [kế hoạch 419A] hay không, nó như thế nào, có bị ai đó thực hiện sai hay không”, vị luật sư nói.
Tại phiên tòa, các luật sự bào chữa cũng đề nghị tiến hành thực nghiệm hiện trường để làm rõ 3 nhân viên công an tử vong trong hoàn cảnh nào.
Nhưng theo truyền thông nhà nước Việt Nam, trong đó có một bản tin của Tuổi Trẻ, đại diện Viện Kiểm sát nói rằng với biên bản khám nghiệm hiện trường, lời khai của các bị cáo và lời khai của nhiều công an tham gia cuộc đột kích, Viện Kiểm sát có quan điểm là "không cần thiết phải thực nghiệm hiện trường trong khi nguyên nhân đã rõ".
Viện nhắc lại rằng những kết luận từ quá trình điều tra đều phù hợp với lời nhận tội của các bị cáo, bao gồm hai ông Lê Đình Chức và Lê Đình Công, là những người này đã dùng giáo tự chế để đâm và đổ xăng xuống hố thiêu chết 3 viên công an.
Vẫn theo tin của Tuổi Trẻ và các báo nhà nước khác, một số luật sư bào chữa đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Lê Đình Kình và vết thương trên người bị cáo Bùi Viết Hiểu. Các luật sư cũng đề nghị khởi tố vụ án giết người liên quan đến việc ông Kình bị công an bắn chết.
Đối đáp các quan điểm này, đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa cho rằng có đủ cơ sở xác định ông Kình “bị cơ quan chức năng nổ súng tiêu diệt do có hành vi chống đối quyết liệt”, Tuổi Trẻ tường thuật.
Viện Kiểm sát cho rằng "không cần thiết khởi tố vụ án giết người liên quan đến cái chết của ông Kình".
Sau phiên tranh tụng hôm 10/9, hội đồng xét xử nghị án trong vài ngày và sẽ tuyên án vào 15h thứ Hai, ngày 14/9.
Theo VOA
song  
#11 Đã gửi : 10/09/2020 lúc 01:25:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các luật sư bào chữa cho người dân Đồng Tâm bị theo dõi sau khi rời tòa

Chiều 10-9-2020, sau 4 ngày diễn ra phiên tòa xử 29 người dân Đồng Tâm, các luật sư ra về thì bị ít nhất 4 người lạ mặt, mặc thường phục đeo bám và theo dõi cho đến khi về tới văn phòng luật sư Ngô Anh Tuấn.

Một số nhà hoạt động đã ngay lập tức báo động chuyện này lên mạng xã hội Facebook.

Luật sư Ngô Anh Tuấn khi vừa về tới văn phòng đã nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do như sau:

"Chúng tôi không biết họ là ai nhưng cái này họ theo chúng tôi ngay từ khi ra khỏi cổng tòa người ta đã theo dõi rồi.

Chúng tôi ngắt 3,4,5... quãng đường rồi mà họ vẫn theo dõi. Khi tôi đi vòng được 2-3 vòng rồi họ vẫn theo dõi.

Đó là một lực lượng nào đó chúng tôi không biết là ai cả.

Bây giờ chúng tôi về với tới văn phòng của tôi ngồi rồi, các luật sư ở đây cũng rất là đông đủ rồi.

Tại vì lo lắng một điều là giống như luật sư Mạnh ngày xưa có bị bị ngăn chặn, trấn áp và lấy mất một máy tính (laptop) cho nên là luật sư Mạnh lo lắng.

Chúng tôi ở đây thì cũng chẳng lo sợ gì đâu, cũng chẳng làm sai cũng chẳng lo sợ nhưng các luật sư ở Sài Gòn thì lo sợ điều này điều kia thôi."

Luật sư Nguyễn Hà Luân cũng viết trên Facebook cá nhân tiết lộ đã có chuyện "xô xát" xảy ra trong tòa án.

"Có vụ xô xát trong toà án, khi các nhân viên công lực giữ chặt USB không cho Luật sư chép lại.

Một nhân viên công lực mặc thường phục xô đẩy luật sư Mạnh và luật sư Miếng.

Tuy nhiên, các anh phải hiểu rằng việc làm đó là vô ích, nội dung chiều nay ghi trong USB không có gì đâu.

Chỉ có lời nói cuối cùng của các bị cáo, cũng đã được ghi chép bằng tay, trên giấy và sẽ được tập hợp lại sau. Chỉ là muộn hơn một chút mà thôi," luật sư Nguyễn Hà Luân viết.
29 người dân Đồng Tâm đang phải hầu toà ở Hà Nội với các các buộc giết người và chống người thi hành công vụ sau khi hàng ngàn công an tấn công vào Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 vừa qua. Vụ tấn công đã khiến 1 dân thường và 3 cảnh sát thiệt mạng.
Phiên toà xử những người dân Đồng Tâm diễn ra từ ngày 7/9 và theo dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 14/9 tới.
Theo RFA
song  
#12 Đã gửi : 11/09/2020 lúc 12:23:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ án Đồng Tâm: Đảng bị răn đe và được dân giáo dục

UserPostedImage
Các bị cáo tại phiên xét xử về vụ án xuất phát từ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội (ảnh ngày 10/9 của VietnamNet)

Phiên xử sơ thẩm vụ án “giết người” và “chống người thi hành công vụ” xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (vụ án Đồng Tâm) diễn ra chóng vánh hơn dự kiến (mười ngày). Hệ thống tư pháp Việt Nam vừa lập thêm một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tư pháp của nhân loại thời hiện đại: Xét xử 29 bị cáo, trong đó có hai người bị đề nghị tử hình, một bị đề nghị phạt tù chung thân nhưng chỉ thẩm vấn, luận tội và nghe các luật sư bào chữa trong… năm ngày!
Cứ tìm thì sẽ thấy chẳng có nơi nào dưới gầm Trời này, việc xét xử liên quan tới tính mạng và số phận gần 30 người lại… ngắn gọn như vậy! Nếu ngày xét xử thứ sáu không rơi vào cuối tuần, có lẽ Hội đồng Xét xử (HĐXX) sơ thẩm “vụ án Đồng Tâm” đã tuyên án luôn chứ không chờ đến thứ hai như vừa loan báo. Không rõ trong Báo cáo Tổng kết hoạt động của hệ thống tòa án năm nay, Tòa án Tối cao (TATC) có xem việc xét xử “vụ án Đồng Tâm” là một thành tích vì… hoàn thành trước thời hạn hay không?!.
Cũng không rõ sau phiên xử sơ thẩm “vụ án Đồng Tâm”, TATC sẽ đánh giá thế nào về hiệu quả “răn đe, giáo dục” của hoạt động xét xử. Nếu căn cứ vào phản ứng của công chúng đối với hoạt động xét xử của ngành tòa án qua nhiều vụ án, đặc biệt là những vụ án gần đây, ví dụ như Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người”, “cướp tài sản”… thì rõ ràng, cả hệ thống tòa án lẫn hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa đang “bôi tro, trát trấu” vào pháp chế XHCN!..
Đó cũng là lý do, tuy Ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng hết lòng hỗ trợ nhưng từ hệ thống tư pháp đến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn bị công chúng thóa mạ không tiếc lời. Đối chiếu tiết lộ của Mạnh Kim (1), rõ ràng hệ thống truyền thông chính thức đã thực hiện nghiêm tất cả các yêu cầu của Ban Tuyên giáo BCH TƯ đảng: Khẳng định Đồng Tâm là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng buộc phải xử lý. Phê phán đối tượng Lê Đình Kình...
Song rõ ràng hệ thống truyền thông chính thức vẫn không thể nào phản ánh được sự đồng thuận của dư luận xã hội về việc giải quyết “vụ án Đồng Tâm”. Hệ thống truyền thông chính thức đã thất bại trong việc khắc họa sự ủng hộ của người dân, các giai tầng xã hội về việc xét xử đúng người, đúng tội, hình phạt phù hợp, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, sự công tâm có tình có lý của Hội đồng xét xử, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên cho quần chúng nhân dân.
Dẫu hệ thống truyền thông chính thức thực thi nghiêm ngặt chỉ đạo: Không tường thuật chi tiết về diễn biến phiên tòa, nhất là bào chữa có nội dung cực đoan. Tô đậm lời nhận tội, sự ăn năn hối cải xin hưởng khoan hồng của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo của đảng, nhà nước,… nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không lường được rằng những luật sư bào chữa cho các bị cáo sẽ tự nguyện đem thông tin điền vào… chỗ trống về diễn biến phiên xử!
Cho dù các cơ quan truyền thông chính thức răm rắp thực thi chỉ đạo của Ban Tuyên giáo BCH TƯ: Kiểm soát chặt chẽ các bình luận (comment) trong tất cả các tin bài về phiên tòa nhưng không may là Ban Tuyên giáo BCH TƯ vẫn chưa chỉ đạo được… Facebook và chưa… qui hoạch được những website không bị chi phối bởi… qui hoạch nhân sự nên các hệ thống không thể đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch bất thành. HĐXX không muốn cũng phải tạm lùi vài bước, ví dụ như phải rút lại lệnh cấm luật sư tiếp xúc với thân chủ…
Không phải tự nhiên mà HĐXX đột ngột tuyên bố kết thúc phần tranh luận vốn đang dở dang để chuyển sang… nghị án, khiến cho những Kiểm sát viên thực thi quyền công tố cũng ngỡ ngàng! Cũng không phải tự nhiên mà lực lượng an ninh bảo vệ phiên xử sơ thâm đột nhiên trở mặt, ngang nhiên tước đoạt USB mà Tuan Ngo – một trong những luật sư bào chữa cho một số bị cáo trong “vụ án Đồng Tâm” - lưu những ghi chép về diễn biến ngày xét xử thứ năm…
Càng không phải tự nhiên mà khi được phép “nói lời cuối cùng” nhiều bị cáo đột nhiên đồng ca chung một số ý như Tuan Ngo vừa tường thuật trên trang facebook của ông: …Xin lỗi gia đình bị hại, cảm ơn các thầy trong trại giam đã giáo dục để nhận ra lỗi lầm. Cảm ơn các luật sư và xin từ chối hoặc đề nghị luật sư không bào chữa theo hướng trả hồ sơ nữa. Cuối cùng là xin giảm nhẹ hình phạt (2)… Đó dường như là kết quả từ phản ứng dữ dội của công chúng thuộc nhiều giới, ở nhiều nơi. Khi có vô số biểu hiện cho thấy sự thất vọng đã chuyển thành căm giận, dường như đã có sự hoán vị về đối tượng bị răn đe và giáo dục...
***
Rồi cũng sẽ tới lúc HĐXX sơ thẩm “vụ án Đồng Tâm” công bố bản án nhưng câu chuyện Đồng Tâm chưa kết thúc. Không phải tự nhiên mà càng ngày càng nhiều người Việt giận dữ. Số người giận dữ tỷ lệ thuận với số người nhận ra, chính họ và thân nhân của họ có thể hứng chịu những oan nghiệt do ngạo mạn, càn rỡ như sự ngạo mạn, càn rỡ đã thể hiện qua câu chuyện Đồng Tâm, bất kỳ lúc nào. Thành ra những bản án sơ thẩm rồi phúc thẩm mà Tòa án sẽ công bố chưa thể đặt dấu chấm hết cho câu chuyện Đồng Tâm…
Lưu Trọng Văn vừa gửi cho Đại tướng Tô Lâm về “chiến công Đồng Tâm” vài câu hỏi: Tại sao người có “thành tích đặc biệt, Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát Cơ động, trực tiếp chỉ huy trận chiến - bị điều chuyển sang Công an huyện Hoài Đức mà không ở lại trung đoàn để tổ chức mừng công và chờ thăng tiến? Nếu đây là “chiến công thật sự”, tại sao đề nghị thưởng Huân chương Chiến công cho ba sĩ quan công an rơi xuống hố sâu thiệt mạng mà không biểu dương, đề nghị tặng huân chương cho sĩ quan đã trực tiếp tiêu diệt Lê Đình Kình? Chỉ có một khả năng khi giữ bí mật danh tính của những cá nhân đã đá què chân và tiêu diệt “tên phản động Lê Đình Kình”: Tự thấy đó là hành động bất hợp pháp, sợ dân nên phải giấu tên (3)...
Cho rằng sự kiện những Kiểm sát viên chủ động thay đổi cáo buộc đối với 19/29 bị cáo từ “giết người” sang “chống người thi hành công vụ” là… có lắng nghe, Trương Huy San vẫn nghĩ rằng, chừng đó chưa đủ. Bởi hành vi phạm tội của các bị cáo xảy ra sau vụ đột kích nên muốn xử lý một cách khách quan thì phải xem xét tính hợp pháp của việc nửa đêm “xâm phạm chỗ ở” rồi mới có thể đánh giá các hành vi sau đó là phạm tội hay không và phạm tội gì…
Trương Huy San nhận định, nếu lời khai của các bị cáo trước tòa là “đúng sự thật” như hệ thống truyền thông chính thức tường thuật và nếu Bộ Luật Hình sự được tôn trọng thì 19 bị cáo chỉ đáng bị buộc tội “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, sáu bị cáo chỉ đáng bị buộc tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó”. Facebooker này đề nghị: Cho dù chứng kiến những gì đang diễn ra, chúng ta vẫn nên tư duy độc lập và duy trì khát vọng công lý (4).
Trân Văn (VOA)
____________
Chú thích
(1) https://www.facebook.com.../posts/10159691457229796
(2) https://www.facebook.com...708009&id=1569759542
(3) https://www.facebook.com...5&id=100009457401127
(4) https://www.facebook.com...c/posts/3166311520070674

song  
#13 Đã gửi : 11/09/2020 lúc 12:28:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì sao phiên xét xử vụ án Đồng Tâm phải rút ngắn hơn dự kiến?

UserPostedImage
Bị cáo Lê Đình Chức nói lời sau cùng chiều ngày 10 tháng 9 năm 2020 tại phiên sơ thẩm. Photo: anninhthudo

Cắt ngắn phần tranh tụng
Sáng ngày 7 tháng 9 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 29 người dân Đồng Tâm. Họ bị cáo buộc đổ xăng thiêu chết ba sĩ quan công an mà theo cơ quan chức năng là đến làm nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vào rạng sáng ngày 9 tháng 1.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Thẩm phán Trương Việt Toàn làm Chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử tại phiên tòa. Hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa.
Tuy dự kiến diễn ra 10 ngày nhưng đến chiều ngày 10 tháng 9, phiên xét xử sơ thẩm này đã kết thúc phần tranh luận và cho các bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng Xét xử tuyên bố nghỉ để nghị án. Dự kiến chiều thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020 tòa sẽ tuyên án.
Trước đó, chỉ sau hai ngày thẩm vấn, sáng ngày 9 tháng 9, Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã đề nghị hai án tử hình với tội danh ‘Giết người’ đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức; án chung thân với ông Lê Đình Doanh với cùng tội danh.
Theo những người quan tâm vụ án thì một phiên tòa với 29 bị cáo, có đề nghị mức án cao nhất là tử hình, mà lại kết thúc chỉ sau bốn ngày xét xử là quá nhanh. Vậy phiên tòa có cắt ngắn quy trình tố tụng hay không?
Luật sư Hà Huy Sơn, một trong các luật sư bảo vệ pháp lý cho các bị cáo nêu quan điểm của ông:
“Theo tôi, phiên tòa kéo dài thì thường ở phần tranh tụng giữa người bào chữa với bên công tố, có cả đại diện các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng. Phiên tòa này bị cắt ngắn vì không có những người đó. Điều tra viên và giám định viên cũng không được triệu tập nên không có người để cho các luật sư hỏi và chất vấn. Chính vì vậy phiên tòa bị cắt ngắn nhiều.
Trong phần đối đáp giữa luật sư và Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát chỉ đối đáp tóm gọn có một lần thế thôi chứ không đối đáp tất cả các chất vấn của luật sư. Tôi cho rằng phần này bị cắt ngắn bởi chủ tọa. Còn các thủ tục khác thì tương đối đầy đủ.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng, quy trình tố tụng thì đầy đủ tất cả các bước. Vấn đề là mỗi bước diễn ra quá nhanh hoặc bị cắt bớt, chẳng hạn như phần đối đáp giữa luật sư và Viện kiểm sát. Ông giải thích:
“Phần tranh luận luôn luôn là phần người ta chờ đợi nhất trong một phiên tòa thì nó lại ngắn nhất. Đáng lẽ nó phải diễn ra một cách công bằng và dân chủ cho các bên, bên buộc tội và bên gỡ tội. Tuy nhiên bên buộc tội thì làm và nói rất ít.
Có việc này tôi cũng rất ghi nhận, đó là khi hết phần đối đáp lần đầu tiên thì vị đại diện viện kiểm sát, ông Đặng Hoàng Giang có nói rằng nếu các luật sư cần đối đáp thì chúng tôi sẵn sàng đối đáp với các luật sư.
Khi họ gợi ý như thế thì chúng tôi đối đáp rất nhiều với Viện kiểm sát. Tuy nhiên, ông chủ tọa phiên tòa bất ngờ tuyên bố họ thấy không cần thiết nữa và cắt luôn phần đối đáp của Viện kiểm sát mà không cần phải hỏi Viện kiểm sát là có muốn đối đáp tiếp hay không. Ộng chủ tọa hơi vượt quá quyền của mình.”
Theo cáo trạng, mặc dù biết rõ đất cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng đã được Thanh tra thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình đã cùng các ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.
Rạng sáng 9 tháng 1 năm 2020, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra thì ông Lê Đình Chức đẩy ba công an xuống hố và ông Lê Đình Doanh châm lửa đốt chậu xăng bưng hất xuống hố…
Vào lúc đó, tổ công tác phát hiện thấy ông Lê Đình Kình đang cầm một quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã bắn tiêu diệt.
Trong khi đó, theo người dân Đồng Tâm thì rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp ở khu đồng Sênh. Họ giết chết ông Lê Đình Kình và bắt đi 29 người dân.

UserPostedImage
Phiên tòa xét xử 29 bị cáo trong vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm. Photo: anninhthudo

Một luật sư khác trong nhóm các luật sư bảo vệ các bị cáo Đồng Tâm đánh giá đây là phiên tòa phức tạp với nhiều tình tiết cần làm sáng tỏ, thế nhưng phần đối đáp giữa các luật sư và Viện kiểm sát đột ngột bị cắt bởi vị chủ tọa phiên tòa. Phiên xử diễn ra quá ngắn so với dự kiến nên không có thời gian đối đáp nhiều và các luật sư chỉ hỏi được khoảng 30% những câu muốn hỏi.
Không triệu tập những người liên quan
Ngoài yêu cầu dựng lại hiện trường vụ án, các luật sư còn đề nghị triệu tập hơn 20 cơ quan và cá nhân có liên quan trách nhiệm trong sự kiện Đồng Tâm. Chẳng hạn như triệu tập ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ công an; ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Thành phố Hà Nội; đại diện Thành ủy Hà Nội; chỉ huy của các đơn vị quân đội như Lữ đoàn 28 công binh thuộc Quân chủng Phòng quân Không quân; Công an thành phố Hà Nội; trung đoàn Cảnh sát thủ đô; Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động thuộc Bộ công an; bà Dư Thị Thành là vợ ông Lê Đình Kình và cô Nguyễn Thị Duyên là vợ bị cáo Lê Đình Uy…
Tuy vậy, vị chủ tọa phiên tòa nói rằng họ thấy không liên quan nên họ không triệu tập. Chỉ có hai cá nhân đại diện cho hai đơn vị là ông Phó chủ tịch Ủy ban xã Đồng Tâm và đại diện cho Ủy ban Nhân dân Huyện Mỹ Đức là có mặt.
Nhận xét về điều này, Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, theo luật thì cũng không cấm việc từ chối triệu tập nếu họ thấy không cần thiết. Nhưng để có một bản án thuyết phục thì cần phải triệu tập đầy đủ các thành phần. Phải có cả chuyên gia về các lãnh vực như chất cháy, vũ khí…. Nếu không triệu tập đầy đủ thì bản án khó mà thuyết phục được mọi người.
Cũng cùng quan điểm, Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận xét thêm rằng, vấn đề này thuộc về mặt chủ quan của Hội đồng Xét xử. Có nghĩa là họ cảm thấy cần thiết hay không là quyền của họ. Các luật sư gỡ tội thì thấy như vậy là chưa đầy đủ và tố tụng cũng chưa đầy đủ. Nhất là việc dựng lại hiện trường. Ông Tuấn nói:
“Đối với một vụ án có chết người, có án tử hình thì nhất thiết phải dựng lại hiện trường. Tại sao người ta không làm? Thực tế là vì người ta không muốn vụ án được kéo dài. Vấn đề truyền thông thì truyền thông nhà nước có vẻ đang hụt hơi so với truyền thông mạng xã hội cho nên có thể họ không hài lòng. Việc cắt ngắn phiên tòa cũng có thể vì một trong những nguyên nhân đó.”
Theo thông tin từ các luật sư mà RFA trò chuyện, với kế hoạch của công an thành phố Hà Nội đột kích vào Đồng Tâm mà trong cáo trạng có đề cập, các luật sư đề nghị phải khởi tố tại tòa vụ án giết người mà nạn nhân là ông Lê Đình Kình theo Đơn Tố Giác Tội Phạm của bà Dư Thị Thành hồi tháng 3 năm 2020. Có ba luật sư được bà Thành viết giấy mời hỗ trợ pháp lý là Luật sư Ngô Anh Tuấn, Luật sư Đặng Đình Mạnh và Luật sư Lê Văn Hòa.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Đồng Tâm, hôm 10 tháng 9, các luật sư bên gỡ tội đã đề nghị Viện Kiểm sát công bố một bản kế hoạch được cho là thuộc diện “tối mật” của Công an Hà Nội liên quan đến cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 9 tháng 1 năm 2020.
Theo RFA
song  
#14 Đã gửi : 12/09/2020 lúc 01:44:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm: Những hy sinh cần thiết

Phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm sắp kết thúc.
Sẽ có một bản án tương tự với bản cáo trạng, hay sẽ thêm chút “nhẹ tay” hơn, thậm chí không có bản án tử hình nào?
Tất cả đều phản ánh phần nào sức mạnh công luận; ở chiều ngược lại là thể hiện sự lúng túng trong thứ quyền lực tuyệt đối đang cố gia tăng trong thế ngày càng nguy ngập.

Nhớ lại vụ Cống Rộc – Đoàn Văn Vươn

Quá nhiều những bức bối, căm phẫn chồng chất từng ngày bao năm nay về đất đai khiến cả chính quyền lẫn công luận như thể đã lãng quên sự kiện chấn động nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại về tranh chấp đất đai 8 năm trước.
Lẽ ra nó phải là bài học lớn cho chính quyền để xử lý vụ Đồng Tâm, bởi có những tình tiết quá giống nhau giữa hai vụ án. Cũng tranh chấp đất, cũng dùng lực lượng vũ trang mở “chiến dịch” tấn công những nông dân yếu ớt, rồi thiệt hại nặng vì bị họ chống trả quyết liệt, và cũng phạm luật ở chính người nhà nước.
Có điều, với Cống Rộc, phải nói rằng ông Thủ tướng khi đó đã tỏ ra quyết đoán, tỉnh táo. Ngay mấy ngày đầu, dường như ông đã chỉ đạo chính quyền địa phương phải “nghiêm trị” kẻ chống đối chính quyền. May thay, báo chí nhà nước vào cuộc quá nhanh, mà như thể không có sự “định hướng” kịp thời nào từ tuyên giáo, đã lên tiếng bênh vực anh em nhà nông dân Đoàn Văn Vươn.
Ngoài ra, cũng phải kể đến vai trò của (cố) Chủ tịch nước Lê Đức Anh, và một số vị cựu quan chức khác, chỉ sau ít ngày đã lên tiếng phản đối chính quyền Hải Phòng trong vụ việc.
Còn dư luận bênh vực cho gia đình Đoàn Văn Vươn trên mạng tự do, của bao nhiêu nhân sĩ trí thức, cả cựu tướng công an v.v. thì khỏi phải nói.
Lập tức, Chính phủ đã “xoay trục” (?), có sự chỉ đạo địa phương, rồi một tháng sau có cuộc họp báo yêu cầu kỷ luật các cấp ở Hải phòng.
Kết cục, như một lối “giảng hòa”, cả người nhà nước lẫn những nông dân trong vụ án đều phải chịu hậu quả nhưng nhẹ hơn so với phán đoán chung.
Thế nhưng, có một thứ quan trọng không được xử lý, nên mới góp phần không nhỏ để có hôm nay – Đồng Tâm.

Lãng quên nên mới có Đồng Tâm

Thứ “lãng quên”, “không được xử lý” đó chính là về vai trò “thanh bảo kiếm của Đảng”.
Một vụ tấn công trái luật, mà chỉ chính quyền huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm, còn lực lượng công an, quân đội tham gia thì “vô can”.
Ông Đại tá Đỗ Hữu Ca lớn giọng tự ngợi ca đó là một trận “đánh đẹp”, để rồi ngay trước phiên tòa phúc thẩm xử Đoàn Văn Vươn, ông được phong hàm thiếu tướng.
Ở vụ Cống Rộc, lực lượng công an bị “mất mặt” quá nặng. Họ không những sai mà còn bộc lộ năng lực chuyên môn quá yếu kém.
Nhưng ở Đồng Tâm năm 2017, có lẽ họ còn cảm thấy “mất mặt” gấp ngàn lần. Đó chính là mấu chốt quan trọng khó tả để đem tới hậu quả 9/1/2020.
Nếu có sự kiểm điểm nghiêm khắc trong nội bộ, có chỉ đạo ở trên, có kỷ luật, thậm chí bản án cho những người tham gia tấn công vào khu nhà đất của anh em Đoàn Văn Vươn khi đó, thì chắc chắn sẽ là một cảnh báo cho lực lượng này chớ quá lạm dụng quyền lực.
Tiếc thay đã không có điều đó, thậm chí còn ngược lại.
Từ đó nảy sinh chủ quan, kiêu ngạo, để rồi khi bị “vỗ mặt”, chất “kiêu binh” nổi lên ngùn ngụt, dẫn tới tai họa chồng chất. Sai lầm nối tiếp sai lầm!
Chưa dừng ở đó, sau 9/1 lại tiếp tục những sai lầm cho tới phiên tòa sơ thẩm …

Phải chặn đứng chuỗi sai lầm

Ít nhất vụ Đồng Tâm này là sai lầm thứ ba của ngành công an ở tầm mức quốc gia, quốc tế trong ngót nửa thế kỷ qua.
Trong hai sai lầm nghiêm trọng trước đây, đều có vai trò của lãnh đạo ngành công an, nhưng đã không có việc rút kinh nghiệm nghiêm túc, không có kỷ luật nghiêm khắc. Nay không thể cứ tái diễn được.
Một câu hỏi quan trọng cần đặt ra là, liệu có hay không các cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước tham gia quyết định “xử lý” với Đồng Tâm ngày 9/1? Và nếu có thì họ có được báo cáo đầy đủ, chính xác toàn bộ sự việc cả trước và sau vụ tấn công hay không?
Nếu CÓ thì e rằng các lãnh đạo đã một lần nữa “nương tay” với công cụ chuyên chính của mình; để rồi phải chịu búa rìu dư luận và lòng tin của dân thêm mất mát.
Nếu KHÔNG thì lúc này là thời cơ tốt nhất để thể hiện rõ sự sáng suốt, kiên quyết chỉnh đốn thứ công cụ đó.
Một câu hỏi nữa không kém phần quan trọng là có hay không chuyện lợi ích kinh tế “không trong sáng” đằng sau vụ việc Đồng Tâm (kể cả vụ Cống Rộc).
Kết quả phiên sơ thẩm, rồi phúc thẩm có thể hé lộ phần nào gợi ý cho hai câu hỏi trên. Còn sau đó, có hay không việc xử lý trong nội bộ ngành công an, sẽ góp thêm phần cho câu trả lời.

Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng do TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt rất cần vai trò của ngành công an, nhưng phải là lực lượng mạnh và trong sạch.
Muốn vậy, không thể cứ kiểu “đóng cửa bảo nhau”, trong khi lòng dân thì không thuận, đầy nghi ngại trước những vụ án quan chức tham nhũng bởi cách xử lý chưa triệt để.

Những hy sinh của bao nông dân, từ tiền của cho tới con người qua các vụ án này, dẫu có đớn đau, nhưng đáng trân trọng và cũng là cần thiết cho cuộc chiến chống tham nhũng, đòi hỏi nhà nước có những chính sách đúng đắn về đất đai và các quyền tự do dân chủ.
Những “mất mát” về con người của người nhà nước, ngành công an, một khi họ lạm quyền, phạm luật trong những vụ việc thế này là rất đáng phải có, để giảm bớt bức xúc trong dân, tạo lập niềm tin, hy vọng.
Chẳng lẽ chỉ người dân phải chịu hy sinh, còn người nhà nước thì cứ muốn “chiến thắng” mãi sao?
“Bảo kiếm” không được thường xuyên mài dũa, không có người điều khiển sáng suốt, “chém” không trúng kẻ thù - “giặc nội xâm”, lại vào dân lành mà mình đáng ra “phải kính trọng, lễ phép”, thì nguy to.
Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)
song  
#15 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 11:55:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ Đồng Tâm: Tòa tuyên 2 án tử hình, gia đình ông Kình ‘phản đối, sẽ kháng cáo’

UserPostedImage
Ông Lê Đình Công trong phiên xét xử sơ thẩm ở Hà Nội từ 7-14/9/2020 về vụ án ở xã Đồng Tâm

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào chiều 14/9 tuyên hai ông Lê Đình Công, 56 tuổi, và Lê Đình Chức, 40 tuổi, phạm tội “giết người” trong một vụ đụng độ với công an hồi đầu năm nay vì tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.
Hai ông Công và Chức phải nhận án tử hình, theo tin của Người Lao Động và Giao Thông.
Tòa cũng tuyên các mức án từ 15 tháng tù treo đến chung thân đối với 27 người khác bị quy là phạm tội “chống người thi hành công vụ” hoặc “giết người”, vẫn theo Người Lao Động và Giao Thông.
Ngoài hai án tử hình, những người nhận các mức án tù cao nhất gồm: Lê Đình Doanh, chung thân; Bùi Viết Hiểu, 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến, 13 năm tù; và Nguyễn Văn Tuyển, 12 năm tù, hai báo Người Lao Động và Giao Thông tường thuật.
Gia đình chúng tôi không đồng ý, không chấp nhận các bản án của tòa. Người thân của chúng tôi không làm gì phạm tội, không giết người. Công an không có bằng chứng là chú tôi, bố tôi giết người.
Bà Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu ông Lê Đình Kình


Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm kéo dài từ ngày 7-14/9 là người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Họ bị bắt rạng sáng 9/1 sau khi công an đột kích vào thôn với lý do “bảo đảm an ninh, trật tự” cho công trình thi công tường rào sân bay Miếu Môn, nơi có tranh chấp đất đai giữa chính quyền với người dân trong nhiều năm qua.
Vụ đột kích dẫn đến hậu quả là ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, được xem là thủ lĩnh tinh thần của người dân, bị công an bắn chết; phía công an có 3 người thiệt mạng.
Trong vụ này, nhà chức trách cáo buộc rằng ông Lê Đình Công “chủ mưu, thường xuyên kích động giết cán bộ công an”, cũng như “trực tiếp ném lựu đạn, giết chết công an”.
Ông Lê Đình Chức bị cáo buộc “ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc, khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố” rồi cùng ông Lê Đình Doanh “đổ xăng thiêu chết” 3 người đó.
Lê Đình Công và Lê Đình Chức là con trai ông Lê Đình Kình. Lê Đình Doanh là cháu nội ông Kình.
Nhà chức trách nhiều lần khẳng định người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, có chủ tâm “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng công an”.
Trong khi đó, 29 người bị bắt và trở thành bị cáo tại phiên toà nói họ chỉ “bảo vệ đất đai” và “phòng vệ” trong tình huống chính bản thân và người nhà gặp nguy hiểm khi xảy ra vụ đột kích.

Phản ứng về các bản án của tòa, bà Nguyễn Thị Duyên, vợ của bị cáo Lê Đình Uy, cháu dâu ông Lê Đình Kình, nói với VOA vào chiều 14/9:
“Gia đình chúng tôi không đồng ý, không chấp nhận các bản án của tòa. Người thân của chúng tôi không làm gì phạm tội, không giết người. Công an không có bằng chứng là chú tôi, bố tôi giết người. Gia đình chúng tôi cũng không chứng kiến cảnh 3 công an chết cháy. Chắc chắn chúng tôi sẽ kháng cáo”.
Lê Đình Uy, chồng bà Duyên, nhận mức án 5 năm tù. Bà Duyên nhấn mạnh với VOA rằng bất cứ bản án nào của tòa đối với ai trong vụ án này cũng là “oan sai” và gia đình sẽ “đấu tranh”.
Nói về việc ông Lê Đình Kình bị bắn chết trong vụ đột kích, bà Duyên cáo buộc rằng công an “đã giết” ông.
“Cụ chết rất oan trái”, bà Duyên nói với VOA, “Gia đình và người dân Đồng Tâm bất ngờ, không chấp nhận cái chết tức tưởi của cụ”.
Bà Duyên cho biết thêm rằng trong cùng ngày 14/9, bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp đến Chính phủ, Quốc hội và Bộ Công an Việt Nam để tố cáo tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, đã “xúc phạm” ông Kình.
Đề nghị Bộ Công an giải thích rõ cho tôi và gia đình tôi cùng toàn thể nhân dân cả nước Việt Nam được biết khái niệm 'Địa Chủ Cường Hào Mới' thời đại này bao gồm những yếu tố gì? ... Ông Tô Ân Xô ... hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi những phát ngôn không có căn cứ đó.
Bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình


Cách đây ít ngày, trong một phát biểu trên báo chí, ông Tô Ân Xô gọi ông Lê Đình Kình là “địa chủ cường hào mới”.
Trong đơn tố cáo, bà Dư Thị Thành viết rằng cho đến khi “bị công an giết”, ông Lê Đình Kình chưa bị khởi tố với bất cứ tội danh nào và vẫn là một đảng viên cộng sản, chưa hề có tiền án, tiền sự.
Bà Thành yêu cầu nhà chức trách Việt Nam làm rõ khái niệm “địa chủ cường hào mới”, đồng thời cho rằng ông Tô Ân Xô “vu khống trắng trợn cho người chết” và “phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi những phát ngôn không có căn cứ đó”.
Theo VOA
song  
#16 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 11:58:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đồng Tâm và những hy sinh không vô ích

UserPostedImage
Các bị cáo trong vụ án Đồng tâm tại tòa. Photo Nhan Dan


Phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm sắp kết thúc.
Sẽ có một bản án tương tự với bản cáo trạng, hay sẽ thêm chút “nhẹ tay” hơn, thậm chí không có bản án tử hình nào?
Tất cả đều phản ánh phần nào sức mạnh công luận; ở chiều ngược lại là thể hiện sự lúng túng trong thứ quyền lực tuyệt đối đang cố gia tăng trong thế ngày càng nguy ngập.
Nhớ lại vụ Cống Rộc – Đoàn Văn Vươn
Quá nhiều những bức bối, căm phẫn chồng chất từng ngày bao năm nay về đất đai khiến cả chính quyền lẫn công luận như thể đã lãng quên sự kiện chấn động nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại về tranh chấp đất đai 8 năm trước.
Lẽ ra nó phải là bài học lớn cho chính quyền để xử lý vụ Đồng Tâm, bởi có những tình tiết quá giống nhau giữa hai vụ án. Cũng tranh chấp đất, cũng dùng lực lượng vũ trang mở “chiến dịch” tấn công những nông dân yếu ớt, rồi thiệt hại nặng vì bị họ chống trả quyết liệt, và cũng phạm luật ở chính người nhà nước.
Có điều, với Cống Rộc, phải nói rằng ông Thủ tướng khi đó đã tỏ ra quyết đoán, tỉnh táo. Ngay mấy ngày đầu, dường như ông đã chỉ đạo chính quyền địa phương phải “nghiêm trị” kẻ chống đối chính quyền. May thay, báo chí nhà nước vào cuộc quá nhanh, mà như thể không có sự “định hướng” kịp thời nào từ tuyên giáo, đã lên tiếng bênh vực anh em nhà nông dân Đoàn Văn Vươn.
Ngoài ra, cũng phải kể đến vai trò của (cố) Chủ tịch nước Lê Đức Anh, và một số vị cựu quan chức khác, chỉ sau ít ngày đã lên tiếng phản đối chính quyền Hải Phòng trong vụ việc.
Còn dư luận bênh vực cho gia đình Đoàn Văn Vươn trên mạng tự do, của bao nhiêu nhân sĩ trí thức, cả cựu tướng công an v.v. thì khỏi phải nói.
Lập tức, Chính phủ đã “xoay trục” (?), có sự chỉ đạo địa phương, rồi một tháng sau có cuộc họp báo yêu cầu kỷ luật các cấp ở Hải phòng.
Kết cục, như một lối “giảng hòa”, cả người nhà nước lẫn những nông dân trong vụ án đều phải chịu hậu quả nhưng nhẹ hơn so với phán đoán chung.
Thế nhưng, có một thứ quan trọng không được xử lý, nên mới góp phần không nhỏ để có hôm nay – Đồng Tâm.
Lãng quên nên mới có Đồng Tâm
Thứ “lãng quên”, “không được xử lý” đó chính là về vai trò “thanh bảo kiếm của Đảng”.
Một vụ tấn công trái luật, mà chỉ chính quyền huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm, còn lực lượng công an, quân đội tham gia thì “vô can”.
Ông Đại tá Đỗ Hữu Ca lớn giọng tự ngợi ca đó là một trận “đánh đẹp”, để rồi ngay trước phiên tòa phúc thẩm xử Đoàn Văn Vươn, ông được phong hàm thiếu tướng.
Ở vụ Cống Rộc, lực lượng công an bị “mất mặt” quá nặng. Họ không những sai mà còn bộc lộ năng lực chuyên môn quá yếu kém.
Nhưng ở Đồng Tâm năm 2017, có lẽ họ còn cảm thấy “mất mặt” gấp ngàn lần. Đó chính là mấu chốt quan trọng khó tả để đem tới hậu quả 9/1/2020.
Nếu có sự kiểm điểm nghiêm khắc trong nội bộ, có chỉ đạo ở trên, có kỷ luật, thậm chí bản án cho những người tham gia tấn công vào khu nhà đất của anh em Đoàn Văn Vươn khi đó, thì chắc chắn sẽ là một cảnh báo cho lực lượng này chớ quá lạm dụng quyền lực.
Tiếc thay đã không có điều đó, thậm chí còn ngược lại.
Từ đó nảy sinh chủ quan, kiêu ngạo, để rồi khi bị “vỗ mặt”, chất “kiêu binh” nổi lên ngùn ngụt, dẫn tới tai họa chồng chất. Sai lầm nối tiếp sai lầm!
Chưa dừng ở đó, sau 9/1 lại tiếp tục những sai lầm cho tới phiên tòa sơ thẩm …
Phải chặn đứng chuỗi sai lầm
Ít nhất vụ Đồng Tâm này là sai lầm thứ ba của ngành công an ở tầm mức quốc gia, quốc tế trong ngót nửa thế kỷ qua.
Trong hai sai lầm nghiêm trọng trước đây, đều có vai trò của lãnh đạo ngành công an, nhưng đã không có việc rút kinh nghiệm nghiêm túc, không có kỷ luật nghiêm khắc. Nay không thể cứ tái diễn được.
Một câu hỏi quan trọng cần đặt ra là, liệu có hay không các cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước tham gia quyết định “xử lý” với Đồng Tâm ngày 9/1? Và nếu có thì họ có được báo cáo đầy đủ, chính xác toàn bộ sự việc cả trước và sau vụ tấn công hay không?
Nếu CÓ thì e rằng các lãnh đạo đã một lần nữa “nương tay” với công cụ chuyên chính của mình; để rồi phải chịu búa rìu dư luận và lòng tin của dân thêm mất mát.
Nếu KHÔNG thì lúc này là thời cơ tốt nhất để thể hiện rõ sự sáng suốt, kiên quyết chỉnh đốn thứ công cụ đó.
Một câu hỏi nữa không kém phần quan trọng là có hay không chuyện lợi ích kinh tế “không trong sáng” đằng sau vụ việc Đồng Tâm (kể cả vụ Cống Rộc).
Kết quả phiên sơ thẩm, rồi phúc thẩm có thể hé lộ phần nào gợi ý cho hai câu hỏi trên. Còn sau đó, có hay không việc xử lý trong nội bộ ngành công an, sẽ góp thêm phần cho câu trả lời.
Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng do TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt rất cần vai trò của ngành công an, nhưng phải là lực lượng mạnh và trong sạch.
Muốn vậy, không thể cứ kiểu “đóng cửa bảo nhau”, trong khi lòng dân thì không thuận, đầy nghi ngại trước những vụ án quan chức tham nhũng bởi cách xử lý chưa triệt để.
Những hy sinh của bao nông dân, từ tiền của cho tới con người qua các vụ án này, dẫu có đớn đau, nhưng đáng trân trọng và cũng là cần thiết cho cuộc chiến chống tham nhũng, đòi hỏi nhà nước có những chính sách đúng đắn về đất đai và các quyền tự do dân chủ.
Những “mất mát” về con người của người nhà nước, ngành công an, một khi họ lạm quyền, phạm luật trong những vụ việc thế này là rất đáng phải có, để giảm bớt bức xúc trong dân, tạo lập niềm tin, hy vọng.
Chẳng lẽ chỉ người dân phải chịu hy sinh, còn người nhà nước thì cứ muốn “chiến thắng” mãi sao?
“Bảo kiếm” không được thường xuyên mài dũa, không có người điều khiển sáng suốt, “chém” không trúng kẻ thù - “giặc nội xâm”, lại vào dân lành mà mình đáng ra “phải kính trọng, lễ phép”, thì nguy to.

Hà Nội, 12/09/2020
Nguyễn Hữu Vinh (VOA)
song  
#17 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 12:03:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vợ góa cụ Lê Đình Kình làm đơn tố cáo khẩn cấp việc vu cáo chồng bà là ‘cường hào-ác bá’

Trong ngày 14 tháng 9, bà Dư Thị Thành, vợ góa của cụ Lê Đình Kình, người bị lực lượng chức năng bắn chết tại nhà vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua, công khai đơn tố cáo khẩn cấp.
Đơn được gửi đến ba vị lãnh đạo Việt Nam hiện nay gồm ông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân và ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Nội dung đơn tố cáo đích danh ông Tô Ân Xô, Thiếu tướng, phát ngôn nhân của Bộ Công an Việt Nam khi gọi ông Lê Đình Kình là ‘địa chủ, cường hào mới’.
Theo bà Dư Thị Thành thì khi người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam có cáo buộc như vừa nêu thì ông Lê Đình Kình chưa hề bị khởi tố với bất kỳ tội danh nào. Ngoài ra cho đến khi bị lực lượng chức năng bắn chết ông Kình cũng chưa hề có bất cứ tiền án, tiền sự nào.
Bà Dư thị Thành nêu rõ vào khi Đơn Tố cáo Tội Giết người mà bà gửi đến các cơ quan thẩm quyền vào ngày 3 tháng 3 vừa qua đến nay vẫn chưa được giải quyết thì ông Thiếu tướng Tô Ân Xô lại xúc phạm đến chồng bà.
Bà Dư Thị Thành yêu cầu ba vị lãnh đạo gồm Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Công an Việt Nam hiện đương chức hãy xác minh, làm rõ thái độ của ông Tô Ân Xô là vu khống đối với người đã khuất. Do đó ông Tô Ân Xô phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn bị cho là không có căn cứ đó.
Ngoài ra bà Dư Thị Thành còn đề nghị Bộ Công an Việt Nam giải thích cho tất cả mọi người khái niệm ‘địa chủ, cường hào’ thời đại hiện nay bao gồm những yếu tố gì.
Theo RFA
song  
#18 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 12:04:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối các bản án đối với dân Đồng Tâm

Ngay sau khi tin tức về những bản án tuyên đối với 29 người dân Đồng Tâm được đưa ra, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights watch - HRW) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ra tuyên bố với nội dung phản đối.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu cực Châu Á của HRW nêu rõ: “Những bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng cộng sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân làng có thể truyền lan ra dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng nề nhất.”
Ông Phil Robertson nêu rằng khi mà đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn ít tháng nữa sẽ diễn ra, không hề có khả năng nào khác ngoài một phiên xử vội vàng được kiểm soát để tuyên án các bị cáo.
Quan tâm về những quan ngại tiến trình tố tụng bị vị phạm nghiêm trọng làm phương hại rõ ràng đến công tác xét xử công bằng không hề được đề cập công khai tại Việt Nam.
Theo HRW thì Việt Nam một lần nữa cho thế giới thấy họ đang cùng với Trung Quốc trở nên một trong những nhà nước sử dụng án tử hình, một dạng hình phạt độc ác không nên áp dụng cho bất cứ ai.
Tổ chức Ân Xá Quốc tế cũng lên tiếng cho rằng những bản án vô nhân được tuyên sau một phiên xử hoàn toàn không công bằng.
Ân Xá Quốc tế phản đối án tử hình trong bất cứ mọi trường hợp, không hề có ngoại trừ dù người bị tuyên án là ai, bản chất và tình huống phạm tội là gì đi chăng nữa…
Theo RFA
song  
#19 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 12:05:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cộng đồng người Việt tại Nhật phản đối bản án đối với những người dân Đồng Tâm

Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản ra kháng thư phản đối bản án đối với 29 người dân Đồng Tâm mà toà ở Hà Nội vừa tuyên hôm 14/9/2020.
Toà sơ thẩm ở Hà Nội hôm 14/9 đã tuyên hai án tử hình và 1 chung thân đối với ba người dân Đồng Tâm về tội giết người. Ngoài ra còn 3 người khác bị án tù từ 12 đến 16 năm với cùng tội danh. Những người còn lại bị án từ tù treo đến 6 năm tù giam với cáo buộc chống người thi hành công vụ.
Kháng thư nêu lại vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm và cho rằng ‘hành vi khủng bố, trấn áp một khu dân cư dân sự có trẻ em, phụ nữ, người già, người bệnh vào lúc đêm hôm như thế hoàn toàn trái ngược với mọi qui định pháp luật và phải bị khởi tố bởi một qui trình tố tụng đúng mức.’
Cũng  theo Kháng thư thì phía gây nên vụ việc chủ động tiến hành một phiên tòa bắt đầu từ ngày 7 tháng 9 với nhiều cái gọi là ‘chứng cứ buộc tội’ do Công an dàn dựng, biên tập.
Một số người ra tòa với những vết thương trên mặt mũi dù được hóa trang, bôi xóa không thể che đậy một qui trình điều tra có ép cung đầy bạo lực và phi nhân.
Tại tòa xử án, các luật sư không thể thực hiện đầy đủ chức năng bào chữa của họ vì phiên xử dự kiến kéo dài 10 ngày đã bị cắt ngắn. Phiên tòa bị cho là tạo điều kiện tối đa cho bên buộc tội và người lại hạn chế đến mức tối thiểu năng lực của bên gỡ tội.
Thân nhân, gia đình của những người phải ra tòa không được tham dự mà lại còn bị sách nhiễu.
Kháng thư nêu ra 5 yêu cầu; trong đó có việc hủy bỏ những bản án đã tuyên, trả tự do cho những người trong cuộc; thành lập một ủy ban chuyên án để điều tra lại vụ việc nhằm giải quyết oan sai một cách khách quan, đúng với trình tự pháp lý…
Theo RFA
song  
#20 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 12:10:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Dân oan không giết người để giữ đất”

UserPostedImage
Ảnh minh họa. Lực lượng chức năng đến Đồnh Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020 và Cụ Lê Đình Kình.

“Không ai giết công an để giữ đất!”
“Không ai giết ai đâu. Nhất là người dân rất sợ đụng chạm đến chính quyền thì sẽ thiệt thòi cho mình nữa. Không ai đi làm chuyện khuất lấp hết.”
Bà Lương, một dân oan ở An Giang, sau khi nghe thông tin về vụ án Đồng Tâm và bản án được tuyên tại phiên tòa ngày 14/9/2020, lên tiếng như trên với RFA.
Là một người đi khiếu kiện trong suốt thời gian dài đằng đẵng gần 3 thập niên, từ quê nhà ở đồng bằng sông Cửu Long ra đến tận thủ đô Hà Nội, bà Lương cùng với một số dân oan ở miền Tây Nam Bộ đều khẳng định rằng mọi việc làm của họ, kể cả của người dân Đồng Tâm đều là vì mục đích cuối cùng để giữ gìn từng tấc đất và quyền lợi chính đáng của họ.
Dù không tận mắt chứng kiến, dù không học cao hiểu rộng để phân tích được trắng đen rõ ràng của vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng ngày mùng 9/1 trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, những người dân oan này cùng chia sẻ rằng trời đất minh chứng cho tấm lòng của người nông dân Việt Nam, dãi nắng dầm mưa, chắt chiu từng hột lúa hạt gạo không thể nào hại chết những chiến sỹ công an để giữ đất. Có chăng, lời tuyên bố quyết hy sinh giữ đất của người dân Đồng Tâm cũng chỉ là nhằm đối phó với những kẻ làm sai pháp luật mà thôi.
Một phiên tòa chính trị?
Nói thật, lòng tin vào Chính quyền Cộng sản là không còn. Nhưng công lý thì còn. Nhờ vào các tổ chức Ân xá Quốc tế, tổ chức nhân quyền quốc tế, nói chung là nhờ vào các tổ chức dân sự của thế giới cùng trong và ngoài nước, của bà con, của cộng đồng đóng góp tiếng nói xác thực mà Chính quyền Cộng sản cũng phải chùn tay
-Ông Nguyễn Trường Chinh

Dân oan ở Thủ Thiêm đón nhận thông tin về bản án dành cho 29 người dân Đồng Tâm trong cùng lúc Thanh tra Chính phủ thông báo hoãn đối thoại với người dân Thủ Thiêm và chờ cho đến khi nào đủ điều kiện thì mới tổ chức trở lại.
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan ở Thủ Thiêm nói với RFA về quan điểm của ông đối với các bản án được tuyên cho người dân Đồng Tâm vào chiều ngày 14/9:
“Theo tôi thì việc tuyên án vụ Đồng Tâm, nói chung là mang màu sắc chính trị nhiều hơn vụ án hình sự bình thường. Nếu là một vụ án hình sự bình thường mà xử như vậy là quá tàn ác. Còn nếu đó là ý đồ chính trị thì người ta (chính quyền) chắc chắn cũng muốn gửi một thông điệp nào đó cho người dân Thủ Thiêm. Bởi vì, người dân ở Thủ Thiêm đã bị họ xử rất nhiều các vụ án hành chính rồi. Họ đã xử không căn cứ vào luật, mà chỉ căn cứ vào chỉ đạo thôi. Tòa án bây giờ xử hoàn toàn không theo luật pháp. Tại vì, ra tòa, dù có nêu đầu đủ chứng cứ mà người ta vẫn xử mình thua. Ở tại tòa, tôi đã nói rằng ‘Xử như thế này là xử Đảng thua, xử nhà nước thua, xử nhân dân thua và xử cho nhóm lợi ích, mhóm tham nhũng thắng. Tại tòa tôi đã từng nói nhiều lần như vậy.”
Ông Ca cùng bà con cư dân Thủ Thiêm ghi nhận rằng Chính quyền TP.HCM cũng đang chính trị hóa vụ Thủ Thiêm, vì luôn chụp mũ những người dân Thủ Thiêm đi khiếu kiện là “thành phần phản đối”, “thành phần chống chính quyền”.

UserPostedImage
Người dân Đồng Tâm đến viếng ông Lê Đình Kình, ngay sau khi được phóng thích tại tòa ngày 14/9/2020. Courtesy: Facebook Võ Hồng Ly (Chụp từ màn hình live stream trên Facebook Duyên Nguyễn)

Kêu gọi xét xử lại vụ án Đồng Tâm
Là một người am hiểu pháp luật Việt Nam và hỗ trợ về pháp lý cho dân oan Thủ Thiêm, ông Cao Thăng Ca bày tỏ rằng ông mong muốn vụ án Đồng Tâm được xét xử lại vì cụ Lê Đình Kình, khi bị lực lượng chức năng bắn chết trong đêm khuya vẫn còn là một đảng viên. Và, theo ông Ca, thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải có trách nhiệm giải oan cho cụ Kình.
Đồng quan điểm với dân oan ở Thủ Thiêm, bà Nguyễn Thị Huần, một dân oan ở Hà Nội, cho rằng tất cả dân oan và người dân Việt Nam nên kêu gọi một phiên tòa khác để xét xử công bằng cho người dân Đồng Tâm và gia đình cụ Lê Đình Kình.
“Trong sự việc cả gia đình nhà ông Kình thì coi như là 3 thế hệ đấy. Đời bố, đời con và đời cháu. Cho nên, chúng ta cũng phải kêu gọi và lên tiếng giúp đỡ cho gia đình nhà ông cụ Kình cũng như các gia đình công dân ở Đồng Tâm.”
Hoàn cảnh tương tự cụ ông Lê Đình Kình, với 3 thế hệ phải chịu cảnh sống cuộc đời của những người dân đi khiếu kiện đất đai, bà Nguyễn Thị Huần nói trong nước mắt về thời gian 31 năm qua, mà trong đó hết 16 năm đơn từ gửi đến các cơ quan Trung ương vẫn không được giải quyết.
Theo tôi thì việc tuyên án vụ Đồng Tâm, nói chung là mang màu sắc chính trị nhiều hơn vụ án hình sự bình thường. Nếu là một vụ án hình sự bình thường mà xử như vậy là quá tàn ác. Còn nếu đó là ý đồ chính trị thì người ta (chính quyền) chắc chắn cũng muốn gửi một thông điệp nào đó cho người dân Thủ Thiêm. Bởi vì, người dân ở Thủ Thiêm đã bị họ xử rất nhiều các vụ án hành chính rồi. Họ đã xử không căn cứ vào luật, mà chỉ căn cứ vào chỉ đạo thôi. Tòa án bây giờ xử hoàn toàn không theo luật pháp. Tại vì, ra tòa, dù có nêu đầu đủ chứng cứ mà người ta vẫn xử mình thua. Ở tại tòa, tôi đã nói rằng ‘Xử như thế này là xử Đảng thua, xử nhà nước thua, xử nhân dân thua và xử cho nhóm lợi ích, mhóm tham nhũng thắng. Tại tòa tôi đã từng nói nhiều lần như vậy
-Ông Cao Thăng Ca

“Tôi rời khỏi hàng ngũ quân đội và chuyển công tác cho đến bây giờ suốt 31 năm tôi vẫn phải đi đấu tranh chống lại bọn quan tham, phá nhà cướp đất rồi còn trù dập gia đình nhà tôi không còn một lối thoát. Càng đi đòi công lý thì lại càng trù dập mình thêm. Người ta trù dập đến nỗi cướp cả xe máy và giấy chứng minh thư, xóa tên hộ khẩu, đẩy mình ra đường. Bản thân tôi đã thế này rồi mà đến đời con tôi lấy chồng, cũng không đăng ký kết hôn được. bây giờ cháu tôi được sinh ra cũng không làm được giấy khai sinh. Nhiều lúc tôi cũng nghĩ đến tự thiêu từ lâu rồi.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Chinh, ở Hải Dương, thân phụ của tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng, vừa đi thăm con ở trại giam sau thời gian dài không thể gửi thuốn men do dịch COVID-19, vội vã liên lạc với RFA để muốn nói rằng ông thật đau xót khi nhìn cảnh đứa con trai của ông tiều tụy do bệnh tật và do chân cẳng bị xiềng đến mang tật. Và, ông càng đau xót hơn khi nghe tin con và cháu của cụ Kình nhận lãnh 2 án tử hình và một án chung thân.
Bố của tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng từng thăm gặp cụ Kình, ông Công và ông Chức. Vào tối hôm 14/9, ông Chinh chỉ có thể nói với RFA về bản án dành cho con và cháu ông Kình với 3 từ “Bản án vừa bất công, vừa độc ác, vừa tàn bạo”.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng ông có niềm tin vào những lời kêu gọi của dân oan Thủ Thiêm và dân oan ở Hà Nội, như bà Nguyễn Thị Huần về một phiên tòa khác công tâm hơn cho người dân Đồng Tâm như suốt 14 năm qua ông vẫn làm để kêu oan cho con trai của mình hay không, ông Chinh giải bày:
“Nói thật, lòng tin vào Chính quyền Cộng sản là không còn. Nhưng công lý thì còn. Nhờ vào các tổ chức Ân xá Quốc tế, tổ chức nhân quyền quốc tế, nói chung là nhờ vào các tổ chức dân sự của thế giới cùng trong và ngoài nước, của bà con, của cộng đồng đóng góp tiếng nói xác thực mà Chính quyền Cộng sản cũng phải chùn tay.”
Đài RFA ghi nhận hầu hết những dân oan khắp các miền đất nước Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc được đều cùng một suy nghĩ rằng không biết số phận của những người dân Đồng Tâm có được giảm án hay không, nhưng họ không hề nao núng và sờn lòng trong cuộc đấu tranh giữ đất trước lòng tham của nhóm lợi ích và bọn tham nhũng. Họ, dân oan Việt Nam phải liều mình đến hơi thở cuối vì niềm tin vào công lý vẫn tồn tại trên quê hương hình chữ S của họ.

Theo RFA
“Những bản án đó lại càng kích thích chúng tôi phải chiến đấu và hy sinh nhiều hơn nữa, kể cả hy sinh mạng sống. Bây giờ mình chết cũng chả thành vấn đề gì hết, với điều kiện là phải chết một cách xứng đáng.”

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.081 giây.