logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/09/2020 lúc 12:15:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Có một số dư luận cho là tất cả những tên tù nào mà giữ chức vụ gì trong tù cũng đều là ăng-ten! Thiệt ra, cũng đúng một phần. Có người bất đắc dĩ phải nhận nhiệm vụ nào đó, B trưởng (lán trưởng), hoặc trưởng Ban Văn Nghệ (tổ chức ca hát), trưởng Ban Thể Thao (đấu bóng rổ với bạn tại trại khác), trưởng Ban Báo Chí (làm bích báo ngày 2 tháng 9 và ngày Tết). Có người B trưởng, không phải ăng-ten, vì không báo cáo hại ai bao giờ, nhưng lại hống hách với anh em, bắt anh em phải làm cật lực để lấy điểm với cán bộ. Như tay Ngô P. C., là lán trưởng của tôi ở Cà Tum. C. người Trung, bắp thịt rắn chắc, hát rất hay, nhưng tư cách thì quá tệ.


Năm 1971-1973, tôi là Trung Úy, Trưởng Ban 5 (Chiến Tranh Chính Trị kiêm Tâm Lý Chiến, kiêm Quản Lý Hội Quán Sinh Viên) của Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Trường Sĩ Quan Thủ Đức. Nhiệm vụ của tôi là điều động bốn Sĩ Quan khác đi huấn luyện CTCT, tổ chức Văn Nghệ mỗi năm hai lần cho toàn Trường Bộ Binh Thủ Đức gồm 6,000 Sinh viên Sĩ Quan và các Sĩ Quan cơ hữu. Ngoài ra, còn tổ chức văn nghệ nhỏ một tháng một lần cho các Tân Khóa Sinh nhập khóa, và một lần mãn khóa, ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy.


Ban 5 của tôi còn có một Trung Sĩ, một Hạ Sĩ, một nữ quân nhân, một thư ký. Oai ra phết! Điều oai nhất của tôi và cũng là oái oăm nhất, độc nhất trong hệ thống quân đội, đó là tôi chỉ là Trung Úy mà bốn Sĩ Quan dưới quyền lại là Đại Úy, hơn tôi một cấp. Lý do có sự oái oăm này là vì tôi đi học Sĩ Quan Căn Bản CTCT tại trường Đại Học CTCT, Đà Lạt mà đậu Thủ Khoa. (1) Về trình diện trường Sĩ Quan Thủ Đức, tôi được bổ làm Trưởng Ban 5. Sau một thời gian, có lệnh của Tổng Cục CTCT, biệt phái bốn vị Sĩ Quan cấp Đại Úy vào ban 5. Nghe tin này, tôi ớn quá, lên trình diện Đại Tá Liên Đoàn Trưởng, xin cho một trong năm ông kia làm Trưởng, để tôi làm Phó thôi, nhưng Đại Tá LĐT cương quyết không chịu và cứ bắt tôi làm Trưởng.


Ổng nói, “Anh cứ làm đi! Ai mà chống anh, anh báo cáo tôi, tôi cho hắn 8 ngày tù trọng cấm!”


Ngày bốn ông Đại Úy kia đến trình diện, các ông muốn “chơi” tôi, nên vừa bước vào phòng tôi, các ông xếp thành hàng ngang, đồng loạt giơ tay chào, “Chúng em kính chào Trung úy Trưởng Ban!” Tôi lật đật chạy ra, chắp tay lạy lấy lạy để, “Em lạy các quan, các quan thương em thì đừng làm như thế. Em chết yểu! Đây không phải là ý của em muốn giữ chức vụ nhé, mà vì Đại Tá chỉ định như vậy. Các quan có đi uống cà phê, em bao!”


Thấy tôi chân tình như thế, mấy ổng cho “huề” nhưng thỉnh thoảng vẫn “chơi” tôi cho tôi mất chức, thí dụ như bỏ công tác, đi chơi, mặc dù tôi đã làm giấy phân công từng người… Mỗi lần nghe anh Trung Sĩ báo cáo, “Trung Úy ơi! Đại Úy... bỏ không đến dậy lớp!” tôi lại bịt miệng hắn, và nói nhỏ, “Kệ ông ấy. Để tôi xuống lớp, dậy cho. Đừng báo cáo với Đại Tá, Đại Tá quất cho ông ấy 8 ngày tù liền!”


Tôi bao giàn cho mấy ông kia, đôi khi mệt bã người ra, (một người làm thay cho năm người!), nhưng cứ ráng nín không nói nặng nhẹ gì với mấy ổng, vì mấy ổng từng làm Xếp tôi! Dĩ nhiên, trong bụng chửi thề, văng tục như điên!


Trở lại với nhiệm vụ Quản Lý Hội Quán Sinh Viên, thường thì tôi cho tổ chức để các Sinh viên ca hát với nhau cho vui. Hôm đó, có tay Sinh viên tên Ngô P. C. hát bài “Love Story” hay quá xá, tôi khoái, bao hắn ăn chè và cho hắn đi phép đặc biệt. Tháng sau, cũng tay C. hát trong Câu Lạc Bộ, hát xong, thì chạy ra cửa CLB, thấy tôi đang đạp máy xe Vespa, hắn quăng cây đàn ghi ta vào lòng tôi, “Trung Úy, cho em gửi cây đàn. Em dọt!”
 
Lúc đó, tôi cũng đang định dọt, mà tay C. này lại bảo tôi giữ đàn cho hắn, tôi nhăn nhó, “Anh gửi tạm bạn nào cầm giùm đi. Tôi đang vội.”
Nói xong, tôi rồ ga chạy đi. Những tưởng chuyện chẳng có gì, mà tay C. này thù tôi mấy năm.
Khi tôi đổi trại tù từ Trảng Lớn về Cà Tum, tôi được bổ vào ngay “lán” do tay C. này làm Trưởng Lán! Vừa thấy tôi lụm cụm bước vào, hắn ra đón tôi ngay, và lời đầu tiên mà hắn nói là, “Anh nhớ tôi không? Có nhớ lần tôi gửi cây đàn ghi ta không?” Trời! Chuyện nhỏ như con thỏ mà tên này nhớ hoài. Nghe câu nói đó, tôi biết là không yên thân rồi. Tên này thật vô ơn, vô lễ, thù dai. Hắn không nhớ đến lần tôi ký giấy cho hắn đi phép đặc biệt mà chỉ nhớ đến lần tôi từ chối không cầm giùm đàn cho hắn.


Đúng như thế, ngày lao động đầu tiên, hắn sai tôi chạy gần chết, nào là đi lãnh heo cho cán bộ, nào là đào khúc đường khó nhai nhất, đi chặt cây phải thẳng tắp như cái thước kẻ, nếu hơi cong, là hắn trả lại, bắt đi chặt lại! Hắn cứ đứng rình tôi, hễ tôi hơi ngưng tay, nghỉ thở, là hắn nói lớn, “Anh Tiến! Làm việc đi! Để khỏi trễ công tác.” Buổi tối, hắn tập họp cả láng lại, lên lớp ì xèo, “Tôi lấy tư cách là cán bộ, tôi muốn các anh phải cải tạo tốt, phải chứng tỏ cho cách mạng thấy ta là người tiến bộ. Các anh nghe chưa?” Ở cuối hàng, có tiếng nói lớn, “Đ.M. Cán bộ! Nghe rồi!” Có tiếng khác, “Đéo cần tiến bộ! Chỉ cần về nhà!” Tên này tái mặt, ngưng nói.


Người gian mắc nạn! Chừng tháng sau, thấy tay này xung quá, cai tù bổ hắn vào đội cưa xẻ, là đội chuyên đi cưa cây khổng lồ, đường kính gần 1 thước, hai người hai bên kéo cái cưa khổng lồ “cù cưa, cù cưa, cù cưa…” Kéo chừng vài phút là phải nghỉ thở… và phải đứng cưa cả ngày như thế…


Còn chúng tôi, đi làm rừng, chặt cây, phá đường, đắp đường, dựng nhà cho cán bộ, dựng lều cho anh em, đào hố cầu tiêu, trồng cây gây rừng… lúc nào quá mệt thì chống cuốc đứng nghỉ, không phải đứng chết dí một chỗ như tay C. kia.


Thật sự, Ngô P. C. không phải là ăng-ten, chỉ là ham lấy điểm của cai tù, mong sớm về. Những tên ăng-ten thứ thiệt thì có những hành động nhơ nhuốc là báo cáo hành động từng anh em để cai tù xử lý. Trong đó, kinh tởm nhất là tên Phan L.D., Thiếu Úy, đã báo cáo để cai tù bắn chết hai người bạn mới chuẩn bị vượt ngục. Tên này đầu tròn vo như quả bóng, mũi lồi, người lùn, liếc thấy bạn giấu đồ ăn vào nóc cầu tiêu, thì rình rình, đến nửa đêm, khi hai người bạn xấu số kia xỏ giầy vào chân là la lớn lên, cho cai tù xông vào, lôi hai bạn ra bắn chết ngay.


Tên ăng-ten Huỳnh V.A., Thiếu Úy, Sĩ quan Không Trợ Tiểu Đoàn, cũng luôn báo cáo hại bạn. Tên khốn nạn này, khi tôi điểm mặt nó là ăng-ten, phản bội, đã gầm lên với tôi, trước mặt Công An Quản Giáo, “Báo cáo cán bộ, thằng Tiến này chuyên viết nhạc vàng chống đối cách mạng. Nó chửi cán bộ ‘Đ.M. Con c. đéo cho công an mượn đàn.’”


Tên Công An Quản Giáo kia bị quê với tôi, vì tôi chửi tục thế mà không làm gì được tôi, nên gạt thằng A. ra và bỏ đi. Thằng A. sau đó đi rêu rao khắp trại, “Đ.M. thằng Tiến, từ giờ này, bước chân nó đi đâu là có tao. Nó còn hát nhạc vàng, tao báo cáo cán bộ, bắn bỏ nó!”


Số tôi không bị bắn, nên tên này rình hoài mà không bắt gặp tôi hát nhạc phản động nữa. Trời cũng không dung kẻ gian. Tên này được cho về sớm, nhưng về nhà thì vợ con, họ hàng đuổi đi, hắn phải trở lại trại tù, xin cho... ở tù tiếp!


Trở lại chuyện văn nghệ. Sau khi đã ổn định chỗ nằm cho tù mới, thì trại ra lệnh cho tổ chức một ban Văn Nghệ, và chỉ định anh Tuấn, nhạc sĩ, Hải Quân, người đàn tay trái tuyệt luân làm trưởng ban, để dậy anh em hát đồng ca nhạc cách mạng! Hôm đó, gần nghìn người ngồi trong hội trường dựng bằng sức của anh em, trên các hàng ghế làm bằng thân cây tròn. Tôi ngồi hàng đầu, nghe anh nhạc sĩ Tuấn vung tay dậy anh em hát bài gì đó, đại khái như “Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường sơn! Đá mòn mà đôi gót không mòn. Ta đi về quê ta…”


Có lẽ vì xúc động, mà lại không quen chỉ dẫn cho một đám đông cả nghìn người như thế, anh Tuấn lúng túng, hát đi hát lại mà anh em cứ ồn lên. “Không hiểu gì hết! Hát lại! hát lại!”


Thấy bạn ta vất vả quá, nghe anh em la hò ầm ỉ, anh có vẻ như sắp khóc, tôi vụt đứng dậy, nói với Tuấn, “Ê! Ông lui ra sau đi! Tôi cứu bồ cho!” rồi tôi tỉnh bơ, hướng dẫn cách hát đồng ca. Tôi vỗ tay, yêu cầu anh em yên lặng cho tôi hát một lần, hết một bài để mọi người thấm cái “melody” đã, rồi tôi phân nhịp từng câu, chỗ nào vỗ tay, chỗ nào ngưng. Sau đó, tôi hướng dẫn hát một câu cho đến khi thuộc lòng mới chuyển sang câu thứ hai. Sau chừng ba câu, tôi cho anh em hát luôn ba câu... cứ thế mà hết bài.


Buổi tối hôm đó, tôi làm “quản ca” bất đắc dĩ mà thành công, không ai phàn nàn gì. Lúc gần đi ngủ, anh Tuấn sang chỗ tôi, nói, “Cám ơn ông đã giúp tôi qua khỏi tai nạn này. Nhờ ông giúp tôi làm trưởng Ban Văn Nghệ luôn, chứ tôi không có khả năng hướng dẫn…”


Mới đầu, tôi khăng khăng không nhận, nhưng Tuấn nói mãi, tôi gật đầu với điều kiện, “Một tuần một lần, ông phải chơi đàn cho tôi nghe. Phải chơi từ nhạc Á Châu, Hồng Kông, rồi qua nhạc Trung Đông, nhạc pháp, nhạc Mễ…”


Bạn tôi nhận lời liền, anh ấy là một nhạc sĩ đại tài, chơi đàn ghi ta như làm phù thủy vậy, lúc dùng ngón tay gõ trống, lúc thổi kèn trên đàn ghi-ta như thật… Nghe anh biểu diễn các bài Trung Đông, người nghe thấy ngay trước mắt một vũ nữ uốn bụng bập bùng… bập bùng… lắc lư.. lượn qua lượn lại. Tôi mê nghe đàn của Tuấn vô cùng.


Thế là từ đó, đời tôi cột luôn vào ban văn nghệ từ Cà Tum, qua Suối Máu, chỉ đạo tổng quát, còn Tuấn điều khiển ban nhạc có trống (thùng phuy), đàn Contra Bass (thùng phuy có cần đàn bằng gỗ xe GMC, dây đàn là dây thừng), và mấy cây ghi-ta. Ca sĩ thì cũng nhiều giọng hát nam trầm tuyệt vời. Riêng tôi, kiêm thêm trưởng Ban Vũ, chỉ dẫn cho anh em múa Rumba, múa Dân Tộc, múa Guatanamera, và múa sạp với tám cây tre. Điều lạ là mấy ông sĩ quan từng đi đánh trận mà nhảy dẻo quẹo, chưa có ông nào bị ống tre dập vào cổ chân. Tôi thì luôn... giả gái! Có lần múa bài Lơ Thơ Tơ Liễu, tôi làm cô thôn nữ cao kều, độn ngực to tổ chảng, còn chàng Minh lùn (2) thấp tới vai tôi, làm chàng trai làng, cặp đôi Nam lùn - Nữ cao này làm cả trại cười lăn lộn, quên cả mêt nhọc. Tới ngày 2 tháng 9, và ngày Tết, tôi lại phải lo tờ bích báo. Đây là cái bẫy dễ chết. Một tối, tôi bị tay chính ủy mặt nám ra lệnh cho tôi trình diện tại hội trường. Cùng đi với tên chính ủy là anh Trần Đức Thịnh, Giáo sư Nguyễn Bá Tòng, được anh em bầu làm đại diện trại. Anh Thịnh đã cứu mạng tôi hôm đó, nếu không có Thịnh thì tôi đã bị một viên đạn chui vào đầu rồi.


Tên chính ủy hậm hực, chỉ tay vào cái hàng chữ Quyết Tâm là tựa của tờ bích báo, tô đậm, một hàng ngang trên đầu. Cạnh hàng chữ là hình một công nhân đội mũ bảo vệ vàng, một tay giơ lên chào. (Hình này... cô Minh, họa sĩ vẽ! Minh là “gay” nên mọi người đều gọi là “cô Minh”.) Tên chính ủy gằn giọng, “Anh muốn chống đối, phản động phải không? Tại sao lại vẽ có một tay giơ lên? Nghĩa là tay què, tay cụt hả? Muốn ám chỉ Cách Mạng què cụt phải không? Hay là muốn nói Công Nghiệp mất cân đối?”
 
Trời ạ! Tên này bắt bẻ ngu quá! Tôi ráng cười, “Đây là kiểu giơ tay chào. Nếu tôi vẽ giơ cả hai tay, anh lại nói là đầu hàng, nếu bỏ cả hai tay xuống, anh có thể nói tôi vẽ cách mạng cụt tay sao?”


Hắn chịu thua. Lại chỉ vào mấy cái “logo” (cũng của cô Minh vẽ), hình chiếc xe máy cầy, nhưng ở bánh xe thì Minh chỉ gạch gạch vài cái chung quanh, nói, “Còn cái này? Bánh xe có gai? Muốn nói là công nghiệp xã hội chủ nghĩa bị bao vây?”


Tôi vẫn ráng cười, “Không phải! Cái này là bánh xe mới cáo! Còn nguyên gai bánh xe, chưa mòn!”


Tay mặt nám này lại chỉ vào hàng chữ viết của một anh Giáo Sư Anh Văn, viết hàng trên “Tôi mong có ngày trở,” hàng dưới “cùng nhau ta chơi cờ” mà hậm họe, “Này! Rõ nhé! Kêu gọi phản động! Chữ hàng trên là ‘trở’, chữ hàng dưới là ‘cờ’, trở cờ! còn chối nữa không?”


Tới đây, thì tôi nhịn hết nổi, máu tôi xôi lên, tôi nói lớn, “Này! Anh đừng có mà chụp mũ nhé! Chúng tôi có chống anh thì chống trong đầu, chứ dại gì mà chống bằng bút mực như thế! Anh bới bèo ra bọ, anh gán ghép lung tung. Thân chúng tôi là con giun, con dế, là cá nằm trên thớt, anh muốn giết lúc nào chẳng được, tại sao tôi lại phải ngu muội mà chống anh khờ khờ ra đó! Để anh có cớ bắn tôi à?”


Càng nói, càng điên, tôi nói to hơn nữa, “Tôi nói cho anh biết nhá! Tôi không sợ đâu. Từ phút này, tôi không làm gì hết, anh muốn bắn thì bắn, muốn giết thì giết. Tôi đứng im cho anh bắn.”


Thế là tên kia nổi sùng lên, lập cập rút ngay cây súng ngắn vẫn gài ở thắt lưng, móc ra, lên đạn rồi chĩa vào đầu tôi, đổi giọng liền, “À! Mày thách tao phải không? Tao bắn mày như bắn con chó!”


Lúc đó, anh Trần Đức Thịnh, vị thần cứu mạng tôi, nhanh trí, giơ tay chặn ngay khẩu súng, nói nhanh, “Khoan! Cán bộ đừng giận! Anh Tiến mấy hôm nay, bị ‘ấm đầu’, nói năng lảm nhảm. Anh đang cạo gió thì cán bộ gọi.”


Nói xong, anh Thịnh nhìn ra phía mấy anh đang đứng nghe ngóng, nói lớn, “Này, anh nào đang cạo gió cho anh Tiến thì ra cạo tiếp đi!”


Chỉ chờ câu nói đó là A Cửu (người Tiều) và anh Long, chạy ù ra chỗ tôi, lật tôi xuống đất, vén áo lên. A Cửu đổ nguyên một lọ dầu, lúc nào cũng nhét túi quần, vào lưng tôi, rồi cạo gió ào ào.


Tên chính ủy ngơ ngác, thấy thay đổi đột ngột quá mà cũng không tiện bắn nữa, đành đi về.


Sáng hôm sau, một anh hớt hải đi vào chỗ tôi, bảo phải lên trình diện tên chính ủy gấp. Tôi lững thững đi ra, không vội vàng, đã đến chỗ chết thì cứ từ từ mà đi, tội chó gì mà phải đi nhanh.


Tới cổng gác, tôi nói là đi gặp chính ủy, tên gác chỉ cho tôi căn phòng cách xa cổng chỗ giam chúng tôi chừng 50 mét. Tôi bước qua khung cửa, thấy tên Mặt Nám đang hầm hầm đứng đó. Không nói không rằng, hắn đấm tôi ngay một quả vào mặt, rồi vung chân đá. Tôi cứ đứng yên, không chống cự, coi như mình đang tập võ vậy. Quần tôi một lúc cho hạ hỏa rồi, tên Mặt Nám mới nói, “Thôi! Đi về! Hôm nay tha chết cho mày! Lần sau nữa thì chết với tao.”


Tôi nhích mép cười, và lấy cổ tay lau máu miệng, rồi quay lưng đi về trại. Tới nhà, anh em xúm lại hỏi “Có đau không?”


Tôi cười, “Nhằm nhò gì ba chuyện nhỏ!”


Từ đó, là không còn văn nghệ, văn gừng gì nữa, cho đến khi được trả tự do.


Hôm được phát giấy ra trại, tôi chỉ mang theo mình có mỗi cái ba lô làm bằng bao cát, dưới đáy có dấu một cuốn...  nhật ký từng ngày ở tù! Cuốn nhật ký đó, hôm nay vẫn còn đây… nhưng chỉ còn chừng chục trang đầu, còn mấy trang sau, thì sau bao năm tháng làm “ngựa thồ” ở xã hội chủ nghĩa, đã bị dán gặm mất nhiều… Cuốn này mà bị phát giác, thì giờ này, không có Facebook mang tên Tien Chu… Tại Trảng Lớn, một anh thi sĩ họ Bùi, bà con với Bùi Giáng, viết có mấy câu thơ tả núi Bà Đen tối đen thui, đã lập tức bị lôi đi biệt tích, còn tôi, viết nguyên một cuốn vở nhật ký 200 trang! Chỉ có Chúa mới cứu tôi qua 6 năm tù, mà không tên nào phát giác, vì khi tôi khâu cái ba lô bằng bao cát, tôi đã lén khâu hai lần đáy, dấu vào đấy và để quần đùi, may ô lên trên…

9/2020
CHU TẤT TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.