logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/09/2020 lúc 11:25:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo Bóng Thời Gian Vào Cõi Thơ Của Thy An

UserPostedImage
Hình bìa tập thơ “Thơ Đi Về Một Góc Đời” của Thy An.

Dường như đối với nhiều người, thời gian chỉ là bước đi thầm lặng và quen thuộc của mọi thứ có mặt trên trần gian trong vận hành liên lỉ của xuân hạ thu đông. Nhưng đối với nhà thơ Thy An, thời gian mang ý nghĩa đặc biệt.
 
“ngày trông thế sự bi hài
đêm mang thiên cổ giải bày chuyện xưa”
 
Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ “Lục Bát Tha Hương” trong tuyển tập “Thơ Đi Về Một Góc Đời” được xuất bản vào giữa năm 2020 của nhà thơ Thy An.


Tập thơ dày trên 220 trang với hơn 100 bài thơ. Nhà thơ Thy An đã có trên 6 tác phẩm được ấn hành từ năm 1968 đến nay. Anh có thơ đăng trên nhiều trang văn học như Hợp Lưu, Da Màu, v.v…


Trong tuyển tập “Thơ Đi Về Một Góc Đời” người đọc thấy dấu vết của thời gian có mặt khắp nơi trong các bài thơ. Chẳng hạn, “Bài thơ cho tháng mười một,” “Bài thơ tám chữ đầu năm,” “Bước chân tháng 5,” “Cái nóng bất thường tháng tư,” “Cảm tưởng lạ đầu năm,” “Chiếc xe bò chiều thu,” “Chiều tháng mười một,” “Chờ một ngày…” “Chút buồn hôm nay,” “Cúng thất tuần của bạn,” “Cuối hạ chào đêm,” “Đêm mưa âm lịch đầu năm,” “Độc thoại mùa đông,” “Gối đầu lên đá tháng tư,” “Mùa đông giấu chữ nghĩa,” “Mùa thu ngôn ngữ trụ lại,” “Mùa xuân đợi bình minh,” “Tháng ba như mộng ảo,” “Tháng bảy 2018,” “Tháng chín nhìn mặt trời,” “Tháng giêng treo nỗi buồn,” “Tháng hai, tháng ba ta trở về,” “Tháng sáu lặng lẽ,” “Tháng tám em về,” “Tháng tư giọt mưa buồn,” “Thơ tháng chín,” “Tiễn tháng mười hai,”…


Có lẽ tôi chưa bao giờ đọc một tuyển tập thơ nào mà bóng dáng của thời gian rọi dài theo con chữ như tuyển tập thơ của Thy An. Âm ba và hình ảnh của bốn mùa xuân hạ thu đông, cùng với dấu vết thời gian từng tháng, từ tháng giêng tới tháng chạp, từ Tết ta đến Tết tây dập dìu nối tiếp nhau đi mãi trong thơ của anh.
 
vì thời gian hiếm hoi còn lại
sẽ cạn dần theo năm tháng tiêu hao…
(Thy An, Lời Độc Thoại)
 
Phải chăng vì sợ thời gian “cạn dần theo năm tháng” sẽ làm “tiêu hao” những gì quý giá của đời người, nên lúc nào anh cũng không quên nghĩ đến thời gian.


Nhưng thời gian của Thy An không phải là bước đi biến dịch vô tri của không gian. Nó là bước nhảy của tâm thức quyện tròn theo vũ điệu của thể mệnh con người anh.


Thơ của Thy An chảy theo dòng thời gian đó. Có lúc êm xuôi như cơn nắng quái của buổi chiều tà nơi ngọn đồi thơ mộng. Có khi dạt dào rộn rã như tiếng sóng nơi bãi biển cô liêu. Và cũng có khi trầm lắng mênh mông như ánh trăng huyền ảo của đêm thu lành lạnh ở một góc trời nào xa xăm miền viễn xứ.


Thời gian của Thy An chuyên chở nhiều thứ lắm: kỷ niệm vui buồn, tình yêu được mất, quê hương yêu dấu một thời, hiện thực đất nước tối tăm…
 
một ngày cuối tháng tư
em hãy nhắm mắt tưởng tượng
những con sâu, con dế trên cánh đồng khô cạn
những đền đài lăng tẩm mang những khổ ải
nếu còn can đảm và tình yêu cho nhân gian
em hãy thắp lên chút lửa từ bóng tối
thấy bóng mình in trên tường
lặng lẽ và cô đơn như quê hương…
(Thy An, Nói Cùng Em Cuối Tháng Tư)
 
Quê hương trong thơ của Thy An qua cỗ xe thời gian chứa đầy những ký ức của một thời lịch sử quá khứ oai hùng và những hình ảnh rất thân thiết mà một thời nhà thơ đã cảm nghiệm.
 
nhớ chuyến xe đời cọc cạch chở thúng hoa vào chợ
những người đàn bà tay bế tay bồng
nuôi bao đứa con khôn lớn bên sanh
nhớ giọng trầm trầm của thầy, của cô
của cha của mẹ
dạy bài học thuộc lòng
lịch sử anh hùng với những con người ngửa cổ xem thường cái chết
về những pho tượng đồng, khuôn mặt sống mãi với thời gian
về đạo làm người giấy rách giữ lề
tổ tiên từ ngàn xưa đã viết và sống trong nhân cách
nhớ từng khuôn mặt bạn bè ngày xưa bỡn cợt
thoáng chốc hơn năm mươi năm
(Thy An, Những Nỗi Nhớ Đầu Năm)
 
Quê hương trong thơ Thy An còn là một “đất nước điêu tàn…”
 
mảnh quê hương đất nước điêu tàn…
và rồi sẽ còn bao nhiêu cánh cửa khác
khép lại từng nỗi niềm ký ức
trầm luân điệp khúc buồn
vầng trăng buổi tối phù du?
(Thy An, Nơi Ấy)
 
Nhìn cuộc đời qua lăng kính “phù du” nên tình yêu của Thy An cũng “phiêu bồng lãng đãng.”
 
bởi vì em là người lữ hành cô độc
nên anh sẽ đọc em nghe
bài thơ viết bằng hơi thở của đêm
và sương mai buổi sớm
anh sẽ gom lửa từ vạn tinh cầu
thắp lên ngọn nến hồng tàn lụi
chứng tích của trái tim anh
phiêu bồng lãng đãng
rọi xuống đời nhau khoảng tối âm u
(Thy An, Bởi Vì Em)
 
Có lúc nhà thơ trầm tư về thân phận con người và anh đã nhìn ra cái đầu mối cơ bản mà từ đó chúng ta bị quay cuồng trong cõi trần ai. Anh đã thấy rằng tâm thức cuốn trong ngũ uẩn là căn nguyên của mọi vấn đề.
 
mai này huyễn ảo mùa trăng
nhớ chi cổ độ còn chăng bến mờ
ngắn câu, nỗi nhớ thành thơ
dài lời, trăn trở hững hỡ tiếng ca
về đâu tâm thức ta bà
cuốn trong ngũ uẩn mặn mà trần ai
(Thy An, Lục Bát Tha Hương)
 
Ngũ uẩn là năm yếu tố cấu tạo con người: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc là thân thể vật chất. Thọ là cảm thọ khi năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân) tiếp xúc với năm trần cảnh (hình và màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị ngọt đắng cay bùi…, xúc chạm). Tưởng là giữ lấy trần cảnh đó trong tâm. Hành là khởi ý niệm. Thức là ý thức nhận biết và phân biệt. Ngũ uẩn là ngục thất giam giữ con người trong cõi trần ai. Cho nên, khi giác ngộ được bản chất không có tự ngã, hay không có tự tánh của ngũ uẩn thì tức khắc giải thoát, như trong Tâm Kinh Bát Nhã có nói rằng khi Bồ Tát Quán Tự Tại quán chiếu năm uẩn đều không thì giải thoát mọi khổ đau – “Quán Tự Tại Bồ Tát hành, thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.”
 
bao năm tháng chẳng hiểu vô thường vi diệu
học tâm kinh ào ạt gió tạt đầu sông
nghe run rẩy con tim nặng chìm vọng động
nhìn áo cà sa trôi nhẹ tựa lông hồng
 
cầm hạt bụi ướt sương đi vào vườn trúc
mở cổng chùa xưa như kẽo kẹt dưới trăng
điều gì đó long lanh trong từng ánh mắt
cười vu vơ thơ gõ nhẹ xuống lưng đời…
(Thy An, Lang Thang Vườn Trúc)
 
Thời gian của Thy An không ra đi biền biệt như mũi tên bắn ra không quay lại, hay như lữ khách đi lạc đường về. Thời gian trong thơ của Thy An là con đường đi về, quay về sau những chuyến đi dài trên hành trình sanh tử trầm luân, cho dù với “nỗi truân chuyên đời.”
 
ta về ấm lại mùa xuân
mưa rơi ướt đẫm nỗi truân chuyên đời
chân như gieo tiếng gọi mời
lần theo bóng hạc mấy lời từ tâm
(Thy An, Trên Tay Kinh Rụng)
 
Hay:
 
ta về ray rứt thiên thu
chân đi xiêu vẹo bến mù cõi xưa
mở ra mấy cửa đại thừa
trên tay kinh rụng lọc lừa phù sinh
vườn em hoa nở một mình
mấy cành sương đọng an bình tâm can
leo thuyền bát nhã lên ngàn
nghe đâu chuyển tiếp muộn màng pháp luân
(Thy An, Trên Tay Kinh Rụng)
 
Dường như đây là bài thơ lục bát duy nhất trong toàn bộ tuyển tập Thơ Đi Về Một Góc Đời của Thy An. Hầu hết các bài thơ đều ở thể tự do. Thơ của anh nhẹ nhàng và không cầu kỳ nên đọc lên thì chữ nghĩa bay thẳng vào tâm ý người đọc. Có điều khá đặc biệt là thơ anh bàng bạc tư tưởng Phật Giáo nhìn thấu suốt vào bản chất cuộc đời và phảng phất hương vị giải thoát.
 
lời kinh xưa rụng xuống nhiệm mầu
bụi phấn thanh xuân bay theo gió lạnh
chợt thấy bóng ngã trên đường vắng
mấy nhịp sầu lên vạt nắng thiết tha
(Thy An, Mưa Trên Đôi Vai Gầy Đạm Bạc)
 
Cho dù cuộc đời có sầu khổ thì cũng nhẹ và mỏng như “bụi phấn thanh xuân” bay theo gió, hay như “vạt nắng thiết tha.”


Góc đời của nhà thơ Thy An là thế!


Cảm ơn Thy An.

Huỳnh Kim Quang/Việt Báo


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.