logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/10/2020 lúc 11:21:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Cộng Sản VN cho đến nay vẫn còn loay hoay với hai công tác.
Hai công tác mà tập thể chỉ huy, Đảng CS, giao cho một cá nhân phụ trách. Cá nhân đó, ông Hồ Chí Minh. Một thời là “Cha già dân tộc,” là Bác.
Khi dựng tượng đài và muốn thay tên cho Sài Gòn. Những người CS muốn dựa lưng ông Hồ Chí Minh. Một người, trong đời sống, quả thật đã đạt được bao nhiêu là kỳ tích. Có thật. Cũng có giả.
Rõ ràng. Các kỳ tích ấy không đủ. Khi những người cai trị đất nước vẫn loay hoay với công tác mà cá nhân phụ trách trước tập thể là Hồ Chí Minh không kham nổi.
Bao nhiêu cũng không đủ. Không đủ đáp ứng những đòi hỏi cho vai trò mà người CS muốn ông đóng.
Họ vẫn còn xây dựng tượng đài. Bắt người dân thờ. Thờ? Sao? Sao vậy? Có đáng thờ? Có thờ không?
Họ muốn đổi tên Sài Gòn. Đổi được không? Đổi được chưa?
Không và chưa. Vì,...
Họ vấp vào một vấn đề nan giải.
Không thể nào nâng Hồ Chí Minh thành Anh Hùng.
Dầu rằng, đã Thắng thì làm vua. Thua thì làm Giặc.
Làm vua. Muốn làm gì thì làm. “Bên thắng cuộc,” làm gì cũng được.
Nhưng bắt dân đen coi mình như Anh hùng. Khó.
Khó? Tại sao?
Anh hùng? Anh hùng nào?
Thử xem.
Anh hùng dân tộc: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Còn gì phải bàn thảo. Trần Hưng Đạo, ai không biết là Anh Hùng dân tộc.
Đức Thánh Trần mà dân tộc ta qua bao nhiêu đời, truyền tử lưu tôn, kể đi kể lại. Bao công lao hãn mã, chống xâm lăng phương Bắc. Giữ vững non sông. Bảo vệ dân, nước. Được truyền tụng...
Cái đời sống ấy. Cái gương hy sinh, giúp dân giúp nước đó của Hưng Đạo Đại Vương luôn là gương sáng của dân ta. Nó thành cái cốt lõi của một lối sống.
Trong nền văn hóa dân tộc.
Thế rồi. Cả nước bây giờ “Quy về một mối.” (chữ nghĩa của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.) Chỉ những gì Bác và những thằng như thằng Trần Dân Tiên, cái thằng, “Vừa đi vừa hỏi chuyện Bác.” (1) Chúng nó nói gì. Cả nước phải nghe theo.
Cả đến chuyện một tên (bá vơ, bốc phét) trong bọn chúng, Bác. Bác của chúng. Một hôm nhân ghé đền thờ Đức Thánh Trần. Hỗn hào. Bá vai tiền nhân kiểu, tôi, bác; hay anh, tôi.
Tôi Bác, chung nhau nghiệp kiếm cung.
Bác đưa cả nước (vượt) qua nô lệ.
Tôi dắt năm châu đến Đại đồng…” như Hồ Chí Minh và thơ khẩu khí của ông ta.
Thì Anh Hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Giờ đây nếu còn lây lất với vai anh hùng cũng chỉ ngang với anh hùng Lê Văn Tám.(?)
Sợ còn không bằng.
Những anh hùng của một nhà nước.
Anh hùng Lê Văn Tám.
Cả một nhà nước. Cả nước. Hè nhau đẩy cho được em bé Lê Văn Tám thành anh hùng.
Cái “Ngọn đuốc sống,” của cả nước. Cả cái Ủy Ban Tư Tưởng Trung Ương giúp vào nữa. Họ bịa ra Lê Văn Tám. Họ bịa. Họ... đặt chuyện, họ buộc các em đọc. Buộc các em học.
Họ đặt tên trường, cái trường Lê văn Tám đó, các em đến đó để học “Điều hơn lẽ thiệt,” hàng ngày.
Họ đặt tên công viên, Công viên Lê văn Tám, các em đến đó chơi đùa.
Đặt tên đường... Lê văn Tám ngang với những tên, Võ Thị Sáu, Hồ Chí Minh... Nguyễn Thị Minh Khai,... như thật.
Có thành anh hùng Lê Văn Tám không?
 Còn anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
Lần này có người thật. Việc thật (?) Chẳng là cái năm... đó. Trong chiến tranh Việt Nam.
Cái ngày có ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ, ông McNamara sẽ qua ngang cầu Công lý Sài Gòn.
Trước khi xe chở ông ta qua cầu. Người ta bắt được một người khả nghi. Trốn dưới gầm cầu. Anh này sau đó ra tòa. Bị tuyên án tù vì có những hoạt động có tính phá hoại.
Thời gian anh này ở tù. Trong Nam. Sau thời gian tù, anh thành cán bộ VC chiêu hồi. Vẫn ở trong Nam.
Ngoài Bắc rộ lên, rần rộ hình ảnh của anh hùng Nguyễn văn Trỗi. Như một tử sĩ, anh hùng. Bài viết, vô số. Chuyện kể, và quay thành phim điện ảnh…
Làm sao anh ta thành anh hùng cho được. Nhất là ở miền Nam.
Vì còn phải qua thước đo văn hóa. Hợp và vừa vặn những khuôn mẫu đời sống người dân... miền Nam.
Anh hùng của dân miền Nam.
Hãy mượn hình ảnh mờ nhạt của các anh hùng vô danh.
Xin chú ý.
Cách lượng giá. Anh hùng của miền Nam.
Tác giả Trường Sơn Lê Xuân Nhị... (TSLXN). Viết cái truyện ngắn,“ Những Anh Hùng Vô Danh.” (2). Loại anh hùng chúng ta lấy làm thí dụ.
Chuyện kể. Ở. Đồn Dak Seang, một tiền đồn của Quân Lực VIệt Nam Cộng Hòa, hẻo lánh ở vùng rừng núi Pleiku.
Một lần, vào ngày cuối của một chuyến thi hành công tác biệt phái của phi đoàn. Vì vẫn hay đi thi hành những công tác yểm trợ quân bạn ngoài vùng kiểu này. TSLXN kể lại.
Bằng cái giọng tự nhiên. Như nói chuyện với bạn, bạn đọc của ông.
Đặc biệt với Ngôn ngữ “không quân.”
(Không quân, cái binh chủng này, nhắc tới nó. (Thấy) Khó ưa. Nhìn thấy họ. Anh em tui, binh chủng khác, ngứa mắt. Nghe họ nói cái giọng điệu, vừa ngông nghênh, có chút bất cần đời, có chút ngổ ngáo. Lại làm như chịu đựng...
Là bị đám tui coi: làm phường tuồng,... Giữa phố phường, anh lủng lẳng súng, rulo P38, vắt vai; dao găm, đạn gắn đầy dây nịt. Áo bay, khăn quấn (cổ.)...
Để gái... chết mê, chết mệt.
Ngôn ngữ. Một nét của văn hóa. Một cách sống. Sống “ bay bổng,” chết, “không ai tìm xác rơi.”(Sic)... Nói năng như thế. Của Không Quân…
TSLXN kể. ( Trích đoạn.)
*
… Khoảng 5 giờ chiều tôi đang lơ lửng gần một cái đồn nhỏ gọi là đồn Dakseang, phía Nam của Dakto. Đại úy Ngọc chợt giật cần lái, quẹo một vòng.
- Để tao coi. Đ.M. hình như đồn này đang bị pháo kích.
Chỉ một thoáng sau anh la lên:
- Đ.M. đúng rồi. Đ.M. nó đang pháo vô đồn.
Anh Ngọc gọi máy về Trung Tâm Hành Quân, báo cáo những gì mình thấy và xin tần số liên lạc ngay. Chỉ trong vài phút, Trung Tâm Hành Quân xác nhận với chúng tôi là đồn bị pháo kích, và có nhiều dấu hiệu cho thấy đồn sẽ bị tấn công. Chúng tôi được chỉ thị ở lại làm việc với đồn. Bắt được liên lạc, trao đổi danh hiệu xong là chúng tôi giảm cao độ. Vừa tà tà bay vô thì bỗng hàng chục cây phòng không nhắm vào chúng tôi nổ tới tấp. Chắc chắn phải có vài viên trúng tàu vì tôi nghe lên vài tiếng bụp bụp. Tôi càu nhàu: “15 ngày biệt phái không sao, ngày cuối cùng mà lãnh một viên vào... đít là xui quảy...” Vô không nổi, tôi quẹo ra. Đại úy Ngọc phê bình:
- Trên trời mà phòng không “kèm cứng một rừng” như vậy là dưới đất nó đã chuẩn bị trận địa pháo rồi. Lạng quạng thì đồn này chắc mất tối nay. Anh giở tấm bản đồ, ba cái FM trên phi cơ được sử dụng liên tục. Cái gọi pháo binh, cái trực với đồn Dakseang, cái nói thẳng với Bộ Tư Lệnh chiến trường. Cường độ pháo kích càng ngày càng trở nên khốc liệt, Tôi lên cao chút xíu rồi rình rình lại chui vào từ một hướng khác.
…Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:
- Bạch ưng, đây Thạnh trị
- Nghe bạn 5
- Bạn cho mấy con chim sắt đánh sát quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang “à lát xô” lên.
Anh Ngọc la ùm lên trong tần số khu trục. Hai chiếc khu trục A-1 còn mấy trái bomb bỏ dở cây, hối hả trở về đồn nhào xuống đánh sát chung quanh rào. Một ông la to khi kéo tàu lên.
- Tụi nó đông như kiến bạn ơi.
- Còn phải hỏi.
Khu trục đánh hết bomb nhưng vẫn bay trên mục tiêu để bắn hết những tràng cà nông 20 ly. Tình hình lúc này đã bi đát lắm rồi. Giặc xung phong lên ào ào. Thạnh trị thông báo là một góc phòng tuyến đã bị vỡ và con cái anh đang xáp lá cà với giặc. Tôi nghe Trung tâm hành quân “TTHQ” thêm ba căn cứ khác cũng bị tấn công một lúc. Anh Ngọc bảo tôi: Tao còn lạ gì cái trò này, tụi nó đánh nghi binh để dứt điểm Dakseang đó. Phải cẩn thận. Trong vô tuyến, tiếng tàu bay gọi nhau tiếng trao đổi cả trên trời và dưới đất nghe loạn cào cào.. Bởi trong những tiếng ồn ào đó, có tiếng gọi của mấy ông F 4 Hoa Kỳ. Mấy ông Tây trang bị vũ khí tận răng. Hai chiếc F4 mỗi chiếc mang 18 trái 500 pouds đang làm vòng chờ ở khoảng 20 ngàn bộ. Anh Ngọc chỉ “briefing” một tí, mấy ông “Roger” và “Sir” lia lịa nhào xuống làm ăn liền. Khu trục Việt Nam đánh đã đẹp, mấy ông Tây đánh cũng không thua ai. Từ khoảng 15 ngàn bộ, mấy ông nhào xuống dưới trần mây, để những trái bomb thật chính xác. Phòng không bắn dữ dội nhưng xem ra không ăn thua gì với mấy chiếc F4 này. Đang đánh ngon lành thì tôi nghe tiếng gọi từ dưới đất:
- Bạch ưng, đây Thạnh trị.
Giọng nói lúc này không có vẻ hốt hoảng mà bình tĩnh lạ thường.
Anh Ngọc bấm máy:
- Nghe bạn 5, cho biết tình hình đi bạn.
- Tôi yêu cầu Bạch ưng cho đánh ngay vào trong đồn.
Cả hai chúng tôi giật nẩy mình, chỉ hy vọng là mình nghe…lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới đất xác nhận lại:
- Bạch ưng, tôi xác nhận lại, tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi.
- Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?
- Đúng 5. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi.
- Bạn suy nghĩ kỹ chưa?
Giọng nói dưới đất lúc này nghe có vẻ hết kiên nhẫn:
- Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” mà bạn…
Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Anh Ngọc hốt hoảng gọi máy về xin chỉ thị quân đoàn. Quân đoàn trả lời phải xác nhận với đồn Dakseang một lần nữa rồi cho biết kết qủa. Chúng tôi gọi muốn đứt hơi nhưng không còn liên lạc được với Thạnh Trị nữa. Báo cáo trở lại, quân đoàn quyết định: cho đánh thẳng vào đồn nhưng phải… cẩn thận. “Cẩn thận con C… ông” anh Ngọc lẩm bẩm chửi thề rồi gọi máy thong báo cho mấy ông Tây, bảo đánh thẳng vào đồn. Người phi công hải quân Mỹ vừa kéo con tàu lên sau một loạt tấn công cũng bối rối không kém:
- Roger! Sir, Did you say… right on it? Over.
- Yes sir, it’s all over. I said you salvo right on it. Over.
- Roger, sir, I understood, sir, Over.
Chỉ có vậy thôi, đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bomb salvo của mấy chiếc Phantom. Tôi đang chứng kiến một hình ảnh mà có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ quên được. Tôi biết nói gì lúc này đây cho những người chiến sĩ Địa Phương Quân QLVNCH? Tất cả những ngôn từ, những ý nghĩ đều trở thành vô nghĩa trước cảnh tượng bi thảm hào hung này. Bay cách đó chừng 5 cây số với cao độ 5 ngàn bộ mà con tàu tôi như rung lên dưới tiếng nổ và sức ép khủng khiếp của mấy chục trái bomb 500 cân Anh nổ một lần. Làm sao còn có ai sống sót sau cơn tàn phá khủng khiếp này?
Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rơi xuống lẫn lộn với bụi, với đá, với sắt, để rồi nằm im trên mặt đất. Cũng trên mặt đất nầy của quê hương, ở một nơi nào đó, những người vợ, những đứa con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu biết người thân của mình vừa anh dũng đền nợ nước, vừa “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” như lời trăn trối cuối cùng của người đồn trưởng, vừa chết để cho cả dân tộc được sống, được hít thở không khí Tự Do dù chỉ trong một khoảnh khắc… Ngày mai đây, những chiếc khăn tang trắng sẽ được chít vội vã lên đầu những người thiếu phụ nghèo nàn khổ sở kia, những khuôn mặt bầu bĩnh vô tội của trẻ thơ. Nước mắt nào khóc cho hết nỗi bi thương của người vợ lính VNCH đây hỡi ông trời xanh thẳm? Hình ảnh nào có thể thay thế được hình ảnh ngọt ngào của Cha chúng nó, suốt khoảng đời còn lại của những em bé hồn nhiên vô tội kia hỡi ông trời? Dân tộc tôi đã làm gì nên tội, “Tử biệt sinh ly” câu nói nghe được từ thuở học trò bầy giờ mới thấy trọn nghĩa ý đau thương. Máu nào chảy mà ruột không mềm, mắt tôi bỗng chan hòa nước mắt. Tôi tống ga bay trở lại đồn. Qua màn lệ nhạt nhòa, tôi chẳng còn thấy gì, ngoài những cụm khói đen bốc lên giữa đồn. Những cụm mây oan khiên vừa rồi vẫn còn vần vũ như những chiếc khăn tang trắng lồng lộng bao phủ cả bầu trời. Mây ơi là mây, còn sống chẳng chịu giúp nhau, bây giờ người đã chết, đồn đã mất sao còn lảng vảng để khóc thương.
Trời chiều cao nguyên vốn đã thê lương cô quạnh lại càng trở nên tang tóc sầu thảm hơn. Hai chiếc Phantom Hoa kỳ ráp thành một hợp đoàn tác chiến bay những vòng tròn thấp chung quanh đám đất đá điêu tàn không hiểu để quan sát hay để chào vĩnh biệt những chiến sĩ gan dạ anh hùng của Địa Phương Quân QLVNCH. Dưới trời chiều nắng tắt, trông hợp đoàn Phantom như hai con chim hải âu ủ rũ lượn từng vòng quanh xác chết của đồng loại. Sau khi nhận kết quả oanh kích của anh Ngọc, giọng nói xúc động của người phi tuần trưởng Phantom vang lên:
- Sir, may I reach out across the fires and destructions of today to tell you this: Those people down there have fought like men and have gone in honor.
Giọng anh Ngọc run run nghẹn ngào:
- Yes sir, they have gone in honor. That was an Alamo by all means, sir. An ever greater Alamo than ours, Over.
Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má anh Ngọc.
- Roger! We have thousand of Alamo like that every day in our country.
- Roger, I believe that, sir, God bless you all. Over.
Hai chiếc Phantom liếc cánh chào vĩnh biệt rồi bốc lên cao, mất hút giữa bầu trời ảm đạm. Alamo, cái tên nghe đã đi vào huyền sử của dân tộc Hoa Kỳ mà bất cứ công dân Mỹ nào nghe cũng phải hãnh diện. Alamo, làm tôi nhớ đến bài học Anh văn năm đệ ngũ. Alamo, đúng ra là một ngôi nhà thờ “Y pha nho” mà hai ngàn chiến sĩ kỵ binh Hoa Kỳ đã tử thủ khi chống cự lại với hàng chục ngàn quân Mễ Tây Cơ cho đến giây phút cuối cùng. Không ai đầu hàng và tất cả đã bị tàn sát. Người Mỹ chỉ có một thành Alamo trong suốt 200 năm lập quốc mà cả thế giới đều biết, đều mến phục. Đất nước tôi có bao nhiêu thành Alamo còn tàn khốc hơn, đẫm máu gấp ngàn lần hơn suốt bao nhiêu năm chinh chiến.
Sáng hôm sau tôi và anh Ngọc bay thêm một phi vụ sớm trước khi bàn giao biệt đội. Tối đêm qua một trận mưa bomb của B52 đã cày nát khu tập trung quân giặc. Dù biết là vô ích, chúng tôi vẫn mở lại tần số cũ để gọi cho Thạnh trị. Nhưng chả còn Thạnh trị nào để trả lời cho Bạch ưng nữa. Đồn Dakseang chỉ còn là đống đất vụn điêu tàn. Gió thổi lên từng cơn cuốn theo những lớp bụi đỏ mù. Tôi nhìn xuống đó, tưởng nhớ đến những cái chết oai hùng chiều qua. Trong một quê hương khói lửa, kiếp người quả thật mong manh như gió, như đám bụi mù kia. Mới nói nói cười cười mà giờ đây đã ngàn thu vĩnh biệt. Bay thêm vài vòng quanh đồn để tưởng nhớ ngậm ngùi cho các anh rồi cũng đến lúc phải từ giã để ra đi. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” Thôi thì xin thành kính nghiêm trang giơ tay chào vĩnh biệt các anh. Những người lính Địa Phương Quân âm thầm của một tiền đồn xó núi. Địa Phương Quân, cái tên nghe khiêm nhường và hiền lành như đất, như bộ đồ xanh bạc màu của các anh. Địa Phương Quân, thứ lính…âm thầm nhất trong các thứ lính của quân lực; không màu mè, không áo rằn ri, không có những huyền thoại khủng khiệp, không “truyền thống, binh chủng” không có đến những khẩu hiệu nẩy lửa chết người. Nhưng Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đã bình tĩnh xin “cho nó nổ trên đầu tôi”. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi” Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái qúi giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi còn có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi hợp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi còn được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng mình sống tức còn nợ phải trả…. Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc lòng tôi thuộc làu làu lúc còn là một đứa bé:
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ tự do cho tổ quốc
Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống lòng son không biến chuyển
Tuy tên họ không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và linh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh. Các anh chính là những “Anh Hùng Vô Danh”. Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ còn ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.
Trường Sơn Lê-Xuân-Nhị
*
Anh hùng nào là của bạn?
Không phải chỉ những người bạn Mỹ nhìn các người bạn chiến đấu VN của họ là Anh hùng. Lần này.
 Không phải chỉ TSLXN, nhìn ra họ. Những Anh hùng vô danh.
Mà trong tấm lòng của bao người (miền Nam) còn thuộc làu làu bài thơ trên. Tôi chắc, ai cũng sẽ như tôi và nhà tôi. Mỗi lần nghe đọc lại chuyện này trên Youtube. (“Những anh hùng vô danh,” Truyện ngắn, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Tivi 5050 đọc.) Nghe lại đoạn cuối chuyện và câu nói : “Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Bạn ơi.” Như một chấm câu,...
Mười lần như một. Bật khóc.
Bởi chúng ta sống với những giá trị đó, trong bài thơ cả nước thuộc, trong văn hóa chúng ta. Những giá trị trong bài thơ. Thành lối sống Cổ lai chinh chiến,... vì đất nước vì gia đình, vì tương lai trẻ thơ. Thì mạng sống có ra gì… Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi !!!!
Cũng vậy. Những người đã chết cho Quê hương. Các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1974, chết vì chống giặc Tàu. Cố giữ lấy Hoàng Sa. Những Anh hùng của chúng ta.
Cũng là một Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi !

Các anh hùng vô danh đồn Dakseang. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết vì cố giữ lấy Hoàng Sa cho VN năm 1974. Họ chỉ là người bình thường.
Nhưng hành động hy sinh, đóng góp, chịu đựng của họ cho một cái gì chung. Cái chung nhau, cả mọi người dân cùng công nhận. Qua thi ca, qua văn hóa,...như bài thơ của Đằng Phương. Một thí dụ. Ghi nhận những cái chịu đựng,....để. Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Và linh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.
Với thời gian. Lối sống đó. Là lối sống của một lớp người. Là cái cốt lõi của lối sống một dân tộc.
Phải đáp ứng được các điều này. May ra bạn được là anh hùng,....khi coi nhẹ thân mình cho đất nước.
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!
Nhưng rõ ràng. Cũng là người Việt Nam. Cùng thời với chúng ta. Cũng sống với chúng ta trên vùng đất thân yêu Việt Nam. Họ không coi những anh hùng của chúng ta là anh hùng. Họ không cho là. Đáng kính.
Họ đã nhìn các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa vì muốn bảo vệ mảnh đất Tự Do cho đồng bào, cho vợ con,... là kẻ thù.
Bị họ miệt thị như Ngụy Quân.
Họ nhìn những người vì lợi ích chung của tương lai đất nước, dân tộc. Những người như Trần Huỳnh Duy Thức, như Phạm chí Dũng, đòi hỏi Dân Chủ cho Việt Nam. Là kẻ thù.
Nhốt bỏ họ ! Trong tù đày. Nghiệt ngã !
Họ nhìn các quân nhân miền Bắc của họ chiến đấu cho quê hương VN dưới tay họ. Hy sinh cho đất nước. Không là anh hùng !
Mà tệ, đến còn không được tưởng niệm họ, ở nhà, nhà mình, nước mình !
Các Chiến sĩ VN ( miền Bắc.) Họ chết vì Tổ quốc ở đảo Gạc Ma.Ở Trường sa. Với lệnh cấm, không được bắn trả. Vì những người chiếm đảo lần này ( 1984? ) là người Tàu !...giống người của cái nước “ sông liền sông, núi liền núi,....”
Còn các chiến sĩ VN, cái nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN, chống lại quân xâm lăng người Tàu. Trận chiến 1979 (phía Tàu coi là “ Dạy cho VN một bài học.”). Họ. Lăn mình vào trận mạc bảo về quê hương, nhà cửa ruộng vườn,...Bảo vệ vợ con, bảo vệ đồng bào,...lại bị kết cho cái lỗi đã làm phiền lòng nước đàn anh.
Là vì cả nước sống với nền văn hóa của họ, những người đang cai trị nước. Nền văn hóa những người đang cai trị nước, muốn theo…
Cái nền văn hóa bất cần cái đếch gì. Phịa ! Cũng được. Bịa đặt ! Cũng được. Không là kỳ tích. Cũng cứ là kỳ tích. Nào là,...
“ Giết ! Giết nữa cho thuế thu mau…” cho “ tiếng đầu lòng con gọi Stalin (?) Lúc, “Yêu biết mấy khi con biết nói.,” ….
Và, khi... “Stalin ơi hỡi Stalin,...yêu cha yêu một yêu ông yêu mười !!!!”
 Nền văn hóa với cái kết tinh của nó. Bất cần cái đếch gì. Miễn là có lợi. (phải là, Bất kể cái Đé…. gì.mới giống. Vì, “ Bất cần cái Đếch gì,... “ là nói theo lối nói văn hoa Bắc kỳ di cư 54. )
Cần cái đé….gì. Thêm vào chỉ rách việc….Chỉ cần có lợi….
Và rồi cả nước, dân chúng đói nghèo, để mà cả nước đua nhau xây tượng đài thờ...Bác,...thờ Fidel Castro,...
Bạn là ai?
Bạn, giản dị,
Bộ điên sao lại xây dựng tượng đài thờ người này người kia khi con em mình nó hổng có cái gì lót... vô bụng, vô đầu,... Có điên...
Không điên. Bạn làm gì?
 …
Xin … Hãy cứ thử làm lại, “làm lại là người Việt.” Như một lần Tuấn Khanh rủ rê mọi người. (3).
Thì có khác gì chọn lại cái giá trị sống, cha ông vẫn sống.
Sống lối đó, dễ hơn. Mà chúng ta cứu được những anh hùng, chúng ta đang có.
Họ đã hành động như một trong những anh hùng. Mà chúng ta, không cùng họ sống như cha ông chúng ta đã sống với những anh hùng Trần, Lê, Lý, Nguyễn,...
Nên họ… hết đất sống!
Cứu họ bằng lối sống cha ông, từng kể chuyện cho con cháu, cho người quen, cho bạn bè,...chuyện họ đã xả thân cho tương lai con cái mình,.. thế thôi.
Kể, kể, thầm thì cũng được. Lớn giọng được, càng hay. Kể, kể với nhau... Bạn hãy cùng tôi,... kể về họ...
Để họ, những anh hùng của chúng ta. Vì tương lai dân tộc....
Người thì đã bỏ đi sự thành công, không phải dễ mà có, của một người trẻ dẩn đầu lối làm ăn kinh tế tự do vào thời đại điện tử…..
Đòi Dân chủ cho VN. Bị bỏ tù ! Bản án 16 năm !
Người thì bỏ đi các đặc ân của một Thái tử Đảng dưới cái xã hội XH chủ nghĩa. Tự bản thân, là cán bộ An ninh nội chính. Một Tiến sĩ Kinh tế,...khối XH chủ nghĩa,..
Đòi Tự do cho người dân Việt. Bị bỏ tù !
Họ đang bị tù đày, vì hành động anh hùng.
Bạn hãy cùng tôi. Chúng ta,...Hãy sống, hãy kể về họ để họ là anh hùng. Hãy góp sức. Cứu họ. Họ mới cứu được chúng ta.
Bằng không...
Và rồi cả nước, dân chúng đói nghèo, để mà cả nước đua nhau xây tượng đài thờ...Bác,...thờ Fidel Castro,... cùng có chung anh hùng Lê văn Tám.

LÝ KHÁNH HỒNG
(Với lời cám ơn đến những người tôi trích dẫn.)
_______________
Chú thích:
(1) “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,” tác giả Trần Dân Tiên. Tác giả TDT chính là Hồ Chí Minh. Bác cũng là, Hồ Chí Minh!
(2) Trường Sơn Lê Xuân Nhị, “ Những anh hùng vô danh.” Truyện ngắn. Trích đoạn.
https://www.youtube.com/watch?v=_GfoUFCTPnA
 (3) Tuấn Khanh, “ Làm người Việt không dễ, “ On-line.
 nhacsituankhanh.wordpress.com/2020/03/15/lam-nguoi-viet-khong-de/
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.333 giây.