logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/12/2020 lúc 03:43:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,677

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thế là những ngày cuối năm laị tấp nập rộn ràng: phố phường, khu thương maị, quán xá… dập dìu người đi mua sắm. Năm nay dịch bệnh đang hoành hành nên đã làm giảm đi rất nhiều cái không khí tưng bừng của mùa lễ cuối năm. Có một điểm giống nhau chi lạ, có thể nào goị là đông tây hội ngộ chăng? những ngày tháng cuối năm bên đông hay bên tây cũng rộn ràng như nhau cả, bao nhiêu lễ lạc như dồn cả vào thời gian này. Nếu xứ mình thì nào là: cưới hỏi, chạp mộ, dẫy mả, giỗ quả, cúng ông táo, rước ông bà, tất niên, tết tư và bao nhiêu lễ hội ở các làng quê. Bên tây thì lễ tạ ơn, các ngày hội mua sắm như Black Friday, Cyber Monday, lễ giáng sinh, lễ năm mới…Người ta cũng thăm viếng nhau, tặng quà, tổ chức ăn uống, đi du lịch. Những ngày lễ như dồn hết vào thời gian cuối năm.
Tháng năm thời gian là cái khái niệm hết sức trừu tượng mà laị cụ thể như thế. Người xưa chế ra lịch, đặt ra năm tháng, ngày giờ để tiện cho công việc, đời sống, mùa màng. Nếu lịch phương đông thì căn cứ theo mặt trăng, vì nền văn minh nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào chu kỳ mặt trăng. Lịch phương tây laị căn cứ theo mặt trời. Ngày xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, các nền văn hoá có sự cách trở trong việc giao lưu với nhau thì sự chênh lệch của lịch pháp có thể gây ra những trở ngại nhất định. Ngày nay thì sự chênh lệch ấy không còn là vấn đề nữa.
Người Trung Hoa chế lịch, rồi cũng người Trung Hoa chế ra ngày giờ tốt - xấu, tháng năm kiết – hung… rồi người ta mắc kẹt vào đó suốt mấy ngàn năm nay. Những việc xin xăm, bói quẻ, xuất hành, giải hạn, coi ngày giờ, xem mạch đất…đủ cả. Người Việt chịu ảnh hưởng nặng nề cái văn hoá, chính trị của người Tàu nên cũng không kkhác người Tàu trong việc mê tín. Đạo Phật có mặt ở Trung Quốc và Việt Nam cũng mấy ngàn năm rồi. Kinh Thắng Hạnh đức Phật có dạy rõ ràng: 


 Khi nghiệp thân khẩu ý
 Hiền thiện và thanh tịnh
 Chính là ngày cát tường
 Là giờ phút hanh thông
 Là thời khắc hưng vượng


Tiếc rằng chẳng ai chịu tin và làm theo, người ta chỉ tin theo thầy bà bói toán, coi ngày giờ. Không chỉ mê tín tin vào năm tháng ngày giờ mà còn tin một cách ngây ngô và buồn cười vào những ngôi sao kiết hung. Có những ngôi sao vô tri xa xăm trong vũ trụ kia có thể làm cho họ gặp hoạ, xui xẻo, ốm đau, tán gia baị sản và cũng có những ngôi sao tốt có thể làm cho họ gặp may, phát tài, phát lộc, vận hạn hanh thông…Rồi từ đó có cúng sao, giải hạn, đội sớ. Người Tàu và người mình đều làm như thế suốt ngàn năm nay. Việc này ban đầu có thể do các tổ dùng phương tiện để dẫn dụ mà hoằng pháp, nhưng càng ngày thì càng lạm dụng tệ haị. Bây giờ là thế kỷ hai mươi mốt, khoa học và kỹ thuật đã phát triển cao độ nhưng vẫn có những vị vì thiếu chánh kiến hay là nặng danh văn lợi dưỡng mà khuếch trương mạnh mẽ việc này. Những vị ấy đẩy mạnh việc cúng sao, giải hạn… để trục lợi, lợi dụng sự mù quáng và thiếu chánh kiến của tín đồ. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật đã dạy:” Chúng sanh là kẻ thừa tự nghiệp cũng là chủ nhân của nghiệp…Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác thanh tịnh hay uế trược…Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý. Mỗi chúng sanh là kết tinh của những gì đã tạo ra và sẽ là kết quả của những gì đang tạo…” Vậy mà người ta chẳng chịu học và làm theo, đằng này laị tin vào những ngôi sao vô tri hay ngày giờ tháng năm trừu tượng kia sẽ làm cho họ gặp phước hay họa. 
Tháng năm là dòng thời gian vô thuỷ vô chung, nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nếu người theo Hindu quan niệm có ba vị thần: sáng tạo (Brahma) - duy trì (Vishnu) - hủy diệt ( Shiva) thì thời gian chính là ba vị thần ấy. Thời gian tạo dựng nên, thời gian duy trì và làm cho tăng trưởng, rồi cũng chính thời gian hủy diệt đi. Khi mình sinh ra và dần dần lớn lên, thời gian xây dựng ta thành một thanh niên cường tráng nhưng rồi cũng chính thời gian lần lượt tháng năm lấy đi nhan sắc, bào mòn thể xác cho đến một ngày nào đó thì hủy diệt hoàn toàn, lúc ấy thì cái già, cái chết hoàn tất một quá trình sinh - trụ - dị - diệt. Thời gian giúp ta tích luỹ kiến thức, chất chứa bao kỷ niệm buồn vui, nhưng rồi cũng chính thời gian bôi xóa nhạt nhoà, thậm chí xoá sạch ký ức một đời, ấy là lúc hoàn toàn lú lẫn hoặc mang bệnh Alzheimer's).
Năm, tháng, ngày, giờ vốn thiên sai vạn biệt, vì nó là sản phẩm chế ra của con người, nó là khái niệm lượng định của con người. Tự nhiên làm gì có năm, tháng, ngày, giờ. Tự nhiên vốn vô thủy vô chung, có ai biết khởi đầu ở đâu và kết thúc khi nào! Khi thành Ất Lăng vào chính ngọ thì ở thung lũng hoa vàng mới tám giờ sáng mà thôi. Khi xứ Cờ Hoa vào hạ, rực rỡ nắng vàng thì xứ sở chuột túi Kangaroo còn trong lạnh buốt của mùa đông. Khi mà ở bắc bán cầu là ngày thì nam bán cầu laị là đêm. Nếu mở rộng ra đến sao Hoả, sao Kim, Sao Thổ… thì sự khác biệt càng lớn biết là bao. Còn như nói đến tầm mức những quốc độ và cảnh giới thì sự khác biệt càng không làm sao có thể hình dung ra. Tỷ như ở cung trời Đâu Suất mới một ngày một đêm thì ở thế gian này đã là năm mươi năm. Hoặc nói như lời giảng của hoà thượng Tịnh Không thì một ngày một đêm ở địa ngục vô gián bằng hai ngàn bảy trăm năm ở thế gian. Ở đây xin lưu ý qúy độc giả, đừng mắc kẹt vào chữ nghĩa hay con số mà bàn luận hay tranh cãi cho phí sức. Sự là thế, nhưng cái lý chính là ý muốn nói: sự thống khổ của chúng sanh vô cùng dài lâu, còn sự hạnh phúc hay vui vẻ thì vô cùng ngắn tạm. 
Từ tuổi thiếu niên cho đến tuổi thanh niên, thời gian mở ra mọi cánh cửa chào đón mọi người, làm cho tăng trưởng từ thể xác đến tinh thần: học vấn, tình yêu, sự nghiệp…Từ tuổi trung niên trở đi thì thời gian dần dần khép mọi cánh cửa laị, những con đường ngắn dần. Những cánh cửa và những con đường cứ khép laị theo tháng năm, cho đến một lúc nào đó thì chỉ còn có mỗi một cửa, một đường đó là huyệt mộ. 
Thời gian vốn vô thuỷ vô chung, không nhanh không chậm, không đến không đi, không tốt không xấu, không tăng không giảm… Nhưng tâm người thì có, từ tâm người mà tạo tác ra đủ thứ thời gian, có nhanh có chậm, có tốt có xấu, có đầu có đuôi. Ví như có người ngồi trong phòng thi mà bài không thuộc, lý không thông vật lộn với đề thi chưa xong thì đã nghe chuông báo hết giờ. Hoặc như vận động viên điền kinh, thời giờ tính bằng sát – Na, những lúc như thế này thì thời gian trôi nhanh dễ sợ! cũng cùng một thời gian ấy nhưng những người ngồi tù thì thời gian nó dài thăm thẳm, đúng như cổ thi viết:” Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. Cũng cùng một thời gian ấy, nếu người làm ăn hanh thông, cuộc sống đẹp đẽ, tháng ngày hoan lạc, thì những lúc này cho là ngày lành tháng tốt. Bằng như làm ăn bết bát, vợ chồng lục đục, đau bệnh, gặp hoạ… thì thời gian ấy laị là năm xui tháng hạn. Điều này cho ta thấy rõ ràng là tất cả do tâm tạo tác, tất cả không ngoài một tâm. Sự hên xui, được thua, hanh thông hay cùng cực… ấy là cái quả của nghiệp tạo tác trong quá khứ, chẳng phải do thời gian năm tháng kiết hung hay ngày giờ tốt xấu.


 Nhà Phật thường bảo: "Thời gian và không gian là không thật, nó vốn là một niệm tâm mà ra. Điều này có thể khó hiểu, khó tin với một số người, tuy nhiên có thể chứng minh bằng câu chuyện này:” Có anh học trò lên kinh ứng thí, dọc đường vào quán trọ nghỉ chân và nấu nồi cháo kê, trong lúc chờ cháo chín thì anh ta ngủ thiếp đi. Trong mơ anh ta thấy mình đậu trạng nguyên, được bổ làm quan, laị cưới con gái nhà quyền quý, cuộc đời hanh thông, thăng quan tiến chức. Một ngày kia đắc tội chi đó nên bị biếm và bị đuổi về quê, may mà còn giữ được mạng sống và không bị hoạ tru di. Cuộc đời lên voi xuống chó suốt mấy mươi năm như thế. Bất thần có người gây ra tiếng động lớn, anh học trò tỉnh giấc thì nồi cháo kê còn chưa chín”. Thế đấy, mấy mươi năm thăng trầm một đời người gói gọn trong một cơn mơ,  nếu không phải một niệm mà ra thì còn là cái gì nữa đây? Cũng có người không đồng ý, anh ta bảo:” Tôi không tin thời gian không gian là không thật, làm gì có chuyện một niệm tâm mà ra!”. Nói thế rồi anh ta nằm ngủ, trong mơ anh ta chu du khắp bốn phương thiên hạ, lặn xuống đáy đaị dương, bay ra ngoài không gian tới  mặt trăng, sao hoả… thậm chí anh ta còn mơ mình trở về quá khứ gặp tổ tiên xa xưa, rồi laị vượt thời gian phía trước để gặp những thế hệ tương lai sau này. Khi anh ta thức giấc, mở mắt ra mà lòng bàng hoàng hỏi:” Tôi đang ở đâu đây? Bây giờ là lúc nào?” Rõ ràng lưng anh ta không rời chiếc chiếu một phân, thời gian anh ta mơ không đầy một canh giờ. Ấy vậy mà anh ta vượt qua không gian vô biên, thời gian vô tận, quá khứ không điểm đầu, tương lai không điểm cuối. Chính vì thế mà nhà Phật có câu:


 Thập phương hư không bất ly đương xứ
 Cổ kim tam thế bất ly đương niệm 


Từ một niệm này có đủ mười pháp giới, một niệm hiện tại chứa cả mười phương, ba thời quá khứ, hiện taị và vị lai. Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết:” Ngày tháng nào đã ra đi, khi ta còn ngồi laị…” ấy là vì “ từng người tình bỏ ta đi, như những giòng sông nhỏ…”. Làm sao mà có thể ngồi laị được? khi mà mỗi sát na trôi qua là quá khứ, mỗi sát na đi qua là sanh diệt luân hồi. Thời gian dựng lập nên, thời gian duy trì và rồi thời gian xoá nhoà tất cả. Dòng đời mênh mông, dòng thời gian bất tận, dòng tử sanh tất bật, dòng lịch sử nghiệt ngã, dòng người mãi tương tàn, dòng ký ức bồi lấp nhớ quên…Kiếp người ngắn ngủi, vô thường lãng đãng, có biết bao nhiêu người dự tính này nọ mà không kịp làm, bao nhiêu ước vọng và tâm nguyện nhưng không thành. Thời gian không chờ đợi được bao giờ. Thời gian hằn in trên nét mặt, đóng dấu sâu trên thân xác và tâm hồn nhưng có mấy ai nắm bắt được bao giờ. Thời gian vốn không hình tướng; không cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; càng không có bản lai diện mục thế mà thời gian vẫn cứ hiển hiện bên mình. Thế gian này có sự vật hay sự việc nào nằm ngoài sự khống chế của thời gian? tất cả đều quay cuồng trong cái vòng: sanh - trụ - dị- diệt hoặc thành - baị - hoại – không. 
Chúng ta thường an ủi những người đau vì tình:” Thời gian là phương thuốc kỳ diệu sẽ chữa lành mọi vết thương”. Người đàm luận thế sự thì bảo:” Thời gian như nước qua cầu”. Người bàn về nhân sinh thì nói:” Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Đời thường hơn nữa thì than vãn:” Thời gian nhanh quá, mới ngày nào tóc còn xanh mà giờ bạc trắng mái đầu” hoặc” Thời gian như tên bay, mới ngày nào mà giờ đã xanh rêu”…Thời gian là thế, cái khái niệm trừu tượng nhưng vì một niệm tâm mà nó sanh ra bao nhiêu là hình thái, sắc tướng và tướng trạng cảm xúc. Phải chăng đó là sự phản ảnh cái diện mục của con người chúng ta?  
Có một điều vượt qua thời gian năm tháng, dù ngày trước, bây giờ hay ngày sau vẫn mãi mãi như thế. Đó là câu kinh văn:” Nhất thời - một thuở nọ…”, những ai đọc kinh Phật thì biết câu này:” Ta nghe như thế này một thuở nọ…” Hai mươi lăm thế kỷ trước, khi Phật nói kinh đã là “ Một thuở nọ”, rồi những lần kết tập kinh điển mấy trăm năm sau cũng là “ Một thuở nọ”. Khi Phật pháp truyền đến Trung Á, Sri Lanka… cũng vẫn “ Một thuở nọ”. Một ngàn năm sau Phật giáo ở Trung Quốc cũng vẫn là “Một thuở nọ”. Phật pháp hiện nay cũng “ Một thuở nọ” và vĩnh viễn mai sau cũng là “Một thuở nọ”. “Một thuở nọ” cho đến khi có một vị Phật mới ra đời. Thời gian năm tháng, ngaỳ giờ trở nên vô nghĩa. Giáo pháp Phật đà, kinh Phật dạy người “ Nhập Phật tri kiến”, chỉ đường đi đến giác ngộ, giải thoát… Điều này vượt qua thời gian tháng năm, vĩnh viễn là “ Một thuở nọ”, ba chữ đơn giản tưởng chừng như rất bình thường nhưng laị diệu dụng vô cùng, thời gian nào có thể đong đo được, quá khứ đã thế, hiện tại vẫn thế và tương lai cũng sẽ như thị.
Năm đã gần hết, thế là thêm một tuổi đời, tuổi tây hay tuổi mụ cũng thế mà thôi! Tuổi càng chồng chất bao nhiêu thì tỷ lệ nghịch với sự trẻ trung sung mãn bấy nhiêu. Những người đã qua tuổi trung niên thì càng thấm thía cái tác động của thời gian trên thân thể và tâm hồn mình. Thêm một tuổi đời thì thời gian phiá sau dài thêm và thời gian phía trước càng ngắn laị.
Những ngày tháng cuối năm, hải ngoại dẫu dịch bệnh vẫn đang hoành hành nhưng đời sống con người vẫn ấm no hạnh phúc. Kinh tế có suy thoái, xã hội có giãn cách nhưng cũng không hề gì, vẫn còn sung túc và sẽ sớm phục hồi thôi.
Những ngày tháng cuối năm ở cố quận chắc cũng rộn ràng như bao đời. Người người lo tích luỹ, sắm sửa cho lễ lộc tết tư. Năm nay thì tiêu điều tang hoang quá, lũ chồng lũ, bão tiếp bão, núi chuồi đất lở… Thiên tai một phần, nhân tai laị làm cho trầm trọng hơn: Rừng rú cạo sạch, núi đồi xẻ nát phá tang hoang, thủy điện, thủy lợi xả nước vô tội vạ. Những tai hoạ do con người gây ra thậm chí còn tàn khốc hơn. Những thể chế độc tài toàn trị ở thế gian này đều giống nhau ở chỗ: quyền lực và quyền lợi là tối thượng. Chúng sẵn sàng tru diệt tất cả, nếu quyền lực và quyền lợi của chúng bị động đến. Khái niệm nhân dân và quốc gia bị lợi dụng dùng để bao che cho lợi ích băng nhóm, nhân dân và quốc gia không là gì cả, sẵn sàng bán cả để giữ ngôi vị của mình.
Thời gian tồn tại của thời kỳ đồ đá, đồ đồng tính bằng vạn năm; thời gian tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến tính bằng ngàn năm; thời gian hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản tính bằng vài trăm năm, hiện tại vẫn còn phát triển mạnh mẽ; riêng thời gian tồn tại của chủ nghĩa không tưởng, chủ nghĩa xã hội chỉ tính bằng vài mươi năm, hiện nay tuy còn vài quốc gia đeo đuổi nhưng đã biến tướng hoàn toàn.
Những ngày tháng cuối năm ở cố quận mình thường có nhiều lễ hỏi và đám cưới. Có lẽ là “ngày lành tháng tốt”, có lẽ là thời gian ấy mùa vụ đã xong… Nhưng những ngày tháng cuối năm cũng là lúc có nhiều đám giỗ nhất trong năm. Nếu đám cưới là sanh thì đám giỗ là tử; sanh- tử tương tục nối nhau không ngừng, dòng sanh - tử chưa hề đứt đọan, chưa hề dừng laị bao giờ. Đám cưới để cho ra thế hệ mới, đám giỗ là thế hệ cũ nhường chỗ cho thế hệ mới, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, quả là một sự kết hợp thú vị và kỳ diệu. 
Những ngày tháng cuối năm là thời gian rộn ràng nhất trong năm. Điều này không chỉ ứng với cố quận mình, xứ Cờ Hoa này mà hầu như mọi nơi trên thế gian này cũng đều như thế cả, cho dù có khác nhau về văn hoá, phong tục. Có lẽ thời gian sắp kết thúc cái cũ chuyển sang cái mới, thời điểm chuyển đổi làm cho lòng người chuyển theo hay lòng người chuyển tạo ra ảo giác chuyển của thời gian? Cái cũ, cái hư hoại sẽ qua đi để cho cái mới, cái tốt đẹp sẽ đến. Thật tình thời gian không có đến đi, không tốt không xấu, không tăng không giảm bao giờ! Có chăng là ta đến rồi đi, ta dơ ta sạch, ta xấu ta tốt… tất cả từ một niệm tâm mà ra.

12/2020
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.249 giây.