logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/01/2021 lúc 06:10:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Chút rượu hồng đây xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc bể dâu này.”
(Tô Thùy Yên)

Thoạt tiên. Chúng ta là đồng bào. Chung nhau trong một bọc.
Trăm trứng nở ra trăm con. (Tìm đâu ra một chuyện sanh nở tuyệt cú mèo của mấy bà, về hiệu quả của sản xuất. Trăm phần trăm?) Thôi thì cũng cứ được đi. Cho là dòng giống Rồng Tiên có khác.
Năm mươi con theo cha xuống biển.
Năm mươi con khác, theo mẹ lên núi.
Chia lìa đầu tiên - chuyện nghe cũng kỳ. Hồi sau sẽ bàn.
Giặc Tàu vào chiếm đất nước. Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. (Nhạc Trịnh!)
Có lúc cả nước cùng Mẹ nổi lên chống Thái Thú Tô Định. Chống Tàu với Mẹ, mẹ Trưng vương. Đất Mê Linh. Theo mẫu hệ, Mẹ là sếp (sòng).
Bởi, Tô Định lạng quạng qua rừng, Lạng sơn, Ải Nam Quan,.... Núi rừng Việt bắc, nơi Mẹ dắt díu năm mươi con lên đó, để ở với Mẹ. Con dân cùng Mẹ chống Tàu. Chỗ núi rừng.
Cũng có lúc. Cả nước cùng chống giặc Hán, giặc nhà Nguyên, với cha, Ngô Quyền. Với Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại vương,... Toàn với Bố.
Phải rồi. Mấy ông Tàu này lạng quạng qua sông Bạch Đằng. Bố đã chia đất với Mẹ, đem năm mươi con về ở đồng bằng và biển. Vùng lãnh thổ trách nhiệm của quý ông. Bị chạm nọc, lẽ nào quý ông làm ngơ? “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.” Huống gì...
Đến lúc Pháp chiếm nước. Chống Pháp.
Ở rừng, có Hoàng Hoa Thám, vùng núi rừng Yên thế. Ở, Bãi Sậy, đầm lầy Vụ Quang, có Phan Đình Phùng... trên đất Bắc.
Trong Nam. Trên sông nước đồng bằng, “Hỏa Hồng Nhật Tảo” Nguyễn Trung Trực,...
Kể để em cháu chưa hề đọc sử nhà. Biết qua.
Người xưa cũng nhiều, không chỉ có Hùm xám Yên Thế, hay chỉ Phan Đình Phùng,..
Mới đây, xưa, nhưng chỉ xưa gần. Hai cụ Phan: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Hai người cựu học yêu nước. Thêm vào, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, những người xưa, mở hướng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước. Con đường nhiều người sau noi theo. Có người. Noi theo mà như chỉ có mình mới là người mở nẻo.
Người xưa theo Tây học, những vị như Nguyễn Thái Học, những Ký Con Đoàn Trần Nghiệp, những Phạm Hồng Thái càng nhiều.
Nam, nữ. Có đủ. Cô Giang, cô Bắc,...
Lại, những người của lớp Tây học mới. Đấu tranh với Pháp bằng lý lẽ, bằng báo chí. Những người cách mạng không vũ trang. Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch,...
Cả nước đang cùng nhau chống lại với Pháp. Triều đình chống. Dân cũng chống. Tổ chức chống, đảng phái chống.
Bổng đâu.
Nảy đâu ra, cái mục, mà cũng là mụt (nhọt): Cộng Sản.
Để rồi, cái “ nảy “(Cộng Sản) xảy (ra) cái “ ung” (Quốc Gia)!
Rắc rối đây.
Cả nước chia làm hai phe. Phe Cộng Sản. Phe Quốc Gia. “Chia đôi dòng nước, chia lìa dòng sông. Chia đôi bên, bờ bến mịt mùng,...”.
Cùng chống Pháp. Mà “nước bên đục bên trong. Nước... giờ thành ra nước căm hờn!” (Nhạc Phạm Duy)
Cú chia lìa lớn.
Chữ nghĩa để nói đến người Quốc Gia, sở dĩ có, vì có chữ người Cộng Sản.
Người Cộng Sản tuyên bố họ vô sản và vô tổ quốc. Vô gia đình. Vô tôn giáo.
Đối chọi với cái nổi bật Vô Tổ Quốc của người Cộng Sản. Một nhóm người tự thấy khi không mình bị xô dạt ra khỏi cái đám đông đang cùng nhau chống Pháp, bỗng thấy chinh chông, không dính vô đâu.
Nên phải tạo cho mình một điểm tựa. Cho có chỗ để vịn. Vịn hờ! Là người Quốc Gia. Vì Quốc Gia, tên để gọi cho dễ, cái Tổ Quốc mà mình tôn thờ.
Là gì? Phe Quốc Gia?
Là gì? Người Quốc Gia?
Ông Huy Phương. Một cây viết trữ tình quê hương và cộng đồng của chúng tôi. Trong một bài viết mới đây. Nóng hôi hổi, mới tinh. Bài “Hai Tiếng Việt Nam” có câu trả lời:
(Trích)
Huy Phương: Hai Tiếng “Việt Nam”
Hai tiếng Việt Nam, tên gọi của đất nước chúng ta không phải mới có từ đời nhà Nguyễn (1802) mà đã được ghi nhận trong sử sách, cách đây hơn 500 năm từ thời Nguyễn Trãi (Dư Địa Chí), Lê Quý Đôn (Văn Đài Loại Ngữ), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ).
Từ khi chế độ Cộng Sản xâm nhập vào đất nước chúng ta, dân chúng thường đặt tên cho hai chế độ để phân biệt rõ ràng, một bên là Quốc Gia, một bên là Cộng Sản. Quốc Gia phải được hiểu là quốc gia Việt Nam, nghìn đời từ cha ông để lại, còn Cộng Sản thì ai cũng hiểu là Cộng Sản quốc tế, đến từ cái đất nước Liên Sô xa xôi bên kia.
Không phải tự nhiên mà sau khi chia cắt đất nước, ở miền Nam, nhạc sĩ Hùng Lân đã ca tụng hai tiếng Việt Nam trong bản nhạc “Việt Nam, Minh Châu Trời Đông,” còn Phạm Duy thì dõng dạc cất cao hai tiếng “Việt Nam! Việt Nam!” với câu hát: “Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời. Việt Nam hai câu nói trên vành môi Việt Nam, nước tôi. … Việt Nam!”
Với người quốc gia, tiếng nói đầu tiên của một người ngay lúc chào đời chính là tiếng gọi của đất nước, non sông, xã tắc, trong khi đối với người Cộng Sản ở miền Bắc tiếng gọi đầu tiên của đứa trẻ mới ra đời là Stalin! “Yêu biết mấy, nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin..” Stalin không phải là một cái tên Việt Nam, Stalin cũng không phải là tên của tổ tiên, anh hùng Việt Nam. Chắc chắn đối với chế độ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cái tên Stalin phải đẹp đẽ, cao cả nghìn lần hơn hai tiếng Việt Nam, nếu không thì há gì, người ta lại đặt tiếng Stalin vào miệng một đứa trẻ mới tập nói bập bẹ, cũng không Cha, không Mẹ, mà cũng chẳng phải liên hệ gì với đất nước non sông!
Nhưng đó chính là nhiệm vụ của những cán bộ Cộng Sản quốc tế nhận lệnh từ Mạc Tư Khoa, quyết nhuộm đỏ Việt Nam.
Những người cho rằng mình yêu đất nước, ai cũng đem hai tiếng Việt Nam ra để vinh danh, ca tụng nói bao nhiêu điều tốt đẹp, để cuối cùng hãnh diện nói rằng: “Tôi là người Việt Nam!”
(hết trích)
Vớ được bài viết về Quốc Gia - Cộng sản. Như trúng tủ.
Tôi vốn hay có (nhiều) ý kiến. Nhưng viết lách rất tệ. Nên, giá như mọi khi, chôm ngay bài của cụ Huy Phương. Giống hệt lúc tôi bê gần nguyên bài viết, cái truyện ngắn của ông Trường Sơn Lê Xuân Nhị vào bài “Dựng tượng đài và thay tên Sài Gòn” của tôi. Vì nó hợp, với cái ý của tôi. Có người nói tới, lại hay hơn, việc gì không dùng. Mình có chôm chỉa, chẳng qua vì việc chung.
Mình viết tệ... mình biết chớ! Lại có chứng phê, từ cụ Phạm Khắc Hàm, một (bậc) Thầy, tôi kính trọng.
Ông ưu ái trao tôi từng bài viết một, chịu khó, những lời phê.
Một kỹ niệm đẹp.
Nếu biết ra, cụ là ai. Cụ viết gì. Cụ viết ra sao.
Nên, khi biết và biết cụ chịu khó đọc bài tôi. Mà đọc là phải đọc ba lần bốn lượt. Mới hiểu ra. Chả biết tôi viết gì!
Như cụ cho biết.
Sao cụ có thể không KHÓ CHỊU.
Khó chịu mà vẫn cứ đọc.
Chịu khó. Năm lần, bảy lượt!
Cách cụ đọc tôi. Cụ tìm cái gì?
Lời phê ấy, với tôi. Ghi nhận như một kỷ niệm đẹp. Của hai thế hệ cùng nghĩ về đất nước.
Bởi vì, có khác nào lời phê của Thầy tôi, Giáo sư Lê Văn Thới, sư phụ môn Hóa Hữu Cơ, vẫn dùng cho những người học ông, ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn, mà khi thi xong, tên nằm ở cuối bảng.
Cái bảng danh sách thí sinh đậu của kỳ thi. Bao giờ cũng theo cái thứ tự, Tối Ưu, Ưu, Bình,... và Thứ, cuối cùng.
Môn thi của thầy tôi vào những năm tháng..., ở thật cuối cái bảng. Nơi không ai còn có hy vọng gì có cái tên nào nữa.. Vậy mà. Còn. Có thêm...
“ Đậu với sự tối khoan hồng của ban Giám khảo. “
Ôi tình thương của những người Thầy. Phía Quốc Gia.
Vì nếu thầy không cố vớt cho đậu. Những năm đó. Những năm đầy lửa đạn. Chiến tranh. Học trò thầy sẽ giã từ trường cũ. Đến ngay trường mới, đang chờ.
Quân trường.
Và thế là,”Chàng từ đi vào nơi gió cát…”
 Sống với những hy vọng ….mới…
“ Quân trường đổ mồ hôi. Chiến trường bớt đổ máu.”
Ôi tình thương của những người Thầy. Phía Quốc Gia.
Tôi. Tôi sao bén được gót các thầy tôi....
Viết lách. Tôi viết tệ. Nhưng lần này không thể ôm bài của ông Huy Phương thế vào cái tệ của tôi mà đủ. Lần này. Vì tôi có những cái lấn cấn khác nữa.
Như cái lấn cấn khi đọc những bài về một cuốn sách được in lại. Tập truyện ngắn của Nhà Văn Bác Sĩ Ngô Thế Vinh. “Mặt trận Ở Sài Gòn” được ông cho in lại. Tôi có cái lấn cấn.
Ông. Một người tôi vô cùng ngưỡng vọng. Con người ông. Hiểu biết của ông. Cách ông sống, lối ông viết,... và những cuốn sách của ông, in lại, không in lại,... Toàn những cái tôi phải bái phục.
Nhưng. Cái nhưng lẽ ra tôi không nên có.
Nhưng sao tránh cho được khi việc in lại của cuốn sách, như cuốn này, sẽ kéo theo nó bao nhiêu là “chuyện phải bàn.” Như bài viết, lại làm sống lại cái “hãnh diện” những người trẻ của Sài Gòn một thời. Một thời xuống đường. Một người trẻ thời đó, người viết một bài dài và hay, về cuốn sách in lại đó. Đã từng. Và cũng còn, đóng góp cho nỗ lực làm cho cuộc chiến mà chúng ta phải đối đầu với người Cộng Sản thành một cuộc chiến vô nghĩa! (sic.)
Bài thơ. Ước gì như tờ giấy trắng trong bài thơ Cao Tần. Bài “ Thư Quê Hương” có đoạn kết:
 “Và... Gửi cho anh một tờ giấy trắng,
thấm nước trời quê, qua mái dột đêm mưa.
Để anh đọc: mênh mông đời lạnh vắng.
Em nhớ thương hoài ấm áp gối chăn xưa.”
Hơn là cái ghim đau nhói. Vô nghĩa, cuộc chiến chúng ta.?!
(Bài thơ “Vết thương không chảy máu của chàng” và bài viết “Ngô thế Vinh, Vết thương chưa thực sự lành” có đăng trên báo Viễn Đông.)
Lẽ ra tôi cũng đành chỉ dám mượn lời của cụ Vô Ngã, “Tay nâng trang sách ngàn thu đọng…” thay cho bài viết về cuốn sách in lại này. Như trong bài viết dùng lời thơ làm tên bài. Của một ngòi viết không hề thiếu chữ nghĩa. (Xin đọc bài “Tay nâng trang sách ngàn thu đọng” trên báo Viễn Đông.)
Tôi. Chữ nghĩa đã không mấy. Viết lại tệ.
Hà cớ gì?
Biết vậy sao còn cố viết? Cha nội!
Thử mà coi.
Trong cái “lấn cấn” từ vụ in lại sách nêu trên. Những người trong đó. Bất cứ ai. Ai trong đó, cũng đều là người Quốc Gia.
Ông Nhà Văn Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, người Quốc Gia thấy rõ.
Người viết bài dài mà lại hay nữa “cũng Quốc Gia.” Nhà thơ Trần Mộng Tú, cũng Quốc Gia.
Học giả viết thật ngắn bài, có tựa dài sọc “Tay nâng trang sách..,” Quốc Gia ; rồi ông Huy Phương, và cả thằng tôi nửa. Chúng ta đều là người Quốc gia.
Dĩ nhiên.
Vậy mà. Cuộc chiến. Cuộc chiến của chúng ta,... qua cái nhìn.
Lại nữa. Còn có người khác. Đọc với ý hướng rất tốt.
Tìm. Để thấy lại những ký ức.
Về cuộc chiến cũ.
Cái ký ức. Không phải “đọc qua rồi bỏ.” Mà. Nó là những ký ức được những người viết có tiếng tăm. Có “ chủ ý,” khi tìm gặp, lượng giá rất cao. Cần làm cho chúng sống dậy. Bài viết của Nguyễn Văn Tuấn nhân khi đọc “Mặt Trận Ở Sài Gòn” in lại của ông Ngô Thế Vinh. Cho tôi những dữ kiện trên. Tôi mừng.
Mừng vì. Tôi đoán. Không lầm (?) Nguyễn Văn Tuấn, một cây bút “xứ Bắc.” Một người “anh em bên kia.” Nay. Đọc và nói những chuyện “bên mình.”
Và vì người anh em này có đề cập đến. Cái/ Sự quan trọng của ký ức. Trong ý nghĩ của một người THÀNH DANH trong những người Quốc Gia. Giáo sư, nhà văn, gốc Việt (là như tôi ghi nhận) người đoạt giải Pulitzer bộ môn Tiểu Thuyết. Nhờ vào cuốn tiểu thuyết, ông viết bằng Anh ngữ, nên/lại, rất xa lạ, “Việt Nam.”
Giáo sư Nguyễn Thanh Việt. Người trẻ, đã nghĩ…
Trích, “Đọc Mặt Trận Ở Sài gòn” Nguyễn Văn Tuấn.
“Nhà văn Nguyễn Thanh Việt từng viết rằng tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần; lần thứ nhất là ở chiến trường, lần thứ hai là ở kí ức. Những kí ức được ghi chép lại trong Mặt Trận Ở Sài Gòn chính là một cuộc chiến nội tâm vậy. Chính tác giả trong Một Bức Tường Khác (1991) cũng tự hỏi mình đến bao giờ ‘mới thực sự thoát ra khỏi cuộc chiến đã vào quá khứ 17 năm rồi’. Có lẽ tác giả sẽ không bao giờ thoát khỏi cuộc chiến kí ức. Tuy nhiên, có khi đó là một cái hay, vì những kí ức đó được viết xuống như là những chứng từ về một cuộc chiến mà có lẽ nhiều thế hệ người Việt và người ngoại quốc sau này sẽ còn dùng để hiểu biết đúng và công tâm hơn về cuộc chiến tương tàn kéo dài suốt 20 năm.”
Thành ra có cái phức tạp cho vấn đề. Quốc Gia & Cộng Sản. Khó thể giản dị.
Như. Chỉ là...
Với người Quốc Gia, tiếng nói đầu tiên của một người ngay lúc chào đời (sic) chính là tiếng gọi của đất nước, non sông, xã tắc, trong khi đối với người Cộng Sản ở miền Bắc tiếng gọi đầu tiên của đứa trẻ mới ra đời là Stalin! “Yêu biết mấy, nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin...”
Và càng không thể phân biệt một người Quốc Gia đối lại với người Cộng Sản như là,
Ngày xưa tôi nhận tôi là Nam Việt Nam, và bây giờ là Việt Nam, nhưng tôi nhận tôi là người Việt Nam lưu vong, không phải Việt Nam trong danh từ kép “Việt Nam- Hồ Chí Minh” mà đứa con bất hiếu Phạm Tuyên đã lớn tiếng, rêu rao, lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Như nhà văn Huy Phương kết luận bài viết của mình.
Chúng ta có lẽ nhân dịp này. Một lần nhìn lại bóng dáng mình. Người Quốc Gia. Anh chị, cô, bác,... là ai?
Trong cái rừng ký ức... Có cái ký ức nào như của chị đồng môn chúng tôi. Một người có vẻ rất hãnh diện với cái lớp Chứng Chỉ Dự Bị Đại học của chị, chứng chỉ “SPCN,” và một vị thầy chị có chung với tôi. (Bài “Truyền thông cánh tả thời tôi sinh viên, Ngô Thị Kim Cúc.)
Thầy Lê Văn Thới. Vì là thầy chung. Tôi nhận ra cái nhớ của chị về thầy rất đúng. Cái ưu tư của thầy về thời cuộc. (Còn. Chị học ở Dự Bị SPCN mà đã được học thầy Thới rồi sao?)
Trước năm 75, thầy khó chịu về cuộc chiến. Không muốn nó có. Và rất không bằng lòng với lối, với cách, người ta lèo lái cuộc chiến.
Thầy, như một người cha già rất khó tánh, như một ông “già Ba tri, “dù quê thầy, tôi nhớ là Tây Ninh. Thầy cũng tỏ ra bực mình thấy rõ. Khi những sinh viên của thầy cứ mãi rong chơi. Thảnh thơi, vô tích sự.
Câu thầy ngậm ngùi nói để chị đồng môn tôi nghe và thuật lại. Về cuộc chiến, Với tôi, quả là câu nói, typical của thầy, luôn với câu mở đầu. “Thằng già này,...” Câu nói có cầu chứng… (tại tòa.) Lê Văn Thới (™).
Chị viết,... “Tôi còn nhớ, trong một giờ học với giáo sư Lê Văn Thới (người đầu tiên ở Việt Nam đã khởi sự việc dịch các danh từ chuyên môn hóa học sang tiếng Việt), bỗng những chấn động và tiếng bom rất gần vọng về từ vùng ven khiến viên phấn đang ở trên bàn lăn mạnh xuống sàn. Giáo sư đã đứng lặng lúc lâu trước khi cất lời: ‘Đó chính là điều mà các anh chị phải biết’.”
Sau 75, thầy tôi càng phải nói và nói nhiều hơn
Vì. Thầy tôi, người yêu nước và mong cho đất nước mạnh, giàu. Như một người vừa có tài vừa có lòng. Mà mãi vẫn cứ thấy đất nước, càng đổi “chủ” càng tệ!
Sao có thể im tiếng. Lần này.
“Thằng già này, thằng Lê Văn Thới. Mấy anh chị đoàn viên về nói lại với những người chờ mấy anh chị báo cáo. Tôi Lê Văn Thới,... tôi nói,...”
(Là nghe bạn tôi, Phạm Tùng Chi còn dạy ở Khoa Học sau này. Còn ở lại trường, thuật lại cho nghe.)
Ngô Thị Kim Cúc - Truyền thông cánh tả thời tôi-sinh-viên 12/1/2021
UserPostedImage
(Lúc đó tôi đang học chứng chỉ năm đầu (SPCN/Lý Hóa Vạn vật) của Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Ảnh và ghi chú, từ bài người viết, chị Kim Cúc.)

Chị qua kinh nghiệm của vụ Mỹ Lai. Nơi cách quê chị không xa.
“Những hình ảnh về thảm sát Mỹ Lai khiến khẩu hiệu ‘Việt Nam Cộng Hòa- tiền đồn chống cộng,’ nhằm ngăn không cho cộng sản Trung Hoa tràn xuống Đông Nam Á trở nên yếu thế hẳn. Nó đã bị các hình ảnh từ thực tế cuộc sống đánh bại. Những hình ảnh khủng khiếp về cuộc thảm sát đã gây chấn động và làm tổn thương trái tim con người, dù sống ở bất cứ đâu.
….
“Cuộc chiến này không thể tiếp tục, càng kéo dài, dân tộc Việt càng sớm bị diệt vong. Đó là suy nghĩ của tôi, một nữ sinh viên mới vào đại học. Thường dân luôn ở giữa hai lằn đạn, là nạn nhân của cả hai phe, súng đạn của bên nào cũng có thể/có quyền giết chết họ…”
Qua kinh nghiệm ảnh hưởng của phản chiến trên sinh viên, của báo chí cánh Tả,...
Rồi giờ đây. Qua nhận xét riêng chị về truyền thông. Trong bối cảnh của tiến bộ khoa học. Chị có câu hỏi.
Truyền thông cánh tả thế kỷ 21 sẽ tiếp tục “định hướng dư luận” và lôi kéo loài người đi đâu, về đâu, và theo cách nào?
Có phải câu hỏi chỉ có thể được trả lời khi mọi sự-thật-phũ-phàng đã trở nên quá hiển nhiên?
Câu hỏi của chị. Rõ ràng, không phải của tôi. Càng không phải ý chị là ý giống ý tôi. Nhưng phải nêu ra. Vì rõ ràng là ký ức phát từ thảm sát Mỹ lai, qua báo chí. Không ngừng ở đó.
Những tiếp nối. Ký ức, miền Nam VN, “tiền đồn,” chặn Trung Hoa Đỏ. Trung Quốc nay là …. Rồi Vũ Hán và Covid-19,... và truyền thông. Có sự tiếp nối. Phải có nó.
Và. Theo ý chị.
Ký ức. Cũng như những thụ đắc về hiểu biết kỹ thuật và khoa học. Những dữ kiện tưởng như hiển nhiên. Có khi vào tay (một) kẻ. Dùng nó với ý nghĩ, chỉ ta, trong cái đám quanh ta đó, ta mới, hội đủ điều kiện để qualified, chuyên gia.
Khác gì. Hơn ai hết trong cái đám viết về chiến cuộc nước ta,trong cái thị trường chữ nghĩa của “trường phái Pulitzer,” ai là người Việt khác đâu.
Kết quả khó lường. Sẽ rất khó lường. Vì cũng ký ức. Nhớ lại. Có ai nhớ tên người ký giả đoạt Pulitzer hình ảnh với bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan? Sao ông ấy cứ băn khoăn mãi vào cuối đời? Thấy ra vinh quang của riêng ông. Là một nợ nần của người khi biết ra. Cái biết của mình chỉ là phân nửa của sự thật. Ông quả đã nợ một người.
Ông chưa hề nghĩ đến. Hay tưởng ra.
Người này, tướng Loan, là người yêu nước, đất nước của ông ấy.
Là người đau cái đau với bạn bè, đồng đội. Đồng đội của ông ấy. Họ vừa bị thảm tử. Không những chỉ ngoài chiến trận. Mà.
Thử xỏ chân vào giày ông ấy. Tướng Loan. Theo lối nói của những người Tây Phương. Để hiểu thêm ông ấy.
Cả gia đình người bạn mà cũng là đồng đội, chiến hữu của ông. Đã bị tên đặc công Cộng Sản này, người ông đang có trước mặt, trong cái tích tắc thời gian và cái sớm muộn của quyết định giữa chiến trường. Ông bắn bỏ hắn. Vì hắn đã dùng sinh mạng cả gia đình, uy hiếp bạn ông
Hắn. Thách đố chữ hiếu của người con Việt Nam. Thách đố lòng yêu nước của người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Thách đố trách nhiệm của người Sĩ Quan chỉ huy đơn vị. Thách đố tư cách. Một vị chỉ huy, (Quân lực VNCH).
Bạn của tướng Loan, lúc đó, là chỉ huy trưởng Trường Huấn Luyện Thiết Giáp VNCH, Gò Vấp.
Ông nghỉ Tết. Hưu chiến. Đang cùng dân chúng miền Nam vui Tết.
Gia đình ông. Một biểu tượng, “Tam/ tứ đại, đồng đường.”
Hắn hèn hạ mang mạng sống của người Mẹ của bạn ông. Mặc cả.
Đánh đổi mạng của một con người với một tin tức cần cho hắn ta. Chỉ để biết cách dùng các chiến xa VNCH.
Dùng để tăng thêm những đốt, những phá, những giết chóc. Mà hắn thấy vẫn chưa đủ. Như một đánh đổi.
Vì là gia đình Tam, Tứ đại đồng đường.
Nên... Hết, Mẹ. Đến vợ ông. Đến con ông.
Bà Mẹ nâng niu, bồng ẵm mình. Sao không thương. Mẹ chết. Con còn biết làm sao?
Người vợ đầu ấp, tay gối. Thương yêu nhau. Từ những điều, nhỏ nhặt, những cái như “sợi tóc mai bên trán,... (làm anh phải lòng)” Cái có nhau. Cả đời.
Từ những ngày “ Gió rét Hà Nội. Đến bây giờ, những ngày, nắng đẹp miền Nam,...
Còn biết làm sao!
Từng đứa con, thân yêu của ông. Từng đứa. MANG MÁU THỊT ÔNG, dòng họ ông. Tương lai, quá khứ,... Cho đến cả nhà. Bảy (7) người. Tên đặc công (khát máu) giết từng người. Bảy người thân. Trước mắt, trước mặt ông. Còn biết làm sao!
Cuối cùng là ông,...
Ông, dĩ nhiên, tay ông, phải bị trói. Làm sao mà khỏi được. Và bị giết. Trong oan khúc. Nào ai thấy hay chịu thấy.
Có điều, ông, chính ông. Ông biết, và chúng ta, những đồng đội của ông cũng biết. Ông, người con hiếu, người chồng tốt, người cha anh hùng. Và người quân nhân đầy tinh thần trách nhiệm, một Chỉ huy gương mẫu.
Cuộc chiến của chúng ta. Ký ức nào được giữ.
Có cái (ký ức) của ai hơn cái của ai khác không?
Một tên đặc công Việt Cộng. “Tù binh.” Dưới tay một vị tướng. Bị bắn chết.
Ghê gớm quá. Cái nhìn chính đáng và rất là chứng nhân Pulitzer(™).
Dưới mắt của những chứng nhân này. Họ là người tự cho mình mới là người phán xét kẻ khác. Dù hắn như một kẻ sát nhân, thực chất chỉ là những tên khủng bố. Không hơn không kém. Theo cách nói thời nay.
Thay mặt cho tòa án. Xử tội. Tử hình. Một tội phạm mà một vị Tư Lệnh chiến trường nào cũng có quyền hành xử. Trên chiến trường.
Không được?
Sao? Sao không? Được chớ. Tư lệnh chiến trường trong nhiều tình huống, họ toàn quyền. Dựa trên sự an toàn của thuộc cấp mà họ có trách nhiệm trực tiếp.
Chỉ là Không nên.
Hay nhất, không nên. Ai không biết. Nhưng có bao giờ, chân ở trong giày ai không?
Cẩn trọng với ký ức.
Nhất là khi có ký ức “đắt giá,” làm nên tên tuổi. Có ký ức không.
Cần. Cẩn trọng với ký ức.
Cần thêm. Với ước mơ, đầy thiện ý, đại loại,
“Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp.
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm.
Bồ bịch hết không đứa nào là Ngụy.
Thắng vinh quang (sic) mà bại cũng anh hùng.”
(Trích “Mai Mốt Anh Về.” Thơ Cao Tần)
Được vậy,
May ra. Soi rọi được một đôi điều. Cho mai sau.

LÝ KHÁNH HỒNG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.249 giây.