logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/07/2013 lúc 10:04:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa, Hải Phòng, 05/04/2013.
REUTERS/Doan Tan

Hôm nay, 29/07/2013, phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn đã được mở ra tại tại trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Theo dự kiến, phiên xử phúc thẩm này sẽ diễn ra trong ba ngày, từ hôm nay cho đến 31/07/2013.
Tổng cộng sáu người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị truy tố tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”, sau vụ nổ súng chống lại việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng, gây chấn động dư luận ngày 05/01/2012.

Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng Tư vừa qua, sáu người trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn đều bị tòa án Hải Phòng tuyên phạt : Đoàn Văn Vươn 5 năm tù giam, Đoàn Văn Quý 5 năm tù giam, Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng tù giam, Đoàn Văn Vệ 2 năm tù giam. Riêng bà Phạm Thị Báu ( vợ ông Quý ) và bà Nguyễn Thị Thương ( vợ ông Vươn ) lãnh án tù treo 18 và 15 tháng.

Hôm nay, gia đình họ Đoàn và các đồng nghiệp của ông Vươn gồm khoảng 40 người đã đến để tham dự phiên tòa, nhưng cuối cùng chỉ có 5 người được vào trong, gồm mẹ ông Vươn và vợ của các phạm nhân.

Theo tin của báo Thanh Niên, trong phiên xử hôm nay, cả hai ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đều kêu oan, cho rằng họ chỉ phòng vệ chính đáng chứ không giết người. Bị cáo Đoàn Văn Vệ, cháu của Đoàn Văn Vươn, cũng khẳng định việc truy tố bị cáo tội giết người là oan.
Source: RFI
phai  
#2 Đã gửi : 29/07/2013 lúc 06:56:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Anh em ông Đoàn Văn Vươn xin đổi tội danh

Sáng nay 29.7, tại Hải Phòng, TAND tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ liên quan đến anh em ông Đoàn Văn Vươn. Cả Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đều kêu oan, cho rằng họ chỉ phòng vệ chính đáng chứ không giết người.


Bị cáo Đoàn Văn Vươn và người anh em trai Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh bước ra vành móng ngựa với vẻ ngoài khỏe mạnh, tinh thần ổn định.


Trước khi vào phần xét hỏi, luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho Đoàn Văn Vươn đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) triệu tập đến tòa ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện để làm rõ khu vực cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế.


Luật sư Trần Vũ Hải cũng đề nghị HĐXX mời ông Trưởng đài phát thanh truyền hình H.Tiên Lãng để làm rõ về cuộn băng ghi hình toàn bộ cuộc cưỡng chế bởi trước đó, ông trưởng đài đã được lãnh đạo H.Tiên Lãng giao nhiệm vụ quay phim lại toàn bộ cuộc cưỡng chế.


Đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng đây là xét xử vụ án giết người, nên không cần thiết phải triệu tập những người không liên quan đến vụ án như luật sư đề nghị.


Tòa quyết định tiếp tục xét xử.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn khai khi nhận quyết định cưỡng chế, bị cáo đã bàn với một số anh em trong gia đình nếu cưỡng chế là mất trắng, người ta làm rất trái, phải chuyển từ vụ án hành chính sang hình sự, để tạo tiếng vang, để chính phủ xuống giải quyết.


Đoàn Văn Vươn khai bị cáo buộc phải dùng vũ khí có sẵn như kích nổ bình gas, súng bắn đạn hoa cải để bắn vào đoàn cưỡng chế. Bị cáo mua kíp mìn, mua 150 hạt nổ để bắn đạn hoa cải, mua dây điện...


Theo bị cáo Vươn, người được giao kích nổ bình gas và dùng súng hoa cải là Đoàn Văn Quý. Đoàn Văn Vươn đặt 2 quả mìn ở 2 con đường dẫn vào nhà Đoàn Văn Quý, cách nhà Quý khoảng 40 m.


“Bị cáo đã yêu cầu chú Quý khi dùng súng hoa cải không được dùng đạn bắn thú và bắn cá, mà phải dùng đạn bắn chim, loại nhỏ hơn, mà phải bắn khoảng 20 m trở ra, vì nếu bắn gần và dùng đạn cỡ lớn sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bị bắn”, bị cáo Vươn nói.


Tòa hỏi Đoàn Văn Sịnh về ý kiến của bị cáo này trong các cuộc bàn bạc với anh em Đoàn Văn Vươn trong việc chuẩn bị chống lại lực lượng cưỡng chế, bị cáo Đoàn Văn Sịnh trả lời: Khi đó bị cáo chỉ nói là bị cáo sức khỏe yếu, mắt kém, chỉ giúp làm hàng rào, làm đơn gửi các cấp chính quyền.


HĐXX công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, theo đó, bị cáo Sịnh đã nhận việc tham gia vào quá trình bàn bạc như lập hàng rào, mua súng. Tuy nhiên, bị cáo Sịnh trả lời khi đó bị điều tra viên ép cung, mớm cung. Tòa yêu cầu cung cấp bằng chứng, bị cáo Sinh trả lời: Bị cáo chỉ có vết thương trên người bị cáo.


HĐXX khẳng định một số buổi hỏi cung có cả đại diện VKS tham gia, bị cáo Sịnh vẫn thừa nhận hành vi tham gia bàn bạc, đã đưa 4,3 triệu đồng cho Quý mua súng.


Bị cáo Sịnh giải thích: Bị cáo có đưa tiền cho Quý, nhưng chỉ là cho vay tiền để sinh hoạt, chứ không biết là mua súng. Sau đó chính vợ Quý đã trả bị cáo tiền trước khi xảy ra vụ việc hôm 5.1.2012.


Chủ tọa lại công bố lời khai của bị cáo Sịnh với điều tra viên: Tôi đưa cho Quý vay 4,3 triệu để sinh hoạt và mua thêm một khẩu súng.


Bị cáo Sịnh cho rằng chưa bao giờ khai như vậy.


Về diễn biến vào sáng 5.1.2012, ngày xảy ra vụ nổ mìn, bắn súng vào đoàn cưỡng chế, Sịnh khai: Sau khi xảy ra vụ nổ mìn, lúc 8 giờ 45 sáng 5.1.2012, Quý có gọi cho bị cáo và nói: Em trót nổ súng rồi.


Đứng trước HĐXX, bị cáo Sịnh cho rằng truy tố bị cáo tội giết người là bị oan, bị cáo không tham gia giết người.

Đoàn Văn Quý xin đổi tội danh


Bị cáo Đoàn Văn Quý nói: “Khi có quyết định cưỡng chế, anh Vươn có nói với bị cáo thế này thì bị mất trắng rồi, phải gây tiếng nổ để tố cáo với trung ương. Anh Vươn dặn chỉ được dùng súng hoa cải, không được dùng súng quân dụng, đạn thì chỉ dùng đạn bắn chim là đạn nhỏ, không được dùng đạn bắn thú”.
Bị cáo Quý phủ nhận lời khai của bị cáo Sịnh: Bị cáo không gọi cho Sịnh, sau khi bắn xong, bị cáo đốt cái áo cũ tạo khói rồi chạy lên thuyền, chèo ra đầm sang bên Thái Bình, sau đó bị cáo ra trình diện trước cơ quan công an.


Trước HĐXX, bị cáo Quý khẳng định việc làm của bị cáo là nguy hiểm, bị cáo có thấy áy náy về việc đã bắn súng, nổ mìn. Bị cáo đề nghị tòa phúc thẩm thay đổi tội danh cho bị cáo, bị cáo không giết người, chỉ là phòng vệ chính đáng. Đề nghị tòa phúc thẩm xem xét thay đổi tội danh cho bị cáo.


Bị cáo Đoàn Văn Vệ, cháu của Đoàn Văn Vươn cũng khẳng định việc truy tố bị cáo tội giết người là oan. Bị cáo không giết người.


Thiên Bình
http://www.thanhnien.com...on-xin-doi-toi-danh.aspx
phai  
#3 Đã gửi : 29/07/2013 lúc 06:58:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ án Đoàn Văn Vươn: Tội giết người không người chết
Bài viết này bàn về tội giết người không người chết, đi từ các lý luận của khoa học pháp lý hình sự nói chung và xét trong trường hợp cụ thể của Đoàn Văn Vươn nói riêng.


1. Về lý luận của khoa học pháp lý hình sự

Trước hết, cần xác định rằng trong luật hình sự Việt Nam, hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội giết người. Tùy thuộc vào hình thức lỗi của người phạm tội mà hậu quả chết người là bắt buộc hay không.


Lỗi, trong luật hình sự, được định nghĩa là “thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý và vô ý” [1]. Hiểu một cách đơn giản, lỗi của người phạm tội được thể hiện qua khả năng nhận thức và mong muốn của người phạm tội khi thực hiện tội phạm. Khi xem xét đến khả năng nhận thức và mong muốn của người phạm tội, cần trả lời các câu hỏi sau:


- Về khả năng nhận thức: (1) người phạm tội nhận thức đến đâu về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình đối với xã hội? và (2) người phạm tội thấy trước đến đâu về khả năng hậu quả xảy ra?


- Về mong muốn: (3) người phạm tội có mong muốn hậu quả xảy ra hay không? và (4) nếu người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra thì có thái độ như thế nào đối với khả năng hậu quả xảy ra, một khi thấy trước khả năng đó?


Trả lời các câu hỏi trên đối với tội phạm cụ thể sẽ giúp xác định hình thức lỗi thuộc một trong bốn trường hợp sau đây:


Trường hợp 1: Lỗi cố ý trực tiếp:


1. người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình đối với xã hội
2. người phạm tội thấy trước, một cách rõ ràng, hậu quả chắc chắn hoặc có thể xảy ra
3. người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra
4. (không cần trả lời)


Trường hợp 2: Lỗi cố ý gián tiếp:


1. người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình đối với xã hội
2. người phạm tội thấy trước, một cách rõ ràng, hậu quả có thể xảy ra
3. người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
4. người phạm tội để mặc hậu quả xảy ra


Trường hợp 3: Lỗi vô ý vì quá tự tin:


1. người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình đối với xã hội
2. người phạm tội thấy trước, một cách chung chung, hậu quả có thể xảy ra
3. người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
4. người phạm tội chủ quan cho rằng có thể ngăn ngừa hậu quả


Trường hợp 4: Lỗi vô ý vì cẩu thả:


1. người phạm tội không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình đối với xã hội
2. người phạm tội không thấy trước, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả có thể xảy ra
3. người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
4. (không cần trả lời)


Đối với tội giết người, hình thức lỗi chỉ có thể là cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp), mà không thể là vô ý, bởi hành vi giết người trong tội giết người, về bản chất, là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Người ta không thể vô ý giết người mà chỉ có thể vô ý làm chết người mà thôi. Do đó, bài viết này sẽ chỉ bàn tiếp về lỗi cố ý mà không bàn tiếp về lỗi vô ý.


Như trên đã cho thấy, lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có sự khác biệt về mong muốn của người phạm tội đối với hậu quả (hậu quả ở đây là hậu quả được mô tả trong cấu thành tội phạm mà không phải là hậu quả bất kỳ). Việc phân định người phạm tội có mong muốn hậu quả xảy ra hay không là rất quan trọng trong việc định tội nói chung và trong việc định tội giết người nói riêng.


Trong trường hợp của tội giết người có người chết, hình thức lỗi có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, bởi, dù anh có mong muốn hậu quả chết người xảy ra hay không thì hậu quả chết người đã xảy ra và anh phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả chết người đó.


Tuy nhiên, trong trường hợp của tội giết người không người chết, hình thức lỗi không thể là lỗi cố ý gián tiếp, bởi, khi anh không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, và trên thực tế hậu quả chết người không xảy ra, thì anh không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả không xảy ra ấy. Khi này, hậu quả đến đâu (khác với hậu quả chết người) thì phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó, ví dụ, người phạm tội dẫn đến hậu quả thương tích với tỷ lệ thương tật, chẳng hạn từ 11% đến 30%, thì bị định tội cố ý gây thương tích theo khoản 1, Điều 104, Bộ luật Hình sự (BLHS) [2].


Phạm tội giết người khi hậu quả chết người không xảy ra là phạm tội chưa đạt. Theo quy định tại Điều 18, BLHS, phạm tội chưa đạt là “cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.” [3] Như vậy, có thể hiểu rằng trong trường hợp phạm tội giết người chưa đạt, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài mong muốn của người phạm tội. Điều này cũng có nghĩa là, người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Nếu người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra thì không thể nói người đó phạm tội chưa đạt. Xét riêng về mặt ngôn ngữ, một cách lôgic, người ta không thể chưa đạt cái mà người ta không mong muốn.


2. Về trường hợp cụ thể của Đoàn Văn Vươn


Trong vụ án Đoàn Văn Vươn, do hậu quả chết người không xảy ra nên chỉ có thể truy tố và xét xử Đoàn Văn Vươn về tội giết người khi ông có lỗi cố ý trực tiếp, tức có mong muốn hậu quả chết người xảy ra.


Trên thực tế, Đoàn Văn Vươn có mong muốn hậu quả chết người xảy ra hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần trả lời các câu hỏi nhỏ hơn sau đây:


- Nguyên nhân: Điều gì dẫn đến sự chống trả của Đoàn Văn Vươn?
- Động cơ: Điều gì thúc đẩy sự chống trả của Đoàn Văn Vươn?
- Mục đích: Điều gì Đoàn Văn Vươn muốn đạt được từ sự chống trả của mình?


Phương tiện: Súng hoa cải, mìn tự tạo, cùng các phương tiện chống trả khác có đủ khả năng gây chết người hay không, theo ý nghĩ chủ quan của Đoàn Văn Vươn và trên thực tế?


Những vấn đề trên đã được không ít các bài viết bàn đến khi phân tích tội danh và các vấn đề xung quanh vụ án. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ đề cập một chút tới câu hỏi nhỏ cuối cùng như là một điểm mấu chốt quan trọng.


Theo kết luận giám định của Viện Khoa học Hình sự (VKHHS) – Bộ Công an, khi sử dụng các khẩu súng mà Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đã dùng trong vụ cưỡng chế "để bắn vào cơ thể người ở khoảng cách 30m đều có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương)" [4]. Về điểm này, ông Vươn và ông Quý có ý kiến rằng súng hoa cải bằng đạn bắn chim hạt chì từ 2.5mm đến 3.5mm không thể gây sát thương dẫn đến chết người, và đề nghị VKHHS giám định lại [5]. Nếu đây thực sự là điều ông Vươn và ông Quý nghĩ khi chống trả đoàn cưỡng chế, có thể nói, hai ông không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, bởi không thể nào một người mong muốn hậu quả chết người xảy ra khi người đó dùng phương tiện chống trả mà người đó nghĩ là không gây ra hậu quả chết người.


Để có thể trả lời một cách chắc chắn và đầy đủ hơn nữa cho câu hỏi nhỏ trên đây về phương tiện được dùng để chống trả đoàn cưỡng chế, cần có sự giám định lại của VKHHS. Tuy nhiên, không có sự giám định lại nào được thực hiện. Bởi vậy, liệu Đoàn Văn Vươn có mong muốn hậu quả chết người xảy ra hay không là câu hỏi không có câu trả lời khách quan từ cơ quan giám định và cơ quan tiến hành tố tụng.


Bất chấp câu trả lời thực sự là gì, Đoàn Văn Vươn vẫn phải chịu tội giết người không người chết. Đây có thể được xem như điều hổ thẹn của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án Đoàn Văn Vươn nói riêng và của ngành tư pháp Việt Nam nói chung.


Sài Gòn, 28/07/2013
Nguyễn Trang Nhung
http://tuyenngondvv.blog...oi-giet-nguoi-khong.html

_________________
* Chú thích:
[1] Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 128


[2][3] Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2007
http://www.toaan.gov.vn/...b/docView.do?docid=21381


[4][5] LS. Trần Vũ Hải đề nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm xử Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý
http://xuandienhannom.bl...-tran-vu-hai-e-nghi.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.