logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/02/2021 lúc 12:52:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhớ tết đầu tiên tôi còn nhớ được là năm tôi năm tuổi. Ngày xưa quê tôi làm lúa mỗi năm chỉ một mùa và gặt lúa vào tháng mười nên khi thấy đồng trơ gốc rạ là gió bấc về, cái gió hanh hao bờ giậu, hoa cúc vàng hơn hay nắng nhạt đi, hàng rào giâm bụt nhà bên cũng bớt đỏ màu hoa rực rỡ, mấy dây nhãn lồng cũng vàng lá cho trái chín mọng và lúc nào cũng inh ỏi tiếng chim sâu kéo nhau về ăn những trái nhãn lồng chín màu cam thật đẹp. Những con chim bé nhỏ nhưng xinh xắn và vô cùng lanh lợi ấy vẫn ríu rít trong tôi bất cứ lúc nào chúng muốn cho tới tận bây giờ, trong những đêm khó ngủ, những ngày giáp tết dù quê nhà đã không còn đường về. Nhưng vẫn nhớ những hôm có lỗi với bà vú nên bị phạt ở nhà, không được đi chơi ngoài đồng, tôi mới biết đến thế giới xung quanh mình có gió bấc, hoa cúc vàng, nắng nhạt, nhãn lồng chín chua chua ngọt ngọt, tiếng ríu rít của chim sâu… Nhớ tôi thường ngồi dưới giàn mướp đã thâm lá, bông mướp đực rụng héo khô, bông cái kết quả nhưng trái không lớn nhanh mỗi ngày như trước mà trái mướp thường đầu to đầu nhỏ quắt queo cho tới hôm vú có thời giờ giỡ giàn mướp là năm hết tết đến. Chợt nhớ những con ong cần mẫn đến tự khi nào không ai biết nên khi chúng rời đi cũng không ai hay, chỉ có chú bé những hôm bị phạt không được đi chơi với bạn nhỏ trong xóm thì buồn lắm, tôi ngồi chơi với mấy con kiến đen bò quanh miệng chén để khỏi phải bắt lại chúng nếu thả dưới đất. Cứ ăn hết chén cơm tù tuổi thơ vì thường xuyên bị vú phạt không chịu ăn cơm nên không cho đi chơi, mà cố ăn hết thì không có gì ngán hơn tuổi nhỏ là món thịt kho trứng, cuối cùng là nhờ con Mực ăn giúp. Nhưng đến hôm vào trình cái chén không cho vú để đi chơi thì con Mực theo chân tố cáo, nó cứ đòi cho được cái chén cơm còn có vài hạt dính. Ôi thôi hôm ấy ăn chổi lông gà quắn đít vì bà vú ghét nhất là nói láo. 
Từ đó. Tôi cũng không hiểu sao không bỏ tật qua mặt bà vú mà lại khôn (ranh) ra là cho con Mực ăn xong thì bắt kiến đen cho chúng bò trên miệng chén để câu giờ, định bụng ngồi xem một lát hãy đem chén không vào bếp cho vú là khả tín. Nhưng thường là ngủ gục tới vú ẵm vô nhà, bỏ lên bộ ván lạnh lưng tới giật mình thức giấc nhưng lại lim dim giả bộ ngủ để vú xuống bếp thì đây ba giò bốn cẳng dông ra ruộng với bạn bè. Hôm thì lượn trứng vịt vì sau gặt lúa, người chủ ruộng mới cho người chăn vịt lùa vịt lên đồng ăn lúa mót, vịt ăn no tức bụng đẻ trứng sớm cho con nít lượm. Hôm đào cua, bữa xông chuột đồng trong những cái gò, bữa đắp bờ khúc lạch nước trên ruộng để tát cá sặc, cá rô…
Tuổi lên năm thì biết gì mà làm những công việc hơn sức lực và khả năng, kinh nghiệm của bản thân. Nhưng việc hoà vào nhóm lớn hơn mình, thậm chí cả người lớn trong xóm đã đủ vui. Khi lớn rồi mới biết kinh nghiệm bắt đầu từ đó, có bị cá trê đâm ngạnh cho một lần đau nhức hơn bất cứ đòn roi nào thì từ đó mới biết cách bắt cá trê mà không bị ngạnh đâm. Nhưng một hôm giáp tết năm đó, đang ngủ gục ngoài giàn mướp thì tiếng máy bay trực thăng đánh thức tôi vì nhiều máy bay trực thăng và bay thấp nên náo động cả xóm làng. Rất nhiều trực thăng với máy bay hai chong chóng đáp xuống vàm ngoài mé sông. Chỉ qua hôm sau là căn cứ lính Mỹ đã mọc lên, hàng rào kẽm gai dày đặc, trực thăng lên xuống như đàn cò nước lớn. Những chiếc xe ủi màu vàng là hấp dẫn nhất, chúng như những con khủng long mở đường từ căn cứ Mỹ ra hương lộ để xe nhà binh bắt đầu rập rập chạy ngày đêm…
Tết tới năm ấy, tôi tự tập chạy xe đạp sườn ngang của các anh tôi tới đầu gối, cùi chõ tươm máu hôm nay thì ngày mai máu đỏ lại tươm ra với những cũ ngã mới. Những người lớn trong xóm làng thường la rầy tôi là mày còn nhỏ quá, làm sao đạp xe đạp sườn ngang một mình được? Nhưng cha tôi thì lại mua quà tết cho tôi năm ấy là một chiếc xe đạp mới, chiếc xe nhỏ hơn những chiếc xe đạp bình thường của các anh tôi. Cha tôi còn nói với mấy người hàng xóm: nó là con trai, té ngã trầy đầu gối với cùi chõ thì ăn thua gì. Con trai thì té ngã cho quen, sau này mới đi lính được, các bác ạ!
Thế là tôi trở thành đứa nhỏ biết đạp xe đạp một mình sớm nhất trong xóm tôi. Độc đáo một cách tự hào nhất tuổi thơ là tôi có cái xe đạp riêng của mình. Tôi chỉ tập xe, cho mượng xe chạy chơi với thằng bạn sát bên nhà thân nhất của tôi; thân tới mức cô giáo lớp dự thính của học sinh năm tuổi ở trường làng tưởng hai thằng tôi là anh em ruột. Có lần cô gặp mẹ nó đi bán gánh nên cô mua bánh ướt của mẹ nó và nói với bác Ba gái là mẹ của bạn tôi, “Hai đứa con chị ngoan lắm, nhưng sao đứa mập thì trắng, còn đứa ốm lại đen ?” Bác ba gái về kể cho mẹ tôi nghe một cách tự hào là cô giáo khen hai thằng tôi ngoan, tưởng chúng tôi là anh em ruột vì cùng họ… Chuyện mập ốm, trắng đen bác không kể nhưng từ đó bác Ba gái cho tôi ăn bánh ướt khỏi trả tiền bất cứ lúc nào tôi muốn ăn. Bác gái dặn tôi đi học phải trông chừng em, đừng cho đứa nào ăn hiếp nó. Bác đâu biết là tôi ghét đứa nào trong lớp, trong xóm cũng không cần ra tay, chỉ cần chỉ tay là nó xử đẹp hết vì nó nhỏ con, đen nhẻm như con gà ác mà lại nhanh nhẹn, lì đòn như gà tre. Nó tập chạy xe đạp một mình chỉ vài lần là chạy được vì nó lì lắm, không sợ đau; nó lại có cách trầy đầu gối, cùi chõ chảy máu thì quẹt hết máu rồi mút ngón tay là không bị khô máu tới chết! Nó học ba nó cách lấy máu lại sau tai nạn cũng y chang như ông là thợ mộc, cứ bị đứt tay vì cưa, bào thì ông ngậm ngón tay vào miệng tới hết chảy máu sẽ làm tiếp.
Thằng bạn vàng tuổi nhỏ lại biết lội trước tôi mới tức. Tết năm đó, nó dạy tôi bơi, mày cứ nhắm mắt lại, nhảy xuống sông, rồi đi bằng hai chân với hai tay; tại ở trên bờ, mình đi bằng hai chân thì xuống nước khó đi hơn nên hai tay phải đi phụ… Tôi nhắm mắt lại, nhảy xuống sông. Nó chạy về trong xóm báo tin tôi chết chìm, nhưng chúa phật hiện thân làm ông già chăn vịt đã cứu tôi lên xuồng ba lá của ông.
Đến hôm giáp tết, cả xóm làng mang mùng màn chiếu gối ra sông giặt giũ để chuẩn bị ăn tết. Những đứa lớn hơn tôi chút đỉnh, chúng lội bì bõm dưới sông. Thằng bạn tôi trang bị cho tôi cái bẹ dừa nước. Cứ ôm chặt vào người là được, nó biết lội nên đẩy tôi đi chơi dọc theo những bụi dừa nước ven sông. Tới lớn tôi mới hiểu ra dại khờ tuổi nhỏ không vượt qua được nỗi sợ hãi trong lòng là nhìn bóng mây dưới nước, tôi nghĩ sông sâu cũng bằng từ mặt nước lên tới ánh mây đang bay trên trời nên khớp tay chân không dám lội. Nhưng hôm cuối năm ấy, tắm sông buổi chiều cho thật sạch sẽ để tối đón giao thừa, sáng hôm sau là tết, sẽ mặc quần áo mới… tôi ưa nghĩ lung từ nhỏ nên bị tuột cái bẹ dừa nước khỏi tay mà không có bạn thân bên cạnh. Tôi hướng vào bờ, nhắm mắt lại cho hết sợ sông sâu. Tôi bơi tới tay quào vào bụi cỏ ở bờ sông mới dám mở mắt ra. Thấy thằng bạn mình đứng trên bờ vỗ tay hoan hô… Mày biết lội rồi.

Thử hỏi, làm sao quên được cái năm năm tuổi trong đời với biết bao sự kiện quan trọng đã diễn ra: Có xe đạp riêng. Tôi nghĩ bây giờ có trúng số bạc tỷ, mua máy bay riêng cũng không thích bằng cái xe đạp riêng có được khi năm tuổi; cái xe từ ước mơ đạp tới những ước mơ trong đời. Năm tuổi biết lội hôm trừ tịch để qua sáu tuổi đã chinh phục cù lao giữa sông – là bí mật muôn đời của hết lớp trẻ này đến lớp trẻ khác trong xóm làng vì trên cù lao có căn chòi chăn vịt – là căn cứ địa của hết lớp trẻ này này đến lớp trẻ khác cất giấu đủ thứ tuổi nhỏ nhưng không muốn cho người lớn biết! Những lớp đàn anh tấn lên tới hút thuốc lá lén ngoài chòi cù lao là các anh sắp đi đăng lính. Làm sao tưởng tượng nổi mới năm tuổi đầu mà tôi đã chạm tay vào cái máy bay trực thăng vì với tuổi đó, tôi tưởng nó bay mãi trên trời thì làm sao với tới… Và đặc biệt nhất, cũng là duy nhất trong đời đi học với việc tôi được cô giáo khen tôi ngoan.

Giờ. chỉ còn tết ở trong lòng. Nhớ tới đã thấy vui tự nhiên nên cười một mình. Năm hết tết đến cùng tuyết đá đầy đường ở hải ngoại thì tự trong thâm tâm người Việt xa quê có biết bao thương nhớ người thân, bạn hữu còn ở quê nhà. Những hoài niệm không có tuổi trong lòng bị đời sống che khuất bởi cơm áo gạo tiền cả năm sẽ trỗi dậy những kỷ niệm thời còn bé, còn trẻ thường nhiều vui hơn buồn trỗi dậy tới rưng rưng mà miệng lại nhoẻn cười; làm cho lòng vui như tết, tạm quên đi những vất vả, thiếu trước hụt sau của đời sống di dân. 
Cứ nghĩ tới tết là lòng không sầu muộn bởi tết là thời điểm kết thúc mà cũng là khởi đầu một năm mới của tự nhiên, và con người với thiên nhiên có sự hoà hợp diệu kỳ đến bái phục tạo hoá khi lòng người da diết nhớ thương, ăn năn, buồn bã với quá khứ như mùa đông khô khốc những nhánh cây đen xì, chĩa thẳng lên bầu trời xám xịt. Thì cũng tự trong thâm tâm đó tràn trề hy vọng, vui tươi với mùa xuân đang về. Trời sẽ xanh trong, cây nở hoa, lá đầy cành, chim về ríu rít bản hồi sinh.
Nhưng vẫn chưa hiểu sau nhiều năm xa quê tôi để ý, cứ tết tới là lòng tôi bâng khuâng. Sự bâng khuâng tuổi thơ khi đầu trên xóm dưới lẹt đẹt tiếng pháo chuột là lòng tôi bâng khuâng. Tiếng pháo, mùi khói pháo như có ma lực làm cho tâm hồn những chú bé hưng phấn hơn ngày thường, nhưng không nổi loạn mà ngoan ra, không ngỗ nghịch vì niềm tin mình sắp thêm tuổi, mình lớn rồi, đừng để bị rầy la, đòn roi ở nhà với ở trường nữa. Nó cứ như lời hứa cuối năm – đầu năm với chính mình. Làm cho xóm làng tốt đẹp hơn, gặp ai trong xóm cũng chào hỏi cho thật lễ phép; không nhớ hồi nhỏ có toan tính gì không, nhưng hy vọng tiền lì xì thì có nên thấy ai cũng lễ phép khoanh tay chào hỏi trước tết! Rồi tự đi tắm mỗi chiều, không đợi vú la, mẹ đánh mới chịu ra lu nước xối đại vài gáo cho có lệ để lại đi xem ti vi bên nhà hàng xóm. Dễ gì ngày thường chịu chia cho thằng bạn hàng xóm con dế, trái bần, trái bình bát hái được ngoài bờ sông, mé ruộng… Thế mà tết về thì chia nhau mấy viên pháo chuột đầy tình thương mến thương như huynh đệ với nhau từ kiếp nào…
Tết tới rồi, không nghi ngờ gì nữa vì sáng nay đi làm, tôi xách theo chai rượu ngâm mà tôi chiết chiều hôm qua từ hũ rượu ngâm để ăn tết. Tôi sẽ tặng cho ông bạn già trong hãng chai rượi ông uống bà khen… cứ nói sạo vậy đi cho ông ấy bớt than nhức mỏi trong năm mới là được. Bỗng nhớ thằng bạn vàng tuổi nhỏ, nó tuổi con trâu nên năm nay nó tròn hoa giáp. Thằng bạn vàng tôi ơi…!
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.