logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/07/2012 lúc 09:34:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một trận chiến tư tưởng đang diễn ra ở Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản mùa thu năm nay, dự kiến sẽ bổ nhiệm một thế hệ lãnh đạo mới. Với người ngoài, có cảm giác quen thuộc đến kinh ngạc khi quan sát Tả phái và Hữu phái. Đó là vì mặc dù Trung Quốc xuất khẩu hầu hết mọi thứ, nước này vẫn nhập khẩu tư tưởng chính sách.
“Tôi là Trương Kiện,” một trong những nhà nghiên cứu chính trị trẻ tuổi sáng giá của Trung Quốc nói với tôi.

Giáo sư Trương Kiện không chỉ nói tiếng Anh lưu loát mà còn thông thạo văn hóa, tư tưởng và lịch sử phương Tây. Ông có sáu năm học tại Đại học Columbia nổi tiếng ở thành phố New York, trước khi nhận chức vụ ở Trường Chính phủ uy tín của Đại học Bắc Kinh.

Không chỉ có ông. Với các trí thức đại lục, con đường đến phương Tây – rồi quay về Trung Quốc – nay là con đường nhiều người đi.

Các trường phái tư tưởng chính ở Trung Quốc có một điểm chung – các tư tưởng gia hàng đầu của họ thường có thời gian ở các đại học phương Tây.

Kết quả là trong mắt nhiều người phương Tây, dù họ có thể bối rối trước ngôn ngữ và thức ăn khác nhau của Trung Quốc, các cuộc tranh luận chính sách ở Trung Quốc bị chia rẽ thành những đường quen thuộc.
UserPostedImage
Reagan và Thatcher ảnh hưởng đến lớp trí thức phái hữu ở Trung Quốc
Ảnh hưởng kinh tế

Ông Trương tự xem mình thuộc cánh “hữu” theo chủ nghĩa tự do kinh điển. Ông ủng hộ thị trường tự do và cải tổ chính trị.

“Tôi muốn hệ thống chung của đất nước trở nên tương tự hơn so với hệ thống của Mỹ hay Anh,” ông nói.

Nhóm này – đôi khi được gọi là Tân Hữu của Trung Quốc – thành công nhất trong lĩnh vực kinh tế học. Kể từ thập niên 1980 đến nay, họ đã ảnh hưởng đến sự cởi trói ở Trung Quốc.

“Họ thường nghiên cứu kinh tế ở Chicago hay Đại học Oxford,” theo lời Mark Leonard, tác giả cuốn What does China think?

“Họ trưởng thành trong thập niên 1980, khi Margaret Thatcher là thủ tướng Anh, Ronald Reagan lãnh đạo nước Mỹ, và họ tin tưởng vào sức mạnh của thị trường.”
Ông Trương Kiện trẻ hơn nhiều đồng bạn, mới qua tuổi 30, nhưng khi còn thiếu niên, trước cả lúc đến phương Tây, ông đã đọc Friedrich Hayek, Milton Friedman và Karl Popper.

“Các bản dịch tác phẩm của họ thường bán hết sạch ở Trung Quốc,” ông nhớ lại.

Nhưng trong vài năm qua, một phe khác nổi lên, cạnh tranh với nhóm trí thức thiên hữu, ủng hộ thị trường tự do – và nhóm này cũng được giáo dục ở phương Tây.

Nhóm “Tân Tả” không hoàn toàn bác bỏ thị trường tự do, nhưng muốn một nhà nước xã hội chủ nghĩa mạnh hơn.

Mất ảo tưởng

Nhiều người đã sống ở phương Tây sau khi tham gia các cuộc biểu tình sinh viên cuối thập niên 1980.

“Một người trong đó, khi ấy là nhà nghiên cứu trẻ ở MIT, tên là Thôi Chí Nguyên, đã viết một bài mở đường,” theo giải thích của Mark Leonard.

Nay là giáo sư ở Đại học Thanh Hoa, ông Thôi nói Trung Quốc cần tự giải phóng thoát khỏi kinh tế học tân tự do. Bài viết ra đời cuối thập niên 1990, ngay khi phong trào chống toàn cầu hóa đang bắt đầu ở phương Tây.

Các ngọn đèn sáng khác của Tân Tả còn có Giáo sư Vương Huy, từng là một công nhân và rồi theo học ở Đại học Harvard.

Họ không bị ấn tượng bởi cách vận hành ở phương Tây, mà lại thường cảm thấy mất ảo tưởng sau khi tự mình chứng kiến.

Ngày nay, nhiều sinh viên Trung Quốc đi học nước ngoài thường có cái nhìn “tinh tế” hơn về chủ nghĩa tư bản và dân chủ kiểu Mỹ so với thập niên 1980, theo lời Giáo sư Daniel Bell ở Đại học Thanh Hoa.

Ông là giáo sư triết học người Canada đã sống nhiều năm ở Trung Quốc và gần gũi các cây bút Tân Tả.

Ông nói cuộc xâm lược Iraq, sụp đổ tài chính đã khiến phe Tân Tả mạnh hơn.
Các học giả này thường bác bỏ ‎luận điểm rằng Trung Quốc nên đi theo con đường tương tự phương Tây.

Sự bất mãn với dân chủ phương Tây cũng đang tạo ra một sự “phục hồi truyền thống” rộng lớn hơn trong trí thức Trung Quốc, theo ông Bell.

Giáo sư Pan Wei, một siêu sao trong giới học giả, khẳng định nước ông không nên theo dân chủ kiểu phương Tây. Ông nói hệ thống Một Đảng, áp dụng truyền thống thi cử để chọn hiền tài, phù hợp hơn.

“Đó là hệ thống Trung Quốc, rất công phu tinh tế,” ông nói.

Ông Pan dạy ở Đại học Bắc Kinh nhưng nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Berkeley của Mỹ.

Cải tổ chính trị?

Ông cho hay tư tưởng chính trị phương Tây thâm nhập Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bị thực dân khống chế.

“Trung Quốc bị xem là một nước nghèo và tương đối kém phát triển. Đa số trí thức và nhà cải cách thường chê trách truyền thống là thủ phạm gây ra sự chậm tiến.”

“Thành ra người ta nhìn sang chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Marx, xu hướng vô chính phủ,” ông nói.

“Những người Marxist đã chiến thắng,” ông kể lại.

Đảng Cộng sản, một phần lấy cảm hứng từ học thuyết của Marx, đã sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949.
Quay trở lại với ông Trương Kiện. Ông nói ông luôn biết mình đang đi con đường quen thuộc đến phương Tây.

Ông nhắc đến Giáo sư Hồ Thích – cũng từng học ở trường Columbia 100 năm trước rồi quay về Đại học Bắc Kinh – như người “cầm đuốc” của chủ nghĩa tự do Trung Quốc.

Liệu con số ngày càng đông trí thức học ở phương Tây không ngại lên tiếng có đồng nghĩa việc tranh luận giữa tả và hữu sẽ còn mở hơn nữa sau đợt thay đổi lãnh đạo?

Thật khó nói vì không khí hiện nay ở Bắc Kinh không tự do. Sau khi Bạc Hy Lai mất chức, tranh luận trên mạng đã bị im tiếng với nhiều trang web bị chặn.

Nhiều người quản trị mạng có tiếng cũng ngại không muốn gặp tôi.

Ông Trương lo lắng cải tổ chính trị có thể bị ngừng trệ.

“Cá nhân tôi không thấy sẽ có thay đổi quan trọng về cách hành xử chính trị ở đất nước này.”

“Họ sẽ tăng cường cái mà họ gọi là ‘quản lý‎ xã hội’. Ngày xưa họ gọi đây là ‘duy trì ổn định’. Thật là một nhà nước được kiểm soát bằng công nghệ cao,” ông nói.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.