logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/03/2021 lúc 01:32:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
AFP

Hình ảnh du khách nườm nượp đổ về chùa Tam Chúc hôm trung tuần tháng 3 lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội. Một ngày sau chính quyền địa phương phải ‘vào cuộc’ yêu cầu chùa thực hiện biện pháp phòng chống COVID-19.
Cư dân mạng xôn xao trước hiện tượng tụ tập quá tải, gây ùn tắc trong mùa dịch COVID-19 và đặt câu hỏi liệu đi chùa như đi chợ như thế có phải hoàn toàn do nhu cầu tâm linh hay không? 
Tài khoản Phú Trần trên mạng xã hội Facebook có ý kiến: “Nên gọi là công ty dịch vụ thương mại chùa thì đúng hơn”.
Facebooker Henry SanDiego nhận định: “Nên gọi đó là những điểm du lịch Tam Chúc, Bái Đính. Đừng gọi nó là chùa mà phỉ báng Đức Phật, người đã từ bỏ vợ đẹp con xinh cung điện ngọc ngà châu báu. Phật đâu cần chùa to lớn như phủ Chúa thế này. Tiền xây chùa đem tế độ chúng sanh chắc cũng được vài chục năm, công đức sẽ vô lượng”.
Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, thành viên Tăng Đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (bị chính quyền cấm và thay thế bằng Giáo hội quốc doanh), chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng chế độ cộng sản đã tìm cách đè nén niềm tin vào Phật, vào Chúa trong nhiều thập niên. Họ đã không thành công, nay chính quyền tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm linh bằng những khu du lịch tâm linh nhưng chẳng qua chỉ là những dự án thương mại.
"Giữa Đảng và Nhà nước, họ đặt trên chủ thuyết duy vật biện chứng, là vô thần, nghĩa là không có tôn giáo. Trước đó vào thập niên 50, 60 là phá rừng phá chùa, phá miếu, thay đổi tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Nhưng mà sau khi thất bại, bây giờ họ bắt đầu mở cửa cho đi. Điều đó không giúp cho sự học hỏi, tìm hiểu được giáo lý gì. Từ khi mà mở cửa như vậy, biết rằng sự khao khát của người dân rất nhiều, nên họ đưa ra những chùa xây dựng như vậy để người ta tưởng rằng bây giờ có được tự do tôn giáo, tự do đi chùa, tự do với những sinh hoạt. Nhưng thực chất những tổ chức tôn giáo độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tăng đoàn của GHPGVNTN, họ chèn ép, họ không muốn cho những tổ chức này phát triển. Và cơ hội để cho người dân tìm hiểu từ những con người chân tu, thì họ không được đứng ra để lãnh đạo. Cho nên điều đó nó đưa con người đến mê tín dị đoan”.
UserPostedImage

Vì mê tín, hay vì không có được sự hướng dẫn từ những lãnh đạo tinh thần chân chính, người dân dễ bị thu hút vào các cấu trúc vĩ đại, lộng lẫy như Chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính.
Chùa Tam Chúc được xây dựng với vốn đầu tư là 11.000 tỷ đồng, cất trên diện tích 5.000 héc-ta. Chủ đầu tư là nhà kinh doanh Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình. Chùa Tam Chúc cũng như nhiều chùa lớn do doanh nghiệp Xuân Trường của ông Trường trên báo VietnamNet đã bị chỉ trích là những khu tâm linh “do doanh nghiệp xin cấp đất từ địa phương thời hạn khai thác lên đến 70 năm”.
Thầy Thích Vĩnh Phước nói thêm, trong việc xây dựng những khu du lịch tâm linh, chùa chiền với tầm quy mô như chùa Tam Chúc, được mệnh danh là chùa lớn nhất Đông Nam Á, không những là phá rừng phá núi để xây dựng mà hoàn toàn đi ngược với tinh thần Đức Phật là hòa nhập với thiên nhiên, từ bỏ cung vàng, địa ngọc, những thứ vật chất. Thầy giải thích:
“Ví dụ như ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa ở miền Bắc, là chùa Một Cột, họ chỉ cần một ngôi chùa rất nhỏ thôi. Nó thể hiện cho cả một tôn giáo ở vùng đất thủ đô Thăng Long, ngàn năm văn vật. Cho nên xây dựng ngôi chùa mà to như chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính, nó không thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh. Đáp ứng nhu cầu tâm linh, trong đó phải có cái hồn, cái gì đó mang tính thiêng liêng. Cái đó không phải là bằng việc xây dựng cho to, hoành tráng như vậy đâu. Nhưng mà nơi đó phải có những vị tu hành, những vị chân tu, những con người sống có tâm hướng thiện, cảm ứng được những điều vi diệu mà sự giao thoa giữa cõi chúng ta đang sống và những cõi thiêng liêng nữa. Cái kia chẳng qua là thương mại thôi”...
Thầy Thích Vĩnh Phước nói nếu ý thức được một phần đất của Chùa Tam Chúc là nơi đã từng giam giữ các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như là cố Đức tăng thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ thì Phật tử có lẽ sẽ nghĩ lại.
“Các ngôi chùa hiện nay được Chính phủ cho phép và ngay cả ngôi chùa Tam Chúc, quý vị biết nơi đó đã từng giam giữ giữ các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như là Đức tăng thống Hòa Thượng Thích Quảng Độ và rất nhiều vị của Phật giáo cũng như các tôn giáo khác. Bây giờ họ lấy đất một phần đó để họ xây chùa Tam Chúc”.
Xét về văn hóa Việt Nam nói chung, PGS.TS Trần Lâm Biền, chuyên gia nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí trong nước vào năm ngoái nhận định rằng chùa Tam Chúc cũng không thể hiện nét văn hóa Việt Nam:
“Sự thật thì chùa Tam Chúc không mang nét văn hóa dân gian Việt Nam. Với các nhà chuyên môn về văn hóa có thể dễ dàng nhận ra, ngôi chùa được xây dựng trên khu đất không có lịch sử văn hóa, cũng không gắn với tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng mà đơn giản nơi đó chỉ là vị trí đẹp, được doanh nghiệp lựa chọn xây dựng vì mục đích phát triển kinh tế hơn là văn hóa tâm linh. Khi vào bên trong chùa, kiến trúc xây dựng cũng không mang bản sắc dân tộc mà đem từ các nước trên thế giới kết hợp lại tạo ra một công trình lạ mắt với du khách nhưng lại không mang hồn cốt văn hóa tôn giáo Việt Nam”.
Một số người cũng nêu sự phản cảm trong việc đặt tượng của vợ chủ đầu tư, bà Phạm Thị Lan, pháp danh Diệu Liên, trong đền Tứ Ân tại chùa Tam Chúc.
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn đăng trên trang Facebook cá nhân và cho phép Đài Á Châu Tự Do trích, có những đoạn nhận định như sau:
“Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng "bảng ghi danh công trạng" của bà. Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần túy đi chơi thì cũng không... thông minh lắm, chen nhau toát mồ hôi như vậy thì du lịch cái chi đây?”
Thượng toạ Thích Minh Quang, trụ trì tại chùa Tam Chúc trên báo nhà nước giải trình đối với những chỉ trích tương tự rằng Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm thị Lan, được thờ tại nhà thờ Tứ Ân là vì có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chùa Tam Chúc.
Tuy nhiên việc kinh doanh trong lĩnh vực tâm linh vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Trong cùng bài báo, GS.TS. Phạm Trung Lương lập luận:
“Từ góc độ quản lý nguồn lực của đất nước, trong bối cảnh hiện nay việc dành hàng nghìn ha đất cho nhà đầu tư một dự án tâm linh thật quá lãng phí, cần xem xét lại. Hiện, khung pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về dự án tâm linh. Vì vậy, đang có sự lách luật, lợi dụng núp bóng dự án tâm linh để kinh doanh”.
Facebooker Nguyễn Đình Bổn cũng đưa ra câu hỏi để rồi giải đáp luôn:
“Ai tiếp tay để ông này thu tóm đất đai, danh lam thắng cảnh của quốc gia thành của riêng? Tất nhiên là kẻ cầm quyền các cấp từ trung ương, tỉnh thành mới dám làm điều đó.
Còn ai tiếp tay để ngu dân? Đó là GHPGVN khi chọn nơi đăng cai đại lễ Vesak 2019 (Lễ Phật đản 2019) tại Tam Chúc.
Việt Nam đâu có thiếu chùa xưa, chùa thật, tại sao các ông chọn một cái chùa giả? Mục đích không phải làm ngu dân thì là gì”?



Theo RFA

Sửa bởi người viết 19/03/2021 lúc 01:33:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.