logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/03/2021 lúc 02:13:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một mình với túi xách nhẹ, bước lên máy bay không người thân đưa tiễn, Bình đã bỏ lại nửa đời nhục nhằn, chiến đấu, tù đày trên xứ sở bất hạnh và đầy nghịch lý của mình. Ðến Thái Lan lưu lại một tuần, nằm ngủ trên nền ciment! Một phần của nhà tù ngăn đôi để tiếp đón người Việt Nam tị nạn! Một lối hành xử theo một chương trình mệnh danh là nhân đạo.
Ngồi trong phi cơ, trên cao đại dương xám bạch như một dung dịch chì nấu chảy. Xuống phi trường Seatle, cả thành phố tẩm liệm bởi màn tuyết trắng phau dày đặc, tay chân Bình tê cóng, hơi thở đầy khói. Lại đáp chuyến bay khác; sau bốn giờ ngồi ôm xách tay ngái ngủ về Kansas City – thành phố Bình sẽ định cư – theo đơn bảo lãnh của Hiện – một người bạn tù vượt biên – cho có anh có em. Hiện đi tù được hai năm – vợ bỏ – mẹ Hiện ngoài thất tuần lụm cụm thăm nuôi Hiện mỏi mòn.

Bình đi ở tù tuổi tương đối còn trẻ, hồi còn trong quân đội Bình có mấy người bạn gái – những mối tình già nhân ngãi non vợ chồng.
Vào tù, Bình kể như con bà phước – cha mẹ mất sớm – không họ hàng bà con. “Từng người tình bỏ ta đi như những đường mương nhỏ… ôi! Những đường mương nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mơ”. Bình thường nghêu ngao hát sửa lời bản nhạc trong những buổi đốn củi trong khu rừng tràn ngập nước.
Hiện ra phi trường đón Bình về ở chung. Cuộc sống bước đầu coi như tạm ổn. Những ngày tháng bỡ ngỡ buổi đầu rồi cũng qua đi. Hiện làm thợ sửa nhà. Bình theo làm thợ vịn. Tiền nhà, điện thoại, gas, điện, nước… các thứ Hiện lo! Có việc đi làm với Hiện, mỗi tháng Bình được trả năm trăm đồng. Bình thấy phong lưu chán! Hẳn bằng hồi còn ở Việt Nam, Bình làm phu bốc vác lúa gạo, gần cụp xương sống, một ngày được chia chưa tới một đô la.
Hai năm bình thản trôi qua êm đềm, bên tình bạn đáng quý của Hiện. Thế rồi! Hiện cưới vợ, một góa phụ trẻ không con, và Hiện theo người đàn bà này sang sinh sống ở tiểu bang xa, tổ ấm của họ là một căn nhà đắt tiền có bể bơi.
Hiện đi để lại tất cả cơ ngơi vật chất lại cho Bình, nhưng lại mang đi cái tối cần thiết và trang trọng: tình bạn. Thứ tình yêu không có cảnh này! Thiếu nó, tách cà phê, ly rượu sẽ nhạt phèo. Thiếu nó người ta chỉ ngồi một mình để gặm nhấm nỗi niềm tâm sự của mình – một thứ nắng mai ai biết, mưa chiều ai hay…
Lúc trước, khi còn Hiện lãnh sửa nhà, Bình quen được một người bạn Mỹ rất hiền và dễ thương Donald; thợ sửa ống nước.

Cơ sở của Donald có tên đăng quảng cáo trên tờ Northeast News rất đẹp: Moonlight: Sewer Service-Plumbing-Drain Cleaning.
Nhiều lần Bình, Hiện lo đóng vách, trải thảm, sơn tường. Donald loay hoay thông, thục, thay ống nước bị nghẹt hay rỉ sét.
Ngày Hiện đi có làm một tiệc nhỏ giã từ bè bạn. Donald ngồi cạnh Bình, thấy Bình rầu rầu nét mặt. Donald vỗ vai Bình và nói:
– Tao sẽ thế chỗ thằng Hiện trong lòng mày.
Hiện đi, Bình nằm nhà hơn một tuần. Buổi chiều, Donald mang đến một xâu bia uống với Bình và đề nghị:
– Bắt đầu ngày mai mày đi làm với tao! Nhàn hơn nghề sửa nhà, tuy lấm lem nhưng có tiền mau và nhiều hơn! Nhà cửa ở tiểu bang này tuổi thọ trên dưới trăm năm! Ống nước hư nhiều lắm! Tao với mày thầu…
Donald nói xong, ngửa cổ tu cạn một lon bia và bóp lon kêu rôm rốp.
Trước đây có lần Donald tâm sự với Bình. Nghề sửa ống nước do cha truyền lại. Cha mất Donald nối nghiệp, sống độc thân nuôi mẹ. Nhất định không cưới vợ vì theo Donald, không gì vô lý cho bằng làm được bao nhiêu tiền phải đưa hết cho vợ! Một người đàn bà chỉ có gương mặt dễ thương nhận check và làm sex! Mọi thứ còn lại đều đáng vứt đi.
Hồi còn ở Trung học, Donald có quen mấy người bạn gái nhưng đều bị bạn trai cướp mất sau khi tặng Donald những trận đòn sặc máu mũi.
Nhiều lần, Donald khẩn khoản và đề nghị, sau cùng Bình thuận về ở chung với Donald. Cơm nước hằng ngày có bà Lula – mẹ của Donald lo; hôm nào rảnh, chán đồ ăn Mỹ, Bình trổ tài nấu món ăn Việt Nam. Bà Lula và Donald hoan nghinh món chả giò, hủ tiếu Mỹ Tho, tuyên dương Bình là đầu bếp giỏi nhất thế giới tiếp theo một trận cười nghiêng ngả.
Vài tháng theo Donald, tay nghề Bình đã vững vàng. Bình đi làm một mình thu nhập gấp ba lần thợ sửa nhà.
Một buổi sáng, Donald xách đồ nghề ra xe khi có khách vừa gọi tới. Ðiện thoại lại reo – Bình nghe – giọng nói đàn bà tiếng Mỹ không sõi lắm! Dư âm mang hơi hướm Việt Nam. Bình hỏi, đầu dây bên kia trả lời hối hả một cách mừng rỡ.
– Vâng! Tôi là người Việt Nam, ông cũng Việt Nam phải không?
– Vâng! Tôi là thợ sửa ống nước, tôi có thể giúp được gì cho bà?
– Nhờ ông đến sửa ống nước của tôi, nghẹt lâu rồi chưa tìm được thợ! Xin ông vui lòng đến ngay nhé.
Sau khi ghi địa chỉ, Bình xách đồ nghề ra xe, miệng lẩm bẩm:
Ống nước nhà tôi sửa được! Còn ống nước bà nghẹt mụ nội tôi cũng không dám sửa.
Bình tìm nhà dễ dàng. Cửa mở! Một người đàn bà độ tứ tuần xinh đẹp, ăn mặc gọn gàng, trang điểm nhẹ, đôi mắt đẹp và buồn.
Lâu lắm rồi sống trong quên lãng! Bình không kịp chuẩn bị tinh thần để sáng nay gặp người đàn bà này. Một thoáng bâng khuâng dịu dàng, đằm thắm, sự rung động ngủ yên ngày nào thức dậy! Bình lóng ngóng, ngô nghê như chú bé mới lớn.
Nàng mời Bình ngồi xuống sofa, bàn ghế không đắt tiền nhưng trang nhã. Nàng hỏi Bình uống gì? Bình trả lời Bà cho uống gì cũng được. Người đàn bà mang ra cà phê, khói bốc mang mùi hương thơm lừng pha lẫn mùi nước hoa dễ chịu – mùi hương gợi nhớ những đêm bão bùng xa xưa – những lần phép về thành phố vội vã, tham lam thân xác – tháng ngày áo trận, giày saut, cơm gạo sấy… và nỗi chết không rời. Hớp một ngụm cà phê, Bình hỏi:
– Xin phép bà tôi có thể hút thuốc.
Nàng cười có mấy dấu chân chim ở đuôi mắt thông cảm:
– Xin ông tự nhiên! Tôi cũng biết hút thuốc một năm nay.
– Bà thấy gì trong thuốc? Bình hỏi.
Người đàn bà cười buồn mang theo một chút xa xôi:
– Thấy những điều mình muốn quên.
Bình mời thuốc, người đàn bà từ chối:
– Cám ơn ông! Tôi không thích hút thuốc trước mặt người khác – tôi chỉ thích hút thuốc một mình trong đêm tối, nhứt là vào lúc nửa khuya thức giấc.
Bình dụi thuốc vào cái gạt tàn, đứng dậy nói:
– Bà chỉ cho tôi chỗ ống nước bị hư.
Người đàn bà dẫn Bình vào nhà tắm, chỉ vào chậu rửa mặt đầy nước phủ lớp màng bọt xà phòng.
– Ðã ba ngày rồi, mà nước không chịu rút.
Bình ra xe mang đồ nghề vào. Chỉ khoảng hai mươi phút đã giải quyết xong. Nước rút, Bình lôi ra trong ống nhựa hình chữ U một lọn tóc – nguyên nhân làm ống nước tắt nghẽn. Bình lấy kềm gắp lọn tóc, đưa lên cho người đàn bà thấy:
– Ngần này tóc cũng là ngần ấy tháng ngày trẻ trung qua đi.
Người đàn bà cười buồn và cúi đầu không nói.
Công việc đến đây coi như xong. Bình chưa muốn về vội. Bình tự vẽ thêm việc, lấy cần khoan, luồn thông từ chỗ nghẹt ra ống chính. Bình làm từ tốn, khoan thai, sợ công việc mau xong. Ngồi một mình trong căn phòng tắm của một người đàn bà lạ, tự nhiên Bình thấy từ lâu lắm rồi, cuộc đời đơn chiếc của mình sao tẻ nhạt và trống vắng quá. Từ chiếc khăn tắm màu hồng nhạt gương sen, cục xà phòng, tấm gương sạch bóng, gợi cho Bình bâng khuâng thèm muốn cuộc sống lứa đôi, những vui buồn mặn nồng sẻ chia mà từ lâu Bình không tìm thấy, bắt gặp.
Công việc rồi cũng phải xong thôi! Bình mang đồ nghề ra xe, chào từ biệt, không nhận tiền công, dù người đàn bà khẩn khoản trả tiền. Bình cười:
– Bà trả tiền công tôi rồi đó, ly cà phê.
Chạy xe đi, Bình nghe chút bâng khuâng, qua kính chiếu hậu, người đàn bà vẫn đứng ngoài mái hiên trông theo.
Trên đường về, Bình mới thấy mình quên một việc hệ trọng, không hỏi tên người đàn bà thích hút thuốc lá trong đêm tối một mình. Một tuần qua đi với nhiều bận rộn nghề nghiệp. Chiều tối thứ sáu, vừa về đến nhà, bà Lula đưa cho Bình số điện thoại của một người đàn bà Việt Nam, chờ gọi lại. Bình gọi, tiếng đầu dây bên kia – người đàn bà mừng rỡ:
– Ông Bình có phải không? Tôi chờ phone ông lâu lắm đó nghen.
– Xin lỗi! Tôi bận suốt tuần! Bà cần gì tôi nào?
Một giọng cười nhẹ:
– Có làm ít món ăn! Mời ông tối nay đến nhà dùng cơm! Mong ông không từ chối.
Bình nghe mình hụt hẫng:
– Cám ơn bà nhiều! Phiền bà quá! Vâng một giờ nữa tôi đến.
– Cám ơn! Ông Bình đến tôi vui lắm.
Bình đi tắm, miệng huýt sáo bản Cầu sông Kawai! Ðối với Bình cuộc sống đáng yêu quá! Một người đàn bà chờ mình ăn cơm tối. Lâu lắm rồi có ai chờ, ai đợi Bình đâu. Một buổi chiều lao xao rộn rã, một thứ lao xao của thuở nào mới lớn, một tâm tình yêu đương kỳ lạ khuất dần dưới chân đồi. Bình thèm biết bao một người đàn bà tựa đầu vào vai mình đi vào giấc ngủ, một cõi bình yên cho tháng ngày mòn mỏi kiếm tìm, một ước mơ sương khói biệt tăm.
Như lần đầu, người đàn bà chờ sẵn, mở cửa và thoắt nhanh, nhìn người đàn bà chiều nay Bình biết chắc rằng đã gặp định mệnh của đời mình. Chiếc áo khoác màu vàng anh! Một loại Kimono biến chế, tóc búi cao khoe chiếc cổ trắng ngần, một chút chì đen viền trên mi mắt to đen lay láy, một tí son môi làm tươi nụ cười! Một người đàn bà tuyệt vời! Bình nhìn sững quên cả câu chào.
– Ông Bình hôm nay diện đẹp quá.
Bình trở lại thực tại sau câu nói xã giao của người đàn bà, Bình lí nhí cảm ơn và nói trong xúc động:
– Tối nay bà đẹp và sang trọng lắm.
– Cám ơn ông! Tôi già rồi.
Bình nghe một tiếng thở dài nhẹ pha một chút ngậm ngùi. Bình bối rối. Người đàn bà mời Bình ngồi vào bàn, thức ăn thịnh soạn tươm tất và đầy màu sắc. Giữa bàn một bình cúc trắng, trang nhã, khéo tay, hai bên là cặp chân đèn mạ đồng bóng loáng, chia hai nhánh, cắm bốn cây đèn cầy trắng.
Người đàn bà bưng tô súp lên bốc khói thơm lừng và nói:
– Ông Bình đốt giùm nến! Ngày xưa tôi thích ngồi ăn với người thân bằng thứ ánh sáng ấm cúng này.
Người đàn bà tắt điện căn phòng, bao quanh hai người bằng lung linh ánh nến. Một không gian đầm ấm tuyệt vời, Bình nghe lòng mình chập chùng xao xuyến.
Người đàn bà múc súp vào chén cho Bình:
Khung cảnh này giống trong một cuốn phim.
– Tôi có xem phim đó nhiều lần – Bình nói- đoạn kết buồn quá.
Thoáng nụ cười trên môi, người đàn bà nhỏ giọng:
– Vâng! Nhưng đẹp! Như vậy mới gọi là tình yêu.
Nàng nhờ Bình mở chai rượu vang, rót đều ra hai ly pha lê hình quả táo. Nàng nâng ly ngang mày và nói:
– Uống mừng sức khỏe ông Bình.
– Chúc bà trẻ đẹp mãi.
Hợp một ngụm, thứ rượu màu nâu sánh, nồng độ nhẹ nhưng cũng làm gương mặt người đàn bà ửng hồng và đôi mắt thêm long lanh trữ tình.
Nhìn nàng một thoáng, Bình nói như tạ lỗi:
– Tôi chưa được biết tên bà.
Nàng nắm chéo khăn trong tay và nói:
– Tôi tên Thúy-Trần Phương Thúy.
Tên bà đẹp lắm. Tôi xin phép được gọi bà bằng tên; dù sao tôi cũng lớn hơn bà.
Nàng gắp cho Bình gỏi chua, miếng bánh phồng tôm chiên vừa lửa! Tuyệt vời, lâu lắm rồi từ lúc rời quê nhà, hôm nay Bình mới được thưởng thức.
Thúy luôn gắp thức ăn cho Bình. Một sự săn sóc hiếm hoi làm Bình ngây ngất bàng hoàng.
Thúy cho biết nàng ở chung với chị bạn đã về Việt Nam thăm gia đình. Thúy vắn tắt, nàng sống một mình trong tình trạng tự do, không ràng buộc. Nàng làm việc trong ngân hàng ở Downtown, cuộc sống ổn định và bình lặng.
Bình cũng nói rõ tình trạng độc thân của mình, sự hụt hẫng khi Hiện lập gia đình và xuyên bang. Hiện tại Bình coi gia đình Donald là gia đình mình.
Thúy thở dài:
– Thời tiết tiểu bang này tương đối khắc nghiệt, tuyết đầy trời giá buốt, cuộc sống sớm đi tối về thui thủi một mình làm chúng mình cằn cỗi lắm phải không anh Bình?
Thúy gọi Bình bằng anh một cách êm xuôi. Bình nghe mật ngọt trong lòng.
Bình đốt cho mình điếu thuốc, yên lặng, nheo mắt nhìn Thúy – người đàn bà đã gõ cửa đời mình- dù mới gặp nhau hai lần.
Lúc sau Bình ngỏ lời cảm ơn Thúy đã cho Bình một buổi ăn tối ngon miệng và không gian tuyệt vời. Thúy xin phép dọn bàn, Bình phụ một tay trong niềm hân hoan đầm ấm.
Thúy dọn một bàn nhỏ và hai chiếc ghế ra ngoài hiên. Họ uống cà phê. Thúy giành bật lửa cho Bình đốt thuốc. Bình nắm tay Thúy cảm ơn và Thúy để yên bàn tay mình trong bàn tay Bình. Thật lâu không ai nói lời nào, sự yên lặng quý báu, cần thiết. Ngoài trời những cơn gió nhẹ lao xao hàng cây bên kia đường. Trời thật khuya, Bình đứng lên từ giã.
– Chúc Thúy ngủ ngon, anh sẽ trở lại thăm em.
Bình bước nhanh ra như chạy trốn. Thúy thẫn thờ khép cửa vào nhà! Những cây nến nhỏ lệ và sắp lụi tàn.
Hai tuần sau Bình đến, không báo trước. Bình bấm chuông cửa mở. Thúy vui và tròn xoe đôi mắt:
– Ồ! Anh Bình đến em mừng quá.
Bình nói- một thứ lệch lạc nhà binh:
– Thúy có nửa giờ để trang điểm! Ðêm nay anh mời Thúy đi ăn và xem bắn pháo bông! Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ.
Thúy chạy nhanh vào trong, có tiếng nước chảy trong phòng tắm. Bình ra xe mang vào một bó hoa hồng! Miệng huýt sáo bản nhạc của ông nhạc sĩ lười đặt tên và chỉ cần xin người phu quét đường chiếc lá để làm bằng chứng yêu em! Không đêm nào vui bằng đêm ba mươi.
Thúy bước ra lộng lẫy trong cái robe màu bordeaux viền kim tuyến! Da Thúy trắng nhễ nhại. Bình âu yếm:
– Tặng em những đóa hồng! Hoa sẽ nói hộ lòng anh với em.
Thúy ôm hoa vào lòng xúc động:
– Cám ơn anh! Hoa không cần nói hộ anh! Mắt anh đã nói thật nhiều với em rồi.
Bình nắm tay, nhìn vào mắt Thúy và nói với nụ cười:
– Hoa hồng và người đàn bà đều đẹp! Nhưng hoa hồng không biết kiêu hãnh.
– Vâng. Thúy đáp – em biết anh muốn nói gì- Bây giờ em không còn tánh xấu đó. Một điều đơn giản là em già rồi.
Bình âu yếm:
– Em mang theo áo ấm! Mình phải ngồi ngoài trời thật lâu.
Dọc đường Thúy đề nghị không ăn ở tiệm! Mua thức ăn nguội, nước uống, trái cây làm picnic đêm ngoài trời.
Bình cho xe qua cầu hướng về North, từ khu Plaza pháo bông sẽ được bắn đi theo hướng Bắc! Ngồi trên đồi sẽ thưởng thức trọn vẹn đêm pháo bông. Bình ngỡ mình tới sớm nhưng nhiều gia đình Mỹ đã có mặt, họ và con cái ăn uống nói cười, đùa giỡn thật thoải mái.
Bình chọn một lùm cây, trải tấm bố. Thúy bày thức ăn và ngồi xuống bên Bình. Thúy gọt trái xá lị và Bình nhìn Thúy đắm đuối! Nói bằng hơi thở:
– Em đẹp lắm.
– Cám ơn anh! Thúy bẽn lẽn.
Bình và Thúy ăn uống, nói cười ríu rít, không gian chỉ có họ. Tiếng đại bác từ xa vang vọng! Mấy mươi năm rồi Bình mới nghe lại thứ âm thanh tàn khốc chiến tranh; tiếng giã gạo chày ba ngày nào trên quê hương điêu tàn khói lửa.
Bụp… Bụp… Bụp… Tiếng pháo bông nổ liên hồi trên lưng chừng trời; hàng vạn hạt ánh sáng ngũ sắc, trùm lẫn, hòa nhập, quyện vào nhau tung tóe, lung linh huyền ảo! Sáng rực cả bầu trời, đêm pháo bông bắt đầu. Thúy bấu vào vai Bình reo như trẻ nít:
– Ðẹp quá anh ơi!
Bình choàng qua vai kéo Thúy vào lòng và hôn một cách nồng nàn! Thúy rùng mình đón nhận! Gục đầu vào vai Bình khóc nức nở. Cơn mưa rào bay qua vùng đất hạn hán từ lâu, hai thanh củi dụm vào nhau giữ lửa, một nương tựa cho thuyền ghé bến!
Mọi người sắp xếp ra về! Ðêm pháo bông đã tàn; trời vào khuya! Sương xuống lạnh! Hơi thở đều và ấm! Thúy tựa vào vai Bình và đi vào giấc ngủ thật nhẹ nhàng, bình yên.
Ảo ảnh pháo bông còn lắng đọng! Bình nghe một xúc động hụt hẫng! Những đêm hỏa châu lưng trời, đạn thù rực lửa. Cuộc chiến như những giọt cường toan chảy lững lờ trên da thịt, tuổi trẻ Việt Nam lao vào chém giết nhau như những con thiêu thân. Bình nhớ những ngày đêm, cùng đoàn quân di hành trên những cánh đồng chó ngáp, nước phèn nhuộm vàng ống quần treillis, áo trận, giày saut, cơm gạo sấy. Vượt sông, băng rừng mà “Mỗi con lạch là mỗi xót xa! Mỗi dòng sông là mỗi tuổi già”. Dòng cuồng lưu cuộc chiến chảy xiết cuốn theo những cái chết tức tưởi của bạn bè. Bình đã bao lần vuốt mắt chiến hữu, với cặp mắt ráo hoảnh, vì nước mắt đâu đủ để xót thương người nằm xuống! Càng ngày càng gia tăng theo tốc độ của cuộc chiến.
Ðồng minh phản bội, lãnh tụ phủi tay vì họ bận xách vali đựng vàng, đô la sang Thụy Sĩ, đâu ai buồn nhắc nhớ đến Nguyễn Ðình Bảo nằm lại một mình trên đồi thịt Charlie, đến Lưu Trọng Kiệt gục ngã bên bờ kênh Thác Lác với ba mươi nhành dương liễu trên ngực áo – chiến đấu lẫm liệt vinh thăng từ cấp Thiếu úy lên Thiếu tá chỉ mười bốn tháng. Hồ Ngọc Cẩn hiên ngang ra pháp trường không quỳ với ước muốn cuối cùng được mặc bộ quân phục hoa rừng và chiếc mũ nâu truyền thống Biệt Ðộng Quân. Bình thở dài. Trên đồi chẳng còn ai! Hơi thở thơm đều của Thúy ấm bên vai, Bình bỗng nhớ đến lời cậu bé chăn cừu trong Les Étoils của Alphonse Daudet – một đêm sao sáng đầy trời được cô chủ diễm lệ tựa đầu ngủ quên.
“Và bây giờ vì sao đẹp nhất, lung linh nhất đang đậu trên vai tôi”.
Sương xuống! Trời đã thật khuya và bất chợt Bình thấy yêu nghề sửa ống nước chi lạ.
Tường Lam

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.181 giây.