logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2021 lúc 03:05:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

 Thời gian gần đây, những lúc xã hội bị xáo động, hoặc tâm trạng không được thăng bằng, tôi thường tìm đến các văn nhân, thi sĩ xứ Quảng, như Trần Kỳ Trung hay Nguyễn Văn Gia… Văn thơ xứ này kể cũng lạ, không đọc thì thôi, đã bập vào (đọc) cứ như bị ma ám vậy. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều cho tôi cảm xúc thật đặc biệt khi đọc. Nếu thơ Nguyễn Văn Gia đưa hồn ta về miền quê của một thời xa vắng, thì trang văn của Trần Kỳ Trung cày xới lên cái đểu giả, lưu manh, và rồi như những đường kim, sợi chỉ vá lại sự rách nát của linh hồn, xoa dịu, cảm thông đối với con người.


Có thể nói, cùng với các nhà văn Hoàng Minh Tường, Tạ Duy Anh, hay Văn Biển… ở giai đoạn này, Trần Kỳ Trung không chỉ làm sống lại dòng văn học hiện thực phê phán, mà còn làm mới nó, bằng những tác phẩm (nóng hôi hổi mang tính thời sự) của mình. Cho nên, bất kỳ một biến cố, sự việc nào xảy ra, Trần Kỳ Trung cũng có thể đưa ngay vào tác phẩm của mình, một cách sinh động, mang tiếng cười mỉa mai, hay chua cay, đồng cảm đến cho người đọc. Với từ ngữ, lời thoại mang tính khẩu ngữ, làm cái chất trào phúng châm biếm ấy như tăng thêm cảm xúc cho người đọc, cùng giá trị độc đáo của nó vậy. Đây là nét (nghệ thuật) đặc trưng nhất trong trang văn của Trần Kỳ Trung. Chính vì vậy, với tôi, ông là một trong những cây viết tiêu biểu nhất về mảng truyện ngắn mang tính thế sự xã hội hiện nay.


Trần Kỳ Trung sinh năm 1953 tại Hội An. Mười chín tuổi đang là sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội, ông đi lính. Chiến tranh kết thúc, rất may mắn ông còn sống sót để tiếp tục học tập, rồi trở thành giảng viên Đại học sư phạm Qui Nhơn. Từ đây, Trần Kỳ Trung bắt đầu cầm bút. Và ông hùng hục viết. Viết như để trả nợ, cũng như bóc trần sự thật của cuộc chiến, xoa dịu những bi thương, mất mát của con người. Ông viết, và in ấn nhiều, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, tản văn, đến kịch bản, truyện thiếu nhi… Nhưng phải đến truyện ngắn “Đọp, Nhà Thơ“ ra đời năm 1992, tên tuổi Trần Kỳ Trung mới trụ được vào lòng người đọc từ trong đến ngoài nước. Tuy nhiên, khi đi sâu vào đọc và nghiên cứu cho ta thấy: Giá Tôi Là Đàn Bà là tập truyện ngắn hay, đặc trưng tiêu biểu nhất về nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật sáng tạo của Trần Kỳ Trung.


Sự mâu thuẫn, tàn nhẫn của chiến tranh, và con người.


Tuy là người lính trực tiếp cầm súng, nhưng dường như ta ít thấy khói lửa binh đao, chém giết nơi chiến trường trong những trang văn của Trần Kỳ Trung. Truyện ngắn của ông thường đi sâu vào khai thác mâu thuẫn, nội tâm nhân vật dẫn đến (hậu quả) cái bi trong hoặc sau chiến tranh. Hay thông qua một gia đình, một nhân vật, Trần Kỳ Trung vẽ nên bức tranh chân thực nhất về cuộc chiến huynh đệ tương tàn vừa qua. Và như một bản luận tội, nhà văn đã điểm mặt, gọi tên những kẻ đứng sau cuộc chiến này. Hai Anh Em là truyện ngắn điển hình như vậy của Trần Kỳ Trung. Cái mâu thuẫn, nỗi đau trong người Mẹ có hai người con ở hai chiến tuyến đọc lên ai cũng phải xúc động, cảm thương. Có thể nói, đây là một bi kịch. Với nghệ thuật ngôn từ, lời thoại mang đậm tính điện ảnh, sân khấu làm cho lời văn nổi và sống động hơn. Và sự kịch tính ấy, cứ ngỡ rằng, sự sống chết phải là một trong hai người lính ở hai bên của chiến tuyến. Nhưng không, Trần Kỳ Trung đã mở nút thắt (mâu thuẫn) bằng cái chết bi thương của người Mẹ. Vâng, trái pháo, quả cối đó, Trần Kỳ Trung đã cho ta thấy, không chỉ bắn vào Mẹ, mà nó bắn nát cả dân tộc này… Và đột nhiên, ông đã dừng câu chuyện ở đó, làm cho người đọc phải ngơ ngác, hẫng hụt, buộc phải tự diễn giải, nghĩ suy. Đọc Hai Anh Em của Trần Kỳ Trung, làm tôi nhớ đến truyện “Chuyện Hai Anh Em Trên Bàn Thờ“ của văn Biển, và “Chuyện Người Lính Trinh Sát“ của nhà văn, người lính Việt Nam Cộng Hòa Phạm Tín An Ninh. Tất cả đều là nỗi đau không thể cảm thông và san sẻ của những bà Mẹ. Nếu ghi vào trang sử của cuộc chiến, thì họ thuộc về những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa hay là của những anh bộ đội? Đọc những truyện ngắn này, có lẽ ai cũng phải phân vân tự hỏi như vậy. Trích đoạn dưới đây, không chỉ cho ta thấy rõ điều đó, mà còn chứng minh sự cài cắm ngôn ngữ điện ảnh, sân khấu trong truyện ngắn Trần Kỳ Trung:


“Cứ cãi nhau thế này, biết bao giờ mới dứt, Má quỳ hai đầu gối, đầu dập xuống đất, đau đớn:


- Má lạy cả hai anh em con! Các con phải thương nhau, Má đẻ ra đứa nào, cũng đau đớn cả. Nỡ nào cùng giọt máu Má sinh ra, các con lại như vậy…


Chỉ như vậy, ông Hai và ông Ba mới ngừng cãi nhau, cả hai cùng nâng Má ngồi dậy. Ông Hai nói với Má nghẹn ngào:


- Con xin lỗi Má, đúng là lỗi của hai em con, nhưng …Má ơi! Làm sao Má lại bảo con thương thằng Ba, khi nó là một thằng mất dạy, ác ôn, tay sai cho lũ cướp nước… Ông Hai chửi thẳng vào mặt ông Ba: Tao sai lầm hôm nay không mang vũ khí về đây!


Ông Ba sững người khi nghe thấy ông Hai nói vậy. Ông buông tay đỡ Má, đứng lùi ra xa, lấy tay, như một phản xạ, định rút súng đeo bên hông…


- Tôi tử tế về đây để gặp anh, nói chuyện phải trái. Tôi cũng tưởng anh, cho dù bị Cộng Sản nhồi sọ, nhưng đứng trước mặt Má, trên mảnh đất của ông bà, anh tử tế một chút. Té ra, anh vẫn là một đối tượng để tôi tiêu diệt. Anh tiếc không mang vũ khí à! Tôi còn tiếc hơn anh kia!”


Nếu phải chọn ra những truyện ngắn hay nhất của Trần Kỳ Trung, thì với tôi có lẽ là: Khúc Biến Tấu Đen. Đọc nó, ta không chỉ thấy sự can đảm, nhân hậu của một nữ du kích, mà còn thấy được sự lưu manh đểu cáng, tàn ác đến tận cùng ngay cả với ân nhân, đồng đội của một gã cán bộ cấp cao, xuất thân từ người lính. Với sự kết cấu hồi tưởng, cùng những tình tiết đan xen lồng trong cảm xúc của tác giả tạo nên mạch văn hấp dẫn, truyền cảm. Như những lời tự (không hề đao to búa lớn,) song Trần Kỳ Trung đã bóc trần một sự thật, một lời kết cho câu chuyện, và cho cuộc sống, xã hội đầy nhiễu nhương, bỉ ổi này vậy: Càng quan to chức lớn, thì tội ác càng dày, càng mưu mô và tàn bạo.


Thành thật mà nói, một nhà văn sống ở trong nước dám viết như vậy, thì quả thật, cần lắm một sự can đảm của ngòi bút Trần Kỳ Trung. Có thể nói, đây là truyện ngắn có lời văn đẹp, mượt mà khác hẳn giọng văn dân dã xù xì, góc cạnh Trần Kỳ Trung. Nếu bịt tên tác giả đi, khi đọc tôi không nghĩ, người viết là ông. Thật vậy, đoạn văn tự sự, truyền cảm dưới đây cho ta thấy, số phận rẻ mạt của con người sau chiến tranh, và sự tráo trở và dã man đến tột cùng của những kẻ cơ hội quyền cao, chức trọng:


“Gặp lại em, tôi muốn ở lại lâu. Dẫu ý định như thế, nhưng càng tâm sự với Mai, tôi nhận ra Mai không cần sự thương hại của người khác. Mai vẫn bản lĩnh, y như lúc cứu tôi và anh Long dạo nào. Tôi ở lại, càng thể hiện sự yếu kém của mình, Mai sẽ nhìn tôi với con mắt khác. Nghĩ như thế, tôi quyết định tạm biệt em ngay trong hôm. Biết ý định của tôi, Mai nắm lấy tay tôi, nói nghẹn ngào…


Anh Long đã thấy tội lỗi và bây giờ anh muốn có một việc làm cụ thể để chuộc lại những lỗi lầm của mình. Mai ơi! Ít nhất từ nay đến cuối đời, em và đứa con tâm thần không phải sống trong cảnh vất vả nữa. …


Hàng ngày tôi vẫn lên mạng truy cập tình hình trong nước. Một tin tôi đọc, như không tin vào mắt mình: … Bọn thủ ác đã đột nhập vào nhà bà Nguyễn Thị Mai, giết chết bà cùng đứa con trai bị tâm thần…đồ đạc trong nhà không mất thứ gì…Bà Mai sống rất tử tế, hoà thuận không làm mất lòng ai. Vậy nguyên nhân vụ giết người do đâu?…”. Đêm ngày 22, tức là sau một ngày tôi rời Việt Nam. Lời của ông Tổng giám đốc nơi tôi đang làm việc văng vẳng bên tai: “ Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm tất cả để đạt mục đích. Anh cần cảnh giác.”. Trời ơi! thế mà tôi không hiểu. Để bây giờ…Chính tôi giết em! Mai ơi."


Thân phận, cuộc sống người dân tập kết ra Bắc sau biến cố 1975 là mảng đề tài phong phú được Trần Kỳ Trung đi sâu vào khai thác. Có lẽ, cũng là dân tập kết, do vậy ông hiểu và nắm bắt tâm lý họ một cách sâu sắc. Và chính sự đồng cảm này, làm cho truyện ngắn Trần Kỳ Trung mang tính chân thực, sinh động. Thật vậy, đọc truyện Lầm Lỡ, đoạn kết, dường như có tiếng kêu thất vọng bật ra. Và tôi cứ phải đọc đi đọc lại nhiều lần để cố tìm ra tiếng kêu đó của ông Tâm hay của chính tác giả Trần Kỳ Trung. Phải nói, Lầm Lẫn là truyện ngắn hay về miêu tả, cũng như phân tích diễn biến tâm lý nhân vật của Trần Kỳ Trung. Từ độc quyền chân lý cho đến khi đạp đổ, xóa bỏ nó là một điều dường như không tưởng ở một con người cứng nhắc, thù hận, tin tưởng một cách mù quáng như ông Tâm. Có thể nói, Lầm Lẫn không chỉ dừng lại một truyện ngắn, mà nó còn là hiện thân của chính gia đình, hay người thân của tác giả vậy. Vâng, đó là thân phận, nỗi đau, mất mát của cả một lớp người rời bỏ quê hương đi tập kết, và trở về sau 1975. Chúng ta đọc lại lời sám hối, cũng như tâm trạng của ông Tâm lúc từ biệt người con trai cùng mẹ, và dượng trước khi sang Mỹ, để thấy rõ điều đó:


“Con đứng dậy đi, suốt cuộc đời ba là sự lầm lẫn- Bàn tay ông Tâm đặt lên vai Thanh- Con đi theo má theo dượng là đúng- Giọng ông nghẹn ngào, ngắt quãng- Lỗi này tại ba. Giá mà…Tất cả như con đã nói, muộn rồi… Ba ước ao, giá như hôm nay có má con…


Nói xong câu đó, ông Tâm dựa hẳn vào tường để khỏi ngã.”


Có một điều đặc biệt, đọc mảng viết về chiến tranh của Trần Kỳ Trung dường như ta chỉ thấy cái bi, chứ không có hùng (ca) như những nhà văn cùng thời. Nỗi buồn ấy, được cô lại từ những bi kịch mà ông đã phải chứng kiến, và đi qua những năm tháng chiến tranh, và hậu chiến. Về chiến tranh khói lửa trực tiếp ngoài mặt trận có nhiều nhà văn ở cả hai phía đã viết. Tuy nhiên, nơi hậu phương, hoặc mâu thuẫn, hậu quả của chiến tranh, có lẽ chưa được các nhà văn khai thác nhiều, và chú trọng cho lắm. Cho đến nay, có hai nhà văn, đều xuất thân từ người lính ở hai chiến tuyến viết về mảng đề tài này là Lữ Quỳnh, và Trần Kỳ Trung cho tôi nhiều cảm hứng khi đọc. Những truyện ngắn của họ, tôi tin sẽ còn nhiều thế hệ tìm đọc.


Sự châm biếm với tiếng cười trào phúng.


Sau chiến tranh, quẩn quanh đâu đó, không chỉ có những cán bộ cấp cao, đã từng là đồng chí đồng đội tráo trở, và dã man đến tột độ, hay thân phận hẩm hưu của người dân lương thiện, mà hình ảnh đốt sách, và đỏ hóa các giảng đường đại học tràn khắp miền Nam làm cho Trần Kỳ Trung phải giật mình kinh hãi. Xuất thân từ nơi giảng đường ấy, nên Trần Kỳ Trung hiểu hơn ai hết: Đó là sự giết chết tri thức, giết chết con người một cách tàn khốc nhất, và nhanh nhất.


Do vậy, với ông những câu chuyện, sự việc ngoài sức tưởng tưởng ấy, chỉ có thể diễn tả bằng những lời văn trào phúng. Cái sự phê phán có tính hài ước đó mới thực sự bật ra được những tiếng cười sâu cay, khắc sâu vào lòng người đọc. Thật ra, không phải tình tiết phê phán, hay nhân vật phê phán nào cũng có thể coi là trào phúng. Nhưng đọc qua hàng (mấy) trăm truyện ngắn Trần Kỳ Trung, dường như truyện nào cũng mang tính trào phúng, hài ước và đã cho tôi những xúc cảm khác nhau đến kỳ lạ. Lúc thì đỏ mặt tía tai, khi thì bật ra tiếng cười với những giọt nước mắt, tôi không thể kìm nén. Có thể nói, Trần Kỳ Trung là nhà văn hàng đầu ở trong, cũng như ngoài nước hiện nay viết nhanh, khỏe về truyện ngắn thế sự mang tính hài ước trào phúng. Và cái làm nên đặc trưng truyện ngắn Trần Kỳ Trung, chính là chất liệu sống (nóng cứ hôi hổi) xảy ra hàng ngày ở đâu đó quanh ông.


Là giảng viên Đại học Qui Nhơn ngay từ những năm đầu hòa bình, nên Trần Kỳ Trung hiểu, và rất can đảm, công phu khi viết truyện Người Đánh Trống. Với tôi, đây là một trong những truyện ngắn hay nhất trong sự nghiệp sáng tạo của ông. Tôi nghĩ, lúc viết Người Đánh Trống, Trần Kỳ Trung rất tủi hổ, và đớn đau. Đau như khi tôi đọc truyện ngắn này vậy. Cái câu chuyện một số sinh viên dốt đến nỗi không thể tự vượt qua các học kỳ, chỉ vì là đảng viên, thành phần công nông được đặc cách tốt nghiệp, vào Nam làm giảng viên đại học, đã nghe truyền miệng, rỉ tai nhiều lần. Song đọc Người Đánh Trống, tôi vẫn không thoát ra khỏi (cái) sự ngạc nhiên, bàng hoàng, và có những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau theo mạch truyện. Có thể nói đây là bút pháp đầy “ma mị” của Trần Kỳ Trung. Vâng, đoạn trích dưới đây, tôi bảo đảm, người đọc không thể không bật ra tiếng cười đắng chát:


“Một hôm sắp đến kỳ thi Bừng được Tổ chức nhà trường gọi lên. Thế là có chuyện rồi! Trông Bừng đi lên phòng tổ chức mà thương. Chân đi không vững, mắt nhìn mọi người như chực khóc... Có thể biết được sức học của Bừng, Tổ chức nhà trường không cho thi tốt nghiệp? Nhưng... ngược lại với suy nghĩ của cả lớp. Khi Bừng trở về, nét mặt rất phấn khởi. Bừng cho chúng tôi biết, sắp tới trong Nam, nhà nước mình sẽ thành lập một loạt các trường Đại học và Cao đẳng mới, rất cần những giáo viên xuất thân là thành phần "Công, Nông". Nếu người đó là đảng viên thì càng tốt. Ai đủ tiêu chuẩn trên, xung phong vào đó giảng dạy, tổ chức nhà trường có thể xét "đặc cách" tốt nghiệp. Trong lớp tôi, chỉ có Bừng có đầy đủ những tiêu chuẩn đó. Thật là cơ hội ngàn vàng cho Bừng…Bừng biết, mọi người trong lớp cũng biết, với những nguyên tắc nghiêm ngặt trong một kỳ thi Đại học, không ai giúp, có đến chín mươi chín, phẩy chín mươi chín phần trăm Bừng thi trượt.”


Không dừng lại ở đó, Trần Kỳ Trung còn đẩy câu chuyện đến với những tình tiết bi hài hơn thế nữa. Đọc nó, cứ ngỡ tiếng cười mỉa mai sẽ được bật ra, nhưng không phải vậy, mà dường như gợn lên trong tôi một tiếng cười cảm thông. Phải nói, đây là tài năng thủ pháp dựng truyện, cũng như khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật của Trần Kỳ Trung:


“Bừng gặp tôi, ánh mắt lộ vẻ sung sướng, tiếng cười hơ hớ vô tư như dạo nào. Tôi hỏi Bừng:


- Sao cậu lại đi làm chân gõ trống ở trường này. Trước đây cậu đi dạy đại học cơ mà?... Hay cậu bị kỷ luật?


Bừng kể lại:


...Sai lầm lớn nhất của tớ là vào học Đại học. Trình độ và sự tiếp thu của tớ mà học Đại học thì... Sai lầm tiếp theo là tớ đi dạy Đại học. Ối mẹ ơi! Hồi ấy cứ nghe thấy tiếng khen:" Giáo sư Tưng Văn Bừng dạy đại học sao trông trẻ thế!". Mũi tớ nở hơn bánh mỳ ủ đủ men…Với tớ soạn giáo án còn khó, huống hồ lên lớp. Lên lớp bị sinh viên hỏi, nhiều lúc tớ không trả lời được…cứ tưởng mình là " trò" còn mấy sinh viên kia là " thầy ".


Sau này, tớ chủ động đề đạt với Tổ chức nhà trường cho xuống dạy cấp ba. Thế mà tớ cũng dạy không nổi…”


Không chỉ là lời phê phán, mà đọc Trần Kỳ Trung, ta chợt nhận ra còn có những lời dự báo. Đọp – Nhà Thơ là một truyện ngắn như vậy của ông. Thông qua nhân vật Đọp, một người gác rừng chưa đọc thông viết thạo, bị những kẻ cơ hội phỉnh nịnh tài năng thơ phú để phá rừng, Trần Kỳ Trung đã cảnh báo về môi trường, từ ba mươi năm trước. Đây là một trong những truyện ngắn hay nhất của ông. Bởi, nó có nhiều tình tiết gây cười, với cung bậc, và ý nghĩa khác nhau. Ở nơi xa này, mỗi lần nghe lũ quét, bão táp nơi quê nhà, không hiểu sao, tôi lại nhớ đến Đọp, nhớ đến Trần Kỳ Trung, dù đọc nó đã rất lâu rồi. Qủa thật, trong cái thời nghe, nhìn nhiều hơn đọc này, có một nhân vật, một tác giả còn đọng lại trong lòng người đọc như Đọp, như Trần Kỳ Trung thật khó lắm thay. Với lối thậm xưng, đoạn trích dưới đây cho ta thấy, từ trên xuống dưới, từ to đến bé, không từ bất cứ một thủ đoạn nào, cùng nhau hiếp dâm, cùng nhau tàn phá rừng:


“Kể từ ngày thơ của Đọp được đăng trên tạp chí, đội kiểm lâm được đón nhiều đoàn khách đến thăm. Họ đến để ngắm "dung nhan" của Đọp, xem Đọp sáng tác thơ, ca ngợi thơ Đọp và... xin Đọp vài cây gỗ mang về. Họ đã ca ngợi thơ Đọp, tôn trọng Đọp. Đọp đâu có tiếc vài cây gỗ. Anh em trong đội kiểm lâm thấy Đọp chặt cây, họ cũng chặt. Tiếng máy cưa xèo xèo, tiếng cây đổ răng rắc, không át nổi nguồn cảm hứng thơ trong đầu của Đọp đang chảy ra lai láng…


Sau đó Đọp lại tiếp một đoàn cỡ năm, sáu người đại diện cho một Nhà xuất bản lớn. Họ đến yêu cầu cho phép được in thơ của Đọp…”


Có thể nói, văn phong Trần Kỳ Trung vẫn giữ nét cổ, với nhịp độ tiết tấu chậm. Tuy lấy nguyên mẫu nhân vật, tình tiết ngoài đời đưa vào tác phẩm, cùng từ ngữ mộc mạc, song Trần Kỳ Trung tạo ra nhiều tình huống, mâu thuẫn mang lại tiếng cười phê phán, mỉa mai đau đớn đến cho người đọc.


*Sự bần cùng hóa, nỗi đau - tính nhân bản, trung thực.


Chuyển sang công việc biên tập, in ấn xuất bản, Trần Kỳ Trung được đọc, va chạm, tiếp xúc nhiều. Do vậy, vốn sống của ông dầy dặn, phong phú. Từ đây, ngòi bút của ông cũng đa dạng, sâu sắc hơn. Sự can cảm chọc thẳng vào cái thối nát, ung nhọt của xã hội, và những điều được cho là cấm kỵ, tôi nghĩ, không phải, không mang đến cho Trần Kỳ Trung những rắc rối hệ lụy. Tuy nhiên, ông vẫn vất bỏ những cái phù phiếm và ràng buộc, để đi đến tận cùng của sự thật trên trang viết của mình. Và chính những đặc điểm này, đã làm nên chân dung nhà văn thật vạm vỡ Trần Kỳ Trung.


Thật vậy, Số Chó là một truyện ngắn đặc trưng nhất về đặc điểm này của Trần Kỳ Trung. Và nó cũng là truyện ngắn đau đớn, nhân bản, trung thực nhất trong mấy trăm truyện ngắn tôi đã đọc của ông. Không một lời phê phán, nhưng sự bần cùng hóa (con người) đến độ người chồng phải dẫn khách cho vợ bán dâm, thì nỗi đau ô nhục đó như một bản cáo trạng tố cáo sự thối nát đến tận cùng của xã hội vậy. Đọc xong, gấp sách lại, ngồi viết những dòng chữ này, vậy mà tôi vẫn nghĩ: Số Chó là bi kịch (bản) sân khấu, chứ hoàn toàn không phải truyện ngắn. Và khung cảnh, hình ảnh Ngựa Người và Người Ngựa, cùng Tắt Đèn của hai cụ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hiện về làm tôi ám ảnh. Đọc lời thoại nghi vấn bán mua dưới đây, có vẻ thản nhiên lắm, nhưng có lẽ, trong sâu thẳm, không chỉ nhân vật, tác giả, mà người đọc cũng vậy, nhói lên một nỗi đau hoàn toàn không thể chia sẻ:


“-Bác tin cháu đi, cháu sẽ chỉ cho bác một người tử tế, lấy giá vừa phải


-Có thật không?


- Thật chứ ạ! Cháu đi tìm khách cho vợ của cháu mà, nên cũng phải chọn người.


- Cái gì? Anh chọn khách cho vợ anh…“


Sự so sánh thân phận giữa chó và người không mới. Bởi, đầu thế kỷ trước, ta đã bắt gặp hình ảnh đó ở những anh Pha, chị Dậu. Và nếu ở cái chế độ được (hay bị) cho là lưu manh thối nát ấy, chị Dậu phải bán chó bán con, thì đầu thế kỷ 21 này, những người phụ nữ đó buộc phải làm điếm đêm và bán chó…thì xã hội ấy phải gọi là gì? Vâng, lời văn nhẹ nhàng, (không hề lên gân) nhưng chỉ với một lời than, lời so sánh của chị Dậu thời nay đã chứa đầy tình thương, lòng nhân ái. Và nó còn như một cái tát vào bộ mặt chế độ xã hội vậy:


“-Em lấy cái chăn của con xuống lót cho ổ chó đi


-Con đang nằm ấm thế này cơ mà- Tiếng mụ vợ


Có tiếng kéo chăn đắp, có lẽ bị lạnh đột ngột hai thằng bé khóc ré lên, rồi có tiếng mụ vợ:


-Anh để ổ chó vào chăn nhè nhẹ chứ, đừng để chúng kêu, ông đang ốm…. số chó thế mà sướng“


Phải nói, Trần Kỳ Trung là một nhà văn tài năng, và rất giỏi khi chọn, đưa tình tiết thật đắt vào những trang viết của mình. Không có nỗi đau, nỗi nhục nào bằng nỗi đau của một thằng đàn ông phải dẫn khách cho chính vợ mình bán dâm. Hình ảnh ấy, dường như lần đầu được đưa vào mổ xẻ trong tác phẩm văn học. Nó nói lên cái tận cùng của sự khốn nạn và không lối thoát của xã hội. Và rất may mắn trong xã hội băng hoại đạo lý như vậy, dưới ngòi bút của Trần Kỳ Trung, ta vẫn còn bắt gặp tính trung thực, lòng nhân còn sót lại của con người:


“-Mình đã lấy tiền, hứa với họ rồi. Sáng mai họ cho người đến sớm, thấy không phải vậy, ăn nói với họ thế nào? Tính tôi đâu có lừa người, hứa đểu…"


Có thể nói, Trần Kỳ Trung là một nhà văn đa cảm. Ông đau cùng nỗi đau của đất nước và con người. Tình yêu, lòng nhân ái đã cho ông nghị lực để đi đến tận cùng của sự thật. Do vậy, suốt mấy chục năm qua và cho đến cái tuổi gần thất thập hôm nay, Trần Kỳ Trung vẫn hùng hục viết, vẫn không khoan nhượng với cái ác, cái giả dối. Với thủ pháp và bút lực như vậy, tôi tin Trần Kỳ Trung đóng góp không hề nhỏ cho dòng văn học hiện thực phê phán của nước nhà. Tuy nhiên, viết nhiều, nhanh, có tính thời sự như vậy, cho nên không phải truyện ngắn nào của Trần Kỳ Trung cũng hay. Nhất là câu văn, đôi khi bị trùng lặp, hoặc thừa từ, hay cụm từ. Và một số câu có hai đến ba (cùng một) đại từ nhân xưng, làm cho câu văn dài, rối rắm. Đọc những tản văn ngắn về Hội An, về bạn bè ông cũng rất truyền cảm, và sinh động. Hy vọng có dịp, tôi trở lại với đề tài này của ông.


Leipzig ngày 23-3-2021
Đỗ Trường
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.308 giây.