Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, gần đây nhất là phóng viên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, gây chú ý với loạt phóng sự điều tra vào năm 2018 với loạt phóng sự điều tra nghi vấn “quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. (Facebook Nguyễn Hoài Nam)
Một nhà báo chuyên điều tra tham nhũng bị nhà chức trách Việt Nam bắt giữ ngày thứ Bảy sau khi ông đăng những cáo buộc hành vi sai trái nhắm vào các quan chức điều tra hàng đầu của Bộ Công an trên mạng xã hội, truyền thông trong nước đưa tin.
Đây là vụ bắt giữ mới nhất nhắm vào các nhà báo chính thống lẫn độc lập ở Việt Nam trong khi nước này tăng cường trấn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ và các nhà lãnh đạo.
Các bản tin dẫn các nguồn không xác định danh tính cho biết ông Nguyễn Hoài Nam, gần đây nhất là phóng viên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, bị Công an TP. Hồ Chí Minh bắt tạm giam và khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” một cáo buộc thường được đưa ra trong các vụ việc tương tự.
Ông Nam sẽ bị tạm giam ba tháng trong một quyết định đã được Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh phê chuẩn, theo báo Công an nhân dân. Báo này nói thông tin sơ khởi cho biết ông đã sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải những thông tin được cho là không đúng sự thật, vu khống một số cá nhân.
Ông Nam từng gây chú ý vào năm 2018 với loạt phóng sự điều tra nghi vấn “quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, phản ánh sự dàn xếp chia chác giữa cơ quan này với những công ty trúng thầu thi công những công trình mà cơ quan này làm chủ đầu tư. Ba quan chức lãnh đạo tại cơ quan này sau đó bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn.”
Không dừng lại ở đó, ông quyết liệt theo sát vụ án và trở thành một nhà hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, tích cực cung cấp những thứ mà ông nói là bằng chứng cho nhà chức trách. Ông còn gửi đơn đề nghị khởi tố những người mà ông nói là đối tượng đưa hối lộ bị “bỏ lọt” và cáo buộc các lãnh đạo điều tra của Bộ Công an “có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.”
Trên các trang Facebook cá nhân, ông công bố những hình ảnh chụp các đơn từ và biên bản làm việc với nhà chức trách về các cáo buộc của mình. Một hình ảnh chụp giấy mời của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đề ngày 22 tháng 2 năm 2021 cho thấy ông được yêu cầu đến văn phòng của cơ quan để trả lời về “hành vi vu khống,” điều mà ông bác bỏ.
Một bài đăng trên Facebook vào đầu năm khẳng định quyết tâm của ông không thỏa hiệp với những hành vi mà ông xem là sai trái, lập luận rằng không tố giác tội phạm là một tội theo luật hình sự.
“Nếu đã lên tiếng mà cơ quan hay cá nhân nào không cầu thị lắng nghe, vẫn bảo kê cho sai phạm, lúc đó tôi mới phải cương quyết đấu tranh,” ông viết. “Và tôi đã cương quyết thì không có gì cản trở được, bởi điều 390 Bộ luật hình sự đang chờ.”
Ông Nam là nhà báo mới nhất với xuất thân từ một cơ quan truyền thông chính thống bị bắt giam về cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.” Trước đó trong tháng Hai, nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, trưởng văn phòng đại diện báo Giáo dục và Thời đại, bị công an tỉnh Quảng Trị bắt giam về những bài viết trên Facebook bị nói là bôi nhọ lãnh đạo.
Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước có tự do báo chí kém nhất thế giới, xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF).
Theo VOA
Kevin NguyenCây ngay sẻ chết đứng !dưới tay Việt Cộng
Viet TuDoĐộc tài toàn trị cộng sản độc quyền tham nhũng là như thế đó.
Thong VuCá nhân có vi phạm nên để cho tòa án làm việc nếu có đơn kiện, không nên vu khống, chụp mũ.... khi không có chứng cứ. Nó thể hiện sống và làm việc theo pháp luật.
Dangtudodanchu VietnamThán phục sự dũng cảm của người này...
Nam CaoCó tà là có Chánh. Thời-đại nào cũng có những anh- hùng. Chúng ta luôn luôn hoan-nghênh và quí-trọng các anh- hùng này sống vì chân-lý của con người, của nhân-loại.
Luong NguyenMột nước THAM NHŨNG từ trung ương xuống tận địa phương mà nhà báo lạ ĐIỀU TRA THAM NHŨNG KO BỊ BẮT MỚI CHUYỆN LẠ.Thán phục sự DŨNG CẢM của nhà báo.
Mu Lăng Ru
Chống tiêu cực thì tốt (rất ủng hộ) nhưng cũng nên hiểu văn hóa một chút. Một chút thôi. Anh bạn Nguyễn Hoài Nam có lẽ thích "khăn rằn"?
Chiếc khăn rằn (đen trắng) nguyên thủy là văn hóa trang phục của người Kampuchia chứ không phải của người Việt. Nông dân Việt Nam sống gần vùng biên giới cũng chịu ảnh hưởng văn hóa và thường dùng. Trong chiến tranh, dân Mặt trận giải phóng miền Nam thường tập trung tại vùng biên giới để dễ rút qua Kampuchia nếu bị tấn công. Họ thường dùng khăn rằn của Kampuchia nhứt là phụ nữ rồi coi đó (cộng thêm nón tai bèo) như một biểu tượng của "nữ du kích quân". Sau này, nhà nước coi khăn rằn như văn hóa trang phục của "dân Nam Bộ" (Sai quá!). Nên nhớ khăn rằn được quân Khmer Đỏ dùng như biểu tượng. Nó gián tiếp gắn liền với cuộc diệt chủng người dân Kampuchia rất kinh hoàng.
Trần Văn Ghét VẹmMột mình chống bọn mafia. Thán phục !
Hoang PhanỞ Việt Nam thì chỉ có cấp lãnh đạo mới có quyền chống tham nhũng, cấp lớn thì chống sự tham nhũng của các cấp nhỏ hơn và cứ như vậy mà làm, còn cấp nhỏ mà chống sự tham nhũng của các cấp lớn hơn là trái với quy luật của thiên nhiên, vì cái quy luật đó là kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu hơn, còn người dân thường mà chống lại sự tham nhũng của lãnh đạo thì lại càng khó tha thứ hơn, nhất là lãnh đạo lại làm trong ngành mà muốn bắt nhốt người dân lúc nào cũng được.
Vinh NguyenĐã bảo rồi, ăn uống thì tha hồ, chứ nói, phải xin phép, coi chừng lãnh búa, ở trong rọ, phải biết nghe lời.
Sửa bởi người viết 04/04/2021 lúc 02:38:02(UTC)
| Lý do: Chưa rõ