logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/04/2021 lúc 10:45:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỗi năm, cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm 30 tháng 4, các phe tham chiến có dịp nhận định lại ý nghĩa chiến thắng. Dù hoà bình tái lập sau 46 năm, những cuộc tranh luận thắng thua là không có hồi kết cuộc. Các quan điểm khác nhau này có thể tóm lược như sau:


Hoa Kỳ

Hoa Kỳ thua vì phải trả 167 tỷ Đô la cho chiến phí và 58.000 binh sĩ hy sinh. Trong lĩnh vực đối ngoại, hậu quả trầm trọng là uy tín siêu cường của Mỹ không còn; phong trào chống Mỹ tại châu Âu, vốn dĩ đã có sẳn, nay lên cực điểm; các nước chậm tiến xem từ nay liên minh quân sự với Mỹ là tai hoạ. Lịch sử thương đau tái diễn khi Mỹ sẽ tháo chạy khỏi Afghanistan vào tháng 9 năm 2021. 
Trong lĩnh vực đối nội, chiến tranh Việt Nam đã đem lại một vết thương sâu thẩm về tinh thần, không phải chỉ riêng với các cựu chiến binh mà cho toàn dân tộc Mỹ. Các giá trị cao cả được đề cao và theo đuổi trước đây, như dấn thân làm biểu tượng cho thế giới tự do, nay được đặt lại nghiêm túc hơn để tìm một hướng đi mới làm hồi sinh cho dân tộc.
Các thảo luận về cuộc tham chiến tại Việt Nam hầu hết tập trung vào khiá cạnh quân sự và đi đến kết luận chung là Hoa Kỳ đã không nhận ra hoặc theo đến cùng ba cơ hội để chiến thắng trong ba thời kỳ khác nhau. 
Một là khái niệm Counterinsurgency của Kennedy là một sách lược chống Cộng đúng đắn cho Việt Nam mà kinh nghiệm tại Mã Lai và Philippines đã chứng minh thành công. 
Lý do hỗ trợ cho quan điểm này là thoạt đầu chính phủ Ngô Đinh Diệm được hai thành phần nông dân miền Nam và người Bắc di cư ủng hộ. 
Xã hội đang chuyển mình với một chính quyền có hiệu năng trong việc xây dựng đất nước. Các thí dụ điển hình là kết hợp các giáo phái và giải quyết xung đột điạ phương, một nền giáo dục nhân bản bắt đầu khởi sắc và một nền kinh tế thị trường trên đà phát triển. 
VNCH thực thi Quốc sách Ấp Chiến Lược có nhiều sai lầm, gây bất mãn cho nông dân và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) bắt đầu có cơ hội phát triển cơ sở.
Sau năm 1960, MTGPMN chưa có lý do để tuyên truyền là lính Mỹ xâm lược hay bom Mỹ phá hoại xóm làng. Chính sách gia đình trị cũng như kỳ thị tôn giáo của Tổng Thống Diệm chưa thành hình. 
Kennedy không quan tâm kết hợp các thành quả xây dựng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong công cuộc đấu tranh toàn diện, kể cả bằng quân sự. Mỹ chỉ gởi các cố vấn quân sự là không đủ mạnh để tiêu diệt Cộng Sản khi còn trong thời kỳ phôi thai. 
Trở ngại chính một phần là do phản ứng đầy tự ái dân tộc của Tổng Thống Diệm, một phần do thiếu kiên quyết của Kennedy gây áp lực. 
Hai là Johnson quyết định leo thang chiến tranh, nhưng lại áp dụng trong phạm vi giới hạn. Dị biệt quan điểm giữa các cố vấn dân sự và quân sự về sách lược đấu tranh làm cho Johnson thiếu kiên quyết khi chủ trương không gài mìn hải cảng Hải Phòng sợ làm chìm tàu viện trợ của Nga, luôn lo sợ là có thể bị Trung Quốc và Nga trả đuả. 
Sai lầm nhất là Johmson không cho truy cùng đuổi tận Cộng quân qua tận bên kia của lãnh thổ Campuchia và Lào, vì lo sẽ mở rộng biên giới cho cuộc chiến. Các biện pháp này Nixon thấy là đúng đắn và thực hiện về sau.
Giới chức quân sự tin là nếu Johnson oanh tạc các trục tiếp vận và phong toả các hải cảng miền Bắc mạnh hơn và tiến hành Việt Nam Hoá chiến tranh ở miền Nam vào cuối 1966, đó là cơ hội thích hợp nhất để thắng Bắc Việt. 
Ngược lại, Johnson-McNamara cho là chiến thắng quân sự không là một giải pháp tối ưu như quan niệm cổ điển, mà nên ưu tiên xây dựng dân chủ cho miền Nam. Mục đích oanh tạc và đánh phá các căn cứ hậu cần là để cho giảm mức độ xâm nhập của quân Bắc Việt và không phá hủy miền Bắc.
Năm 1967, mặc dù thực hiện chiến dịch Rolling Thunder và tăng quân lên 425.000, nhưng Bắc Việt không chịu đàm phán, nên không có triển vọng kết thúc chiến tranh.
Sự hiện diện binh sĩ Hoa Kỳ tại miền Nam và các đợt không kích tại miền Bắc giúp cho Bắc Việt có lập luận tuyên truyền mạnh hơn là Hoa Kỳ xâm lăng. Khi Bắc Việt thu phục nhân tâm tại nông thôn cũng như các trí thức cảnh tả phương Tây, có nghĩa là đấu tranh ngoại vận của Hoa Kỳ và VNCH thêm khó khăn. 
Ba là thành quả cuộc không kích Linebacker II của Nixon đến nay vẫn còn bí ẩn. Tại sao Nixon không kéo dài oanh tạc trước sự nguy cơ sụp đổ của Bắc Việt? Chiến thắng gần kề mà Nixon lại tạo cho cơ hội cho Bắc Việt đàm phán và mua thời gian? Sai lầm? 
Có quá nhiều cách giải thích về chuyện ngưng không tập này. Dư luận thế giới kết án Hoa Kỳ nặng nề về mặt đạo đức và kêu gọi ngưng oanh tạc. Đức Giáo Hoàng Paul VI lên tiếng phản đối, Liên Xô và Trung Quốc cũng đổi giọng, cương quyết ủng hộ và bảo đảm cho Bắc Việt sẽ giành được thắng lợi.
Đó không phải là lý do chính mà Hoa Kỳ không tiếp tục không kích. Oanh tạc và phong toả hải cảng Bắc Việt thành công làm cho các lực lượng phòng không và các chuyển vận bị tê liệt, Hoa Kỳ đã đạt được các mục tiêu.
Khi tổng kết trận ném bom trong dịp Lễ Giáng sinh, Bắc Việt lập luận là thắng lớn, khi Không quân Hoa Kỳ thiệt hại nặng nề, với 34 máy bay B-52 và 47 chiếc khác bị bắn rơi, nên không thể tiếp tục và không tạo nên sức ép đối với kết quả của Hội nghị Paris. 
Ngược lại, phía Mỹ công bố con số thấp hơn: 15 B-52 và 12 phi cơ chiến đấu bị bắn hạ và 44 phi công bị bắt. 
Theo Ten Gunderson, nhân viên FBI, cho biết là Bắc Việt đầu hàng sau cuộc oanh tạc này, xác quyết là CIA nhẹm tin và đổi các nhân viên phụ trách sang các nhiệm sở khác. Nguồn tin này khó kiểm chứng và vẫn còn nghi ngờ.
Dù theo lối giải thích nào, thì Nixon cũng tỏ ra kiên quyết chống Cộng và có nỗ lực cuối cùng tạo chiến thắng cho Hoa Kỳ và VNCH.
Tại sao Kennedy không tiến hành chiến dịch Bình Định Nông Thôn và hành quân bộ binh ngay lừ lúc đầu mà Johnson đã phải làm về sau? Tại sao Johnson không tấn công truy quét Cộng quân sang tận Campuchia và Lào như Nixon? Tại sao Johnson và Nixon luôn lo sợ Trung Quốc và Nga Xô trực tiếp can thiệp khi các chiều hướng bang giao quốc tế thay đổi thuận lợi cho Mỹ? 
Ba kịch bản mong đợi đã không xảy ra đúng lúc. Ba lập luận này khó thuyết phục vì mang giá trị cảnh báo hoặc giải thích một sự kiện đã rồi. Khó tìm các bằng chứng biện minh cho các lập luận này là khả thi.


Việt Nam Cộng Hòa


Việt Nam Hoá chiến tranh đòi hỏi điều kiện đầu tiên là miền Nam phải có một chính quyền ổn định mọi mặt, nhưng VNCH còn đang trong thời xây dựng ban đầu. 
Sau năm 1963, sinh hoạt chính trị miền Nam bất ổn liên tục. Đến nhiệm kỳ của Nixon, chương trình Việt Nam Hoá chiến tranh là tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hai nghịch lý song hành. 
Một mặt, VNCH sẽ còn nắm quyền cho đến khi nào còn được Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng mặt khác, khi VNCH còn tiếp tục nắm quyền thì chương trình Việt Nam Hoá sẽ thất bại.
Ngoài vấn đề an ninh, những vấn đề cấu trúc cơ bản của xã hội miền Nam vẫn chưa giải quyết, đặc biệt nhất là khiá cạnh chính danh cho chế độ. Tổng Thống Thiệu thắng cử độc diễn năm 1971 với 90% số phiếu ủng hộ, nên không tạo uy tín lãnh đạo. 
Bộ máy hành chánh, cơ cấu quân đội và hệ thống kinh tế chưa tạo ra được một ý thức về quyền lợi quốc gia đủ mạnh. Đa số dân chúng không ý thức về nguy cơ xâm lăng của Cộng Sản, và nếu có, thì cũng quá mệt mỏi vì chiến tranh.
Nhưng trầm trọng nhất là vấn đề tham nhũng, đa số mong biến thành quyền lợi cá nhân và gia đình khi đóng góp cho chế độ. Khi Việt Nam Hoá chiến tranh cũng có nghiã là dân thành phố không còn tiếp tục làm giàu qua cơ chế viện trợ Mỹ; tinh thần ủng hộ cho chính quyền cũng suy giảm theo.
Khả năng và bản lĩnh của chính giới miền Nam là khía cạnh quan trọng nhất. Đa số là được Pháp đào tạo qua hai lĩnh vực quân đội hay hành chánh, nay họ tiếp tục hành sự trong tinh thần lệ thuộc viện trợ Mỹ, nên không thể suy nghĩ độc lập và đủ bản lĩnh tìm một lối đi tương kế tựu kế cho đất nước trong gọng kiềm của lịch sử. 
Bất hạnh nhất là một thiểu số liêm chính, họ có khả năng, kinh nghiệm chống Cộng, tinh thần quốc gia và kiên cường thì không được chế độ trọng dụng, nhất là cơ hội hợp tác với Mỹ. 
Cùng một hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, khi nhìn vào sinh hoạt của các chính khách Tây Đức và Nam Hàn, thì thấy có nhiều thí dụ khác biệt. 
Tinh thần chiến đấu của QLVNCH sẽ ra sao khi được tiếp tục quân viện đầy đủ. Phe thua cuộc hãnh diện cho là binh sĩ Hoa Kỳ đã không trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc Tổng Công Kích 1968 và 1972, và Bắc Việt đại bại về mặt quân sự cả hai là một thành tích chứng minh cho khả năng chiến đấu anh dũng của QLVNCH.
Đến nay, vấn đề còn gây nhiều tranh cải là tình trạng hoảng loạn khi lãnh đạo VNCH bỏ chạy. Nhiều kịch bản đã được dàn dựng trở lại theo nhiều cách khác nhau: sự sụp đổ sẽ nhanh hơn, chậm hơn hay đẩm máu hơn, diễn biến tùy theo các quyết định chiến lược triệt thoái của các cấp khác nhau. 


Nhưng cuối cùng, chuyện không muốn cũng phải đến là miền Nam sụp đổ, một thất bại chưa có trong lịch sử chiến tranh: phe thua cuộc tự động bỏ chạy trong khi tổng kết lại thì phe thắng cuộc tổn thất nhiều hơn.
Nhưng tấm gương bất khuất và hào hùng của các tướng lãnh và chiến sĩ kiên cường trong chiến bại luôn được hậu thế tri ân nhân ngày 30 tháng 4.


Bắc Việt


Có nhiều loại lý giải chính cho sự thành công của Bắc Việt, nhưng trong sách lược đấu tranh ngoại vận, Bắc Việt biết tận dụng các bất ổn nội tình và truyền thông hỗn loạn của Hoa Kỳ là vũ khí lợi hại nhất.
Bắc Việt thảm bại quân sự trong chiến cuộc Mậu Thân nhưng truyền thông Hoa Kỳ lầm lạc khi đề cao khả năng chiến đấu. Qua màn ảnh truyền hình người dân Mỹ nghĩ rằng nguy cơ cho miền Nam đã đến khi Cộng quân vào tận đến Toà Đại sứ Hoa Kỳ và các thành phố lớn. 
Bắc Việt thảm bại quân sự trong chiến cuộc 1972 trong khi Nixon lo thu hẹp phạm vi hành động, phải đề ra kế hoạch tuần tự rút quân để thu phục cảm tình của giới phản chiến. 
Thắng lợi trong bang giao Nga–Hoa làm cho các lo sợ của Hoa Kỳ phải trực tiếp đối đầu không còn. Áp lực quốc tế giảm đã đem lại một suy nghĩ mới: Thuyết Domino không còn thuyết phục cho Hoa Kỳ phải tiếp tục có mặt tại Việt Nam và Đông Nam Á. 
Cuối cùng, Watergate là một món quà vô giá mà Nixon, người chống Cộng điên khùng, tặng cho Bắc Việt. Hậu quả của Watergate là Nixon từ giả chính trường, một bất hạnh cho định mệnh của Nixon, nhưng là một đại bất hạnh cho sinh mệnh toàn dân miền Nam. 
Trong sách lược đấu tranh nội chính, giới lãnh đạo Bắc Việt cũng mang lại các đặc điểm khác lý giải cho chiến thắng.
Ý chí xâm chiếm miền Nam của Bắc Việt là động cơ duy nhất. Khi so với các nước cùng cảnh ngộ như Đông Đức và Bắc Hàn, một vấn đề nền tảng trong việc hoạch định chính sách được đặt ra: Tại sao hai nước này không tiến hành đấu tranh giải phóng Tây Đức và Nam Hàn cũng đang bị Hoa Kỳ “kềm kẹp“? Tại sao nhu cầu chiến lược của ba nước lại khác nhau? 
Trong thực tế, Hà Nội đã vi phạm Hiệp Định Paris, xâm lăng VNCH và áp đặt chế độ độc tài lên nhân dân miền Nam từ 1975.
Đối với dư luận quốc tế, Bắc Việt đánh Đế quốc Mỹ cho đến xương máu của người Việt Nam cuối cùng thay cho Trung Quốc và Liên Xô, đó là một lý tưởng cao cả mà cho đến nay Bắc Việt không hể phản tỉnh mà còn tiếp tục hãnh diện. 
Chính sách đu dây ngoại giao trong tình huống xung đột Nga–Hoa là một thành công đặc biệt; không có nguồn lực này, chiến thắng của Bắc Việt là không tưởng. 
Dù lệ thuộc nặng nề về viện trợ vũ khí của khối Cộng Sản, nhưng điểm đặc biệt là Bắc Việt lại kiên cường và hoàn toàn hành sử độc lập trong mọi hoạt động tác chiến, không như VNCH bị lệ thuộc vào mọi sự chỉ đạo cụ thể của Hoa Kỳ, thí dụ như yểm trợ trực thăng vận.
Đối với đồng bào, Bắc Việt không dùng các lập luận kinh điển Mác-Lê nhằm bảo vệ công nhân bị bóc lột trong một xã hội công nghiệp, mà dùng chiêu bài giải phóng dân tộc qua lý tưởng đấu tranh cách mạng, chống bạo quyền miền Nam và giặc Mỹ xâm lăng. 
Bắc Việt biết cách sách động quần chúng trong kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự như là một chiến lược chung, đôi khi qua các liên hệ với thân nhân trong miền Nam, vừa dùng tình cảm lung lạc, vừa đe doạ khủng bố, đó cũng là một cách ràng buộc để làm cho người dân không ý thức chính trị đi theo Cộng Sản. Kết hợp uyển chuyển này làm cho Bắc Việt thành công trong mặt trận tình báo và nội tuyến. 
Sau ngày chiến thắng, tin tức về sự đóng góp của giới ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng Sản ngày càng nhiều hơn, đa số nay đã sáng mắt khi nhận ra bản chất của chế độ.
Đối với Đảng viên, nghệ thuật lãnh đạo tài tình của ĐCSVN là biết đồng hoá vận mệnh của Đảng, dân tộc, cá nhân, gia đình, tập thể và xã hội vào trong một lý tưởng đấu tranh chung; vì tất cả hoà nhập, nên tất cả phải tuân phục kỷ luật và có tinh thần hy sinh; cao cả nhất là hy sinh cho Đảng và tổ quốc, vì đó là hạnh phúc của con người. Mỗi độ xuân về, "Mừng Đảng và Mừng Xuân" là một khẩu hiệu quen thuộc trong chiều hướng thuần phục tuyệt đối này.
Kết quả của sự tuyên truyền này là 1 triệu 1 thanh niên miền Bắc nằm xuống, 300.000 mất tích và 600.000 bị thương và thế hệ thanh niên miền Bắc hy sinh cho chiến dịch 1975 là thế hệ cuối cùng.
Cơ chế lãnh đạo của ĐCSVN chặt chẽ nên tạo ra một hình ảnh chung là đoàn kết, liêm chính, hy sinh, nghiêm mật và kiên cường. Hồ Chí Minh được thần thánh hoá là hình ảnh cao đẹp của vị cha già dân tộc. Thần tượng sụp đổ khi đời tư và công của Bác Hồ được lần lượt phơi bày. Bác Hồ chết vào năm 1932 và Bác Hồ còn sống mãi trong lăng Ba Đình, từ di chúc cạo sửa cho đến các chuyện tình của Bác, tất cà là bí mật quốc gia mà các sử gia thiếu can đảm làm sáng tỏ.
Ngày nay, tình đồng chí trong ĐCSVN là các thanh toán nhau đẩm máu để tranh giành quyền lực, tất cả sự thật hầu như đã công khai hoá qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Gần đây, các vụ án khác vẫn còn tiếp tục đúng nghĩa trong tinh thần đấu đá nhau khốc liệt; ô nhục nhất là vụ án Đồng Tâm, một lão đồng chí trung kiên cấp cơ sở bị sát hại vì tranh chấp đất đai chưa được giải quyết.
Vô số tư liệu cho thấy nội bộ của ĐCSVN lệ thuộc Trung Quốc, nên chuyện hèn với giặc và ác với dân không còn gây ngạc nhiên cho công luận.
Vinh quang nhất cho Bắc Việt trong Hiệp định Paris là Lê Đức Thọ lừa đảo được công luận quốc tế và Kissinger. Nhưng toàn diện hơn là ĐCSVN lừa đảo được đồng bào Nam Bắc và Đảng viên trong cả một thời kỳ dài khi lạm dụng lý tưởng đấu tranh cho giải phóng dân tộc và hành sử quyền dân tộc tự quyết.


Dân tộc Việt Nam 


Toàn dân Việt Nam phải trả một cái giá quá mắc cho chiến thắng của ĐCSVN là vì có khoảng hơn 1,5 triệu cho đến 2 triệu người chết và 300.000 người mất tích.
Người dân miền Bắc thua mà không biết, vì lý tưởng cao đẹp bị lừa dối. Đau xót nhất là những người nằm xuống, không còn có cơ hội biết được đưọc sự thật về ý nghiã của cuộc chiến tranh giải phóng khi xưa và hiểm hoạ diệt vong ngày nay.
Người dân miền Nam cho dù còn sống, biết rõ mà vẫn thua, vì không tránh khỏi các biện pháp tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN; thảm kịch học tập cải tạo và thuyền nhân là hai thí dụ bi thương của phe thua cuộc.
Lãnh đạo chiến thắng huy hoàng nhưng lại tiếp tục để cho binh sĩ thua. Là nạn nhân của một chính sách sai lầm, nên binh sĩ chịu thêm hai cuộc chiến tranh Tây Nam và Trung Việt. Còn lại gì cho sự hy sinh của họ? Người nằm xuống không được tưởng niệm và người còn sống không được ghi công là hai thí dụ.
Thế hệ hậu chiến thua vì không có kiến thức chính xác về lịch sử đấu tranh của dân tộc. Các thành tích của các sử gia là bóp méo tài tình khi biên soạn các sách về chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt nhất là sự thật về thảm sát Mậu Thân tại Huế. Chiến tranh Trung-Việt được ghi lại có 11 dòng để truyền lại cho hậu thế học tập là thí dụ điển hình.
Do nền giáo dục lạc lối, nên đa số không được học tập các giá trị dân chủ. Khi không có kinh nghiệm sống trong một thể chế dân chủ, nên vô cảm trước các chính sự trong nước và chính biến ngoài nước là chuyện đương nhiên.  
Cuối cùng, những người có thành tâm muốn hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc cũng thua, vì không có chổ đứng trong lòng dân tộc. 
Trước đây, trong hào quang chiến thắng, phe thắng cuộc tự hào là đỉnh cao trí tuệ cùa loài người, nên hạ nhục nhân phẩm phe đầu hàng. Cho đến nay, dù có hình thức khiêm tốn hơn, nhưng các biện pháp hoà giải và hoà hợp dân tộc đều thất bại.


Kết luận


Chuyện thắng thua sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là lỗi thời mà toàn dân tộc bị thua là thời sự trong năm 2021. Lịch sử đang tái diển, hung đồ xâm lược của phương Bắc rõ rệt, nên vận nước thật mong manh và thảm hoạ diệt vong là hiện thực. 
Không còn kẻ thắng người thua, mà cũng không ai biết rõ còn bao lâu nửa và phải làm gì cụ thể để thay đổi về vận mệnh của đất nước. 
Do đó, có còn chăng là sự tỉnh thức trong chúng ta, một khả năng tự soi sáng và tự quyết định mà toàn dân Đông Âu là thí dụ. 
Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.
Chúng ta cùng giúp nhau tỉnh thức trong tình tự dân tộc là một hy vọng khởi đầu: Đất nước đang nguy cơ, sức mạnh của toàn dân sẽ đem lại giải pháp và quyền dân tộc tự quyết là phương tiện. Cầu xin hồn thiêng sông núi và các bậc tiền nhân phù hộ cho chúng ta. May ra, một phép lạ nào đó cho đất nước sẽ đến sau.


Đỗ Kim Thêm
Bài viết là một trích đoạn trong bài Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam được tác giả cập nhật và tu chỉnh. Nội dung chính không thay đổi.
Các bài khác về Chiến tranh Việt Nam đã phổ biến trên trang nhà https://kimthemdo.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.229 giây.