logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/05/2021 lúc 09:19:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021. Báo Hoà Bình

Tòa án tỉnh Hòa Bình vào chiều ngày 5/5 tuyên nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người tám năm tù và ba năm quản chế với cáo buộc tội ‘làm, tàng trữ, phán tán tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho bà Cấn thị Thêu và Trịnh Bá Tư tại phiên xử, cho Đài Á Châu Tự do biết về kết quả phiên xử và một số nội dung liên quan:

“Tòa tuyên 8 năm tù và 3 năm quản chế cho mỗi người. Điều này không nằm ngoài dự kiến.

Cả hai người đều chuẩn bị tốt cho phiên tòa; họ điềm đạm, kiên định, mạnh mẽ. Tôi từng tham gia nhiều vụ án chính trị nhưng chưa thấy ai như họ.”

Thông tin từ gia đình cho biết cô Trịnh Thị Thảo, con gái bà Thêu và là chị của Trịnh Bá Tư cùng cô Đỗ Thị Thu, con dân bà Thêu, vợ Trịnh Bá Phương, được cho vào dự phiên xử. Ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Thêu và cha của Trịnh Bá Tư không được vào dự với lý do không có giấy căn cước; tuy nhiên theo ông thì ông đang làm giấy này.

Cô Trịnh Thị Thảo và luật sư Đặng Đình Mạnh đều viết trên Facebook cá nhân về những đáp trả của bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại tòa. Khi được hỏi họ, tên, cả hai đều trả lời ‘tên tôi là nạn nhân cướp đất’. Cả hai cho rằng chính quyền không đại diện cho người dân mà tiến hành cướp bóc khắp từ Bắc vào Nam.

Ngoài ra, bà Cấn Thị Thêu cho biết bà bị giam chung phòng với người bị nhiễm HIV và khi họ đánh nhau bà có can ngăn và bị chảy máu nên yêu cầu được đi xét nghiệm phơi nhiễm; nhưng trại giam không cho. Bà cho biết phòng giam rộng 7 m2 và giam 10 người.

Anh Trịnh Bá Tư nói trước tòa anh bị kiểm sát viên có tên Vũ Bình Minh chửi rủa và một điều tra viên cho biết nếu nhận tội án sẽ ở mức sáu năm, còn không sẽ bị tám năm tù.

Khi được tòa hỏi về các video clip liên quan vụ Đồng Tâm mà công an cho rằng chúng gây hoang mang cho người dân, cả hai trả lời họ muốn nói lên sự thật khách quan, tố cáo tội ác cho cả nước và thế giới biết nhằm ngăn chặn việc làm sai trái của các quan chức.

Bà Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng một người dân Dương Nội khác là Nguyễn Thị tâm bị bắt giữ vào ngày 24/6/2020.

Họ là những người tích cực đưa tin về vụ Đồng Tâm từ phía người dân trong cuộc.

Bà Cấn Thị Thêu từng bị tù hai lần vào năm 2014 và 2016 do kiên định đấu tranh giữ đất tại làng Dương Nội bị chính quyền địa phương thu hồi và giao cho công ty tư nhân một cách phi pháp.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 05/05/2021 lúc 09:20:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ân Xá Quốc Tế: Kết án bất công bà mẹ và người con là một trò đùa công lý

UserPostedImage
Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư. HRW

Ngay sau khi Tòa tỉnh Hòa Bình tuyên án đối với nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư vào ngày 5/5, Tổ chức Ân Xá Quốc tế (AI) ra thông cáo cho rằng việc kết án bất công đó là một trò đùa công lý.
Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư bị tuyên mỗi người tám năm tù và ba năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước.
Bà Emerlynne Gil, Phó giám đốc Nghiên cứu Khu vực của Ân Xá Quốc tế, được dẫn lời như vừa nêu trong thông cáo báo chí. Bà này còn cho rằng bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư là những nhà bảo vệ nhân quyền can đảm mà lẽ ra chính phủ Việt Nam phải bảo vệ chứ không thể sách nhiễu và bỏ tù.
Đại diện Ân Xá Quốc Tế cho rằng ngay lẽ ra họ không thể nào bị bắt giữ chứ đừng nói đến chuyện kết tội với những cáo buộc ngụy tạo. Rõ ràng hai người này bị trừng phạt nhằm trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng buồn khi hoạt động ôn hòa bảo vệ quyền con người lại phải đối diện với những án tù nặng nề.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam phải ngay lập tức hủy bỏ bản án bất công và trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư. Không chỉ hai người này mà cơ quan chức năng Việt Nam còn phải trả tự do cho tất cả những người bị bỏ tù bất công khác tại Việt Nam.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 08/05/2021 lúc 10:58:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư vững mạnh ứng đối trước tòa

Án tù 16 năm mà Tòa tỉnh Hòa Bình tuyên phạt đối với hai mẹ con nông dân đấu tranh giữ đất, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, không làm cả hai nao núng mà ngược lại trước tòa họ vẫn khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc của tòa. Bản án cũng bị các tổ chức nhân quyền và những người quan tâm mạnh mẽ lên án.
UserPostedImage
Bà Cấn Thị Thêu và con trại, anh Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021
Courtesy of VTC News

“Em thật sự rất là là bức xúc, bức xúc vô cùng. Thật sự trong người em từ hôm qua đến giờ vẫn là cơn giận dữ rất lớn”.
Đó là tâm trạng của cô Trịnh Thị Thảo, con gái của bà Cấn Thị Thêu, một ngày sau khi mẹ cô và em trại, anh Trịnh Bá Tư, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình xét xử về cáo buộc phát tán tài liệu chống nhà nước.
Cô Thảo cùng với người chị dâu là cô Đỗ Thị Thu là những người thân duy nhất được Tòa cho phép tham dự vụ xét xử hôm 5 tháng 5.
Ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Thêu, lại bị ngăn cản không cho tham dự. Ông cùng với vài chục bà con Dương Nội đã phải đứng ngoài để theo dõi. Ông Khiêm chia sẻ qua livestream rằng, ông chỉ thấy được vợ và con trai trong một vài giây chớp nhoáng khi hai người bị chở đi sau khi phiên tòa kết thúc và ông được biết vợ và con trai bị tuyên phạt mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế:  
“Khi mà hai xe chở vợ tôi và con trai tôi ra ngoài cổng, tôi và dân Dương Nội đã vẫy tay và vợ tôi và con trai tôi cũng vẫy tay trở lại và có nhìn thấy tôi”.
Phiên tòa sơ thẩm kết án 16 năm tù chỉ diễn ra trong một ngày.
UserPostedImage
Hai nhà đấu tranh giữ đất bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021. Photo: Báo Hòa Bình
Cô Trịnh Thị Thảo nói đây là lần đầu tiên sau 10 tháng cô gặp lại mẹ, em trai từ khi hai người bị bắt giam.
“Khi bước vào phiên tòa thì lúc đấy mẹ em và Tư đã ở trong phiên tòa rồi. Cái cảm xúc của em lúc đấy nhìn mẹ, em không kìm được nước mắt. Em bật khóc ngay ở trong cái phiên tòa đấy. Em thấy mẹ với Tư nhìn thấy em và chị Thu, mẹ với Tư mừng lắm. Mẹ với Tư thì rất mạnh mẽ, vững vàng.”
Trong lúc bà Thêu và anh Tư đang đối mặt với các quan tòa và phía cáo buộc họ phạm tội, cô Thảo cho hay, họ lại là nguồn động viên cho người thân có mặt trong phiên tòa. Bà Thêu và anh Tư đưa tay cái lên ra dấu như muốn nói với cô Thảo và cô Thu rằng hãy “cố gắng lên nhé con, nhé chị”!
Cô Đỗ Thị Thu đã trao đổi được ngắn ngủi với mẹ chồng, bà Thêu.
“Chị Thu nói là cu con, đứa bé sau rất là ngoan, thì mẹ em có nói là con vừa đẻ xong được vài hôm thì mẹ bị bắt, mẹ không thể chăm được con thì mẹ thương con lắm. Con hãy cố gắng.”


“Tên tôi là nạn nhân cộng sản"
Xót xa vì tình cảnh gia đình, nhưng trước Hội đồng xét xử, cả hai mẹ con đã thể hiện tinh thần kiên quyết khẳng định họ vô tội ngay từ những phút đầu của phiên xử.
“Đầu tiên chủ tọa phiên tòa hướng dẫn mẹ em cách xưng hô với Hội đồng xét xử. Họ nói là mẹ em và Tư phải xưng hô là ‘bị cáo’ với Hội đồng xét xử. Thì mẹ em và Tư nói tôi không có tội, tôi sẽ xưng ‘tôi' với Hội đồng xét xử chứ tôi sẽ không bao giờ tôi xưng ‘bị cáo’. Và suốt phiên tòa đó thì mẹ và Tư đều xưng ‘tôi’ với họ. Tiếp theo nữa là Hội đồng xét xử hỏi mẹ em với Tư tên gì thì mẹ em với Tư đều trả lời ‘Tên tôi là nạn nhân của Cộng sản”.
Bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Tư, cùng với anh Trịnh Bá Phương và một người dân oan khác là bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ ngày 24/6/2020. Trước đó những người này đã tích cực đưa tin về vụ cưỡng chế đất đai ở xã Đồng Tâm, khi lực lượng chức năng tấn công vào xã này hồi đầu năm ngoái, làm chết bốn người, trong đó có người thủ lĩnh tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình.
Cô Trịnh Thị Thảo thuật lại: “Trong phiên tòa đấy thì họ xoay quanh tám cái video nói về tội ác Đồng Tâm. Mẹ em và Tư đã đăng tải thông tin này một cách trung thực, khách quan nhất. Họ nói là mẹ và Tư chống phá chính quyền nhân dân, thì mẹ em với Tư nói là chính quyền này là chính quyền của các quan chức cộng sản chứ không phải là chính quyền của nhân dân. Các ông không đại diện cho chúng tôi. Các ông đè đầu cưỡi cổ cướp bóc từ Bắc vào Nam thì chúng tôi không công nhận chính quyền của các ông là chính quyền của nhân dân. 
Tiếp theo họ nói là đất nước này bình yên thế, tại sao lại chống phá? Thì mẹ em nói là, ‘Bình yên? Bình yên tại sao lại trong một làng Đồng Tâm đang đêm ngủ lại đem vài nghìn quân đến bắng giết cụ Lê Đình Kình gần 90 tuổi, mà ông theo đảng đến lúc chết vẫn còn tin đảng’?”.
Trong khi đó báo chí Nhà nước khi đưa tin về phiên tòa nói rằng bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật. Mạng báo Quân đội Nhân dân viết:
“Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật” và “Bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư cũng đã tỏ rõ thái độ ăn năn, thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội của bản thân.”
Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ lên án. Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” và nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Hai tổ chức nhân quyền là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền nhận thấy rằng “việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà”.
Ông Matthew Bugher, giám đốc chương trình Chấu Á của Article 19, tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận có trụ sở tại Anh, kêu gọi Việt Nam ngưng ngay hành vi quấy rối bằng tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, chấm dứt đàn áp các tiếng nối độc lập, và hơn nữa, chính Bộ luật Hình sự của Việt Nam phải được sửa đổi phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.


Những thiếu sót trong quá trình tố tụng và... những cái không nên có!
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng lẽ ra Điều luật 117 (làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước) không nên có trong Bộ luật Hình sự vì nó đi ngược với Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, vì vậy bản án 16 năm tù là một oan sai. Luật sư Mạnh là một trong bốn luật sư bào chữa cho gia đình hôm đó. Ông chia sẻ:
“Chúng tôi có sự phân công với nhau. Như tôi thì chuyên về xem xét về thủ tục một vụ án. Các luật sư mới cử tôi là người bào chữa đầu tiên và tôi trình bày vấn đề thuần túy về phương diện thủ tục. Có nhiều cái không đúng, không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng tại tòa. Ví dụ như bà Cấn Thị Thêu, chúng tôi có hướng dẫn để bà yêu cầu phải có các điều tra viên và giám định viên phải có mặt ở tòa. Nhưng mà tòa không chấp thuận. Và qua bao nhiêu bản mà các công an điều tra viên họ lập và những văn bản kết luận, họ coi đây mặc nhiên nó đúng rồi, nó là chân lý rồi, là chứng cứ để buộc tội.
Chúng tôi đã phản bác điều đó. Chúng tôi nói lẽ ra phải có những người này để chúng tôi hỏi rằng là từ cơ sở pháp lý nào mà họ hình thành lên những văn bản đó”?
Luật sư Mạnh nói các luật sư đã không có được cơ hội đối chất với công an điều tra về những điều như thế. Thay vào đó, lại có một đối tượng mà ông nói lẽ ra không nên có trong một tòa án pháp luật:
“Giám định thì nó có nhiều loại giám định. Thật ra giám định là một định chế rất tốt. Nó giúp cho những người khi tham gia một vụ án và không có những kiến thức chuyên môn, thì những giám định viên này giúp. Ví dụ như một người bị chết đột ngột chẳng hạn thì giám định viên về pháp y có thể chỉ ra là người đó chết do bệnh tật, ngẫu nhiên hay vì tai nạn hay bị ám sát… Thể thì những giám định viên thật ra đều rất tốt, giúp cho vụ án hình sự. Nhưng ở Việt Nam, trong những vụ án loại này lại có một cái giám định viên gọi là giám định viên tư pháp, về tư tưởng, về nhận thức, về quan điểm chính trị. Thì họ sẽ chỉ ra ‘Lời đó mang ý nghĩa phỉ báng chính quyền. Mà nếu phỉ báng chính quyền thì nó sẽ thuộc tội danh của Điều luật 117’. Thì đây là loại giám định viên mà thế giới không có. Chỉ có Việt Nam mới có”.
UserPostedImage/@@images/770540b2-a453-4536-ae21-c62b956a8f9e.jpg[/img]
Tiếng vang từ phiên toà
Luật sư Mạnh cho biết, khi ông gặp thân chủ trong buổi làm một hôm trước phiên tòa, thì bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư đều khẳng định khi bị buộc có tội thì họ sẽ kháng cáo, và hai người đã lập lại ý định này với đoàn luật sư trong phiên tòa.
Ông Mạnh nói, phiên tòa đã để lại nhiều dấu ấn đối với cá nhân ông:
“Tôi tham dự nhiều tòa án, nhiều phiên tòa mà xử những người có tội liên quan đến chính trị. Hôm qua phải nói là tôi dự một phiên tòa hết sức ấn tượng. Họ được xem như là những người nông dân, họ là nông dân. Nhưng mà thái độ họ thể hiện trước tòa, bản lĩnh của họ, sự bất khuất, kiên cường của họ, cách ứng xử của họ làm tôi hết sức bất ngờ. Chúng tôi hết sức khâm phục với những người phải mang tội danh như vậy”.
Cô Trịnh Thị Thảo nói, khi kết thúc phiên tòa và Hội đồng xét xử tuyên án 16 năm tù đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, cả hai người đã hô to: “Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản”!
Theo RFA
UserPostedImage
Anonymous:
- Nhục nhã cho đám quan tòa, cùng đám bồi bút - đại diện cho băng đảng lưu manh bịp bợm CSVN
Tiêu Cà Mau:
Bà Cấn Thị Thêu và con trại, anh Trịnh Bá Tư chỉ có livestream thôi mà bị kết án tới 16 năm tù cho thấy mức độ độc ác tàn nhẩn cuả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới mức nào, là do bị đảng ta nhồi sọ vào cái đạo đức Hồ Chí Minh quá tải nên chỡ thành bại não mất hết lương tri, mất hết tính người .
song  
#4 Đã gửi : 09/05/2021 lúc 10:14:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người nông dân bất khuất Cấn Thị Thêu

UserPostedImage

 Trong ngày 5/5, toà án cộng sản tỉnh Hoà Bình đã tuyên án sơ thẩm, tổng cộng 16 năm tù giam, 6 năm quản chế đối với bà Cấn Thị Thêu, cùng con trai Trịnh Bá Tư, với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.


Bà Thêu là thủ lĩnh phong trào dân oan Dương Nội, sau khi gia đình và dân làng của bà đã bị nhà cầm quyền Hà Nội trắng trợn cướp đất.


Nắm trong tay lẽ phải, bà Thêu đã mạnh mẽ đấu tranh đòi công lý, kiên định đòi lại đất đai của tổ tiên, đanh thép tố cáo tội ác của bè lũ quan chức cướp đất.


Nhưng dưới sự cai trị của cộng sản, luật pháp là công cụ phục vụ cho ý muốn, quyền lợi của kẻ cầm quyền. Công lý chỉ là tên của một diễn viên hài.


Sau những đe doạ, dụ dỗ không thành, những kẻ cầm quyền đã bịt miệng, trả thù bà Thêu với 2 lần bỏ tù liên tiếp vào năm 2014 với 15 tháng và năm 2016 với 20 tháng.


Sau 2 lần ra khỏi nhà tù nhỏ, bà Thêu vẫn tâm thế vững vàng, kiên định trên con đường tìm công lý trong nhà tù lớn.


Bạo quyền thì chế độ nào tàn ác, hèn hạ hơn cộng sản. Vào ngày 24/6/2020, nhà cầm quyền lại tiếp tục lần thứ 3 xua quân bắt giam bà Thêu. Đê tiện hơn, lần này, chúng bắt giam tù nốt 2 con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương của bà (*).


"Nạn nhân của chế độ Cộng sản”, bà Thêu đã khẳng định về tên mình như thế trong phần mở đầu phiên toà hôm nay.

Hoàng Sa
__________
(*) Trịnh Bá Phương hiện ở trại giam số 1 Hỏa Lò (Hà Nội), chưa ra toà.


song  
#5 Đã gửi : 09/05/2021 lúc 10:15:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hót vang trên bầu trời tự do

- Tiếng hót của con chim tự do hay hơn tiếng hót của con chim trong lồng. Lời nói của người tự do dù là với tư cách bị cáo hay hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều những người bên ngoài. Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư đã thể hiện tinh thần tự do đích thực trước cường quyền. Lời nói họ và thái độ họ, đặc biệt cái khoanh tay của bà, đã đi vào lịch sử vì lần đầu tiên hai người dân bình thường đã kết án ngắn gọn nhất và đanh thép nhất chế độ cộng sản ngay tại toà.

Trong xã hội nơi mọi người chọn an phận, họ chọn đấu tranh. Trong xã hội nơi mọi người có thể ý thức về nhân quyền nhưng chọn không hành động. Còn họ biến ý thức ấy thành hành động ở ngoài đời, trong nhà tù, và đặc biệt tại toà. Họ đã khái quát hoá thân phận của tất cả người Việt đều là nạn nhân của cộng sản và thay cho muôn triệu người hô vang khẩu hiệu đả đảo cộng sản công khai ngay tại toà. Chiến tuyến đầu tiên đã vạch ra giữa chế độ độc tài và người dân bị trị bắt đầu từ chính vành móng ngựa này.

Ngày hôm qua nền móng chế độ đã bắt đầu lung lay. Chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, xét cho cùng, sụp đổ chính từ bên trong khi dân chúng bắt đầu ý thức về các giá trị nhân quyền phổ quát. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi dòng người Việt đấu tranh tất yếu sẽ theo bước chân can đảm và quyết liệt của hai người áo vải này để đưa mình và đất nước đi đến tương lai của nhân quyền và tự do. Những cánh chim trong lồng bắt đầu muốn hót vang trên bầu trời tự do.

Vì lẽ ấy ngày hôm qua là ngày hy vọng và là ngày lịch sử bắt đầu quá trình sang trang.

Trần Quốc Việt
song  
#6 Đã gửi : 09/05/2021 lúc 10:20:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”
Bà Cấn Thị Thêu và các con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương cùng các gia đình chống cưỡng chế đất ở Dương Nội sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng nông dân áo vải thời Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành đàn áp từ Bắc chí Nam, để cướp đất của người dân. Không giết được Bà Thêu như Cụ Kình, CSVN phải đưa Bà ra xử cũng là nhằm "đơn nhất hóa" tội ác Đồng Tâm. Chính quyền muốn xóa luồng dư luận đang lên án họ tiến hành một cách có hệ thống các vi phạm nhân quyền và khủng bố dân chúng.
“Đả đảo cộng sản…”
Ngày 5/5/2021, tại Toà án tỉnh Hoà Bình, khi Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên 16 năm tù với bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư, cả hai mẹ con đã đồng thanh hô to: “Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản”! Cách đây hai năm, ngày 17/4/2019, trước cổng Trụ sở Tiếp dân tại số 1 Ngô Thị Nhậm, Hà Nội, một đoàn người chủ yếu là phụ nữ, có cụ tóc đã bạc trắng, mặc trên người những bộ quần áo bạc phếch, tay giương cao các biểu ngữ đòi đất, từng diễu hành và đã thu hút sự chú ý của dân chúng thủ đô.
Bà Cấn Thị Thêu, người đại diện cho những người dân mất đất, lúc bấy giờ cũng đã hô vang các khẩu hiệu “Dương Nội quyết tử giữ đất!”, “Đả đảo cộng sản độc tài tham nhũng!” Đám đông đồng thanh đáp lại: “Đả đảo! Đả đảo!” và “Quyết tử! Quyết tử!”. Phải sống trong lòng một chế độ tham lam và tàn ác, mới thấy hết cái bản lĩnh của người dân Dương Nội giữ đất suốt hơn 10 năm trời. Nay, trước HĐXX, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư cũng không hề nao núng, đã khẳng khái ứng đối, bác bỏ một cách sắc bén các cáo buộc của Tòa.
Cấn Thị Thêu từng hai lần bị chính quyền CSVN “ném” vào tù trong các năm 2014 và 2016, do đã bền bỉ và kiên quyết đấu tranh giữ đất tại Dương Nội, nơi chính quyền địa phương có kế hoạch cướp đất để giao cho các công ty “tư bản thân hữu” một cách phi pháp. Bà Thêu và hai con trai là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng một người dân Dương Nội khác là Nguyễn Thị Tâm bị bắt từ ngày 24/6/2020. Suốt trong 272 ngày, chính quyền đã không hề cho những người bị giam giữ được tiếp xúc với Luật sư.
Đặng Đình Mạnh là một trong bốn luật sư tham gia bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư tại phiên xử, đã thuật lại với truyền thông quốc tế: “Cả hai người đều chuẩn bị tốt cho phiên tòa; họ điềm đạm, kiên định, mạnh mẽ. Tôi từng tham gia nhiều vụ án chính trị nhưng chưa thấy ai như họ…”. “Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ... Chúng tôi hết sức khâm phục đối với những người phải mang tội danh như vậy”.
Cảm ơn Luật sư Đặng Đình Mạnh đã biểu đạt phần nào nỗi uất hận nhưng bất lực của một bộ phận còn lương tri trong xã hội Việt Nam thời mạt, hậu cộng sản. Những ngày này hãy cùng nhau dành một khoảnh khắc nào đó để suy nghiệm, để cho nước mắt chảy vào trong. Hãy hướng về gia đình Cấn Thị Thêu, bà con Dương Nội – Đồng Tâm và biết bao người dân Việt Nam khác đã/đang bị chính quyền này đàn áp, cướp đất giao cho các “tư bản thân hữu”!
Tại sao Toà xử nặng?
Lý do vì sau hơn 10 năm giữ đất ở Dương Nội, gia đình bà Thêu vừa qua còn vận động trực tuyến, đấu tranh chống lại lệnh thu hồi đất ngày 9/1/2020 ở Đồng Tâm. Tại đấy, Cụ trưởng thôn Lê Đình Kình, 84 tuổi, đã bị giết trong cuộc tập kích của công an. Bà Thêu và các con đã góp phần trung thực tố cáo tội ác của chính quyền ở Đông Tâm trên Facebook và YouTube. Chỉ riêng FB của Trịnh Bá Phương đã có khoảng 50.000 người theo dõi. Không chỉ sợ mẹ con bà, chính quyền còn sợ khối nông dân đứng sau cuộc đấu tranh của gia đình bà.
UserPostedImage
Bà Cấn Thị Thêu tại phiên toà ở Hà Nội hôm 30/11/2016. AFP


Không chỉ đương đầu trực diện với chính quyền chống lại những thủ đoạn gian manh trong chiếm dụng đất đai và trong nhiều bất công xã hội khác, bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư còn là những người tích cực ủng hộ Nhà xuất bản Tự do. Cơ sở xuất bản độc lập này từng giành được Giải thưởng Prix Voltaire 2020 từ Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế. Người đồng sáng lập Nhà xuất bản này, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng đã bị bắt vào tháng 10/2020.
Bản lĩnh của bà Cấn Thị Thêu không chỉ dám chống lại mọi bạo lực của nhà cầm quyền, mà còn sáng ngời nghĩa khí, khi đã không để bị lung lạc bới âm mưu mua chuộc của công an. Ra tù năm 2018, bà Thêu cho biết mình “từ nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn” và tuyên bố đấu tranh đến cùng vì dân chủ và quyền của người dân mất đất. Công an cho “chân rết” đến thuyết phục nếu bà ngừng đấu tranh thì sẽ đền bù cho nhà bà bạc tỷ. Hiển nhiên là bà đã thẳng thừng khước từ.
Theo “Dự án 88” – tổ chức nhân quyền Việt Nam – hơn 250 cá nhân hiện bị cầm tù vì hoạt động vận động nhân quyền. Trong số người này, có 40 người đã bị kết án theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (tuyên truyền chống Nhà nước). Con số này chưa tính những trường hợp như anh Trịnh Bá Phương đã bị buộc tội nhưng đang chờ xét xử. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế, 21 trong số 27 tù nhân lương tâm bị bỏ tù tại Việt Nam vào năm 2020 đã bị truy tố vì các hoạt động trực tuyến của họ.
Phải nhắc lại, gia đình Cấn Thị Thêu không chỉ bảo vệ quyền lợi của riêng mình, mà còn đấu tranh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cộng đồng, từ Dương Nội đến Đông Tâm, từ Văn Giang đến Thủ Thiêm. Nhiều người dân ở Việt Nam biết rõ về tấm gương bất khuất của gia đình bà chống lại bạo quyền và khủng bố. Sợ đánh động dư luận thủ đô, chính quyền để một toà án tỉnh lẻ xử hai mẹ con. Bản án 16 năm tù mà chỉ xử trong một ngày! Lại thêm một vụ án nữa xoáy vào nỗi đau khôn nguôi cho những người nông dân bị cướp đất.
Dư luận quốc tế
“Việt Nam phải ngăn chặn ngay lập tức và vô điều kiện hành vi quấy rối tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư. Hãy chấm dứt sự đàn áp liên tục đối với những tiếng nói độc lập và hãy trả tự do cho tất cả những người hiện đang bị giam giữ theo các điều trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Hơn nữa, Bộ luật này phải được sửa đổi cho phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế. Truyền thông xã hội hãy chống lại mọi áp lực từ các cơ quan chức năng để không trở thành tòng phạm cho các hành động vi phạm nhân quyền”.
Ngay trước phiên tòa, Tổ chức “Theo dõi Nhân quyền” (HRW) đã phát đi thông cáo báo chí nói trên, kêu gọi chính quyền thả ngay lập tức bà Thêu và hai con trai, đồng thời bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ. Các tổ chức quốc tế khác cũng nhiều lần kêu gọi Hà Nội sửa BLHS để phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Có đến bốn báo cáo viên đặc biệt của LHQ từng chỉ rõ, điều 117 của BLHS quá rộng, nhằm mục đích khoá miệng những người tìm cách thực hiện quyền được tự do bày tỏ quan điểm và chia sẻ thông tin với người khác.
UserPostedImage
Bà Cấn Thị Thêu cùng những người biểu tình phản đối phiên toà xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018. AFP

Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền khác mạnh mẽ lên án. “Ân xá Quốc tế” (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” và nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Hai tổ chức nhân quyền là “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” và “Người Bảo vệ Nhân quyền” nhận xét rằng “việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán, chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung, và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà”.
John Sifton, Giám đốc vận động khu vực châu Á của HRW lên tiếng: “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền dám lên tiếng ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên lắng nghe những người như gia đình dũng cảm này, không nên ném họ vào tù”. Thông cáo của HRW cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam “đã vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế khi đã không cho phép Luật sư gặp bà Thêu và anh Trịnh Bá Tư trong suốt chín tháng, đồng thời không cho phép gia đình họ được thăm nuôi hay gặp mặt”.
Sửa luật Đất đai: nói và làm
Những người CSVN hiểu rằng, câu chuyện Cấn Thị Thêu chỉ là một trong hàng trăm những xung đột do những bất cập về chính sách đất đai gây ra. Trong các vụ khiếu kiện nói chung có đến 70% xuất phát từ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Trước hôm xử bà Thêu một ngày, hôm 4/5/2021, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổng kết việc thi hành luật Đất đai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi khẩn trương tổ chức tổng kết thực hiện “luật Đất đai” và xây dựng dự án “luật Đất đai sửa đổi”, lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên chuyển từ bị động sang chủ động, tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm thiểu phiền hà và sai phạm.
Đặc biệt ông Chính buộc phải lưu ý, kêu gọi tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận trong dân, đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà, trong đó chú trọng việc tạo đồng thuận. Nhưng thưa Thủ tướng, nếu tất cả tiêu chí ông nêu trên mà thành tựu, thì phần lớn các thành viên nội các của ông sẽ nhất loạt đâm đơn từ chức! Tại sao ư? Đối với các quan chức cộng sản, nếu pháp luật và hạ tầng pháp lý minh bạch, họ còn “ăn” giải gì nữa?
Ngay “Tạp chí Cộng sản” cũng phải thừa nhận, 35 năm tiến hành Đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2020), Việt Nam đã bốn lần sửa đổi luật Đất đai, nhưng những lần sửa đổi đó vẫn không giải quyết được cái gốc của vấn đề và chính sách, pháp luật đất đai được sửa đổi, bổ sung vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Sau sáu năm thực hiện, luật Đất đai năm 2013 tiếp tục bộc lộ nhiều bất cập. Quá trình thực thi luật về đất đai đã bộc lộ nhiều “kẽ hở”, tạo điều kiện cho “nhóm lợi ích” tiêu cực trục lợi, tham nhũng.
Ngôn ngữ trên đây của Tạp chí phần nào bộc lộ khoảng cách giữa lời nói và việc làm của chính quyền về luật Đất đai. Vấn đề không phải là những “kẻ hở” nhỏ như Tạp chí đề cập. Đối với chính quyền CSVN, quy chế sở hữu và tình trạng luật pháp càng tù mù bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Chính quyền rất cần những “kẽ hở” ấy, càng lớn càng tốt. Đó là lý do tại sao những lời kêu gọi chống lạm quyền, chống tham nhũng, lãng phí, bè phái và lợi ích nhóm sẽ không bao giờ thành tựu. Chúng sẽ thất bại như chính các “bản án bỏ túi”, như bản án đối với gia đình Cấn Thị Thêu.

Dương Nội & Đồng Tâm (Blog RFA)
UserPostedImage
Tiêu Cà Mau:

Bà Cấn Thị Thêu và các con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương cùng các gia đình chống cưỡng chế đất ở Dương Nội sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng nông dân áo vải thời Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành đàn áp từ Bắc chí Nam, để cướp đất của người dân.

Cầu xin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng hãy lấy đức trị dân, nếu không thì con cháu cuả các ông sẽ thấy xấu hổ khi ở Mỹ, là nhờ công lao chống Mỹ cứu nước nên được định cư ở Mỹ còn người ở lại phải chịu cảnh tù đài tới 16 năm nhờ công ơn giải phóng miền Nam cuả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng các ông gieo gió ắc gặp bảo, con cháu cuả cắc ông ắc sẽ gánh nghiệp tương lai.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.194 giây.