logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/05/2021 lúc 04:27:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phật điện mông lung trong làn khói trầm hương, làn khói nhỏ mong manh phưởng phất dường như quyến luyến điều chi chẳng chịu bay lên, làn khói như vờn vẽ mật ngữ trong không khí. Mùi trầm pha lẫn mùi bổi, hương thơm của trầm pha với mùi ngan ngát đắng của gỗi bổi, chỉ có những người như thầy Tư thì mới có thể nghe ra, đàn na tín thí cắm đầu cắm cổ đốt cả nén hương nhưng có mấy ai phân biệt đâu là mùi trầm đâu là mùi bổi. Ngọn nến leo lét trước tôn tượng Thế Tôn, đôi lúc phụt lên thật cao khi dòng nến trên bề mặt chảy xuống, lúc thì ngọn lửa liu riu khi mà sáp tan ngập tim. Tiếng mõ lốc cốc đều đều như đưa người và phi nhân vào một cảnh giới nào đó khác với cõi đời thực này, thỉnh thoảng một chày chuông vang lên khi hết đoạn kinh hay chuyển ý, tiếng chuông lại kéo người về với thực tại. Thầy Tư ngồi kiết già trên bồ đoàn, mắt lim dim, một tay mõ, một tay chắp trước ngực. Thầy như đã nhập vào một cảnh giới thần tiên hay cung trời nào đó, không còn nhận biết xung quanh, giả như lúc này có kẻ trộm vào khiêng bộ ngũ sự đi thầy cũng chẳng biết. Sư phụ của thầy ban cho thầy pháp danh Hộ Tường, nhưng bao nhiêu năm nay thiện nam tín nữ quanh vùng chỉ quen gọi thầy là thầy Tư, riết rồi chẳng còn ai nhớ pháp danh của thầy nữa, Pháp danh của thầy giờ chỉ còn ở trên hộ điệp mà thôi.


Người khách ngồi sau lưng thầy đã đợi một canh giờ, y vẫn điềm tĩnh nhẫn nại đợi cho đến khi khóa công phu của thầy kết thúc. Y không muốn hay không dám làm kinh động đến thầy? Y đến đây và mang theo bức thư của ông giáo Bảy, thầy đồ danh tiếng nhất đất Phú Phong này. Giáo Bảy là sư phụ dạy văn lẫn võ của thầy Tư năm nào. Hồi chuông boong boong boong dứt khóa lễ, thầy Tư quay lại thì thấy y nhưng chẳng ngạc nhiên. Thầy Tư mời y xuống trai đường uống trà, tự tay thầy pha một bình trà  và rót cho người khách một chung


- Mời thí chủ, thí chủ đợi tăng tôi đã lâu, xin xá cho.


 Người khách đón chung trà thầy Tư trao, y cảm ơn


- Bạch thầy, tôi có thể chờ bao lâu cũng được nhưng ông giáo Bảy và huynh đệ của thầy Tư thì có lẽ nóng lòng lắm rồi. Tôi mang thư của giáo Bảy đến cho thầy.


 Nói xong y rút trong áo ra một phong thư  trao cho thầy Tư, mở phong thư ra, bên trong có một mảnh giấy bổi màu vàng sậm, trên ấy vỏn vẹn bốn câu lục bát viết bằng mực Tàu


 Ông thầy áo vải cơm chay
Cốc keng chuông mõ tháng ngày kệ kinh
Dân oan nước loạn mặc tình
Phật cười uổng cả công trình bấy lâu


 Ngoài bốn câu ấy ra, không có bất cứ một dòng chữ nào khác, kể cả chữ ký, dấu triện son cũng không. Dù không có bất cứ chỉ dấu gì nhưng thầy Tư dễ dàng nhanh chóng nhận ra nét chữ của ôgn giáo Bảy. Chữ ông giáo Bảy đã in sâu vào tâm khảm thầy Tư. Thầy Tư phân vân lắm, cân nhắc cả mấy tháng nay. Nội tâm thầy Tư đang bị giằng xé giữa một bên giới hạnh của một tu sĩ và một bên là trách nhiệm của một trượng phu trong đất trời. Anh Hai và anh Ba của thầy Tư đã mấy lần thúc giục thầy Tư hãy tạm ngưng việc tu hành để cùng nhau hợp lực cứu dân, cứu quốc. Hôm tết thầy Tư về nhà thăm song thân, anh Hai và anh Ba đã tranh luận với thầy Tư cả buổi


- Thầy Tư, tuy thầy đã xuất gia nhưng với tui thầy vẫn là chú út như ngày xưa. Thầy biết đấy, mấy năm nay dân chúng ta thán ngất trời xanh. Quyền thần Phúc Loan họ Trương tham lam bạo ngược, chúa Nguyễn nhu nhược, xa hoa cực độ, triều chính ngả nghiêng để cho y lộng quyền, thuế má ngày một tăng và ngày càng ngặt nghèo thêm. Đất Nông Nại sản vật phong nhiêu vậy mà cũng không đủ cống nạp cho lòng tham của y. Thầy còn nhớ cơn lụt năm Dần? Dân chúng xấc bất xang bang, mất mùa đói kém trong khi ấy thóc lúa trong kho lẫm họ Trương bị ngập nước mọc mộng, y cho gia nhân và tá điền gánh đổ ngoài đồng cao như núi, của cải vàng bạc đem phơi kín cả sân dinh. Bá tánh lầm than, tui đã bàn với giáo Bảy, chú Ba và mấy anh em tâm phúc khác. Chúng ta sẽ dựng cờ khởi nghĩa để cứu dân. Thầy Tư hãy tạm gác việc kinh kệ, hãy cùng anh em gánh vác giang san. Nhà Phật bảo cứu người như cứu lửa cháy đầu, mai kia xong việc thầy Tư lại về chốn cũ tiếp tục tu.


 Thầy Tư ngồi im lắng nghe, lát sau thưa


- Anh Hai, tui giờ là con nhà Phật, việc thế sự không can dự vào, tuy biết rằng dân khổ nhưng giới luật của thầy tu không cho phép làm quốc sự


 Anh Ba nghe thế thì nóng nảy bảo


- Anh Hai nói phải đấy, thầy Tư cũng nên quyền biến, không thể khăng khăng chấp thủ. Triết lý nhà Phật bảo mọi sự vật, sự việc trong trời đất luôn thay đổi vì thế giới này vốn vô thường. Nhân duyên luôn biến thiên, không thể cưỡng cầu cũng như không thể bất chấp. Nước loạn dân oan lẽ nào thầy Tư thản nhiên ngồi yên gõ mõ tụng kinh? Sư phụ thế độ của thầy ban cho thầy pháp danh Hộ Tường, há chẳng phải gởi gắm kỳ vọng thầy sẽ bảo vệ những điều tốt lành? Việc hộ quốc, hộ dân là việc đại tốt lành.


Thầy Tư chiêu ngụm trà, giọng nhỏ nhẻ 


- Anh Ba nói cũng phải, nhưng khi cái cộng nghiệp của dân nó thế thì mình đâu có thể làm gì được, vả lại một tu sĩ không thể tham dự thế sự, chính sự, càng không thể tham gia những việc gây nghiệp sát


Anh Hai phản bác


- Thầy Tư nói vậy là không hợp lý, tuy là nghiệp nhưng nghiệp có thể thay đổi, nghiệp luôn biến thiên chứ không cố định, khi cơ duyên chín muồi thì nghiệp cũng theo nhân duyên mà chuyển. Việc bá tánh trăm họ lầm than cứ cho là cộng nghiệp đi, nhưng nay thiên hạ bất bình, sĩ phu hào kiệt đang đợi minh chủ, người hằng tâm hào sảng khắp nơi đang hướng về… lẽ nào thầy Tư không thấy điều này? Đây chính là cơ duyên tốt để chuyển đổi nghiệp vận! Tui đã bàn luận rất kỹ với ông giáo Bảy, chú Ba và những hynh đệ gần xa. Tất cả đều đồng lòng đứng lên cứu dân cứu nước, cờ khởi nghĩa cũng đã may xong. Thầy Tư nên tạm giác việc kinh kệ lại để phụ anh em hộ dân hộ quốc. Thầy Tư có ngón nghề thâm hậu, rèn luyện võ nghệ cho nghĩa quân, thiên hạ ai ai cũng phục võ công của thầy Tư.


Lòng thầy Tư lung lay, lời anh Hai, anh Ba và giáo Bảy rất đúng. Mình không thể nhắm mắt làm ngơ, để mặc dân tình quốc sự rối ren, trước khi là thầy tu thì mình đã là một con dân, vậy phải có trách nhiệm với sơn hà xã tắc. 




 Những ngày khi còn ở trường ông giáo Bảy, chú Tư luôn được mọi người yêu mến, chú Tư hiền lành, nhu mì, nhỏ nhẹ, có tánh thương người thương vật. Ông giáo Bảy dự đoán chú Tư sau này sẽ là ông một ông thầy tu. Anh Hai thì biết tính toán, cơ mưu nhưng hay do dự và không cả quyết. Duy có anh Ba được giáo Bảy hết lời ca ngợi. Anh ba văn siêu võ xuất, tánh tình khảng khái, quyết đoán, nhìn xa trông rộng, khí độ như núi, dáng dấp trượng phu, đặc biệt có một năng lực thu hút đối phương rất mạnh mẽ. Bất cứ kẻ đó là ai, hễ tiếp xúc với anh Ba thì chỉ trong một thời gian rất ngắn, kẻ ấy sẽ quy thuận anh Ba vô điều kiện. Giáo Bảy vẫn bảo với mọi người, anh Ba là tay kiệt hiệt hiếm có, sẽ làm nên nghiệp lớn. Ngoài ba anh em thầy Tư, lớp của giáo Bảy còn có những huynh đệ đồng môn khác cũng rất xuất sắc, đều là những tay võ nghệ cao cường, tánh tình hào sảng, bản lãnh hơn hẳn người đời. Nương tử họ Bùi là một nữ nhân xinh đẹp với biệt tài sử dụng song kiếm, khi cô ấy huơ kiếm lên thì như thác đổ mây bay, hoa rơi lá đổ, đố ai dám lại gần, dù đó là bậc nam nhi dõng mãnh. Tay Văn Dõng người họ Võ thì có ngón trường côn, y chỉ cần một cây roi mây có thể đánh bại cả toán kiêu bính có gươm lớn giáo dài. Long hiệp khách người họ Đặng, cha anh vốn người Bắc Hà mới di cư vào đàng trong lập nghiệp. Y tánh tình phóng khoáng, không câu nệ, giỏi sử dụng trường thương...Giáo Bảy vốn tinh thông võ nghệ, văn chương lưu loát, học giỏi nhưng không chịu đi thi vì giáo Bảy không muốn làm quan. Giáo Bảy mở trường thâu nhận học trò không hẳn vì mưu sinh, cái tâm nguyện chính yếu là chiêu tập môn sinh giỏi để truyền thụ bí quyết võ công, tìm người có tâm huyết để gánh vác việc quốc gia.


 Những ngày cuối cùng của năm Dần, giáo Bảy đích thân đến Hưng Long tự để tìm gặp thầy Tư


- Chú Tư, chú vẫn là môn đồ của tôi, dù chú có xuất gia đầu Phật nhưng tôi sẽ không kêu chú bằng thầy! Với tôi chú mãi mãi là trò Tư như năm nào. Tôi không quan tâm pháp chế giới luật của thiền môn. Tôi còn nghe thiên hạ nói chú từng theo tu học với mấy ông đạo Bà Ni người Champa và chú cũng đạt được mấy bậc công phu trước khi xuất gia đầu Phật, bởi vậy tôi càng không để ý đến việc chú là ai. Tôi là ông giáo Bảy, Tôi đến đây vì chút lòng với sơn hà xã tắc. Tôi biết người xuất gia không tham dự chính sự, nhưng đó là những lúc nước thạnh dân an, thái bình thịnh trị,  còn khi bá tánh lầm than, nước loạn dân oan, sơn hà nguy khốn thì tu sĩ không thể ngồi yên một chỗ, mặc cho dân tình quốc sự loạn. Phủ Quy Nhơn này vốn trù phú, sản vật phong nhiêu, tàu Hòa Lan, Nhựt Bổn, Tiêm La, Phú Lang sa, Hồng Mao, Y Pha Nho… vào ra thương cảng Nước Mặn mua bán, trao đổi sản vật rất sầm uất. Thiên hạ  khắp nơi ca tụng là một tiểu Nông Nại, ấy vậy mà mấy năm nay điêu đứng vì nhà chúa và quyền thần Phúc Loan, thuế khóa nặng nề, nhà chúa đặt ra nhiều sắc thuế vô cùng nặng nề, phu phen phục dịch liên miên. Bắc Hà nhiễu nhương vì họ Trịnh. Từ Diên Ninh đến Gia Định thì chúa Nguyễn cát cứ. Dân chúng lầm than, nay hào kiệt khắp nơi trông chờ ngọn cờ khởi sự phất lên. Các anh chú đã bàn với tôi quyết dấn thân giương cao ngọn cờ. Các môn sinh cũ mới đều nhất tề hưởng ứng, duy chỉ còn chú Tư… và đây cũng là duyên do giáo Bảy này đến thăm chú!


 Thầy Tư lặng lẽ châm thêm trà cho ông giáo Bảy, không gian im ắng lạ thường, thời gian như ngưng lại ngừng trôi. Cả ông giáo Bảy lẫn thầy Tư đều để cho tâm mình theo đuổi ý nghĩ riêng, lát sau ông giáo Bảy lại lên tiếng


- Chú đọc kinh ắt biết trong bổn sanh bổn sự nhà Phật, trong một kiếp quá khứ xa xưa.  Đức Phật kể câu chuyện rằng: Thuở đó Phật cùng với năm trăm người lái buôn đi chung một con tàu, trên tàu có một tên cướp vô cùng tàn bạo, y định ra tay sát hại cả nhóm lái buôn để cướp lấy toàn bộ vàng bạc, hàng hóa của họ, vì thế  Phật phải ra tay hạ sát y để cứu năm trăm người kia. Đời nhà Lý, các sư Pháp Thuận, Vạn Hạnh… cũng vì nước mà tham gia chính sự, ra tay hộ quốc, an định thế nước, từ ấy quốc thạnh dân an, đạo pháp xương long. Đời Trần có nhiều bậc long tượng thiền môn hết lòng hộ quốc như: Pháp Loa, Huyền Quang… Các  vua Thái Tổ, thánh Tông, Nhân Tông… đều là thiền sư kiệt xuất cả, nhưng khi sơn hà xã tắc lâm nguy thì các ngài tạm gác Phật sự để ra tay hộ quốc, hộ dân, âu đó cũng là độ sanh giác chúng!


 Bấy giờ thầy Tư cung tay thủ lễ theo kiểu con nhà võ chứ không chắp tay theo thể thức nhà Phật


- Thưa ân sư, nhà Phật có câu “ Sa môn bất bái vương gia” nhưng đạo lý tộc Việt thì ơn thầy không thể quên. Tạ ơn thầy đã vì con trò mà cất công đến tận đây, tạ ơn thầy vì những lời tận tâm can. Con, trò Tư có ngày nào dám quên ơn thầy, vẫn đau đáu vì đời đau khổ, vì nước loạn dân oan, bấy lâu nay đóng cửa tụng kinh nhưng lòng mở rộng với bá tánh muôn loài. Con, trò Tư ngày nào tuy hôm nay mang hình tướng sa môn nhưng vẫn là con dân tộc Việt, đâu dám bỏ mặc sơn hà. Tạ ơn sư phụ, nay lòng con đã cất đi được nỗi khó xử bấy lâu nay.


 Giáo Bảy cảm động dường như sắp nhỏ lệ, nhưng bản tánh ngang tàng, cốt cách cứng cỏi con nhà võ kịp thời khởi tác dụng ngăn chặn phút yếu lòng, chỉ thoáng một tí lập tức trở lại can cường ngay. Giáo Bảy chụp lấy hai bàn tay thủ lễ của thầy Tư lắc mạnh 


- Tốt lành quá, thầy Tư đã bằng lòng giúp nước cứu dân! Giáo Bảy này có chết cũng an lòng rồi. Giáo Bảy này tuy già nhưng sẽ làm hết lòng những gì có thể để giúp rập cho mấy anh em của thầy Tư. Trong số môn đồ của ta, chú Ba là người xuất chúng, là tay kiệt hiệt anh hùng cái thế, Mấy trăm năm nay chưa dễ được một, nay chú ấy dựng cờ khởi nghĩa ta tin chắc chú ấy sẽ làm nên nghiệp lớn. Bây giờ có thêm thầy Tư về giúp cho chú Hai và chú Ba, cộng với tất cả huynh đệ đồng môn kiệt hiệt thì lo gì việc lớn không thành. Sơn hà xã tắc giờ đây đã có người gánh vác, bá tánh từ đây có chỗ nhờ cậy.


 Giáo Bảy nói một hơi trong sự xúc động mãnh liệt, tuy cốt cách con nhà võ không để lệ chảy hay lộ nét mặt xúc động nhưng rõ ràng trong lời nói đã thể hiện nỗi lòng của ông. Ông cũng quên khuấy lúc ban đầu tuyên bố chỉ gọi trò Tư, chú Tư, vậy mà về sau ông tự nhiên gọi thầy Tư từ lúc nào cũng không hay biết. Thầy Tư rõ ràng là môn đệ là học trò của giáo Bảy, ấy là phương diện đời, môn quy võ phái. Nhưng về mặt đạo và pháp giới nhà phật thì trò Tư đã xuất gia, hẳn nhiên phải gọi bằng thầy. Tuy nhiên giờ đây việc xưng hô thế nào cũng không còn quan trọng nữa. Thầy Tư đã ra giúp nước thì ông giáo Bảy sẵn sàng kêu bằng bất cứ danh tự nào, với giáo Bảy thì người nào hộ quốc hộ dân cũng đều là đại nhân cả. Giáo Bảy sẵn sàng đem thân già này hỗ trợ cho những ai ra giúp nước thì còn sá chi cái danh tự vai vế giả tạm kia.


 Sáng sớm tinh mơ hôm sau, thầy Tư cởi cà sa để lại dưới chân tôn tượng Như Lai, chỉ mặc áo tràng nâu về nhà để gặp anh Hai và anh Ba. Thường thầy Tư vẫn mặc chiếc áo màu nâu này, có khi là áo tràng, có khi áo vạt hò hoặc áo nhật bình tùy theo hoàn cảnh và công việc. Thầy Tư thích màu nâu, cái màu của đất, của kham nhẫn, màu của chịu đựng. Màu nâu còn là màu của tịch tĩnh và yên lặng, khoác áo nâu sồng giúp tâm thầy Tư lắng đọng và an lạc trong bao nhiêu năm nay, những cơn sóng ngã mạn, ngũ dục lục trần đã ngủ yên dưới lớp áo nâu sồng.


 Tiếng đồn thầy Tư cởi cà sa ra gánh vác việc sơn hà chẳng mấy chốc lan xa lan nhanh khắp các tổng Phú Phong, An Nhơn, Thuận Truyền, An Khê thượng đạo…


 Mùa xuân Tân Mão,  thầy Tư cùng với hai người anh của mình dựng cờ khởi nghĩa, nêu cao khẩu hiệu hộ quốc an dân, định an xã tắc. Ngọn cờ của ba anh em thầy Tư mở ra một chương sử mới đầy hào hùng khí phách cho tộc Việt.  


Ất Lăng thành, 05/2021
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.