logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/05/2021 lúc 02:53:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cầm hai cuốn sách trên tay, Tùng bước vào thư viện, đến bên quầy trả sách. Đứng sắp hàng sau vài người, chờ đến phiên mình, Tùng đảo mắt nhanh vào phía trong quầy sách. Không có cô nhỏ ở đó, tự nhiên Tùng thấy hơi thất vọng. Tùng nhìn lơ đãng chung quanh, thư viện trường Đại Học thật yên lặng, ai nấy chăm chú vào cuốn sách mở trước mặt, phần đông là sinh viên, chỉ có một số ít người cỡ tuổi như Tùng. Tùng bước đến bên quầy như một cái máy, chợt có tiếng quen thuộc của cô nhỏ.
– Ông cần đổi sách hả?
Cô nhỏ đã đứng sau quầy từ lúc nào. Tùng ngập ngừng:
– Cho tôi trả hai quyển sách này và lấy hai quyển khác đã reserve tuần trước
– Ông chờ chút xíu nha.
Nói rồi cô nhỏ nhanh nhẹn đi vào trong, chỉ một thoáng sau, đem ra 2 quyển sách khác trao cho Tùng. Thấy hàng sau lưng đã có vài người chờ, Tùng đón lấy sách, cám ơn cô nhỏ, rồi vội vã rời khỏi quầy, tìm một chỗ ngồi quen thuộc. Từ đây, Tùng có thể nhìn thấy cô nhỏ đang làm việc.
Tự nhiên Tùng trở thành người khách thường xuyên của thư viện từ khi gặp cô nhỏ mùa học trước. Cô nhỏ trông quen lắm, nhưng Tùng không tài nào nhớ ra nổi là đã gặp cô nhỏ ở đâu. Nhất là đôi mắt cô nhỏ, đôi mắt hồ thu mơ mộng giống hệt đôi mắt người xưa mà Tùng đã chơi vơi trong một thời gian dài. Thời đó cách nay đã hơn 12 năm, khi Tùng còn là sinh viên Đại Học ở Việt Nam, nhưng bây giờ mỗi khi nhớ lại, Tùng vẫn cảm thấy lao đao, nhất là từ lúc gặp cô nhỏ ở đây. Dù biết cô nhỏ đã lâu, Tùng vẫn chưa có dịp làm quen, chỉ là vài câu trao đổi thông thường ngoài quầy sách. Cô nhỏ chắc còn đi học trong trường, làm ở thư viện mỗi buổi tối. Không hiểu sao, Tùng chỉ đi trả sách vào những giờ cô nhỏ có mặt, đã thành thói quen. Sau giờ ở sở, chẳng biết làm gì với thì giờ thừa thãi, Tùng ghi danh học tại trường này và vô tình gặp cô nhỏ.
Có tiếng động khẽ bên mấy kệ sách gần chỗ Tùng ngồi, Tùng nhìn lên. Cô nhỏ đang xếp những quyển sách lên kệ. Như có ma lực thúc đẩy, Tùng tiến đến gần.
– Cô nhỏ cho tôi hỏi thăm chút được không?
Cô nhỏ trả lời, nhưng không ngừng tay:
– Nếu không gấp thì ông chờ 15 phút nữa em hết giờ làm, ông muốn hỏi gì cũng được
– Vậy tôi chờ cô nhỏ trước cửa thư viện nhé
Khi Tùng bước ra khỏi thư viện thì trời đã tối. Khuôn viên trường đã lên đèn. Gió thổi xào xạc qua những hàng cây cao trong sân trường làm những chiếc lá vàng bay lả tả. Tùng bỗng nhớ lại cái hình ảnh anh đứng trước cổng trường con gái nhìn những tà áo trắng túa ra như đàn bướm, trong đám bướm trắng đó, anh chỉ chờ đợi ánh mắt của một người…
Có tiếng chân đến gần, giọng cô nhỏ kế bên:
– Ông chờ em có lâu không?
– Tôi chờ đợi đã quen rồi. Nếu cô nhỏ không có lớp, tôi xin cô nhỏ 15 phút được chứ?
– Tối nay em rảnh, định đi về đây, nhưng nếu ông muốn thì mình vô cafeteria nói chuyện cũng được
Hai người chọn một bàn trống trong góc, cách xa đám sinh viên ồn ào. Tùng ân cần hỏi:
– Đến giờ ăn tối rồi đó, cô nhỏ dùng gì không?
– Cám ơn ông, em sợ đồ ăn Mỹ lắm, em sẽ về nhà liền mà. Ông cho em một  ly hot chocolate là được rồi.
Ngồi đối diện với cô nhỏ, Tùng lại đâm ra lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu. May sao cô nhỏ gỡ rối cho anh.
– Ông thấy em quen quen phải không? Còn em, ngay từ lúc gặp ông lần đầu, khi ông chưa nói tên, em đã biết ông là ai, vì ông đã lớn rồi nên không thay đổi nhiều. Em ngày xưa bé tí teo, bây giờ lớn cỡ này thì làm sao ông nhận ra được. Để em nhắc cho ông nhớ. Ngày xưa ông là hàng xóm nhà em, là bạn của chị lớn em, ông nhớ chưa?
Tùng nghi ngờ:
– Em là… bé Ti đó hả? Hay… bé Tí?
Cô nhỏ lắc đầu, phì cười:
– Ông thật là người có trí nhớ tệ nhất thế giới. Em là bé Xíu, là đứa út hay vòi kẹo ông đó
Tùng la lên:
– Bé Xíu đây hả? Trời ơi, lớn như vậy sao mà anh nhận cho ra? Hèn chi trông em quen lắm mà anh không nhớ là quen ở đâu. Em nhắc vậy là anh nhớ rồi. Em ngày xưa bắt anh làm đèn Trung Thu, là chuyên viên chơi đánh bài rồi khóc đòi tiền lại đây hả? Sao em không nói anh biết sớm, làm anh cứ ngờ ngợ…
Cô nhỏ cười thật tươi:
– Vậy là ông cũng không đến nỗi tệ lắm. Ai cũng nói em có đôi mắt giống hệt chị Quyên nên ông nhận ra phải không?
Tên Quyên vô tình gợi lại một kỷ niệm buồn của Tùng. Ngày ấy, nhà anh cách nhà Quyên một dãy phố. Vì bố mẹ Tùng quen với bố mẹ Quyên nên Tùng quen với cả gia đình Quyên, thường xuyên qua nhà Quyên chơi. Tùng là sinh viên đại học, Quyên chỉ mới học lớp 11 trung học. Tình cảm của Tùng chỉ bộc lộ qua những lần đến chơi với cả nhà, những lần dắt Quyên và lũ nhóc đi ăn hàng, những lần đi Đà Lạt, Vũng Tàu chung cả hai gia đình. Vì Quyên không cho Tùng đến đón trước cổng trường với lý do sợ đám bạn chọc, Tùng chỉ đứng xa xa, nhìn Quyên tan trường về. Đến khi Tùng ra trường thì Quyên cũng xong Trung học, lên xe hoa về nhà chồng. Nỗi mất mát, hụt hẫng đó đã theo Tùng trong một thời gian dài, và đôi mắt hồ thu ấy không làm sao Tùng quên được. Qua lời bé Xíu kể, bố mẹ Quyên đã qua đời cách nay vài năm, Quyên có hai con và cũng sống trong thành phố này. Bé Ti cũng đã lập gia đình ở riêng, còn bé Tí, bé Xíu đi học nên ở chung với nhau gần trường.
Tùng nhìn cô nhỏ đang khuấy bột cocoa còn đọng trên thành ly. Mái tóc dài xõa hai bên vai, cũng gương mặt nhỏ nhắn với ánh mắt linh động làm Tùng lại nhớ đến Quyên. Tùng buột miệng:
– Chị Quyên có biết anh ở đây không?
Cô nhỏ khẽ lắc đầu:
– Ông đâu có hỏi gì đâu mà em dám kể. Chỉ có một mình em biết thôi
Nói rồi cô nhỏ lật đật đứng dậy:
– Thôi, em đi về đây. Cám ơn ông.
Tùng bàng hoàng như người vừa tỉnh cơn mơ:
– Khoan đã, em tên gì, không lẽ gọi em là bé Xíu?
– Ông cứ gọi em là bé Xíu, hay cô nhỏ cũng được. Em có nói tên em, ông cũng không nhớ đâu.
– Rồi làm sao gặp lại em? Em cho anh số điện thoại được không?
Cô nhỏ lại lắc đầu:
– Nếu ông muốn gặp em, thì em vẫn làm ở thư viện mỗi buổi tối. Ông không cần số điện thoại của em làm chi, vì ông cũng sẽ không nhớ, ông cũng sẽ không gọi.
Nói xong cô nhỏ hối hả quay đi, mất hút trong đám đông. Tùng vẫn còn ngồi thẫn thờ, cảm thấy tức cô nhỏ ghê gớm.
Cứ như thế, Tùng và cô nhỏ chỉ gặp nhau bên quầy sách, hay quá lắm là giữ chân cô nhỏ được mươi phút sau giờ thư viện đóng cửa. Tùng vẫn ngồi chỗ ngồi quen thuộc, nhìn cô nhỏ sau quầy sách, như ngày trước khi Tùng biết cô nhỏ là bé Xíu. Trong ký ức của Tùng, bé Xíu là con bé 10 tuổi, tóc bum bê, ốm nhom, hay đi theo Tùng để vòi vĩnh. Cả nhà gọi con bé là bé Xíu nên Tùng không tài nào biết được bé Xíu tên gì. Không biết được điều gì thêm về cô nhỏ, Tùng cảm thấy giận mình, đã 34 tuổi đầu sao còn e dè, lúng túng như thời mới lớn vậy. Có lần Tùng làm gan, ngỏ ý đến nhà thăm cô nhỏ, liền được trả lời bằng giọng dễ ghét rằng “Ông đã gặp em ở đây rồi, còn đến thăm em làm chi”. Tùng đành chịu thua, cô nhỏ vẫn là bài toán hóc búa mà Tùng không tài nào giải ra được!
Đang ngồi đọc sách trong thư viện, chợt Tùng thấy có bóng người ngồi xuống đối diện. Cô nhỏ mỉm cười với Tùng:
– Ngày mai là sinh nhật ông, lại nhằm ngày thứ 7. Em muốn dắt ông ra biển chơi, ông rảnh không?
Tùng tưởng mình nghe lầm, hỏi lại:
– Sao cô nhỏ biết ngày mai là sinh nhật anh?
Cô nhỏ nghiêng đầu, cười khẽ:



– Ông không nhớ có lần em hỏi thẻ ID của ông hả?
Rồi cô nhỏ nói như ra lệnh:
– Ngày mai 8 giờ sáng, em sẽ chờ ông ở đây nghe.
Không kịp chờ Tùng trả lời, cô nhỏ lại vội vàng bỏ đi mất. Tùng than thầm, bộ em không biết ngày mai cuối tuần được ngủ nướng hay sao mà bắt anh dậy chi sớm thế. Tuy than vậy nhưng Tùng cũng cảm thấy vui vì không ngờ người nhớ tới sinh nhật anh lại là cô nhỏ.
Sáng thứ bảy, khi Tùng bước vào thư viện, nhìn đồng hồ tay mới 8 giờ kém mười, đã thấy cô nhỏ ngồi đọc sách chờ. Tùng lên tiếng:
– Xin lỗi cô nhỏ, anh đến trễ. Cô nhỏ chờ có lâu không?
Cô nhỏ xếp quyển sách lại:
– Em có thói quen dậy sớm mỗi ngày, ở nhà cũng vậy nên đi sớm, chứ ông đâu có tới trễ. Ông có thích đi biển không?
– Cô nhỏ cho đi đâu thì anh đi đó, đâu cũng được.
– Ông đừng có ba phải, em không thích những người ba phải đâu.
Tùng nhủ thầm, đúng rồi, anh ba phải, còn em thì ba gai, sao mà cái gì em cũng không thích vậy không biết! Nghĩ vậy, nhưng Tùng lại trả lời:
– Thì hôm qua cô nhỏ nói cô nhỏ dắt anh đi biển mà.
Cô nhỏ gật gù:
– Em thích biển lắm, em sẽ chỉ cho ông coi chỗ biển của em, có một mình em biết thôi.
Theo lời chỉ dẫn của cô nhỏ, Tùng lái xe đến một bãi biển vắng vẻ. Cô nhỏ leo qua ngọn đồi cát. Ở bên này cảnh vật như cách biệt hẳn ra thế giới loài người, thật yên tĩnh. Sóng vỗ vào ghềnh đá làm sủi bọt trắng xóa. Gần đó là rừng thùy dương gió thổi vi vu. Cát mịn và ướt dưới chân, chen lẫn là những chiếc vỏ sò nhỏ xíu lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nắng vàng buổi sáng phản chiếu lóng lánh trên mặt biển. Tùng trầm trồ:
– Thế giới riêng của cô nhỏ đây hả? Thật khác người.
Cô nhỏ chỉ tay vào rừng thùy dương:
– Ông đã biết tên em rồi đó.
Giọng cô nhỏ bỗng nhiên xúc động:
– Chắc ông không còn nhớ, nhưng em thì còn. Hồi xưa khi hai nhà mình đi Vũng Tàu chơi, thấy em nhặt một đống vỏ sò, ông đã mua cho em cái hộp làm bằng vỏ sò để đựng. Cái hộp đó em đã làm mất đâu rồi. Bây giờ em cũng không thấy ai bán cái hộp giống vậy nữa.
Tùng bàng hoàng, khúc phim kỷ niệm lại quay về. Hình ảnh Quyên và ba đứa em gái nhỏ lóc chóc lại hiện ra. Tùng nhớ đến bé Xíu hay vòi vĩnh và khóc nhè. Đã mười hai năm qua, không ngờ cô nhỏ còn nhớ. Sau khi Quyên lấy chồng, Tùng cũng xin chuyển nhiệm sở ra Nha Trang rồi theo biến cố đất nước năm 75, lưu lạc qua Mỹ đến bây giờ. Không ngờ còn gặp lại cô nhỏ, ngồi đây nghe cô nhỏ kể chuyện thuở xưa.
Cô nhỏ lại trầm ngâm nói tiếp:
– Em cứ tưởng không có gì là tồn tại mãi trên cuộc đời này, nhưng em lầm. Ông đã chứng minh cho em thấy điều đó, là ông vẫn còn nhớ đến chị Quyên nhiều lắm.
Tùng ngạc nhiên nhìn cô nhỏ, dáng đăm chiêu tư lự như đang thả hồn về một nơi nào khác. Đôi mắt long lanh như có vương sợi khói buồn. Tùng thở dài, hình ảnh Quyên lại hiện về, với má lúm đồng tiền, với chiếc răng khểnh duyên dáng, với đôi mắt huyền đã một thời làm anh ngây ngất. Tình cảm thầm kín chưa bao giờ tỏ ấy, nhiều lúc Tùng cũng tự hỏi, có phải là tình yêu? Nhưng chẳng bao giờ Tùng tìm được câu trả lời…
Mấy ngày nay không thấy cô nhỏ đi làm, Tùng dò hỏi những người làm ở thư viện thì biết cô nhỏ bị bệnh, phải nằm nhà thương. Nhờ người bạn tốt bụng của cô nhỏ, Tùng biết cô nhỏ nằm ở nhà thương gần đây. Tùng vội vã đi thăm, như sợ cô nhỏ tan biến mất.
Tùng gõ cửa phòng nhè nhẹ, không có tiếng trả lời. Tùng khẽ đẩy cửa bước vào. Cô nhỏ nằm thiêm thiếp trên giường, mắt nhắm nghiền. Tùng đặt giỏ hoa có cột chiếc bong bóng Get Well Soon trên bàn rồi khẽ kéo ghế ngồi bên cạnh giường. Nhìn khuôn mặt xanh xao, đôi mắt trũng sâu, Tùng xót xa. Cô nhỏ lờ đờ mở mắt, thấy Tùng, cô nhỏ tỏ vẻ ngạc nhiên. Tùng nói nhỏ:
– Biết được tin Thùy Dương bệnh là anh đến ngay nè.
Cô nhỏ có vẻ tỉnh táo hơn:
– Em bị đau bao tử thôi, không có chết đâu mà ông lo. Bác sĩ nói em chỉ cần nằm đây vài ngày, tĩnh dưỡng rồi em sẽ hết bệnh. Em sẽ đi làm lại và sẽ cho ông mượn sách tiếp.
Tùng thở ra:
– Thùy Dương bị bệnh không lo cho mình mà còn lo cho người khác. Sao dạo này cô nhỏ có vẻ tránh anh vậy?
Cô nhỏ ngó lơ đi chỗ khác:
– Em bận thôi.
– Thùy Dương bận gì mà ngày nào cũng bận, trước đây cô nhỏ đâu có vậy.
Mắt cô nhỏ chớp nhanh, giọng sũng ướt:
– Thôi, ông đi về đi. Em không muốn ông gặp em ở đây đâu.
Tùng tần ngần một lúc rồi đi về. Ra đến hành lang, Tùng chạm mặt một cô gái hao hao giống cô nhỏ. Tùng hối hả chận lại:
– Xin lỗi, có phải cô là Ti hay Tí không?
Cô gái ngỡ ngàng nhìn Tùng rồi reo lên:
– Em là Ti đây, còn anh là Tùng phải không?
Tùng mừng rỡ:
– May mà gặp Ti ở đây…
Rồi Tùng kể chuyện bé Xíu nhận ra Tùng cách nay mấy tháng, nhưng không cho anh biết số điện thoại hay số nhà. Ti bùi ngùi:
– Bé Xíu có về nhà kể chuyện gặp anh từ sáu tháng trước, nhưng anh không nhận ra nó. Có lần nó kể là anh hỏi thăm nó, sau đó nó không nói gì nữa. Em có hỏi sao không mời anh về nhà chơi, nó chỉ lắc đầu. Dạo này nó lạ lắm, ăn uống thất thường, đi học, đi làm quá sức, lại lo lắng quá nên mới bị đau bao tử đó. Tính nó không hay kể lể nên em cũng không biết nó nghĩ gì, em bây giờ lại không ở chung nên cũng ít có dịp tâm sự với nó. Tí ở chung, nhưng hai đứa lại là hai thái cực, không chia xẻ được với nó.
Ti ghi cho Tùng địa chỉ và số điện thoại của bé Xíu, của Ti, của Quyên rồi chào Tùng vào thăm em. Cầm tờ giấy ghi địa chỉ trên tay, Tùng phân vân không biết cô nhỏ có giận anh hay không.
Nhờ Ti, Tùng có nhiều dịp đến thăm mấy chị em tại nhà. Có lần được mời đến nhà Ti ăn sinh nhật đứa con gái đầu lòng, Tùng đã gặp lại Quyên. Quyên không thay đổi nhiều, gặp Tùng vẫn vui vẻ như thuở nào. Mấy chị em quây quanh Tùng nhắc chuyện ngày xưa, cười dòn dã như pháo rang, chỉ có cô nhỏ là ít nói nhất. Gặp lại hết mấy chị em, Tùng như trở về quá khứ, cái tình cảm ngày xưa như sống lại. Gặp Quyên, Tùng không cảm thấy xúc động như anh vẫn thường nghĩ, anh chỉ nghĩ đến Quyên như những cô em, thế thôi. Có lẽ cái tình cảm của anh đối với Quyên đã phai mờ theo thời gian, vì bây giờ Quyên đã khác, và chính Tùng cũng đã khác, không còn là anh sinh viên khờ khạo ngày nào.
Ngày ra trường của cô nhỏ, Tùng vì bận công việc ở tiểu bang khác nên không dự được. Tùng có gửi cho cô nhỏ bó hoa chúc mừng, nhưng khi gọi điện thoại về, cô nhỏ chỉ trả lời nhát gừng. Một tuần sau khi Tùng trở về, đến nhà thì Tí nói cô nhỏ nhận việc ở tiểu bang khác, đã dọn lên đó cách đây hai ngày. Tí trao cho Tùng lá thơ của cô nhỏ.
“Xin lỗi anh Tùng em đã không chào từ giã. Đi xa em sẽ nhớ thành phố này, nhớ nhất là vùng biển của riêng em, nhớ những năm tháng dưới mái trường đại học, nhớ thư viện đã gặp anh ở đó. Nhưng thôi, em đã quyết định. Trong cuộc sống, em chỉ cần sự bình thản, dù chỉ một mình em. Hãy chúc lành cho em.”
Tùng nghe tiếng mình hét lên trong đêm thanh vắng “Thùy Dương…”.
Tùng giật mình tỉnh giấc, ngồi bật dậy, mồ hôi vã ra như tắm. Tùng vừa trải qua một cơn ác mộng, những hình ảnh đứt đoạn làm anh không nhớ nổi, nhưng anh thấy cô nhỏ đứng ngoài biển ban đêm một mình thật cô độc, gió thổi lồng lộng làm tung bay mái tóc. Sóng biển thì thầm ma quái “Hãy theo ta”, cô nhỏ bước đi theo tiếng biển gọi như người mộng du. Rồi một cơn sóng lớn tràn vào bờ cuốn cô nhỏ mất hút. Tùng ngồi thừ người, vẫn còn bàng hoàng sau cơn ác mộng vừa qua. Hơn một tháng từ khi cô nhỏ rời xa thành phố này, Tùng cảm thấy buồn bực, bứt rứt không yên. Tùng hay nằm mơ thấy cô nhỏ, nhưng lần nào cũng là những cơn ác mộng. Tùng nhớ cô nhỏ thật nhiều, nhiều hơn anh tưởng. Nhớ đến những ngày nhìn thấy cô nhỏ trong thư viện, nhớ đến lần cô nhỏ dắt anh ra vùng biển riêng của cô nhỏ. Tùng ôm đầu, nói thầm “Anh đúng là một thằng khờ khạo nhất trên đời. Không phải là em đã ngỏ ý chia xẻ cái thế giới riêng tư của em với anh hay sao? Sao anh lại mơ đến chuyện không tưởng đã xa vời? Anh đã lầm lẫn quá khứ và hiện tại, nên em cứ nghĩ anh tìm em qua hình bóng của Quyên. Bây giờ đối diện với Quyên, anh chỉ cảm thấy như một người thân. Không có em, anh như mất tất cả. Sao anh không nhận ra điều này sớm hơn? Sao anh không có can đảm bày tỏ tình cảm của mình. Thùy Dương, hãy đợi anh…”
Những ý nghĩ cứ miên man trong đầu, Tùng nhảy ra khỏi giường, xỏ vội bộ đồ, rửa mặt qua loa, quơ vội vàng vài bộ quần áo vào cái xách tay nhỏ rồi phóng xe chạy ra phi trường. Chiếc xe lao vun vút trong màn đêm. Tùng la lên dù chỉ có một mình anh nghe “Thùy Dương ơi! Hãy chờ anh…”
Ngọc Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.